Bạn đang xem bài viết Bệnh Nhũn Não: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Wchx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nhũn não là một tổn thương nghiêm trọng của não bộ. Là tình trạng mềm hóa các tế bào não do viêm hoặc chấn thương. Sự tổn thương này dẫn đến rối loạn chức năng phần não bị ảnh hưởng. Làm cho bệnh nhân gặp nhiều triệu chứng thần kinh. Bệnh có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi tuy nhiên trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh gặp nhiều hơn.
Triệu chứng của bệnh lý này rất đa dạng. Có thể là những triệu chứng nhẹ đến các triệu chứng rất nặng. Là do tùy thuộc vào vùng não bị tổn thương và mức độ lan rộng của bệnh.
Thông thường tuổi thọ và chất lượng sống của bệnh nhân bị ảnh hưởng rất nhiều bới bệnh lý. Những bệnh nhân nhũn não thường trong tình trạng buồn ngủ cực độ, gặp khó khăn trong vận động. Ngoài ra một số bệnh nhân còn gặp phải tình trạng mất thị lực tạm thời hoặc vĩnh viễn. Đau đầu , chóng mặt cũng là những triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng nhũn não. Một trong những nguyên nhân thường gặp nhất là tai biến mạch máu não dạng nhồi máu. Nhồi máu não là tình trạng tắc nghẽn một hoặc nhiều mạch máu não. Sự tắc nghẽn này làm cho các tế bào não không đủ máu nuôi dẫn đến nhồi máu não và kéo theo bệnh nhũn não về sau.
Nguyên nhân thường gặp khác như là chấn thương sọ não. Một lực tác động mạnh vào não gây ra những tổn thương đột ngột làm ảnh hưởng lớn đến chức năng của não và cũng có thể dẫn đến bệnh nhũn não về sau.
Ngoài ra thì các nguyên nhân viêm nhiễm não bộ cũng có thể dẫn đến nhũn não.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ lo lắng nào về bệnh lý hãy đến các cơ sở y tế có chuyên khoa thần kinh để được thăm khám và chẩn đoán bệnh.
Các bác sĩ cần thăm khám và thực hiện đầy đủ các xét nghiệm tầm soát chẩn đoán bệnh trước khi ra quyết định điều trị.
Để chẩn đoán được bệnh lý này thì chụp cộng hưởng từ MRI hoặc cắt lớp vi tính não bộ CT scan là rất hữu ích. Thông qua việc khảo sát MRI và CT scan những hình ảnh về nhu mô não được thể hiện và các bất thường cũng từ đó mà được phát hiện.
Hiện nay chưa có một phương pháp điều trị đặc hiệu . Tuy nhiên các bác sĩ điều trị có thể điều trị hướng đến các bệnh lý nguyên nhân dẫn đến nhũn não. Điều trị các triệu chứng của bệnh nhân mắc phải cũng cần được quan tâm.
Một vài trường hợp, việc phẫu thuật được đưa ra nhằm loại bỏ vùng não tổn thương. Tuy nhiên phẫu thuật không phải lúc nào cũng khả thi
Các chấn thương đầu có thể xảy ra trong trường hợp do một loại vũ khí sắc bén gây ra. Có thể làm tổn thương sọ não, gây ra một vết thương sọ não. Điều này làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và tình trạng nhũn não sau này
Phẫu thuật não cũng có nguy cơ tổn thương nhu mô não nhiều. Đôi khi cũng là yếu tố nguy cơ của nhũn não
(*) Bài viết chỉ mang tính tham khảo, vui lòng liên hệ bác sĩ của bạn để có thêm thông tin.
Bác sĩ : Ngô Minh Quân
Bệnh Rubella: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Bệnh
Tuy nhiên, nếu phụ nữ mang thai mắc bệnh, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ, virus sẽ lây truyền từ mẹ sang con gây ra dị tật thai nhi. Theo các nghiên cứu:
Nếu mẹ bị nhiễm virus gây bệnh trong 12 tuần đầu mang thai, thì 80% trẻ bị Rubella bẩm sinh.
Nếu mẹ bị nhiễm bệnh trong tuần mang thai thứ 13 – 14, thì 54% trẻ bị Rubella bẩm sinh.
Nếu mẹ bị mắc bệnh ở cuối tam cá nguyệt thứ 2 (được tính từ tuần 13 đến hết tuần 27 của thai kỳ), thì 25% trẻ bị Rubella
Mặc dù triệu chứng đều là gây phát ban đỏ, nhưng bệnh Rubella không giống với bệnh sởi (Rubeola) vì chúng bị gây ra bởi 2 loại virus khác nhau.
