Bạn đang xem bài viết Cách Làm Giàn Dưa Leo Trên Sân Thượng Bằng Lưới Đơn Giản được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Wchx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Dưa leo là loại cây leo giàn, khi trồng dưa leo các bạn có thể làm giàn cho dưa leo để cây có không gian phát triển. Cách làm giàn trồng dưa leo có nhiều cách, các bạn có thể dùng dây thép, dây nilon, tre nứa hoặc dùng lưới để làm giàn. Mỗi cách làm giàn lại có những ưu nhược điểm riêng nên tùy theo sở thích và cả kinh phí đầu tư mà bạn có thể cân nhắc làm giàn theo cách nào cho phù hợp. Trong bài viết này, NNO sẽ hướng dẫn các bạn cách làm giàn dưa leo trên sân thượng bằng lưới đơn giản tiết kiệm nhất.
Ưu nhược điểm khi làm giàn bằng lướiKhi làm giàn dưa leo bằng lưới có ưu nhược điểm riêng. Trước khi làm các bạn cần cân nhắc trước những ưu nhược điểm này để quyết định có nên làm giàn bằng lưới hay không. Ưu điểm của cách làm giàn bằng lưới có thể kể ra như:
Dễ làm: chỉ cần căng lưới cố định lên trên cao là được
Giá rẻ: chi phí mua lưới rất rẻ chỉ khoảng 10 ngàn đồng là bạn có một lưới khoảng 3 – 4m2
Bên cạnh đó, cách làm giàn bằng lưới cũng có nhược điểm riêng như:
Độ bền không cao: thường giàn chỉ được khoảng 1 năm là nên thay giàn mới. Các loại giàn bằng dây thép hay bằng tre nứa có thể dùng được tới vài năm mới cần thay mới.
Giàn bị trùng: giàn lưới có chất liệu bằng dây nilon hay dây dù nên rất mềm, khi giàn nặng lưới sẽ bị trùng võng xuống.
Cách làm giàn dưa leo trên sân thượng bằng lướiSau khi đã cân nhắc những ưu nhược điểm trên và bạn vẫn quyết định làm giàn dưa leo bằng lưới thì hãy xem các bước sau đây và bắt tay vào làm.
Bước 1: Chuẩn bị lưới, dây buộc
Đầu tiên các bạn hãy quan sát và đo đạc khu vực cần làm giàn để biết diện tích làm giàn là bao nhiêu. Khi đã biết diện tích thì bạn có thể mua lưới cho phù hợp với đúng khoảng không gian cần làm giàn. Lưới làm giàn có các mắt lưới to chứ không dùng loại lưới mắt nhỏ. Mỗi mắt lưới nên rộng khoảng 15 – 20 cm.
Nếu bạn không tìm mua được lưới ở các cửa hàng gần nơi bạn sống thì có thể đặt mua lưới trên các trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki. Theo tham khảo của NNO thì loại lưới có mắt lưới 15 x 15cm được bán trên Shopee có giá khoảng 10 ngàn đồng 4m2. Một cuộn lưới thường có chiều rộng 2 – 4 – 6 mét, các bạn mua theo chiều dài bao nhiêu thì shop sẽ cắt theo đúng chiều dài các bạn mong muốn. Ví dụ sân thượng của bạn rộng tới 30m2 nhưng bạn chỉ làm giàn rộng 20m2 thôi thì bạn đặt mua lưới rộng khoảng 20m2. Bạn có thể chọn loại lưới rộng 4 mét với chiều dài 5 mét (4m x 5m = 20m2). Giá bán của loại lưới rộng 4m là 10 ngàn đồng, bạn mua 5m thì giá là 50 ngàn, rất rẻ đúng không.
Ngoài lưới thì bạn cần chuẩn bị dây buộc để căng lưới (cố định lưới) lên trên cao. Dây buộc có thể dùng dây thép hoặc các dây thừng nhỏ đều được. Dây buộc này bạn cũng có thể dùng dây nilon để tận dụng buộc cũng được.
Bước 2: Chọn vị trí căng giàn (hoặc làm khung giàn)
Sau khi đã chuẩn bị dây buộc và lưới, các bạn hãy tìm vị trí để căng giàn lên. Những vị trí này cần cao khoảng 2 mét và có thể buộc lưới vào để giữ lưới trên cao. Nêu bạn chọn vị trí thấp quá thì giàn sau này bị trùng xuống sẽ khá thấp. Nếu bạn không có vị trí để buộc lưới thì có thể dựng khung giàn hoặc làm một vài chiếc cọc tre cao sau đó dựng lên buộc cố định để căng lưới.
Bước 3: Căng lưới
Bạn dùng dây buộc để buộc 4 góc của lưới vào các vị trí buộc đã xác định ở trên. Dùng thêm dây buộc để cố định các cạnh của lưới giúp lưới có thể chịu được độ nặng của giàn. Khi dưa leo lên giàn có thể khiến giàn bị trùng, bạn có thể cân nhắc dùng một thanh tre để chống giữa giàn giúp giàn cao lên không bị trùng quá là được.
Một lưu ý trong cách làm giàn dưa leo trên sân thượng bằng lưới đó là bạn nên cân nhắc việc có làm khung giàn hay không. Nếu bạn làm khung giàn chắc chắn thì đôi khi sẽ khá tốn kém, mà khi đã có khung giàn chắc chắn rồi thì NNO khuyên bạn nên căng giàn bằng dây thép. Chi phí làm giàn bằng dây thép thực ra không đắt như bạn nghĩ và tuổi thọ của giàn có thể được 10 năm cũng không hỏng.
Trồng Rau Trên Sân Thượng An Toàn Đơn Giản Nhất Tại Nhà
An toàn thực phẩm đang là vấn đề rất nhức nhối trong xã hội và để cung cấp nguồn rau sạch cho gia đình thì trồng rau trên sân thượng là một ý tưởng tuyệt vời đối với những gia đình không có nhiều đất vườn đặc biệt với những gia đình thành thị với không gian đất nhỏ.
Việc trồng rau sạch trên sân thượng có thể không tiết kiệm chi phí hơn việc mua rau bên ngoài, nhưng nó chắc chắn sẽ an toàn hơn khi chính bạn là người chăm sóc vườn rau trên sân thượng với nguồn nước và phân bón hoàn hảo.
Một trồng rau trên sân thượng tại nhà còn có tác dụng điều hòa không khí, nhất là vào mùa hè trên sân thượng thường có nhiệt độ cao và sẽ tỏa hơi nóng xuống không gian trong nhà.
Việc trồng rau trên sân thượng làm cho trần nhà có một lớp thực vật che phủ có tác dụng điều hòa độ ẩm giúp ngôi nhà được mát mẻ, trong lành hơn. Việc những gia đình thiết kế vườn rau trên sân thượng còn giúp tạo cho ngôi nhà một không gian xanh bắt mắt.
Không chỉ dừng lại ở những lợi ích trên, một vườn rau đẹp trên sân thượng còn mang lại giá trị thẩm mỹ rất cao cho ngôi nhà, Tạo nên một không gian xanh cho bạn nghỉ ngơi và thư giãn.
Những vật dụng không dùng đến thay vì bỏ đi thì bạn có thể tận dụng chúng để trồng cây và nguồn thực phẩm thừa để bón cho cây, vừa bảo vệ môi trường vừa giúp tiết kiệm chi phí cho gia đình.
