Xu Hướng 9/2023 # 5 Lưu Ý Trong Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Bé 3 Tuổi Giúp Tăng Cân # Top 17 Xem Nhiều | Wchx.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # 5 Lưu Ý Trong Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Bé 3 Tuổi Giúp Tăng Cân # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết 5 Lưu Ý Trong Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Bé 3 Tuổi Giúp Tăng Cân được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Wchx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Các bậc làm cha mẹ nên lưu ý nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng bé 3 tuổi. Vì trong độ tuổi này bé thường hay chán ăn, dễ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng.

Chiều cao chuẩn của bé trai 3 tuổi từ 87,7-102,5cm và cân nặng từ 10,9-17kg. Chiều cao chuẩn của bé gái là 90,2-98,1 cm, cân nặng 12,6-16,1kg. Nếu bé nhà bạn có chỉ số thấp hơn 20% giá trị chuẩn này, có thể bé đang có dấu hiệu suy dinh dưỡng. Vì vậy cần chú trọng nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng bé 3 tuổi khoa học và hợp lý.

Ăn đầy đủ 3 bữa

Khẩu phần dinh dưỡng của bé nên chia làm 3 bữa trong ngày. Điều này sẽ giúp dễ tiêu hóa, dễ hấp thụ hơn những dưỡng chất cần thiết. Đối với những bé suy dinh dưỡng, nên hạn chế cho bé ăn quà vặt. Hơn nữa, các mẹ cũng cần tránh nấu những món khó tiêu. Do ở độ tuổi này, dạ dày của bé vẫn còn khá non nớt.

Ăn đầy đủ chất

Trên thực tế có nhiều bà mẹ có quan điểm sai lầm rằng cho bé ăn nhiều cơm là không bị suy dinh dưỡng. Nhưng thực chất theo các chuyên gia nên cho ăn bé đủ chất. Bé không cần phải ăn quá nhiều một loại thực phẩm nào đó. Điều quan trọng là trong bữa ăn phải đầy đủ các nhóm chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Những nhóm chất này phải bảo đảm đủ lượng calo cho bé hoạt động trong ngày.

Mua đồ ăn theo ý của con

Có bao giờ bạn gặp phải trường hợp bé nhà bạn đòi ăn một món nào đó nhưng bạn lại từ chối. Theo các chuyên gia, tâm lý cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc ăn uống. Bé sẽ ăn ngon miệng hơn khi ăn đúng món mà bé thích. Do đó, nên cân nhắc và đôi khi cũng cần lựa chọn món ăn theo ý của con. Không nên lấy suy nghĩ cá nhân của mình mà áp đặt chế độ ăn nghiêm khắc với bé.

Bổ sung những chất con thiếu

Khi bé lên 3 tuổi, các bậc phụ huynh cần đưa bé đi kiểm tra thường xuyên để xác định rõ tình trạng thiếu hụt chất ở con. Nếu bé thiếu kẽm, nên bổ sung thịt, trứng, đậu phộng, ngũ cốc, hàu. Trường hợp bé thiếu canxi, nên bổ sung ngay những thực phẩm từ sữa (sữa tươi, sữa chua, phomat), rong biển, đậu nành, sữa đậu nành. Nếu bé thiếu sắt, trong khẩu phần dinh dưỡng bé 3 tuổi cần bổ sung gấp thịt bò, cá, tôm, trứng gà và các loại họ đậu.

Giúp con thông minh nhờ những thực phẩm chứa DHA

DHA là acid béo giúp nuôi dưỡng não và chất này đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ bé phát triển trí tuệ. Ngoài ra, chất DHA cũng có thể giúp cải thiện tầm nhìn và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ em. DHA giúp phát triển…

Ngủ đủ giấc, tập thể dục đều đặn

Khi bé vận động sẽ kích thích dạ dày, khiến bé thèm ăn. Kể cả sau khi ngủ cũng vậy, một giấc ngủ ngon giúp bé tăng thêm vị giác. Hơn nữa, việc tập thể dục đều đặn, ngủ đúng giờ còn giúp tạo thành thói quen tốt cho bé sau này.

Mẹo Nhỏ Trong Chế Độ Dinh Dưỡng Giúp Trẻ Tăng Cân Nhanh Chóng

Khi nuôi con, ai cũng mong muốn con mình khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Nhẹ cân, thấp còi và gầy còm luôn là vấn đề khiến nhiều bà mẹ phải đau đầu. Đã đến lúc chúng ta cần áp dụng một chế độ dinh dưỡng giúp trẻ tăng cân thông minh và khoa học.