Virus Rubella có thể được truyền từ người này sang người khác thông qua nhiều con đường như:
Đường hô hấp: khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, virus sẽ theo các giọt bắn và bám sang cơ thể người lành nếu khoảng cách tiếp xúc dưới 2m.
Đường tiếp xúc: virus từ giọt bắn hoặc nhầy mũi, đờm của người bệnh có thể tồn tại trên các bề mặt như bàn, ghế, sàn nhà, tay nắm cửa và gây bệnh cho người lành.
Đường máu: đây là con đường lây nhiễm virus Rubella từ mẹ sang con qua nhau thai.
Với người già, trẻ nhỏ, người không tiêm vaccine Rubella, người suy giảm miễn dịch, người đang sử dụng thuốc corticosteroids hoặc thuốc ức chế miễn dịch thì nguy cơ mắc bệnh cũng như gặp các biến chứng nguy hiểm sẽ cao hơn.
Thời kỳ ủ bệnh: kéo dài từ 2 – 3 tuần sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh, người bệnh đã nhiễm phải virus nhưng vẫn chưa có biểu hiện.
Thời kỳ phát bệnh: bệnh nhân sẽ có những biểu hiện đặc trưng của Rubella như sốt, nổi hạch và phát ban. Cụ thể như sau:
Sốt: thường là sốt nhẹ (khoảng 38 độ) kèm theo nhức đầu, đau họng, chảy mũi, viêm kết mạc,… Các triệu chứng xuất hiện trong 1 – 4 ngày.
Nổi hạch: người bệnh nổi hạch vùng xương chẩm, cổ, sau tai hoặc bẹn.
Phát ban: đây là triệu chứng đặc trưng của Rubella, thường xuất hiện sau khi sốt đã giảm và hạch biến mất. Các ban hồng, kích thước 1 – 2 mm, mịn như nhung xuất hiện từ mặt, cổ, ngực bụng rồi lan xuống 2 chân trong vòng 24 giờ.
Đau nhức khớp: thường gặp ở phụ nữ trẻ tuổi.
Thời kỳ lui bệnh:3 – 4 ngày sau khi triệu chứng đầu tiên xuất hiện, bệnh sẽ tự hết. Tuy nhiên, triệu chứng đau khớp có thể kéo dài lâu hơn.
Thời kỳ phát bệnh Rubella có phát ban đặc trưng
Rubella có hai thể bệnh gồm Rubella mắc phải (do lây nhiễm trong quá trình sống) và Rubella bẩm sinh (nhiễm bệnh từ trong bụng mẹ).
Rubella mắc phảiNguyên nhân: bệnh nhân bị nhiễm virus qua niêm mạc đường hô hấp trên sau đó virus nhân lên ở biểu mô hô hấp và biểu mô hạch cổ.
Triệu chứng: bao gồm triệu chứng qua các thời kỳ ủ bệnh, phát bệnh và lui bệnh.
Các biến chứng có thể gặp phải: xuất huyết giảm tiểu cầu, viêm não.
Tuy nhiên Rubella ở dạng này không gây nguy hiểm đến tính mạng.
Hội chứng Rubella bẩm sinhNguyên nhân: gây ra bởi virus truyền qua hàng rào nhau thai khiến thai nhi nhiễm bệnh từ trong bụng mẹ.
Triệu chứng: vừa mới sinh, trẻ đã có ban hoặc phát ban trong vòng 48 giờ sau khi sinh, gan và lá lách to, da vàng. Số ít trẻ có thể gặp xuất huyết do giảm tiểu cầu gây chảy máu cam, xuất huyết tiêu hóa.
Biến chứng: chậm tăng trưởng, gan lách to, thiếu máu, viêm xương, viêm màng não. Lâu dài có thể phát hiện bệnh tim bẩm sinh, bị điếc, mù hoàn toàn hoặc một phần do đục thủy tinh thể hay tăng nhãn áp.
Thông thường, 20% trẻ bị nhiễm Rubella bẩm sinh sẽ tử vong. Một số trẻ có biểu hiện phát triển tâm thần bất thường từ mức độ nhẹ đến trung bình.
Hội chứng Rubella bẩm sinh gây nguy hiểm cho trẻ
Các dấu hiệu đầu tiên của Rubella không đặc hiệu và khó nhận ra, nhất là ở trẻ nhỏ. Vì thế sau 2 – 3 tuần tiếp xúc với virus kèm theo các triệu chứng sau thì có thể nghi ngờ mắc Rubella:
Sốt nhẹ dưới 39 độ C kèm theo đau đầu.
Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi.
Kết mạc mắt đỏ, chảy nước mắt, ngứa mắt.