Để trồng rau trên sân thượng bạn cần chuẩn bị đất trồng, hạt giống rau củ quả mà bạn mốn trồng, phân vi sinh, mùn cưa và nước tưới. Bạn nên mua hạt giống tại các cửa hàng chuyên cung cấp hạt giống để đảm bảo chất lượng tốt nhất.
Nơi trồng: Sân thượng nơi có diện tích cao thoáng, khu vực trồng không có những vật dư thừa lộn xộn gây ảnh hưởng đến quá trình trồng và chăm sóc vườn rau trên sân thượng.
Thùng xốp hay chậu nhựa…bất cứ thứ gì mà bạn có thể tận dụng dùng để đựng đất và trồng cây trong đó. Kích thước của chậu nên phù hợp với loại rau trồng và diện tích sân thượng. Và đương nhiên cần có các công cụ dụng cụ trồng và chăm bón cây.
Hiện có 6 mô hình trồng rau phổ biến đó là: Trồng rau trong thùng xốp, trong khay chậu nhựa, thùng gỗ, sử dụng chậu ghép, tháp rau, trụ trồng rau. Tùy vào mục đích và sở thích bạn sẽ lựa chọn một hoặc nhiều mô hình trồng rau trên sân thượng khác nhau.
Trước khi gieo hạt giống xuống đất bạn cần loại bỏ những hạt lép và sâu bệnh, không đạt tiêu chuẩn, sau đó ngâm trong nước ấm và ủ một thời gian mỗi loại hạt sẽ có thời gian ngâm và ủ khác nhau vì vậy các bạn cần tìm hiểu để đạt tỉ lệ nảy mầm cao nhất.
Tạo lỗ trên mặt đất và tiến hành gieo hạt sau đó lấp một lớp đất mỏng lên và dùng tay nén nhẹ nhàng. Tiếp đó phủ thêm mùn cưa để giữa nước rồi tưới nước cho cây.
Khi gieo hạt cần lưu ý đến mật độ giữa các cây, nếu giày quá cây sẽ cạnh tranh dinh dưỡng gay gắt và không có không gian để phát triển. Nếu thưa quá thì lại không tận dụng được tối đa diện tích.
Đối với kỹ thuật trồng rau trên sân thượng thì chậu mới gieo hạt và cây non bạn nên đặt ở vị trí râm mát hoặc có nắng nhẹ. Khi cây đã lớn phát triển khỏe mạnh thì mới đặt ở chỗ có nhiều nắng.
Tưới nước và bón phân cho cây theo đặc điểm sinh trưởng và phát triển của từng loại cây. Các bạn có thể tận dụng nước vo gạo để tưới cho cây vì trong nước vo gạo chứa khá nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cây mà lại tiết kiệm chi phí.
Thường xuyên nhổ cỏ cho cây để chúng không tranh giành dinh dưỡng, nước trong đất với cây, chiếm hết diện tích phát triển của cây và lay lan một số loại sâu bệnh. Đối với một số loại rau cần tiến hành ngắt bỏ lá hoặc cành để cây phân nhánh mới.
Để cách trồng rau trên sân thượng được hiệu quả bạn cần thường xuyên theo dõi tính trạng sức khỏe cho cây và có những biện pháp can thiệp kịp thời khi phát hiện sâu bệnh: bắt sâu hay dùng thuốc trừ sâu sinh học,…
Đối với các loại rau ăn lá thường sẽ được thu hoạch sau khoảng từ 20-30 ngày trồng. Có thể nhổ cả cây hoặc ngắt ngọn tùy vào từng loại rau để cây ra nhánh tiếp.
Cây ăn rau, củ, quả sẽ thường cho thu hoạch sau khoảng 1-2 tháng. Có loại cây thu hoạch theo vụ và cũng có loại thu hoạch quanh năm. Sau mỗi lần thu hoạch nên bón phân cho cây để cây phục hồi và nhanh chóng cho đợt thu hoạch mới.
Để trồng rau trên sân thượng một cách chuyên nghiệp nhất bạn lập một bản sẽ thiết kế vườn rau sân thượng để định hình trước được vị trí trồng của các loại cây như vậy sẽ chúng ta có thể sắp xếp một cách hợ lý trước khi trồng.
Vì đã được tính toán nện làm này sẽ giúp cây cối có được điều kiện môi trường hợp lý nhất, tận dụng được diện tích tối ưu, sân vườn gọn gàng và đẹp, lỗi đi thoải mái, thuận lợi cho việc chăm sóc và thu hoạch.
Ưu tiên việc tận dụng tất cả những chậu trong nhà trong nhà, tiếp đến là mua các loại chậu có chất lượng và hình dáng phù hợp với mục đích sử dụng và không gian của sân thượng.
Mỗi một hệ thống trồng rau sạch trên sân thượng khác nhau sẽ có những cách chọn những loại chậu khác nhau để tạo được vẻ thẩm mỹ, đặt được chắc chắn, tiết kiệm và tối ưu hóa diện tích trồng.
Khi trồng rau sạch trên sân thượng thì hệ thống tưới tiêu là mối quan tâm hàng đầu vì sân thượng gắn liền với ngôi nhà và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhà bạn.
Nếu cung cấp quá nhiều nước cho vườn rau và không có hệ thống thoát nước hay hệ thống thoát nước kém thì phần nước này có thể thấm vào tường nhà, lâu ngày sẽ ảnh hưởng không tốt đến chất lượng ngôi nhà.
Đất trồng luôn là ưu tiên hàng đầu khi trồng cây, những loại đấy trồng tơi xốp giàu dinh dưỡng và có độ thoáng cao là rất phù hợp với cách trồng rau trên sân thượng. Đặc biệt hạn chế việc vận chuyển khó khăn thì lựa chọn các loại đất giàu dinh dưỡng là tối ưu nhất.
Các cây trồng trên sân thượng chịu ảnh hưởng trực tiếp của nắng, gió, mưa…do vậy bạn cần có biện pháp để bảo vệ cây trồng khỏi những tác động mạnh từ tự nhiên.
Bạn có thể trồng rau sạch trên sân thượng có mái hiên hay mái che đảm bảo vẫn cung cấp đủ ánh sáng mà vẫn bảo vệ được cây.
Trồng rau trên sân thượng có mái che thì việc tuyển chọn giống cây trồng sẽ giúp chúng phát triển nhanh và tốt, đem lại năng suất cao phù hợp với đặc thù của sân thượng là thường có gió lớn, ánh nắng chiếu nhiều là rất quan trọng.
Rau muống một loại rau rất quen thuộc với người Việt Nam. Đây là loại cây phát triển tốt cả trong môi trường ít nước và nhiều nước. Cây rất dễ trồng, phát triển nhanh và không kén đất do vậy trồng trên sân thượng rất thích hợp.
Trong thời gian đầu mới trồng bạn cần tưới nước thường xuyên để rau nhanh chóng bén rễ và phát triển. Khoảng 40 ngày sau là cây cho thu hoạch và tiếp tục cho thu hoạch lâu dài.