Thực trạng suy dinh dưỡng ở trẻ

Việt Nam vẫn còn là một trong số 36 quốc gia có tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cao trên thế giới. Ở nước ta, cứ 4 trẻ thì có 1 trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi, nhẹ cân. Nguyên nhân chủ yếu là do trẻ thiếu hụt các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày. Dinh dưỡng rất quan trọng trong quá trình phát triển thể chất. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần quan tâm và lựa chọn các loại thực phẩm kịp thời bổ sung các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ.

Bạn có biết trong những năm đầu đời, 60% não của trẻ được cấu thành từ chất béo? Chất béo giữ vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất và cung cấp năng lượng. Bé cần được bổ sung đầy đủ chất béo trong quá trình tăng trưởng và khôn lớn. 31g chất béo mỗi ngày là nhu cầu đối với trẻ 6-12 tháng. Lượng chất béo phù hợp với trẻ 1-6 tuổi là dưới 50g. Nếu thiếu hụt, trẻ sẽ thiếu cân và kém thông minh.

Trên thực tế, có rất nhiều nguồn bổ sung chất béo cho trẻ. Các loại chất béo động vật như thịt mỡ, cá hồi, dầu cá… chứa nhiều axit béo bão hòa giàu năng lượng. Nguồn chất béo từ thực vật như dầu mè, dầu hướng dương, dầu ô liu, quả bơ…cũng rất tốt cho trẻ. Hàng ngày, mẹ có thể cho thìa nhỏ dầu thực vật vào món ăn của trẻ. Theo các chuyên gia, tỷ lệ phù hợp giữa chất béo động vật và thực vật là 7:3.

2. Bổ sung vi chất dinh dưỡng cần thiết

Vi chất dinh dưỡng là những chất đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, mặc dù chỉ cần một lượng nhỏ. Một trong những nguyên nhân chính của thực trạng suy dinh dưỡng là do thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng. Vì vậy, phụ huynh cần đưa bé đi khám và tuân theo lời khuyên của bác sỹ. Thiếu hụt vi chất nào, trẻ cần bổ sung vi chất đó kịp thời trong khẩu phần dinh dưỡng giúp trẻ tăng cân hàng ngày.

Các nhóm chất trẻ thường thiếu hụt như nhóm vitamin ( A, B, C, D, E,…); tiền chất vitamin như Lycopen, Beta- Carotene, nhóm khoáng chất ( phốt pho, canxi, sắt, kẽm, đồng…), axit béo như Omega-3,6,9. Các bậc phụ huynh cần hiểu đúng vai trò của các vi chất dinh dưỡng cũng như những loại thực phẩm trong thành phần có chứa các dưỡng chất đó.

3. Tăng cường cho trẻ uống sữa

Sữa luôn là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho những trẻ biếng ăn. Sữa cung cấp các viatamin, acid amin và khoáng chất thiết yếu cho trẻ. Trong các loại sữa, sữa nguyên kem là nguồn dinh dưỡng giúp trẻ tăng cân nhanh chóng. Loại sữa này có nhiều chất béo và calo hơn. Trẻ nên uống sữa nguyên kem vào buổi sáng, tránh uống buổi tối vì khó tiêu, dễ đầy bụng.

Cân nhắc khi chọn sữa cho trẻ suy dinh dưỡng

Một số mẹ khi phát hiện con mình bị suy dinh dưỡng thì vội vàng ra ngay cửa hàng sữa và chọn lấy một sản phẩm để bổ sung dinh dưỡng cho con. Thế nhưng các mẹ đâu biết rằng nếu chọn sữa cho trẻ suy dinh dưỡng không đúng cách chỉ…

Phomat cũng là một trong những chế phẩm từ sữa giúp tăng cân nhanh chóng. Món phomat kẹp bánh mì, trộn phomat với salad rau củ luôn là mẹo để các mẹ vỗ béo trẻ. Phomat chứa nhiều đạm và chất béo lý tưởng. Đây được xem là món ăn vặt không thể thiếu trong chế độ ăn cho trẻ tăng cân mà các mẹ cần ghi nhớ.

Theo Dinhduong.online tổng hợp

Kiến Thức Dinh Dưỡng Cho Bé 5 Tháng Tuổi

Bài viết mong muốn chia sẻ những kiến thức dinh dưỡng cho bé 5 tháng tuổi, nhằm hỗ trợ thêm cho các mẹ trong cách nuôi dưỡng và chăm sóc con sao cho tốt nhất, để con luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện.