Sưng hạch vùng chẩm, cổ và bẹn.
Phát ban theo thứ tự và tính chất giống ban Rubella.
Đau khớp.
Phát ban là dấu hiệu đặc trưng của Rubella
Đa số người lớn hoặc trẻ em đã được tiêm chủng vaccine thì tỷ lệ mắc các biến chứng nguy hiểm sẽ tương đối thấp, trừ một số trường hợp có thể dẫn đến viêm não hoặc nhiễm trùng tai.
Với phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu, nếu mắc Rubella sẽ gây ra các dị tật bẩm sinh cho thai nhi (khoảng 90%), thậm chí khiến thai nhi tử vong như:
Dị tật tim bẩm sinh như hẹp động mạch chủ, hẹp động mạch phổi, thông liên nhĩ, thông liên thất,…
Chậm phát triển trí tuệ và thể chất.
Điếc bẩm sinh.
Đục thủy tinh thể toàn bộ hoặc một phần gây mù hoặc giảm thị lực.
Rubella có thể gây dị tật tim bẩm sinh
Xét nghiệm máu: dùng bệnh phẩm máu để làm xét nghiệm tìm kháng thể Rubella. Qua đó xác định được tình trạng đang nhiễm hoặc đã nhiễm bệnh cũng như việc đã từng tiêm phòng vaccine Rubella.
Dịch mũi, họng: sử dụng que có đầu mềm để lấy dịch mũi họng để tìm dấu hiệu của virus Rubella.
Xét nghiệm nước tiểu: nhằm xác định được kháng thể đối với virus Rubella có trong nước tiểu.
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩRubella có khả năng lây lan nhanh chóng và có thể gây một số biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, nếu nghi ngờ mắc Rubella hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị, theo dõi và cách ly với những sức khỏe kém.
Với phụ nữ mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu, nếu nghi ngờ mắc Rubella hãy đến gặp bác sĩ để điều trị và đánh giá toàn diện khả năng mắc dị tật bẩm sinh của thai nhi.
Nơi khám chữa Rubella uy tínNếu gặp các dấu hiệu nêu trên bạn nên đến các cở sở y tế gần nhất hoặc bất kỳ bệnh viện đa khoa nào để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Tp. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Nhiệt đới TP HCM, Khoa Bệnh nhiệt đới – BV Nhân Dân 115, BV Đại học Y dược TP HCM.
Hà Nội:
Advertisement
Rubella mắc phải là một bệnh nhẹ, không có thuốc điều trị đặc hiệu. Khi mắc bệnh, ta cần nghỉ ngơi thật nhiều, uống nhiều nước và bổ sung dưỡng chất, vitamin…
Bên cạnh đó cũng có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau và hạ sốt nếu cần. Tuy nhiên phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Tiêm vaccine để tạo miễn dịch là phương pháp phòng bệnh được khuyến khích sử dụng đối với trẻ vị thành niên và người trưởng thành, nhất là nữ giới trong độ tuổi sinh sản, trừ các trường hợp đã miễn dịch với Rubella.
Lưu ý:
Vaccine ngừa bệnh Rubella có thể tạo ra kháng thể tồn tại ít nhất 16 năm hoặc có thể cả đời.
Sau khi tiêm, tác dụng phụ sẽ xuất hiện sau 1 – 3 tuần như sốt phát ban, nổi hạch, đau khớp,…
Vì đây là vaccine sống, nên sẽ chống chỉ định cho những người bị suy giảm miễn dịch.
Không được dùng vaccin Rubella cho phụ nữ có thai và những người có thể có thai trong vòng 1 – 3 tháng sau khi tiêm. Khi tiêm phòng, phải sử dụng các biện pháp tránh thai trong 1 tháng trước khi tiêm và 2 tháng sau khi tiêm.
Tiêm vaccine là cách phòng ngừa Rubella hiệu quả
Bệnh sởi là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Cách điều trị bệnh sởi tại nhà cho trẻ
Thuỷ đậu là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Nguồn: Mayo Clinic, Cleveland Clinic, CDC.
Bệnh Hysteria Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Hysteria là một rối loạn tâm thần phát sinh từ sự lo âu dữ dội. Bệnh nhân mất kiểm soát đối với hành vi và cảm xúc của mình và nó thường đi kèm với cơn co giật đột ngột bất tỉnh với những cơn xúc động cảm xúc.
Nó thường là do xung đột bị kìm nén trong người. Tỷ lệ gặp phải bệnh ở mức 0,3-0,5% dân số. Mặc dù bệnh có thể xảy ra ở cả hai giới, nhưng điều này thường gặp ở phụ nữ trẻ từ 14 đến 25 tuổi và bệnh không phổ biến với những người có độ tuổi từ 45 tuổi trở lên.