Trồng rau trên sân thượng có mái che thì các loại rau họ cải cũng rất phù hợp. Giống như rau muống, rau caỉ rất dễ trồng những bạn cần lưu ý rau cải sinh trưởng tốt bạn cần làm đất thật kỹ. Cải ưa đất ẩm tuy nhiên chúng lại dễ dàng bị úng nếu quá nhiều nước.
Một số loại cải có thể thu hoạch lá hay ngọn để tiếp tục phân nhánh ở gốc để bạn có thể thu hoạch trong những đợt tiếp theo.
3, Rau mùng tơi
Rau mùng tơi là loại rau có tính mát, thanh ngọt và là món ăn yêu thích của nhiều người. Rau mùng tơi phù hợp với kỹ thuật trồng rau trên sân thượng vì nó phát triển tốt quanh năm, đặc biệt là vào mùa hè, cung cấp nguồn rau sạch thường xuyên cho gia đình bạn.
Mùng tơi là loại cây ưa sáng và ưa ẩm, cây có thể phân thành nhiều nhánh sau khi ngắt ngọn do vậy có thể cho thu hoạch thường xuyên và nhiều lần. Bạn chỉ cần trồng vài gốc mùng tơi là đã đủ có đủ rau sạch cho cả nhà.
Sau một thời gian trồng mồng tơi sẽ ra hoa và quả, bạn cần thu hoạch quả và tiếp tục gieo trồng cho mùa sau.
4, Xà lách
Xà lách là loại rau ưa bóng râm và ánh nắng nhẹ do vậy bạn nên trồng xen kẽ với những cây lớn hoặc trồng ở nơi khuất nắng.
Do có vỏ mỏng nên hạt xà lách không cần ngâm ủ và sẽ gieo trực tiếp xuống đất. Nên trồng cây xà lách theo hàng để trồng được nhiều nhất có thể và dễ dàng chăm sóc. Tưới nước cho cây 2 lần mỗi ngày và thường xuyên bón phân để cây cho lá lớn. Sau hơn 30 ngày bạn có thể thu hoạch.
5, Rau dền
Rau dền rất dễ sống, không cần chăm sóc nhiều do vậy là loại rau nên trồng ở sân thượng. Rau dền có một số loại như dền trắng, dền cơm, dền đỏ…đều có thể thu hoạch được trong vòng 25-30 ngày nếu được cung cấp đủ nước và dinh dưỡng.
Đối với rau dền cũng nên tưới nước 2 lần mỗi ngày vào sáng và tối và bón phân định kì 10 ngày 1 lần.
6, Cà chua
Cà chua cũng là loại cây rất phù hợp để trồng trên sân thượng vì chúng sinh trưởng tốt, ưa nắng, có thể phát triển trong điều kiện ít đất, ít sâu bệnh, quả chế biến được nhiều món và rất tốt cho sức khỏe.
Ngoài ra cà chua có thân leo nên chúng có thể bò ra sát đất hay bám cột do vậy không sợ bị ảnh hưởng quá nhiều bởi gió.
Bạn có thể lựa chọn những loại cà chua để trồng trên sân thượng như cà chua cỡ đại, cà chua lê, cà chua đen, cà chua bi, cà chua mận, cà chua trái tim…Chúng sẽ có hình dáng và hương vị khác nhau.
Khi trồng cà chua bạn cần giữ cho đất ẩm thường xuyên và bón phân vào khi cây ra hoa để cây đậu quả.
7, Cà rốt
Cà rốt là loại cây ưa sáng nên cũng thích hợp khi trồng trên sân thượng. Đất càng nhiều dinh dưỡng và tươi xốp thì cà rốt sẽ cho củ càng to. Bạn nên chú ý mật độ phù hợp để cà rốt được phát triển tốt nhất.
Trồng cà rốt thì sau khoảng 3 tháng bạn sẽ được thu hoạch. Do vậy bạn có thể trồng xen kẽ với những loại rau ngắn ngày để tiết kiệm đất trồng và có rau sạch sử dụng thường xuyên.
8, Dưa chuột
Dưa chuột là loại cây rất thích hợp trồng những nơi hạn hẹp về diện tích như sân thượng vì đây là một loại cây thân leo. Trồng dưa chuột bạn chỉ cần vài chậu hoặc thùng xốp và cắm cột cho chúng leo cao, như vậy sẽ không tốn diện tích khi cây phát triển.
Nên trồng dưa chuột ở nơi nhiều ánh sáng, đảm bảo đủ ẩm cho cây. Đặc biệt trong giai đoạn cây ra hoa và kết quả thì một ngày bạn cần tưới cho cây hai lần vào buổi sáng và tối.
Khi cây ra quả bạn có thể thu hoạch dưa chuột bao tử hoặc để quả to rồi thu hoạch, tuy nhiên không nên để quả đã bị già mới thu hoạch. Nếu lỡ để dưa chuột già thì bạn dùng để lấy hạt và ươm trồng vào vụ sau.
9, Đậu cô ve
Đây là loại cây thân leo nên đậu cô ve cũng thường được trồng tại nhà và trên sân thượng. Trồng đậu cô ve khá đơn giản, hạt đậu không cần ngâm ủ mà gieo trực tiếp dưới đất ẩm cũng có thể nảy mầm sau hai ngày.
Do đậu cô ve có nhiều lá và lá lớn, dẫn đến thoát nước nhiều nên nếu muốn đậu sai quả phải bạn cần đảm bảo độ ẩm cho cây. Đậu cô ve có thể được thu hoạch sau hai tháng. Bạn nên thu hoạch khi quả đậu còn non như vậy đậu ăn sẽ ngọt và không có xơ.
10, Bí ngồi
Bí ngồi là một giống cây khá mới ở Việt Nam, trước đây loại bí này được trồng nhiều ở Đà Lạt nhưng ngày nay chúng đã trở nên phổ biến ở nhiều nơi. Bí ngồi là một loại cây ưa sáng và không chịu được lạnh.
Trồng bí đòi hỏi nhiều thời gian và công sức chăm sóc hơn so với những loại cây trồng trên sân thượng khác, đặc biệt là trong quá trình thụ phấn. Nếu muốn năng suất cao bạn cần can thiệp bằng phương pháp thụ phấn thủ công cho hoa.
Khi quả bí đạt đến độ dài khoảng 10cm là các bạn đã có thể thu hoạch được. Nên sử dụng những dụng cụ sắc bến để cắt quả, tránh không được cắt vào thân.
Mùa Xuân Trồng Rau Gì? Mùa Xuân Trồng Cây Leo Gì Trên Sân Thượng
Mùa xuân trồng rau gì trên sân thượng
Mùa xuân có thể trồng được rất nhiều loại rau nhưng nếu các bạn trồng rau trên sân thượng trong thùng xốp thì nên tham khảo một số loại sau đây sẽ rất phù hợp để trồng tại nhà:
1. Rau muống
Rau muống là loại rau phát triển kém khi thời tiết lạnh nhưng vào mùa xuân thời tiết bắt đầu ấm lên và có mưa nhiều thì rau muống sẽ phát triển rất tốt. Bạn có thể trồng rau muống trong thùng xốp rất dễ dàng bằng cuống của rau muống hoặc gieo hạt rau muống cũng rất dễ trồng.
