Xu Hướng 9/2023 # Cách Nấu Nước Sâm Ngon Mát Làm Dịu Những Ngày Nóng # Top 13 Xem Nhiều | Wchx.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Cách Nấu Nước Sâm Ngon Mát Làm Dịu Những Ngày Nóng # Top 13 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cách Nấu Nước Sâm Ngon Mát Làm Dịu Những Ngày Nóng được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Wchx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cách nấu nước sâm không xa lạ với nhiều chị em nội trợ. Cứ đến hẹn lại lên, những ngày nóng nực tràn về, nước sâm lại trở nên đắt hàng hơn bao giờ hết. Nếu bạn đang tìm thức uống lành mạnh để gia đình giải khát những ngày đầy nắng, thì không nên bỏ qua nước sâm. Nước mát này tốt cho sức khỏe, rẻ, lại còn cực dễ nấu và nấu nhanh nữa.

Nước sâm là thức uống mùa nóng quen thuộc của nhiều gia đình. Ảnh Internet 

1. Cách nấu nước sâm phổ biến nhất 1.1. Nguyên liệu

1 nắm lá dứa thơm

1 ít rễ cỏ tranh

2 khúc mía lau

1 khúc lá cây lẻ bạn

1 nắm nhỏ cây thuốc dòi

2 cây mã đề

1.5 lít nước

1 thìa canh đường phèn (tùy chọn)

Lưu ý : Bạn có thể mua nguyên bó nguyên liệu nấu nước sâm tại các chợ. 

Nguyên liệu nấu nước sâm. Ảnh Internet 

1.2. Cách nấu nước sâm

Lá dứa thơm rửa sạch, xé sợi hoặc vò dập cho dễ ra mùi thơm, bó lại.

Mía lau rửa sạch, chặt khúc, chẻ nhỏ hoặc đập dập.

Các loại lá khác, rễ cỏ tranh nhặt sạch, rửa sạch.

Cho mía lau xếp đáy nồi. Kế đến cho các loại rau lá khác lên trên. Cho nước vào nấu với lửa lớn. Nước sôi giảm lửa, nấu thêm 15 phút cho các loại lá tiết hết chất là có thể tắt bếp.

Vớt bỏ xác lá & mía. Cho đường phèn vào khuấy đều đến khi tan hết. Lược nước qua rây để có nước sâm trong không có cặn.

Nước sâm nguội rót vào chai để lạnh và dùng dần.

Nước sâm nấu kỹ, để nguội, giữ ngăn mát tủ lạnh có thể dùng trong 2-3 ngày. 

Cách nấu nước sâm. Ảnh Internet 

2. Nước sâm có tác dụng gì

Khi nói đến nước sâm, có lẽ ai cũng biết, đây là loại nước mát thanh nhiệt, giảm nóng. Thậm chí, chúng ta nhiều người còn quen gọi là nước mát. Điểm cộng của món nước này chính xác là cụm từ ai cũng thích dùng đến “ngon, bổ, rẻ”.

Có thể nói rằng, trước khi bạn biết nước sâm vừa ngon, vừa bổ và rẻ, thì trong Đông y, loại nước này từ lâu đã là vị thuốc bình dân thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, an thần. Tính thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu và an thần của nước sâm được phát huy nhờ hội tụ những vị thuốc tự nhiên dễ tìm. Những vị thuốc này có thể kể đến như mía lau, rau bắp, rễ cỏ tranh, mã đề, thuốc dòi, lá cây lẻ bạn….Chúng đều có tính thảo dược. 

Nước sâm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và an thần. Ảnh Internet 

3. Ai không nên uống nước sâm

Dù nước sâm là thức uống lành mạnh tốt cho sức khỏe và giải khát tốt nhưng không phải ai dùng cũng được. Để loại nước này bảo đảm tốt cho đúng người dùng, thì các trường hợp sau đây không nên dùng nước sâm:

Người mắc bệnh mãn tính : Vì các thành phần thảo dược có thể làm giảm tác dụng của thuốc mà người bệnh đang sử dụng.

Người đang bị tiêu chảy : Vì, nước sâm lợi tiểu có thể làm tăng tình trạng mất nước, mất cân bằng điện giải.

Người có bệnh huyết áp thấp : Vì nước sâm có thể tăng tình trạng hạ huyết áp.