Hysteria là một chứng rối loạn cổ. Hysteria có nguồn gốc từ một từ Hy Lạp cổ “hystron”, có nghĩa là tử cung. Osler – một bác sĩ tâm thần nổi tiếng – định nghĩa Hysteria là “một rối loạn chủ yếu của phụ nữ trẻ, trong đó trạng thái cảm xúc kiểm soát cơ thể, dẫn đến sự đảo lộn của tinh thần, khả năng cảm giác và chức năng bài tiết.”
Đối với từng nguyên nhân dẫn đến bệnh Hysteria, người bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, khi mắc phải bệnh Hysteria, bệnh nhân thường sẽ có những triệu chứng giống nhau như co giật hay co cứng sau những chấn thương tâm lý. Khi đó bệnh nhân sẽ giãy dụa la hét dữ dội nhưng họ vẫn nhận thức được mọi việc xung quanh và mong muốn được sự chú ý của mọi người.
Khi người bệnh trở nên siêu xúc động, họ sẽ thể hiện cảm xúc một cách phóng đại như hay khóc hoặc giận dữ vô cớ. Đồng thời, họ còn có các triệu chứng để nhận biết như tăng co thắt bụng, chuột rút nặng nề ở chân tay, tức ngực, sưng cổ, nghiến răng hoặc hay đau đầu.
Một số trường hợp khác, bệnh nhân có thể có những triệu chứng nặng hơn như khóc kèm theo những cơn đau,cổ sưng to, co giật dữ dội và rối loạn nhịp tim. Nếu tệ hơn, bệnh nhân có thể gặp ảo giác. Bệnh nhân rất dễ bị ám thị và tự ám thị (nhận thức không đúng về sự vật hiện tượng xảy ra).
Những người mắc phải chứng bệnh rối loạn thường yếu ớt, khát khao tình yêu và sự cảm thông từ người khác. Ngoài ra, họ còn thể hiện sự bất ổn về mặt tình cảm. Bệnh có thể kéo dài trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần, nó khiến bệnh nhân có vẻ như đang ngủ say nhưng thật ra cơ thể đang không thực sự thư giãn.
Nguyên nhân chính dẫn đến rối loạn thần kinh là do sự biếng nhác, sự kìm nén tình dục, những chấn thương tâm lý và có những suy nghĩ tiêu cực.
Một nền tảng gia đình lo lắng và chui rèn tính cách sai trong việc nuôi dưỡng đứa trẻ, cũng là một số nguyên nhân. Sợ hãi, lo lắng, trầm cảm, căng thẳng về tinh thần và bệnh kéo dài có thể gây ra tình huống cảm xúc.
Ngoài ra, những người có nhân cách yếu, ý chí nghị lực kém hoặc thần kinh không ổn định cũng dễ mắc bệnh.
Người bị rối loạn phân ly cần nhận được sự ân cần chăm sóc từ bác sĩ và mọi người xung quanh họ. Chúng ta cần thể hiện sự cảm thông, tránh coi thường hay chế giễu bệnh nhân. Tuy nhiên, cần tránh các thái độ tiêu cực như chiều chuộng hay lo lắng quá mức cho bệnh nhân sẽ khiến bệnh thêm nặng hơn.
Vì nguyên nhân chủ yếu của bệnh là do tâm lý nên chúng ta điều trị chủ yếu bằng các liệu pháp tâm lý. Việc điều trị bằng phương pháp tâm lý sẽ mất rất nhiều thời gian. Một số biện pháp tâm lý đang được áp dụng để hỗ trợ điều trị như:
– Thôi miên kết hợp nghỉ ngơi để làm giảm căng thẳng cho người bệnh.
– Xoa bóp, bấm huyết cũng là một trong những phương pháp hiệu quả giúp giải tỏa mệt mỏi và căng thẳng sau khi làm việc.
– Thuốc giải lo âu, thuốc vitamin, thuốc bổ dưỡng nhằm hỗ trợ và cải thiện tế bào não, nâng đỡ thể chất và tinh thần.
Trong các trường hợp bệnh tình diễn biến xấu, người bệnh sử dụng benzodiazepin rùi mới dùng các thuốc trầm cảm liều thấp như elavil, prozac, remeron, sertranlin.
Hầu hết bệnh nhân hysteria đều hồi phục hoàn toàn và một chế độ ăn uống nhiều sữa sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục, bởi vì sữa giúp nuôi dưỡng các dây thần kinh tốt hơn. Nếu chế độ ăn uống toàn là sữa khó thực hiện thì có thể phối hợp giữa sữa và trái cây cũng tốt.