Sữa cho bé

Dưỡng chất thiết yếu cho bé 5 tháng tuổi

Trong chế độ dinh dưỡng cho bé 5 tháng tuổi tuyệt đối không được thiếu những chất dinh dưỡng cần thiết. Bé cần đầy đủ dưỡng chất để sẵn sàng cho một khởi đầu mới phát triển toàn diện.

1. Protein

Protein là thành phần quan trọng xây dựng nên cấu trúc cơ thể. Chất này có tác dụng sản xuất, duy trì và phục hồi các mô, tế bào. Hơn nữa, protein còn có nhiệm vụ sinh ra các enzym kháng thể, hormone điều tiết cơ thể. Nhu cầu protein bé cần 9,1g/ngày.

2. Carbohydrate

Carohydrate là một trong những thành phần không thể thiếu trong khẩu phần dinh dưỡng cho bé 5 tháng tuổi. Nó cung cấp nguồn năng lượng cần thiết cho não và mọi hoạt động sống. Đặc biệt carohydrate rất cần thiết cho khả năng tập trung cũng như kỹ năng học hỏi của bé sau này. Nhu cầu chất này bé cần mỗi ngày là 60g.

3. ARA (arachidonic acid)

ARA là một axit béo omega – 6 vô cùng có lợi cho trí não và thị lực của trẻ. Trong năm đầu tiên, tất cả trẻ nhỏ đều cần bổ sung chất này. Nhu cầu cho các a-xít béo omega-6 (kể cả ARA) là 4,4g/ngày. Chất dinh dưỡng này đều có trong sữa mẹ và sữa bột. Đó là lý do vì sao trẻ nhỏ luôn được khuyến khích không được bỏ sữa trong 12 tháng đầu.

4. Folate

Folate (hay còn gọi là axít folic) thực chất là vitamin B9 hòa tan trong nước. Dưỡng chất này rất cần cho quá trình phát triển, duy trì và tái tạo tế bào máu. Nếu thiếu folate, cơ thể rất dễ bị thiếu máu. Mặt khác, folate cũng rất cần cho sự hình thành di truyền trong mỗi tế bào.

5. Vitamin A

Vitamin A là thành phần chủ yếu của các sắc tố võng mạc, ảnh hưởng trực tiếp đến thị giác. Nếu bé không được bổ sung đầy đủ vitamin A, bé rất dễ gặp trường hợp khô hoặc loét giác mạc. Thậm chí một số trường hợp còn bị mù lòa. Mặt khác, vitamin A còn giữ vai trò giữ gìn các lớp biểu mô trong cơ thể. Thiếu vitamin A cũng đồng nghĩa với việc làm giảm sức đề kháng và hoạt động của hệ miễn dịch. Nhu cầu vitamin A trong chế độ dinh dưỡng cho bé 5 tháng tuổi là 400 – 600mcg/ngày.

6. Vitamin C

Vitamin C là một thành phần cực kỳ quan trọng cần được đáp ứng đầy đủ không chỉ trong chế độ dinh dưỡng cho bé 5 tuổi mà cả cho người lớn chúng ta. Nhìn chung đây là một chất chống oxy hóa mạnh của cơ thể. Nhờ có vitamin C mà quá trình tạo thành collagen dễ dàng và nhanh chóng. Mà collagen lại là một loại protein tham gia vào các mô liên kết của da, xương và sụn. Cũng nhờ có vitamin C mà cơ thể như có lớp bảo vệ khỏi sự xâm nhập của các virut và vi khuẩn gây hại. Vậy chuyện gì sẽ xảy ra nếu cơ thể bé bị thiếu vitamin C? Chảy máu chân răng, chảy máu cam, xuất huyết hoặc xuất hiện những vết bầm tím dưới da.

Theo Dinhduong.online tổng hợp

Quan Điểm Sai Lầm Cần Tránh Trong Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Người Ung Thư

Tại Việt Nam hiện nay có rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh ung thư không được chăm sóc đúng cách. Trong chế độ dinh dưỡng cho người ung thư vẫn có rất nhiều những quan điểm sai lầm, khiến bệnh nhân ngày càng suy kiệt sức khỏe và bệnh tình càng trầm trọng hơn.