Phụ nữ có thai : Vì trong nước sâm có thể chứa một số thảo dược không có lợi cho phụ nữ mang thai. Như cây thuốc dòi chẳng hạn. Theo Đông y, cây thuốc này có tác dụng điều kinh, nên không tốt cho phụ nữ mang thai. Hay như rễ tranh có tính hàn mạnh, cũng không có lợi cho phụ nữ mang thai.

Những người có bệnh tiểu đường, bệnh thận, lao phổi nếu dùng nước sâm thường xuyên cần có ý kiến của bác sỹ. 

Tổng Hợp 4 Cách Làm Nước Mía Mát Rượi Ngày Hè Siêu Nhanh Siêu Ngon

Nước mía vốn dĩ có hương vị đơn thuần là ngọt dịu, về sau được nhiều người pha chế với nhiều loại khác nhau như người Sài Gòn hay cho thêm tắc vào cho ra ly nước mía thêm phần ngon. Thì ngày nay nhiều người còn pha chế thêm với nhiều loại khác nhau: nước cốt dừa, nước ép thơm, dâu tây, nước cam vắt cùng nước mía cho ra thức uống bổ dưỡng.

1. Nước mía cốt dừa

Có thể bạn đã từng nghe đến nước mía cốt dừa, đây là loại nước giải khát khá nổi tiếng ở Mỹ Tho. Nước mía cốt dừa có vị ngọt béo của cốt dừa, vị ngọt tự nhiên mát rượi của nước mía, cho thêm vài sợi dừa nhai nhai cho đỡ buồn miệng nữa.

Để chuẩn bị được lượng nước cốt dừa ngon nhất thì bạn nên mua dừa nạo ở ngoài về hơn là loại đóng sẵn và vắt lấy nước cốt. Cho lần lượt nước mía (nước mía phải tươi ngọt) và nước cốt dừa vào máy xay sinh tố, bấm nút cho máy chạy khoảng 30s là được món món nước mía cốt dừa tươi rói.

Việc cho nước mía, cốt dừa vào máy xay thay vì cho vào ly và chỉ có khuấy đều giúp cho cốt dừa quyện cùng nước mía tốt hơn, và hơn hết bạn sẽ cảm nhận được hương vị trọn vẹn thức uống này mà không phải là bị tách nguyên liệu. Hút một hơi nước mía cốt dừa mát lạnh trong ngày oi bức thì còn gì bằng?

Lưu lại công thức Nước mía cốt dừa

2. Nước mía ép thơm

Nước mía ép thơm này có lẽ hơi mới lạ với người Sài Gòn thế nhưng người miền Tây lại rất quen thuộc, họ thường gọi là nước mía ép khóm. Bên cạnh nước mía cốt dừa thì nước mía ép thơm cũng là một biến tấu của người Mỹ Tho, Tiền Giang. Tác dụng của thơm cũng là một trong những lí do khiến người ta sử dụng nước ép thơm trong món nước mía ép thơm này như tăng cường năng lượng, hỗ trợ tiêu hóa…

Thơm mua về rửa sạch, chỉ sử dụng 1/4 miếng thơm mà thôi. 1/4 miếng thơm bạn cắt nhỏ, dằm và vắt lấy nước ép thơm hoặc bạn có thể xay nhuyễn thơm cắt nhỏ rồi vắt lấy nước. Cũng cho lần lượt nước mía và nước ép thơm vào máy xay sinh tố như nước mía cốt dừa, đợi khoảng 20s là được rồi.

Khi thưởng thức món nước mía ép thơm này bạn cũng cần phải để ý đến một số trường hợp người dị ứng với thơm (biểu hiện sưng môi, má hay lưỡi khi ăn thơm, tăng lượng đường trong máu…) để có thể thưởng thức được món nước mía ép thơm này một cách trọn vẹn nhất.

Lưu lại công thức Nước mía ép thơm

3. Nước mía cam vắt

Bạn đã bao giờ thưởng thức nước mía cam vắt chưa? Vừa giải nhiệt lại vừa rất bổ dưỡng, ngọt mát của nước mía cùng với hương vị chua ngọt đặc trưng của cam khiến cho thức uống mùa hè này trở nên hoàn hảo hơn.