Advertisement
Về lâu dài, bệnh nhân hysteria nên có chế độ ăn uống cân bằng các loại hạt và ngũ cốc, cố gắng ăn nhiều rau và trái cây.
Ngoài ra, người bệnh cần tránh uống rượu, trà, cà phê, thuốc lá; tránh ăn đường trắng, bột mì trắng và các sản phẩm làm từ chúng vì có thể ảnh hưởng rất xấu tới hệ thần kinh.
Bệnh Hysteria là một bệnh thường không gây hậu quả nghiêm trọng, không gây nguy hại cho tinh thần nhưng vẫn cần quan tâm đúng mức và phòng bệnh hiệu quả.
An Khang
Bệnh Viêm Mũi Dị Ứng – Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Viêm mũi dị ứng là gì?
Viêm mũi dị ứng theo mùa (thể có chu kỳ): Hay còn gọi là viêm mũi dị ứng thời tiết, thường xảy ra ở một vài thời gian nhất định trong năm.
Triệu chứng viêm mũi dị ứng
Các triệu chứng thông thường của người mắc viêm mũi dị ứng gồm chảy nước mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi; đỏ mắt, chảy nước mắt; hắt xì liên tục; có thể cảm thấy tức ngực, khó thở; mệt mỏi; sợ ánh sáng. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể kèm theo khóc nhiều do khó chịu; lười bú, chán ăn và khó ngủ do nghẹt mũi.
Nguyên nhân bệnh viêm mũi dị ứng
Các yếu tố gây bệnh viêm mũi dị ứng khác còn bao gồm:
Các yếu tố gây dị ứng trong nhà: Bụi; lông chó mèo; lông vải từ quần áo, chăn mền; nước hoa, mỹ phẩm; sữa tắm, xà phòng, nước xả vải; mùi thức ăn, nấm mốc…
Các yếu tố gây viêm mũi dị ứng tiềm ẩn ở mọi nơi nên chứng bệnh này rất dễ tái phát. Người có hệ miễn dịch tốt thì các triệu chứng thường giảm nhẹ hơn.
Biện pháp chẩn đoán viêm mũi dị ứng
Đối với các trường hợp cần xem xét kỹ hơn, bác sĩ có thể cho người bệnh làm xét nghiệm để kiểm tra độ châm chích da bằng cách bôi một số chất lên da để xem cơ thể người bệnh phản ứng với từng chất như thế nào. Nếu dị ứng với một chất nào đó, da của người bệnh sẽ xuất hiện dị ứng với một vết đỏ, có thể kèm sưng tấy.
Xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm hấp thụ chất phóng xạ (RAST) phát hiện kháng thể IgE có thể được áp dụng để chẩn đoán viêm mũi dị ứng. RAST đo lượng kháng thể immunoglobulin E đối với các chất gây dị ứng cụ thể trong máu của người bệnh.
Biến chứng của viêm mũi dị ứng
Đối với biến chứng viêm phế quản có thể gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nếu không được điều trị kịp thời. Viêm phế quản có thể lan xuống phổi gây viêm phổi, suy hô hấp, đe dọa tính mạng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Người viêm mũi dị ứng khi nào cần đến bệnh viện?
Nếu các triệu chứng của viêm mũi dị ứng chỉ diễn ra ở một vài khoảnh khắc trong ngày, không ảnh hưởng đến việc ăn, uống, sinh hoạt và giấc ngủ, người bệnh có thể tự điều trị tại nhà.
Nếu xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng này thì cần đến bệnh viện ngay lập tức: Nghẹt, sưng và đau nhức hốc mũi; viêm họng, ho nhiều và sốt; trẻ bú/ăn kém hoặc bỏ ăn/bú; trẻ quấy khóc liên tục, sụt cân, mất ngủ; dị ứng nặng đến mức phù nề, thở khó…
Điều trị viêm mũi dị ứng
Để chữa viêm mũi dị ứng, người bệnh có thể áp dụng nhiều cách như:
Liệu pháp miễn dịch: Những mũi tiêm dị ứng sẽ làm giảm phản ứng miễn dịch với các chất gây dị ứng cụ thể theo thời gian (Bác sĩ tiêm tại bệnh viện).
Phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng
Để phòng ngừa viêm mũi dị ứng, bác sĩ Hằng khuyên người dân nên:
Tăng cường miễn dịch: Khi miễn dịch yếu, cơ thể rất dễ bị dị ứng. Do đó, tăng cường hệ miễn dịch là một trong những cách tốt nhất để bảo vệ cơ thể tránh khỏi viêm mũi dị ứng.