Ung thư luôn là vấn đề toàn cầu đe dọa tính mạng của mỗi người. Nghiệt ngã hơn, khi vấn đề này chưa bao giờ ngừng “nóng” trên thế giới. Hàng năm, số lượng người mắc bệnh và điều trị ung thư gia tăng chóng mặt. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm Việt Nam có đến 95.000 bệnh nhân tử vong vì ung thư. Trong số đó phải kể đến 70% bị sụt cân và 30% chết vì suy yếu sức khỏe bởi khối u. Dinh dưỡng chiếm vai trò quan trọng trong việc điều trị ung thư. Thế nhưng không phải ai cũng quan tâm thực sự đến yếu tố này. Thực tế vẫn còn rất nhiều những quan niệm không được hiểu đúng về chế độ dinh dưỡng cho người ung thư.

Cắt giảm ăn uống

Khoa học chưa hề có bất cứ chứng minh nào khẳng định rằng “bỏ đói khối u” là cách để điều trị ung thư. Ấy vậy mà vẫn có rất nhiều người nghĩ rằng nếu ăn uống quá tốt thì khối u cũng sẽ phát triển nhanh. Một khi cơ thể không được cung cấp thức ăn đầy đủ, cơ thể sẽ tự lấy protein có sẵn để tạo năng lượng. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến khối nạc cơ thể bị suy giảm trầm trọng. Các bác sĩ gọi đấy là quá trình “tự thực”. Nó được hiểu là quá trình tự lấy đi những dưỡng chất của cơ thể.

Còn về phần các tế bào ung thư, chúng có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn các tế bào bình thường. Nếu bệnh nhân không cung cấp đầy đủ dưỡng chất, chúng vẫn có thể tự lấy năng lượng của mình. Do đó, việc ăn uống kiêng giảm chỉ càng làm bạn rơi vào hoàn cảnh suy mòn dần sức lực. Vì vậy, trong chế độ dinh dưỡng cho người ung thư cần đảm bảo đầy đủ “số lượng” cũng như “chất lượng”.

Bồi bổ quá nhiều

Hầu hết chức năng dạ dày của người ung thư sau điều trị đều suy giảm rõ rệt. Nếu ăn quá nhiều cơ thể sẽ không hấp thu hết. Điều này sẽ hình thành nên chu kỳ ác tính trong khi dạ dày chưa phục hồi kịp. Do đó tích cực bồi bổ quá mức không hề có lợi cho sức khỏe bệnh nhân.

Các chuyên gia đã khuyên rằng, khẩu phần dinh dưỡng cho người ung thư cần thanh đạm. Quan trọng hơn hẳn là nó phải hợp khẩu vị và đủ những chất dịnh dưỡng có lợi cho cơ thể. Nên nhớ rằng, điều trị ung thư là cả quá trình lâu dài. Vì thế, trong một thời gian ngắn bạn không nên bồi bổ quá nhiều. Những loại thảo dược như: nấm linh chi, đông trùng hạ thảo, nhân sâm…khi sử dụng cũng cần tuân theo lời chỉ dẫn của bác sĩ điều trị.

Chế độ dinh dưỡng vô phương hướng

Có nhiều người lo lắng rằng sau khi ăn uống thì tình trạng khối u sẽ tái phát. Thế nên trong chế độ dinh dưỡng cho người ung thư, nhiều cá nhân đã đi lệch phương hướng. Đó là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm và phản khoa học. Theo khuyến nghị, bạn cần ăn uống căn cứ vào từng loại bệnh khác nhau. Nếu đang mắc bệnh ung thư thực quản, bạn cần tránh xa thức ăn thô hoặc bị mốc. Còn đang bệnh ung thư gan, bạn nên nói “không” với thực phẩm hun khói, đồ ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ. Trường hợp bệnh nhân xơ gan cổ chướng cần hạn chế nước và muối tránh tình trạng phù nề.

Theo Dinhduong.online tổng hợp.

Bột Ăn Dặm Nào Giúp Bé Tăng Cân?

Bột ăn dặm nào giúp bé tăng cân? Những vấn đề còi xương, chậm lớn, biếng ăn của bé là nỗi lo thường trực với các mẹ. Vậy có những loại bột ăn dặm nào giúp bé tăng cân? Trẻ như thế nào là chậm tăng cân?

Sau 4 tháng sau khi sinh, trẻ em thường có cân nặng gấp đôi với trọng lượng của tháng thứ nhất và gấp ba lần trọng lượng đó khi bé được một tuổi.

Trong quá trình này, nếu trẻ không đáp ứng con số này thì trẻ sẽ phát triển chậm.