2. Rau cải
3. Rau chân vịt
Rau chân vịt có thể trồng vào mùa đông và phù hợp trồng cả vào mùa xuân. Rau chân vịt còn được gọi với nhiều cái tên khác như rau bina, cải bó xôi, bắp xôi. Có thể các bạn thắc mắc tại sao NNO lại không nêu tên loại rau này ở trên vì nó cũng được gọi là cải bó xôi. Thực tế thì rau chân vịt được nhiều người gọi là cải bó xôi nhưng nó không phải thuộc họ cải mà là thuộc họ dền. Vậy nên NNO vẫn nêu cải bó xôi riêng chứ không nêu chung với rau cải ở trên.
4. Rau dền
Rau dền là một loại rau ưa nắng nóng, vào mùa xuân cho đến mùa hè là thời điểm rau dền phát triển tốt. Cây rau dền có thể trồng trong thùng xốp được nhiều chị em trồng trên sân thượng làm rau ăn. Một điểm lưu ý nhỏ đó là rau dền là cây ngắn ngày nên nhanh được thu hoạch nhưng các bạn đừng nên thu hoạch muốn nếu không cây sẽ bị già ăn không được ngon.
5. Mồng tơi
Cây mồng tơi là cây được nhiều chị em yêu thích trồng trên sân thượng. Vào mùa thu và mùa đông cây mồng tơi phát triển rất kém và lại thường ra hoa. Tuy nhiên, mùa xuân cây mồng tơi đã hết giai đoạn ra hoa nên trồng mồng tơi vào mùa xuân và mùa hè mới là sự lựa chọn đúng đắn.
6. Rau đay
7. Rau ngót
Rau ngót cũng là một món khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên rau ngót không phải mùa nào cũng trồng được vì cây này ưa nắng, chịu hạn tốt. Nói đến đây chắc các bạn cũng biết rau ngót nên trồng vào mùa nào rồi đúng không. Hiện đang là mùa xuân nên nếu bạn chưa biết trồng cây gì thì có thể chọn trồng rau ngót. Loại cây này có thể trồng bằng cách giâm cành nên chỉ cần mua vài mớ rau ngót về, tuốt lá để ăn còn thân để trồng quá lá hợp lý luôn.
8. Cà chua
9. Cà tím
Cà tím cũng là món khoái khẩu với nhiều người. Nếu bạn chưa trồng cà tím bao giờ vì nghĩ loại cây này cho ít trái, năng suất thấp thì bạn đã nhầm. Cà tím có loại trái dài và trái tròn đều cho năng suất rất cao. Ban đầu trồng cà tím có thể bạn sẽ hơi sốt ruột vì cây lâu cho quả nhưng khi có quả thì cây sẽ cho quả đều vài tháng liền ăn đã miệng luôn.
10. Đậu bắp
Đậu bắp cũng là cây ưa nắng và thời điểm gieo trồng đậu bắp chính là vào mùa xuân. Khi cây cho trái sẽ là lúc giữa đến cuối mùa xuân. Nếu bạn chăm bón tốt cây đậu bắp có thể cho trái liên tục từ ba đến bốn tháng liền. Do đó, đậu bắp chính là một sự lựa chọn không hề tồi trong mùa xuân này.
Mùa xuân trồng cây leo gì trên sân thượng1. Đậu đũa, đậu cove
Nói đến các loại cây dây leo trồng vào mùa xuân thì bạn không thể bỏ qua đậu đũa và đậu cove, hai loại đậu này vẫn phát triển rất tốt vào mùa xuân. Nếu bạn chăm sóc tốt thì cây có thể cho quả đến đầu mùa hè và lúc này bạn bắt đầu trồng cây khác là vừa.
2. Dưa chuột
Cũng giống như mướp hay bầu bí, dưa chuột cũng là một cây dây leo được nhiều chị em trồng trên sân thượng. Khi cây có quả buồn buồn ngắt trái ăn chơi cũng rất thú vị đấy. Quan trọng là dưa chuột trồng ở nhà nên sẽ rất an toàn và bạn có thể ăn cả vỏ chứ không phải lo vấn đề có thuốc trừ sâu như khi mua tại chợ.
3. Đậu rồng
4. Mướp hương
Mướp hương chắc ai cũng biết rồi, loại quả này quá quen thuộc với người Việt Nam. Mặc dù mướp hương cần giàn để leo nhưng bạn vẫn có thể trồng mướp trên sân thượng được. Rất nhiều chị em đã trồng mướp hương trên sân thượng và cây cho nhiều quả không kém thì trồng dưới đất đâu.
5. Mướp đắng
Trong số các loại cây dây leo trồng vào mùa xuân thì cây mướp đắng cũng là một ứng cử viên sáng giá. Mướp đắng có mức độ phủ giàn không như mướp nên chỉ cần một khoảng nhỏ sân thượng là các bạn cũng có thể trồng được mướp đắng rồi.
6. Bí đỏ, bí xanh
Bên cạnh các loại rau và cây dây leo vừa kể trên, vẫn có rất nhiều loại cây khác phù hợp trồng vào mùa hè như bí ngòi, ớt, xà lách, rau húng, hành lá, … Tùy theo sở thích mà bạn có thể tùy ý chọn một vài loại rau để trồng trên sân thượng vì mùa này có thể trồng được hầu hết các loại rau hay cây dây leo.
Cách Làm Xôi Xéo Bằng Nồi Cơm Điện Tại Nhà Đơn Giản
Nguyên liệu làm xôi xéo bao gồm
500g gạo nếp
300g đậu xanh cà vỏ
100g hành tím
Gia vị: bột nghệ, muối, nước mắm, dầu ăn
HЖ°б»›ng dбє«n cГЎch lГ m xГґi xГ©o tбєЎi nhГ
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu bằng nồi cơm điện thơm ngon
Gạo nấu xôi nên chọn loại gạo nếp cái hoa vàng, khi nấu xôi sẽ dẻo mịn, không bị nát, nhão khi ăn nóng hoặc bị cứng khi để nguội. Gạo nếp mua về vo sạch, ngâm với ½ muỗng bột nghệ và ¼ muỗng muối trong 8 tiếng. Cách này giúp hạt nếp có màu vàng tự nhiên và vị đậm đà hơn. Nếu nấu xôi để ăn sáng, bạn có thể tranh thủ ngâm gạo và đậu vào tối trước khi đi ngủ.
Đậu xanh cà vỏ vo sạch rồi ngâm trong nước khoảng 3 – 4 tiếng, sau đó vớt ra để ráo nước.
Hành tím bóc vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng.
Bước 2: Nấu đậu xanh
Trộn 1 muỗng muối với phần đậu đã ngâm rồi đổ vào nồi cơm điện. Thêm lượng nước vừa phải rồi bật chế độ nấu như nấu cơm bình thường.
Khi thấy đậu đã chín bạn thêm 2 muỗng dầu ăn vào, dùng muỗng tán nhuyễn, trộn đều rồi vo tròn lại thành các viên cầu. Nếu thấy đậu chưa nhuyễn, bạn có thể cho vào cối giã hoặc máy xay để làm nhuyễn. Cách làm xôi xéo ngon là bạn nên giã đậu xanh khi đậu còn nóng, độ ẩm của hơi nước sẽ giúp đậu dễ kết dính hơn.