Bảo vệ tai mũi họng: Tai mũi họng là một hệ thống thông với nhau, nên bảo vệ vùng tai và họng tốt sẽ giúp mũi khỏe mạnh để giảm bớt nguy cơ bị viêm mũi dị ứng nặng hơn.
Phân biệt giữa viêm mũi dị ứng và viêm mũi thông thường
1. Viêm mũi dị ứng có chữa khỏi được không?
Viêm mũi dị ứng chỉ chữa khỏi hoàn toàn khi không tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng, do đó chỉ có thể điều trị làm giảm các triệu chứng dị ứng mũi khi bệnh nhân khởi phát bệnh. Phòng ngừa bằng cách xịt rửa mũi mỗi ngày và tránh tiếp xúc các yếu tố gây dị ứng.
2. Viêm mũi dị ứng có ảnh hưởng đến thai nhi?
Viêm mũi dị ứng không ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi nhưng có thể ảnh hưởng gián tiếp. Khi người mẹ nghẹt mũi, khó thở dẫn đến mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, miễn dịch suy giảm, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Cơ thể người mẹ không khỏe chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai kỳ.
3. Bệnh viêm mũi dị ứng có lây không?
Viêm mũi dị ứng là bệnh lý lành tính do các tác nhân gây dị ứng ngoài môi trường gây ra. Bệnh này không thể chữa khỏi mà chỉ có thể điều trị nhằm giảm bớt các triệu chứng của bệnh. Do đó, người dân nên chủ động tăng cường miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các yếu tố gây dị ứng, đặc biệt là người có cơ địa nhạy cảm – Bác sĩ Hằng khuyên.
Đau Nửa Đầu Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Bệnh đau nửa đầu hay còn có tên gọi khác là đau đầu Migraine với biểu hiện là một bên đầu trái hoặc phải đau một cách dữ dội, có thể kém theo một số triệu chứng khác như chóng mặt, buồn nôn, không chịu được ánh sáng mạnh hay tiếng ồn.
Cơn đau nửa đầu có thể kéo dài từ vài giờ đến nhiều ngày, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống cũng như sinh hoạt hằng ngày. Đây là bệnh lành tính, hay gặp nhất ở lứa tuổi từ 10 – 45.
Bệnh đau nửa đầu thường được chia thành 3 loại như sau:
Đau nửa đầu có dấu báo: Người bệnh sẽ thấy dấu hiệu cảnh báo trước khi cơn đau nửa đầu xảy ra như thấy tia sáng loé lên.
Đau nửa đầu không có dấu báo: Ở loại này, cơn đau sẽ xảy ra đột ngột, không có dấu hiệu gì để nhận biết trước. Đây là trường hợp đau nửa đầu rất hay xảy ra.
Đau nửa đầu có dấu báo nhưng không đau đầu: Người bênh thấy dấu hiệu cảnh báo nhưng sau đó lại không có cơn đau. Đây là trường hợp mà người ta gọi là đau nửa đầu thầm lặng.
Đau nửa đầu xảy ra do rất nhiều nguyên nhân nhưng hiện tại vẫn chưa có tài liệu hay nguyên cứu nào chỉ ra rõ được nguyên nhân chính của chúng.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng cho rằng, 60% những bệnh nhân đau nửa đầu thì bố mẹ của họ cũng mắc phải chứng bệnh này. Từ đây, ta có thể nói chứng bệnh này có mang tính di truyền.
Ngoài ra, bệnh đau nửa đầu có thể do các nguyên nhân sau:
Dùng các thức uống có chất caffein như cà phê hay chứng các chất kích thích khác như rượu, bia,…
Thay đổi nội tiết tố ở nữ, nồng độ estrogen cao hơn hoặc thấp hơn do mang thai, kinh nguyệt, tiền mãn kinh,…
Sử dụng các loại thuốc làm thay đổi nội tiết tố như thuốc tránh thai,…
Thường xuyên làm việc hay sống trong không gian có âm thanh quá lớn, nhiều ánh sáng, màu sắc sặc sỡ, mùi hương nồng,…
Chế độ ngủ nghỉ thay đổi đột ngột như ngủ nhiều hay mất ngủ.
Thời tiết giao mùa, thay đổi thất thường.
Căng thẳng kéo dài.
Sử dụng thực phẩm chứa nhiều chất phụ gia, chất bảo quản, thực phẩm chế biến sẵn,…
Mệt mỏi, uể oải.
Ngáp liên tục.
Thay đổi vị giác, có triệu chứng buồn nôn.
Nhạy cảm với mùi hương, ánh sáng, tiếng ổn.