Giai đoạn 5 tháng tiên phong rất quan trọng, trẻ được nuôi trực tiếp bằng sữa mẹ và hoàn toàn có thể bổ trợ thêm sữa công thức .

Và từ tháng thứ 6 trở đi, trẻ sẽ được cho ăn bột ăn dặm để làm quen với thực phẩm mới.

Bạn đang đọc: Bột ăn dặm nào giúp bé tăng cân?

Làm sao để chọn bột ăn dặm giúp bé tăng cân?

Có hai tiêu chuẩn chọn bột ăn dặm :

– Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng.

Các vitamin và khoáng chất như vitamin A, B, K, Canxi, Phốt pho, Magiê,… giúp hỗ trợ sự phát triển toàn diện của bé yêu.

Ngoài ra, mẹ nên chú ý những loại bột có chứa các loại acid amin thiết yếu, đặc biệt là Lysine, giúp kích thích ăn ngon miệng, chuyển hóa chất dinh dưỡng, giúp hấp thụ Canxi.

Trẻ bị thiếu Lysine là một trong những nguyên do gây ra thực trạng biếng ăn, chậm lớn, mất tập trung chuyên sâu, căng thẳng mệt mỏi .Đọc trên vỏ hộp mẫu sản phẩm để cân đối lượng Lysine, với trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi, 90 mg / kg Lysine là lượng vừa đủ cho trẻ .

– Mùi vị của bột ăn dặm.

Hương vị ngon, mê hoặc sẽ kích thích trẻ ăn nhiều hơn và thú vị hơn với việc ẩm thực ăn uống .Vì thế, trước khi cho trẻ ăn, những mẹ nên nếm thử một số ít loại bột ăn dặm và mua vài loại mẫu sản phẩm cho trẻ ăn đổi khác .

Bột ăn dặm giúp trẻ tăng cân

Bột ăn dặm Ridielac

Là một sản phẩm được nhiều mẹ bỉm tin dùng, do công ty Vinamilk sản xuất.

Với sự tích hợp những nhóm dưỡng chất thiết yếu, bột ăn dặm Ridielac – Vinamilk tương hỗ sự tăng trưởng tổng lực cả thể chất lẫn trí não .

Một số nhóm chất tiêu biểu như sắt, lợi khuẩn BB-12, Bifidobacterium, Lysine và nhóm Vitamin B, DHA, Lutein,…

Bột ăn dặm Hipp

Có một chuỗi phong phú loại sản phẩm cho những mẹ lựa chọn và phối hợp để trẻ có được những bữa ăn rất đầy đủ dưỡng chất .

Bột có cả mặn và ngọt, là sản phẩm được nhập khẩu từ Đức vào Việt Nam và đã có tiếng trong nước.

Thành phần bột hoàn toàn là từ những thực phẩm organic (thực phẩm hữu cơ), an toàn cho sự phát triển của bé nên được ba mẹ tin dùng.

Tuy nhiên, giá tiền hơi đắt so với những loại khác .

Bột ăn dặm Cerelac

Là mẫu sản phẩm của Nestle, không riêng gì giàu chất dinh dưỡng mà giá tiền cũng tương đối hợp lý .

Được áp dụng công nghệ CHE phân tách tinh bột, nên giúp bé dễ dàng hấp thu và tiêu hóa hơn.

Chọn lựa bột ăn dặm tương thích với trẻ là bước vô cùng quan trọng trong những bước tăng trưởng tiên phong. Trẻ ăn ngon và được phân phối rất đầy đủ dưỡng chất sẽ tự động hóa tăng trưởng cân nặng thông thường và tăng trưởng khỏe mạnh .

Bạn sẽ quan tâm:

Tham khảo một số loại bột ăn dặm có tại Bách Hoá XANH:

Suy Dinh Dưỡng Độ 1 Và Chế Độ Ăn Phù Hợp

2.1 4 nhóm thực phẩm cho bé ăn dặm (6 -8 tháng)

Bột gạo: 20g

Thịt, cá, tép, tôm, cua…: 20g (băm nhuyễn)

Rau, củ quả…: 20g

Dầu ăn cho bé : 5-10g

2.2 4 nhóm thực phẩm cho trẻ từ 9 tháng trở lên

Gạo: 25-30g

Thịt, cá, tép, trứng, tôm, cua…: 25-30g

Rau, củ quả: 20-25g

Dầu tinh luyện: 5-10g

Cho ăn 2 -3 bữa chính/ ngày, mỗi bữa 1 bát, thức ăn có thể là bột, cháo xay, súp

Ăn 3 -4 bữa phụ/ ngày, gồm sữa, sữa chua , váng sữa, phô mai, tổng lượng sữa trong ngày khoảng 600 -900ml