Bước 3: Nấu xôi
Gạo để ráo nước rồi cho vào nồi cơm điện, thêm lượng nước cách mặt gạo khoảng 1cm. Tiến hành nấu xôi với chế độ nấu cơm bình thường. Sau khi xôi đã chín, bạn cho vào 2 muỗng dầu ăn, trộn thật đều để xôi dẻo mịn và ngon hơn.
Bước 4: Phi hành
Bắc chảo lên bếp, đổ vào một lượng dầu vừa đủ để làm ngập hành tím. Khi dầu sôi, bạn cho phần hành đã thái vào, đảo đều với lửa to để phi thơm hành tím. Quan sát thấy hành săn lại, chuyển màu vàng sậm, thơm giòn thì tắt bếp, vớt ra đĩa có lót sẵn khăn giấy thấm dầu và để nguội.
Bước 5: Trình bày và thưởng thức
Khi ăn, bạn xới xôi ra đĩa, xắt đậu xanh thành các lát mỏng lên trên và rắc thêm hành phi giòn tan là có thể thưởng thức rồi. Xôi xéo ăn cùng chả quế hoặc chà bông đều rất ngon. Nếu thích, bạn có thể rưới thêm dầu hành phi hoặc nước mỡ để tăng độ béo ngậy cho món xôi.
Video hướng dẫn cách làm xôi xéo bằng nồi cơm điện
ThГґng tin cГЎch lГ m xГґi xГ©o Д‘ЖЎn giбєЈn tбєЎi nhГ
Thời gian chuẩn bị : 10M
Thời gian làm :40M
Tổng thời gian :50M
Số lượng người ăn : 4
Món Ăn dành cho bữa : sáng, chiều, tối
Nguồn Gốc : Việt Nam
Tổng calories Món ăn : 300 calories
Đăng bởi: Điện Cơ
Từ khoá: Cách làm xôi xéo bằng nồi cơm điện tại nhà đơn giản
Tập Làm Văn Lớp 5: Tả Giàn Hoa Giấy (Dàn Ý + 8 Mẫu) Tả Giàn Cây Leo Lớp 5
Hoa giấy mang một vẻ đẹp giản dị, đơn sơ nhưng cũng không kém phần tinh tế. Hoa giấy dễ trồng, thường leo theo giàn, dễ uốn, có hoa quanh năm. Những cánh hoa mềm mại, mỏng manh như tờ giấy nhưng lại có sức sống mãnh liệt. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết để có thêm nhiều ý tưởng mới:
I. Mở bài
Giới thiệu đối tượng được miêu tả.
II. Thân bài
a. Giới thiệu khái quát giàn hoa giấy
Là loài cây thân leo được trồng rất phổ biến ở Việt Nam.
Những thân cây đã uốn quanh cánh cổng nhà ngoại bao nhiêu năm, gắn liền với những ngày tháng được trở về quê thăm ông bà.
Giàn hoa giấy đã có từ lâu nhưng vẫn giữ mãi được sức sống xanh tươi, năm nào cũng nở hoa tím ngát cả một góc sân.
b. Miêu tả chi tiết
Thân cây có nhiều gai, uốn quanh cánh cổng dẫn vào nhà. Vỏ thân cây có màu nâu và hơi bóng.
Cành lá của cây lúc nào cũng tốt tươi, các cành mảnh dẻ cứ nối tiếp nhau đua nhau đòi nhìn ánh sáng mặt trời.
Lá hoa giấy hơi nhỏ, có màu xanh đậm, và đặc biệt hơn là chúng có hình trái tim như tiếng yêu của cây với chốn làng quê dân dã.
Một giàn hoa giấy có thể bao gồm nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, trắng, vàng,.. nhưng giàn hoa ở nhà ngoại chỉ có một sắc tím. Màu tím của hoa cũng không đậm mà hơi nhạt, pha lẫn chút hồng tạo nên sắc tía rất đặc biệt và lạ mắt.
Cánh hoa rất mỏng, như là tờ giấy vậy, nên hoa mới có tên gọi là hoa giấy. Hoa giấy không có từng lớp cánh dày như hồng như đào mà chỉ có bốn cánh hơi chụm lại với nhau để che chở cho nhụy hoa ở bên trong.
Hoa không có mùi thơm ngát như lan nhưng lại vẫn thật đẹp và đặc biệt theo cá tính riêng của nó. Đó là nét đẹp của sự dung dị không phô trương, là nét đẹp đơn thuần như chốn bình yên mà nó đang tồn tại.
c. Ý nghĩa của dàn hoa giấy
Mang lại không gian sống giản dị bình yên cho ngôi nhà.
Sắc tím nhẹ khiến tâm hồn em có những phút giây nhẹ bẫng như những cánh hoa mỏng manh. Cứ mỗi lần trở về quê, nhìn thấy giàn hoa giấy là tâm hồn lại được bình yên.
Em còn lấy hoa và lá để ép khô. Trang vở nào cũng đầy những cánh hóa ép, cuốn sách này cũng thấy trái tim của lá khô.
Giàn hoa giấy tô điểm cho cuộc sống thôn quê màu sắc nhẹ nhàng, tinh tế, hòa mình vào không khí yên bình của thôn xóm nhỏ.
Gắn liền với ông bà những người mà em yêu thương, là hình ảnh của quê hương chứa đầy kỉ niệm thời ấu thơ.
III. Kết bài
Nêu cảm nhận về đối tượng được miêu tả
Ngôi nhà em được tô điểm thêm phần xinh xắn hơn là nhờ cây hoa giấy trước cổng mà ba em trồng. Mùa hè đang đến, nhưng bông hoa xinh xắn đó sắp nở rộ và nhà em lại được ngắm loài hoa đẹp này.
Hoa giấy nhẹ nhàng làm sao; hương của nó cũng như sắc hoa giấy làm con người muốn chìm đắm một cách dễ chịu. Hương hoa giấy chỉ thoảng thoảng trong gió, sắc hoa thì như những cô thiếu nữ nhỏ nhỏ xinh xinh mặc trên mình những bộ bày đẹp tuyệt trần.
Hoa giấy mang đến cho ta cảm giác êm đềm, nó giản đơn không quá bí hiểm, càng ngắm nhìn ta càng thấy hoa giấy thanh lịch lắm. Cái tên của loài hoa này làm cho chúng ta cảm giác mỏng manh, nhẹ nhàng.Hoa giấy là loài hoa giản dị nhất nhưng cũng là loài hoa mang sức sống mãnh liệt nhất. Quanh năm hoa giấy luôn nở nhưng vào mùa hè thì nó nở nhiều hơn, bung ra cả cây khiến chợt nhìn vào chúng ta không thấy lá đâu nữa mà chỉ thấy những chùm hoa khoe màu áo mới.
Thân cây hoa giấy không to, nó cũng không cao lớn là bao nhưng sự chống chọi với thiên nhiên, với bão lũ không làm khuất phục nó.
Với em cây hoa giấy không chỉ đẹp mà nó còn có ý nghĩa về ba. Ba đã trồng nên cây hoa giấy trước cổng nhà em; một mình tay ba đã tỉa lá, vun lên loài cây đẹp này. Đặc trưng của hoa giấy là loài cây dễ trồng, trồng ở bất cứ chỗ nào nó cũng thành cây, thành hoa. Hoa giấy không nở riêng lẻ từng bông hoa mà nó chụm vào nhau, dính lấy nhau như sự khăng khít của mỗi thành viên trong gia đình.