Trái cam để làm món nước mía cam vắt nên chọn cam vàng để đảm bảo được độ ngọt vừa phải, vắt lấy nước cam. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể sử dụng cam sành nếu thích vị chua nhiều hơn. Cho nước mía và nước cam vắt vào máy xay (thêm 1 muỗng cà phê mật ong/syrup đường nếu sử dụng cam sành để điều chỉnh độ ngọt phù hợp) khoảng 20s là được.

Nước mía cam vắt cũng là một trong những thức uống có lợi cho cơ thể, bởi vì cam có rất nhiều vitamin C bổ sung các khoáng chất cần thiết, hương vị nước mía cam vắt sẽ làm nhiều người mê mẩn.

Lưu lại công thức Nước mía cam vắt

4. Nước mía dâu tây

Không chỉ kết hợp được với nước cốt dừa nước cam thì nước mía còn có thể kết hợp được với dâu tây cho ra loại thức uống ngon đến mức không cưỡng lại được. Hương vị nước mía truyền thống quyện cùng hương vị chua chua ngọt tuyệt vời của dâu tây không những giúp giải nhiệt, ngon miệng mà còn giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng.

Dâu tây ngâm nước muối pha loãng, rửa sạch rồi cắt thành 4 miếng nhỏ cho dễ xay hơn. Cho nước mía và 2 trái dâu nhỏ đã cắt miếng vào máy xay, với sự kết hợp dâu tây lần này thì bạn nên xay lâu hơn 3 công thức trên để dâu tây được xay nhuyễn và quyện đều với nước mía hơn. Lượng dâu tây phụ thuộc vào khối lượng của từng trái, nếu trái dâu quá to thì bạn chỉ cần dùng 1 trái để tránh khi xay cùng nước mía làm át đi hương vị vốn có của nước mía.

Lưu lại công thức Nước mía dâu tây

Bạn nghĩ uống nước mía truyền thống cũng được mà đúng không? Dĩ nhiên là đúng, nhưng bạn hoàn toàn có thể cải thiện sức khỏe bởi sự kết hợp của nước mía cùng với loại hoa quả. Bên cạnh việc làm mới khẩu vị thức uống của bản thân, thì bạn còn giúp gia đình bạn thưởng thức được 4 loại nước mía mới lạ hơn và ngon hơn trong ngày hè oi bức này.

Chúc mùa hè của bạn trở nên tươi mát hơn với 4 loại nước mía tươi mát siêu nhanh siêu ngon này!

Đăng bởi: Tiến Nguyễn

Từ khoá: Tổng hợp 4 cách làm nước mía mát rượi ngày hè siêu nhanh siêu ngon

Cách Nấu Lẩu Gà Lá Giang Thơm Ngon, Chua Dịu Cực Dễ Làm

Tại Sao Thịt Gà Hợp Với Lá Giang Đến Vậy?

Lẩu gà lá giang là món ăn ngon và có cách nấu đơn giản. Với vị ngọt từ thịt gà kết hợp cùng vị chua nhẹ của lá giang, chắc chắn sẽ khiến bạn có một trải nghiệm ẩm thực tuyệt vời. Không chỉ thu hút thực khách bởi hương vị, món ăn này còn rất bổ dưỡng, giúp cơ thể thanh mát, giảm căng thẳng và ngủ ngon giấc.

Lá giang có vị chua dịu, dễ ăn, thanh mát nên có khả năng giải nhiệt tốt. Kết hợp lá giang với măng chua trong món lẩu gà đã tạo nên hương vị độc đáo, thơm ngon và bổ dưỡng cho sức khỏe. Vì thế, lẩu gà lá giang măng chua đã trở thành món khoái khẩu của rất nhiều người.

Thịt gà chứa hàm lượng protein cao. Do đó, nó được xem là thực phẩm phổ biến, dùng để chế biến nên nhiều món ngon có lợi cho sức khỏe. Thịt gà giúp phát triển cơ bắp, giảm cân hiệu quả. Bên cạnh đó, với hàm lượng phốt pho cao, nó còn giúp bạn có hàm răng và xương chắc khỏe, góp phần đảm bảo chức năng của các bộ phận như thận, gan, thần kinh trùn ương. Trong thịt gà còn chứa hàm lượng axit amin được gọi là tryptophan, có tác dụng làm dịu hệ thần kinh căng thẳng, mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon.