Tâm trạng thay đổi thất thường.
Để điều trị đau nửa đầu thì các tốt nhất nên sử dụng thuốc. Có 2 nhóm thuộc thường được sử dụng là:
Thuốc giảm đau để điều trị các cơn đau cũng như giảm bớt những triệu chứng đi kèm. Một số loại thuốc thường được sử dụng như thuốc giảm đau kháng viêm NSAIDS, thuốc giảm đau apioid, thuốc lasmitidan, thuốc chống nôn…
Thuốc giảm tần suất xuất hiện cơn đau và mức độ đau. Đây là loại thuốc được sử dụng trong thời gian dài, uống thường xuyên. Một số loại thuốc phải kể đến như thuốc chống trầm cảm, thuốc làm hạ huyết áp, thuốc chống động kinh…
Bên cạnh việc sử dụng thuốc thì có một không gian sống yên tĩnh, không quá nhiều ánh sáng để bạn nghỉ ngơi là điều rất cần thiết. Ngoài ra, bạn cũng bên uống nhiều nước, tốt nhất là đủ 2 lít nước mỗi ngày và mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát cũng sẽ làm cho cơn đau nửa đầu dịu bớt.
Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
7-Dayslim
Bệnh Nhịp Tim Chậm – Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị
Nhịp tim chậm là một trong những bệnh về tim mạch khá phổ biến. Trong một số trường hợp, nhịp tim chậm không gây nguy hiểm nhưng cũng có trường hợp nhịp tim chậm đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
3. Nguyên nhân gây ra bệnh nhịp tim chậm
Yếu tố nguy cơ gây bệnh nhịp tim chậm
5. Điều trị bệnh nhịp tim chậm
Chẩn đoán
7. Chia sẻ của bệnh nhân
1. Bệnh nhịp tim chậm là gì?
Nhịp tim chậm sẽ là một vấn đề nghiêm trọng nếu tim không bơm đủ máu giàu oxy cho cơ thể. Tuy nhiên, ở một vài người, nhịp tim chậm không gây ra bất kì triệu chứng hay biến chứng nào mà chỉ là cơ địa sinh lý.
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh nhịp tim chậm
Nếu bạn có nhịp tim chậm, não và các cơ quan khác có thể không nhận đủ oxy, và có thể dẫn đến những triệu chứng sau:
Hoa mắt hoặc lâng lâng
Mệt mỏi
Đau ngực
Rối loạn tri giác hoặc các vần đề về trí nhớ
Khi nào nhịp tim chậm là bình thường?
Những người lớn trẻ tuổi, khỏe mạnh và những vận động viên được huấn luyện, nhịp tim chậm dưới 60 lần/ phút ở họ là bình thường và không được xem là một vấn đề sức khỏe.
Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Nếu bạn bị ngất, khó thở hoặc đau ngực kéo dài trên vài phút, hãy nhập viện khẩn cấp hoặc gọi cấp cứu. Ngoài ra, cũng nên gọi cấp cứu khi bất kì ai có các triệu chứng như trên.
Bác sĩ tham vấn thông tin:
☎ Gọi Bác sĩ
유 Chat Bác sĩ trên Facebook
3. Nguyên nhân gây ra bệnh nhịp tim chậm
Sự phá hủy mô tim do tuổi
Sự phá hủy mô tim do bệnh tim hoặc đau tim
Viêm cơ tim
Biến chứng của phẫu thuật tim
Mất cân bằng các chất hóa học trong máu, như là kali hoặc canxi
Ngưng thở khi ngủ
Thuốc, kể cả các loại thuốc điều trị rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp và bệnh tâm thần
Điện sinh lý ở tim
Các xung điện này đi qua nhĩ, làm nhĩ co và bơm máu xuống thất. Sau đó những xung điện này đi đến nút nhĩ thất.
Nút nhĩ thất sẽ dẫn truyền tín hiệu đến bó His. Bó His tiếp tục truyền tín hiệu xuống nhánh trái cho thất trái, và xuống nhánh phải cho thất phải, việc này giúp 2 thất co và tống máu – thất phải bơm máu nghèo oxy lên phổi và thất trái bơm máu giàu oxy đi khắp cơ thể.
Các vấn đề ở nút xoang
Nhịp tim chậm do nút xoang. Một cơn nhịp tim chậm có thể xảy ra do nút xoang:
Tạm ngừng hoặc không thể phóng xung điện ở nhịp bình thường
Phóng xung điện bị chặn lại trước khi nó làm cho nhĩ co
Block nhĩ thất
Nhịp tim chậm cũng có thể do tín hiệu điện được truyền qua nhĩ không được truyền tới thất (block nhĩ thất). Block nhĩ thất được phân loại dựa trên mức độ tín hiệu từ nhĩ đến được thất:
Block nhĩ thất độ 2: Không phải tất cả tín hiệu điện đều tới được thất. Một vài nhịp bị “rớt lại”, dẫn đến nhịp tim chậm và thỉnh thoảng là nhịp tim không đều.