Năm nay là năm thứ tư cây hoa giấy trước cổng nhà em lại khoe sắc, những chú chim ca líu lo trên cành cây rồi được ngắm nhìn những bông hoa giấy nở rộ làm trong lòng em cảm thấy bình yên, dịu êm biết bao. Em rất thích ngắm nhìn hoa giấy bởi nó là loài hoa đẹp nhưng giản đơn.
Trên đường em đi học có đi qua một dãy nhà. Ở đó người ta trồng những cây hoa giấy. Những cây hoa leo theo bờ tường rào bao quanh khu nhà. Ngày nào đi qua, em cũng phải đứng lại ngắm nhìn giàn hoa giấy một chút vì chúng thực sự rất đẹp.
Mỗi bông hoa được tạo nên bởi 3 cánh hoa mỏng úp vào với nhau. Ở giữa là nhị hoa có màu vàng. Nhìn những cánh hoa giống như những cánh bướm nhỏ xinh đậu trên cành cây.
Những buổi chiều đi học về, em thường ngắm nhìn cây hoa giấy lâu hơn một chút. Nhiều hôm, những cơn gió thổi ngang qua khiến những bông hoa giấy khẽ rung rinh trong gió. Có lần em lại thấy những đàn bướm đang đậu trên những bông hoa. Phải thật tinh mắt có lẽ mới phân biệt được đâu là hoa, đâu là bướm.
Hoa giấy không có hương thơm ngào ngạt như những loại hoa khác nhưng nó mang một nét đẹp giản dị khiến ai nhìn vào cũng phải mê đắm. Đó là lý do vì sao em không thể rời mắt khi đi ngang qua giàn hoa này.
Chẳng hiểu sao nhưng em có một tình yêu vô bờ với những giàn cây leo, với những loài cây xanh mát cheo leo trên những sợi dây thép mỏng. Ngắm nhìn một bức tranh lớn trên mái hiên, trên tường được tạo nên từ những “gam màu” tự nhiên ấy, lòng em yên bình đến lạ. Đặc biệt là khi em được ngắm nhìn những giàn hoa giấy.
Nhà ông ngoại em có một giàn hoa giấy màu hồng đậm. Những cánh hoa mỏng tang chụm vào với nhau tạo nên bông hoa. Từng chùm, từng chùm, nổi bật trên nền xanh của bức tranh giàn hoa tươi mát. Những chiếc lá nhỏ xinh màu xanh khi đã lớn cùng những chiếc lá nhỏ xíu màu đỏ sậm như bã trầu cùng hài hòa đan xen, tô điểm cho bức tranh.
Giàn hoa giấy là giàn cây leo, chúng như có một sức sống bất diệt không gì có thể phá hủy được vậy. Dù nắng, dù gió, dù bào, những thân cây vẫn cứ đan vào nhau, chặt chẽ mà trụ vững. Những chiếc rễ cắm sâu vào lòng đất mẹ, tìm kiếm nguồn dinh dưỡng.
Mùa hè là mùa của hoa giấy. Dưới ánh nắng chói chang của mùa hè, những chùm hoa đỏ hồng như những đốm lửa thắp sáng vô cùng nổi bật. Chỉ cần đứng từ xa, nhìn thấy một màu hồng hồng phía trước, em đã biết ngay rằng nơi đó là nhà của ông ngoại em rồi.
Em rất yêu giàn hoa giấy, đặc biệt là những lúc được ngồi chơi đùa dưới bóng râm mà chúng mang lại.
Ở trong vườn nhà em có một giàn hoa giấy rất đẹp. Giàn hoa giấy đã bắt đầu trổ bông từ đầu mùa xuân tạo nên một vẻ đẹp khó cưỡng.
Cây hoa giấy là loại cây leo, thân mềm và nhỏ bằng chiếc đũa ăn cơm, có màu nâu sậm. Những bông hoa giấy có màu hồng đậm rất đẹp, đặc biệt khi được ánh nắng mặt trời chiếu vào lại càng trở nên lung linh và rực rỡ hơn. Hoa giấy là loại cây dây leo thường bám lên những khung tre khung cửa để leo lên cao và lan rộng hơn.
Lá của cây hoa giấy màu xanh thẫm có viền răng cưa và những đường vân ngoằn ngoèo trên mặt lá. Những chiếc lá của cây xếp chồng lên nhau tạo thành chiếc ô kín không cho ánh nắng chói chang chiếu xuống. Hoa giấy thường nở theo chùm, từng chùm có từ sáu đến bảy bông, màu hồng đậm rất đẹp.
Cánh hoa giấy mỏng, mềm và nhẹ như nhung. Khi sờ vào những cánh hoa , cảm giác vừa mịn vừa mát quả thật rất thích. Hoa giấy không có nhiều cánh như hoa hồng hay hoa đào, hoa giấy chỉ có bốn cánh khum khum chụm vào nhau, che chở cho nhụy hoa bé nhỏ ở bên trong. Cây hoa giấy tỏa ra che kín khắp mái hiên nhà em khiến cho mái hiên trở nên vô cùng mát mẻ và thoáng đãng. Em thích nhất là buổi tối được ngồi đây vừa nghe bà kể chuyện vừa ngắm nhìn giàn hoa giấy.
Em rất thích cây hoa giấy này. Hình ảnh của nó đã khắc sâu vào trong tâm trí em một cách nhẹ nhàng mà vô cùng mãnh liệt khiến em không thể nào quên. Dù sau này đi đâu, làm gì em cũng sẽ luôn nhớ về giàn hoa giấy ấy.
Với em, có lẽ ngôi nhà thân thương của mình là đẹp nhất, sẽ chẳng có cảnh đẹp nào sánh bằng. Nơi đó đẹp bởi tình thương đầy ắp của các thành viên, bởi những kỉ niệm đong đầy theo suốt cuộc đời. Ngôi nhà – tổ ấm của em còn đẹp bởi sự trang trí khéo léo. Trong đó, giàn hoa giấy đã làm nổi bật hơn những vẻ đẹp giản dị, đơn sơ của ngôi nhà nơi vùng quê thanh bình, yên ả.
Giàn hoa giấy được trồng ở cổng vào. Nghe ông em kể thì chính tay ông đã trồng. Đến nay cây cũng được đến gần mười tuổi. Cây mọc xum xuê trùm lên một góc sân, cao khoảng 5 đến 6 mét. Ông em bắc một cái giàn to để cây leo lên, tạo bóng râm mát cho cả một khoảng sân rộng. Mỗi buổi chiều hè, dưới bóng râm của giàn hoa giấy, bọn trẻ con chúng em lại cùng nhau nô đùa vui vẻ.
Rễ cây đâm sâu xuống lòng đất, hút chất dinh dưỡng để nuôi cây. Thân cây hoa giấy không quá to, chỉ bằng cổ tay người lớn. Nó khoác lên mình tấm áo màu nâu, không xù xì mà khá mịn. Cành cây cứ mọc lan ra theo cái giàn, rồi đâm ra tứ phía để đón nắng, đón gió. Càng lên cao, cành càng nhỏ lại, dần chuyển sang màu đỏ thẫm. Ở đó mọc ra biết bao chiếc gai nhọn hoắt. Nó như vũ khí hữu hiệu để bảo vệ sắc đẹp của một loài hoa sang trọng.