Trái cây, nước trái cây: 200g

Hồng xiêm (sa bô chê) thuộc nhóm trái cây năng lượng cao mẹ có thể cho bé ăn ở thời kỳ ăn dặm – Ảnh Internet

Ngoài ra, để giúp bé khỏe mạnh hơn, mẹ cần tắm nắng cho bé vào lúc sáng sớm khoảng 20 – 30 phút mỗi ngày và cho ánh nắng chiếu trực tiếp vào da để bổ sung vitamin D, cần thiết cho việc hấp thu canxi của cơ thể.

3. Thực đơn dinh dưỡng dành cho trẻ suy dinh dưỡng độ 1

Thực đơn cho trẻ 8 đến 12 tháng suy dinh dưỡng cấp độ 1 hoặc có nguy cơ bị suy dinh dưỡng mẹ đều có thể tham khảo như sau:

3.1 Thực đơn 1: Hỗn hợp sữa với dầu ăn, tỉ lệ pha trong 1000ml dành cho bé chưa ăn dặm

Sữa bột tách bơ: 70g

Dầu ăn cho trẻ: 25g

Nước cháo loãng vừa đủ: 1000ml

Hoà hỗn hợp trên vào nước cháo loãng ấm (30 – 40 độ C) cho tan hết, sau đó đun với nhiệt độ phù hợp (theo loại sữa) rồi chia thành 7-8 bữa cho trẻ uống. Đây là hỗn hợp dùng xen kẽ với sữa, để bổ sung năng lượng cho bé.

3.2 Thực đơn 2: dành cho bé đã bắt đầu biết ăn dặm

6h: Hỗn hợp sữa dầu pha theo tỉ lệ (như trên thực đơn 1) trong khoảng 200ml nước cháo loãng ấm.

9h, 17h: Bột hỗn hợp 30 – 40g; thịt nạc hoặc tôm, hoặc cua, hoặc cá trắng/ cá hồi nghiền nát 30g; rau xanh 20g; dầu hoặc mỡ 7g (1 thìa cà phê); và 200ml nước.

Dinh dưỡng cho bé mỗi ngày- Ảnh Internet

12h: Hỗn hợp sữa dầu như trên 200ml.

14h: Cho trẻ ăn quả trái chín như chuối, hồng xiêm, dâu tây, kiwi,… (1 quả hoặc 1 miếng).

20h: nước ép hoặc sinh tố trái cây nhiều gluco.

Mẹ đừng quên cho trẻ uống sữa kể cả ban đêm, khi trẻ ngủ.

Mẹ cũng có thể cho trẻ dùng thêm các loại thuốc có tác dụng bổ sung vitamin , kích thích ăn cho trẻ, nhưng chỉ trong giai đoạn 2 tuần, không nên dùng kéo dài như kiddy pharmaton, kid grow,…(phải theo sự chỉ dẫn của bác sĩ điều trị hoặc chuyên khoa dinh dưỡng.)

Trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng nói chung và suy dinh dưỡng độ 1 nói riêng, dù mức độ nhẹ vẫn rất cần bổ sung thêm nhiều bữa ăn phụ kèm bữa chính. Đồng thời, mẹ cần lưu ý về môi trường sống thích hợp thích hợp, khỏe mạnh, thoáng đãng cho con. Với tình trạng suy dinh dưỡng nhẹ, chỉ cần điều trị tại nhà bằng cách điều chỉnh lại chế độ ăn cho hợp lý, và theo dõi sự tăng cân của trẻ dựa vào bảng cân nặng chuẩn. Việc cần thiết là bổ sung thêm các thực phẩm có giàu năng lượng như dầu, mỡ, protein động vật (thịt, cá, trứng, sữa… ) và các loại rau xanh, quả tươi giàu vitamin các chất khoáng. Chỉ cần mẹ kiên trì, áp dụng chế độ dinh dưỡng thật khoa học phù hợp, trẻ sẽ nhanh chóng lấy lại cân nặng chuẩn. 

Mai Lê tổng hợp

Cập nhật thông tin chi tiết về 5 Lưu Ý Trong Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Bé 3 Tuổi Giúp Tăng Cân trên website Wchx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!