Block nhĩ thất độ 3 (block hoàn toàn): Không có tín hiệu điện nào từ nhĩ xuống được thất. Khi điều này xảy ra, một chủ nhịp tự nhiên khác sẽ giành quyền phát xung, nhưng việc đó tạo ra những xung điện chậm và không đáng tin cậy trong kiểm soát nhịp của thất.
Yếu tố nguy cơ mắc bệnh nhịp tim chậm
Tăng huyết áp
Lạm dụng rượu
Sử dụng ma túy
4. Tác hại và biến chứng của bệnh nhịp tim chậm
Các biến chứng do nhịp chậm tim gây ra đó là:
Những cơn ngất thường xuyên
Ngưng tim đột ngột hay đột tử
5. Các phương pháp điều trị bệnh nhịp tim chậm
Chẩn đoán
Đề chẩn đoán tình trạng của bạn, bác sĩ sẽ xem lại các triệu chứng của bạn, tiền sử y khoa của bạn và gia đình và tiến hành thăm khám.
Điện tâm đồ (ECG)
Điện tâm đồ là công cụ cơ bản để đánh giá nhịp tim chậm. Bằng việc sử dụng các điện cực gắn trên ngực và cánh tay của bạn, nó ghi lại những tín hiệu điện đi qua tim.
Chẩn đoán bệnh nhịp tim chậm bằng đo điện tâm đồ
Do điện tâm đồ không thể ghi lại nhịp tim chậm nếu nó không xảy ra trong lúc kiểm tra, bác sĩ có thể yêu cầu bạn sử dụng một thiết bị đo ECG lưu động tại nhà. Thiết bị này bao gồm:
Máy ghi biến cố: Thiết bị này sẽ giám sát hoạt động của tim bạn trong vài tuần. Bạn kích hoạt nó bằng cách nhấn nút khi có triệu chứng, để máy ghi lại hoạt động ở tim bạn trong suốt thời gian đó.
Bác sĩ có thể sử dụng một màn hình ghi điện tâm đồ trong lúc thực hiện những kiểm tra khác để nhận định tác động của nhịp tim chậm. Những test kiểm tra này gồm có:
Test Kiểm tra gắng sức: Bác sĩ có thể theo dõi nhịp tim của bạn trong lúc bạn đang đi bộ trên thảm lăn hoặc đạp xe đạp cố định để xem nhịp tim của bạn có tăng một cách phù hợp với hoạt động thể chất không.
Xét nghiệm và các xét nghiệm khác
Nếu ngưng thở khi ngủ bị là nguyên nhân gây nhịp tim chậm, bạn có thể trải qua test đánh giá giấc ngủ của bạn.
Điều trị
Điều trị nhịp tim chậm phụ thuộc vào loại vấn đề về dẫn truyền tín hiệu điện, độ nặng của các triệu chứng và nguyên nhân gây nhịp tim chậm. Trong trường hợp nhịp chậm tim không gây ra triệu chứng, có rge53
Nếu một rối loạn như suy giáp hoặc hội chứng ngưng thở khi ngủ gây nhịp tim chậm, điều trị những rối loạn này có thể điều chỉnh nhịp chậm.
Thay đổi thuốc
Bác sĩ có thể kiểm tra loại thuốc nào bạn đang dùng và có thể yêu cầu một sự thay thế. Thay đổi thuốc hoặc giảm liều có thể sửa chữa các vấn đề với nhịp tim chậm.
Khi các điều trị khác là bất khả thi và các triệu chứng cần được điều trị, đặt máy tạo nhịp là cần thiết.
Điều trị bệnh nhịp tim chậm bằng máy tạo nhịp
Một máy tạo nhịp không dây đã được FDA thông qua. Hệ thống không cần kết nối này hứa hẹn cho những bệnh nhân chỉ cần tạo nhịp một buồng thất, nhưng nhiều nghiên cứu hơn vẫn cần được tiến hành.
Bệnh nhịp tim chậm nên được điều trị sớm để tránh những hậu quả nguy hiểm, vì vậy khi thấy bản thân có các dấu hiệu của bệnh, bạn nên đi khám để đươc chuẩn đoán và điều trị sớm nhất. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor qua số điện thoại 1900 1246 để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Nhũn Não: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị trên website Wchx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!