Lá hoa giấy mọc xum xuê. Nó không to như lá bàng, lá mít mà nhỏ nhỏ như hình trái tim màu xanh mát. Trên nền lá xanh tươi đầy sức sống ấy là cả một thảm hoa giấy đẹp đến nao lòng. Cây hoa giấy nhà em có hai loại: màu trắng và màu hồng. Cánh hoa giấy mỏng tang tưởng như có thể nhìn xuyên thấu. Mỗi bông hoa giấy gồm ba cánh hoa úp vào nhau che giấu đi cái nhụy vàng rực rỡ. Hoa giấy trắng một màu trắng tinh khôi như những chiếc đèn lồng nhỏ xinh giữa màu xanh bát ngát. Những bông hoa màu hồng lại rất hài hòa với màu trắng, một vẻ đẹp đầy nữ tính. Mỗi khi có cơn gió thoảng qua, vài bông hoa lại lìa cành, nhẹ nhàng nương theo làn gió thanh mà đáp xuống đất.
Để cây luôn xanh tốt thì cần đến bàn tay chăm sóc của con người. Chiều nào cũng vậy, em cũng cùng ông nội xách nước tưới cho cây. Thỉnh thoảng thì bón thêm phân để cây có đủ dưỡng chất.
Em và mọi người trong nhà đều rất quý và thích giàn hoa giấy. Vì thế mà em luôn tự nhủ với lòng mình sẽ chăm sóc nó thật tốt để giàn hoa giấy sẽ mãi mãi tô điểm cho ngôi nhà.
Mỗi loài hoa đều hấp dẫn con người bởi những nét đặc biệt riêng. Hoa đào hấp dẫn lòng ta bởi cánh hoa phơn phớt hồng, nói đến nó là nhớ đến Tết miền Bắc, nói đến cây mai vàng là mọi người nhớ ngay đến cái Tết phương Nam. Và với tôi, tôi rất ấn tượng và thích thú với giàn hoa giấy. Nhà tôi cũng có một giàn hoa giấy do chính bàn tay bố tôi trồng đấy.
Giàn hoa giấy ấy đã được bố tôi kì công chăm sóc và nuôi trồng biết bao. Bố tôi đã kì công chuẩn bị giàn và kì công, miệt mài nuôi dưỡng nó để rồi có được một giàn hoa giấy chừng hai mét mà ai đến nhà tôi chơi, cũng khen bố khéo tay và giàn hoa giấy trông thật nổi bật, bắt mắt và đẹp biết bao. Tôi quan sát thấy thân cây có màu nâu, bóng và khá chắc. Từ thân cây ấy có bao nhiêu là cành leo lên. Những chiếc lá hoa thì có màu xanh đậm, hình trái tim. Ấn tượng mãi trong lòng người ấy là những bông hoa giấy rất mỏng, đúng như tên gọi với nét đặc trưng của nó. Hoa giấy nhà tôi có màu hồng đậm, chen chúc với những chiếc lá xanh kia tạo nên một sắc màu thật ấn tượng. Nhìn từ gần hai xuống thì giàn hoa giấy cứ như là tấm thảm hoa khổng lồ đang rung rinh trong nắng, vui đùa, trêu ghẹo cùng chị gió. Với tôi, giàn hoa giấy ấy lại thật giống một cô thiếu nữ đang khoác trên mình chiếc váy hoa thật nổi bật, thật duyên dáng, yểu điệu làm sao! Đặc biệt là vào những đêm trăng sáng hay những ngày có nắng, ánh trăng hay ánh nắng xuyên qua những kẽ lá tạo thành bóng in xuống sân trông mới thật tuyệt diệu! Mỗi khi có cơn gió trôi qua, những cánh hoa gi ấy ấy lại xào xạc, rơi rất nhẹ xuống mặt đất khiến sân nhà tôi như khoác trên mình một tấm áo mới!
Advertisement
Dưới giàn hoa giấy ấy, chị em tôi đã cùng nhau vui chơi, nô đùa. Dưới giàn hoa ấy, mẹ tôi đã kể cho chúng tôi nghe bao câu chuyện cổ tích. Cánh hoa rơi xuống tóc mẹ, mang theo cả dấu vết của bàn tay bố trồng vào tâm trí, vào trái tim tôi. Giàn hoa giấy gắn liền với tuổi thơ tôi và cả sau này nữa.
Tôi sẽ mãi yêu giàn hoa giấy mà bố tôi chăm sóc. Hoa giấy sẽ mãi là loài hoa tôi yêu thích. Sau này khi lớn lên, tôi sẽ tự tay trồng một giàn hoa giấy và tự tay chăm sóc.
Trước cửa sổ phòng học của em có một cây hoa giấy rất đẹp do mẹ em trồng mà em rất yêu thích.
Nhìn từ xa, cây như một chiếc nơ màu hồng. Cây hoa chỉ cao ngang bụng em. Thân cây màu nâu sẫm, to khoảng bằng cổ tay của em. Cành cây có màu hơi nâu hơi đỏ, có những cái gai nhỏ và nhọn. Trên cành cây, chi chít những bông hoa màu hồng đào. Lá cây hình bầu dục, đầu lá hơi nhọn, lá có màu xanh lá mạ và những chiếc lá mọc so le nhau.
Gân lá màu xanh sẫm, nhỏ như sợi tóc. Bao quanh những sợi bông hoa là chiếc lá rất đặc biệt. Chúng có màu hồng nhạt, tròn tròn và mỏng như tờ giấy. Bên trong những chiếc lá đó là một bông hoa màu trắng, rất nhỏ. Đài hoa màu hồng sen, đỡ lấy những bông hoa bé nhỏ đang nở. Nhụy hoa màu vàng, ẩn sau những cánh hoa trắng mịn màng.
Hoa giấy đặc biệt hơn những hoa khác ở điểm nào bạn có biết không? Đó là hoa nở quanh năm và rất lâu tàn. Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ. Hoa giấy làm đẹp cho nhà em. Ai đi qua cũng khen: “Ồ! Cây hoa giấy nhà ai mà đẹp thế nhỉ”? Mỗi khi em học bài căng thẳng, nhìn ra cửa sổ ngắm hoa, em thấy thật là thư giãn.
Em sẽ chăm sóc để cây mãi xanh tươi và cho hoa đẹp.
Trước cửa nhà em có trồng một cây hoa giấy. Cây hoa này đã được mẹ em trồng từ cách đây nhiều năm rồi. Ngày nào em cũng dành một chút thời gian để ngắm nhìn cây.
Một ngày mẹ em mang về một cây hoa nhỏ nói đó là cây hoa giấy. Nhìn cây hoa bé xíu nhưng lại nở ra rất nhiều hoa. Em từng hỏi mẹ vì sao lại gọi là hoa giấy, mẹ nói đó là vì những cánh hoa mỏng manh như những tờ giấy. Em ngắm hoa thật kĩ thì thấy đúng là như thế thật. Trông chúng mỏng manh và yếu ớt vô cùng.
Mỗi bông hoa được tạo nên bởi 3 cánh hoa. Khi những chú bướm đậu trên cây, thật khó để có thể phân biệt được bướm và hoa nếu như nhìn từ xa. Em cứ nghĩ cây hoa giấy sẽ lớn cao lên một chút giống như những loài cây khác nhưng không phải. Hoa giấy được mẹ đặt bên cạnh bức tường phía trước nhà.
Thế rồi cây hoa bám lên tường, leo lên cái cột bố dựng bên góc nhà rồi leo lên mái hiên. Ngồi ở cửa sổ phòng học của mình, em cũng có thể nhìn rõ những dây leo đang bò xung quanh mái. Những cánh hoa màu hồng phớt đưa mình rung rinh trong gió. Chúng thật đẹp biết bao nhiêu. Em chưa thấy có loài hoa nào lại nở quanh năm và tươi tốt đến như vậy.
Nhờ có cây hoa giấy, nhà của em trở nên đẹp hơn hẳn. Ai đi ngang qua cũng khen cây hoa giấy đẹp. Em nghe mà cảm thấy thật tự hào. Em sẽ chăm sóc cho cây hoa giấy này thật là tốt.
6 Cách Làm Nơ Bằng Ruy Băng Nhanh, Đẹp, Đơn Giản, Ai Cũng Làm Được
Cách thắt nơ ruy băng cơ bản Nguyên liệu
1 sợi dây ruy băng tầm 10cm
1 sợi chỉ tầm 10 – 15cm
Cây kéo, keo dán (keo sữa/keo nến,…)
Cách thực hiệnĐầu tiên, bạn cắt một đoạn ngắn tầm 0,5 – 1cm (theo chiều ngang) của dây ruy băng để làm phần tâm của nơ. Còn dây ruy băng còn lại thì bạn gấp đôi và làm phồng lên bằng cách đan chéo 2 đầu của chúng lại với nhau.
Sau đó, bạn gập phần đỉnh của 2 dây ruy băng xuống để tạo nếp gấp cho 2 cánh nơ, rồi dùng chỉ quấn quanh và buộc chặt lại. Xong thì bạn lấy đoạn ruy băng vừa cắt ban đầu quấn quanh tâm nơ và dùng keo dán cho cố định. Vậy là xong rồi nè.
Thành phẩmĐây là chiếc nơ vừa đơn giản, vừa dễ làm nhưng vẫn vô cùng xinh xắn. Đảm bảo “team hậu đậu” cũng có thể hoàn thành một cách dễ dàng nè.
Cách thắt nơ ruy băng đôi Nguyên liệu
1 sợi dây ruy băng 20cm
1 sợi chỉ 10 – 15cm
Cây kéo, keo dán (keo sữa/keo nến,…)
Cách thực hiệnĐầu tiên, bạn cắt dây ruy băng thành một đoạn ngắn tầm 0,5 – 1cm (theo chiều ngang) để làm phần tâm của nơ. Còn đoạn dây ruy băng còn lại thì bạn gấp đôi và làm phồng lên bằng cách đan chéo 2 đầu của chúng lại với nhau. Xong thì gập nhần đỉnh của 2 dây ruy băng xuống để tạo nếp gấp cho 2 cánh nơ.
Sau đó, bạn lật ngược 2 dây của ruy băng lên trên để tạo thành 4 cánh nơ, rồi dùng chỉ quấn quanh và buộc chặt lại. Xong thì bạn lấy đoạn ruy băng vừa cắt ban đầu quấn quanh tâm nơ và dùng keo dán cho cố định. Vậy là xong rồi nè.
Thành phẩmChiếc nơ đôi này cũng có cách làm tương tự kiểu nơ cơ bản. Song, nếu bạn muốn cảm giác mới mẻ hơn cho chiếc nơ thông thường thì nơ đôi sẽ là gợi ý tuyệt vời đó.
Cách thắt nơ ruy băng ba cánh Nguyên liệu
1 sợi dây ruy băng 20 – 25cm
1 sợi chỉ 10 – 15cm
Kéo, keo dán (keo sữa/keo nến,…)
Cách thực hiệnĐầu tiên, bạn cắt dây ruy băng thành một đoạn ngắn tầm 0,5 – 1cm (theo chiều ngang) để làm phần tâm của nơ. Còn dây ruy băng còn lại thì bạn gấp đôi và làm phồng lên bằng cách đan chéo 2 đầu của chúng lại với nhau. Xong thì gập nhần đỉnh của 2 dây ruy băng xuống để tạo nếp gấp cho 2 cánh nơ.
Sau đó, bạn lật ngược 2 dây của ruy băng lên trên (mặt sau), rồi lật ngược xuống lần nữa (mặt trước) để tạo thành 6 cánh nơ. Xong thì bạn dùng chỉ quấn quanh và buộc chặt lại. Tiếp đến, bạn lấy đoạn ruy băng vừa cắt ban đầu quấn quanh tâm nơ và dùng keo dán cho cố định. Vậy là xong rồi nè.
Thành phẩmChiếc nơ ba cánh này được xem như biến tấu mới mẻ hơn của chiếc nơ đôi. Đảm bảo vừa dễ làm, vừa xinh xắn thu hút mọi người lắm đấy.
Cách thắt nơ ruy băng nhiều lớp Nguyên liệu
1 sợi dây ruy băng tầm 30cm
1 sợi chỉ tầm 10 – 15cm
Cây kéo
Cách thực hiện Thành phẩmVậy là chiếc nơ nhiều lớp đã hoàn thành rồi nè. Nghe thì có vẻ phức tạp thế thôi nhưng khi “bắt tay” vào làm thì sẽ không khó như bạn tưởng đâu. Chắc chắn rằng bạn sẽ tạo ra được chiếc nơ xinh xắn thế này.
Cách thắt nơ ruy băng hình cánh bướm Nguyên liệu
2 sợi dây ruy băng (1 sợi tầm 60cm, 1 sợi tầm 10cm)
Kéo
Cách thực hiện Thành phẩmThật là quá đơn giản để làm một chiếc nơ đúng không nào. Dù “team hậu đậu” đến đâu thì vẫn có thể tạo ra được chiếc nơ cánh bướm đẹp mắt thế này đấy.
Cách thắt nơ ruy băng hình bông hoa Nguyên liệu Cách thực hiệnĐầu tiên, bạn lấy sợi ruy băng 30cm quấn quanh 4 ngón tay (trừ ngón cái) nhiều vòng đến khi hết đoạn dây (nhớ quấn sát nhau). Sau đó, bạn cẩn thận lấy vòng ruy băng ra khỏi ngón tay và gấp chúng lại làm đôi. Xong thì bạn dùng kéo cắt bỏ phần góc hai bên của đoạn gấp giữa này.
Advertisement
Tiếp đến, bạn dùng sợi ruy băng 7cm để buộc phần giữa các rãnh cắt của đoạn dây 30cm lại. Xong thì bạn lần lượt tách các vòng dây từ phía trong ra phía ngoài. Hãy điều chỉnh sao cho các vòng dây tạo thành hình dáng đóa hoa. Vậy là xong rồi nè.
Thành phẩmBạn nhìn xem chiếc nơ này có tựa như một đóa hoa tú cầu không nè. Chỉ với vài bước đơn giản là bạn đã có thể tạo nên một thành phẩm độc đáo và thu hút như thế này rồi.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Làm Giàn Dưa Leo Trên Sân Thượng Bằng Lưới Đơn Giản trên website Wchx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!