Lá giang thuộc họ dây leo có mủ trắng, lá đơn, hình trứng mọc đối, có vị chua nhẹ, ra hoa vào khoảng tháng năm âm lịch. Hoa mọc thành chùm, màu hồng lợt, 5 cánh đều nhau. Quả có hai đai. Hạt có chùm lông ở đỉnh.

Mẹo Chọn Nguyên Liệu Ngon Để Nấu Lẩu Gà Lá Giang

Cách chọn mua thịt gà tươi sạch, an toàn

Để món lẩu được ngon bạn nên chọn mua gà ta, có màu da là màu vàng nhạt, chỉ đậm ở một số chỗ như ức, cánh và phần lưng của gà.

Quan sát kỹ phần da của gà và phần lớp mỡ bên trong, nếu bên ngoài da màu vàng mà những lớp mỡ bên trong có màu trắng thì đó là loại gà đã bị nhuộm màu, tuyệt đối không được chọn.

Gà ta ngon sẽ có phần da mỏng, mịn và có tính đàn hồi cao, thịt gà tươi sẽ không có mùi hôi, và lưu ý không chọn loại gà có mùi thuốc kháng sinh, để ý nếu thấy trên da gà có các vết bầm hay tụ máu chúng ta cũng nên loại và không mua.

Cách chọn mua lá giang tươi

Lá giang ngon nhất là lá vừa mới hái, còn xanh mướt, không bị héo và không bị hư sâu. Chọn mua những lá còn nguyên, không dập nát, không có nhiều đốm trắng hoặc đen trên lá.

Để làm món ăn được ngon bạn nên chọn lá giang không quá già cũng không quá non, thì sẽ có được vị chua tự nhiên và tươi ngon hơn.

Trường hợp nếu mua nhiều lá giang mà không sử dụng hết, bạn có thể cất ngay lá vào trong tủ lạnh, không cần rửa trước vì có thể làm hư lá.

Cách Nấu Lẩu Gà Lá Giang Chuẩn Vị Ngon Tại Nhà Nguyên liệu

800g thịt gà

200g măng chua

150g lá giang

200g nấm rơm

3 củ hành tím

4 tép tỏi

3 cây sả

Rau ăn kèm: bông chuối, rau muống bào…

Rau nêm: rau om, ngò gai

Gia vị: hạt nêm, bột ngọt, đường cát, đường phèn, muối, nước mắm

Cách Nấu Lẩu Sơ chế thịt gà

Gà ta bạn mua con đã làm sẵn để tiết kiệm thời gian, mua về bạn lấy khoảng 1 muỗng canh muối chà xát lên toàn bộ bề mặt gà khoảng 3 – 5 phút, để da gà được sạch và khử mùi hôi gà, sau đó bạn rửa lại vài lần với nước sạch và để ráo.

Tiếp đó, bạn dùng dao chặt thịt gà thành các khúc vừa ăn.

Ướp thịt gà

Bạn cho phần thịt gà đã chặt vào 1 cái thau, cho thêm 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê bột ngọt và 1 muỗng canh nước mắm vào thau, sau đó trộn đều và để ướp gà trong khoảng 30 phút cho gà thấm gia vị.

Sơ chế nguyên liệu khác

4 tép tỏi bạn bóc vỏ, sau đó đập dập rồi băm nhỏ. 3 củ hành tím bạn cũng đập dập, 1 củ gừng bạn rửa sạch sau đó bạn cũng đập dập ra. 3 nhánh ngò gai bạn rửa sạch rồi cắt khúc vừa ăn. 2 trái ớt bạn bỏ phần cuống đi rồi cắt khúc vừa ăn.

250gr lá giang bạn nhặt lấy lá rồi rửa thật sạch, sau đó bạn dùng tay vò dập lá giang để khi nấu lẩu được chua và ngon hơn.

Xào sơ thịt gà

Bắc 1 cái nồi lên bếp, bạn cho vào 1 muỗng canh dầu ăn, đợi dầu nóng bạn cho tỏi băm vào phi cho thơm, sau đó bạn cho phần thịt gà đã ướp gia vị vào xào sơ với lửa vừa khoảng 5 phút cho thịt gà săn lại là được.

Nấu lẩu

Sau đó, bạn cho vào nồi gừng và hành tím đập dập, nấu cùng với lửa vừa đến khi nước sôi rồi đợi tiếp khoảng 20 – 30 phút cho gà chín vừa ăn, lưu ý không nấu quá lâu gà sẽ mềm chứ không còn dai ngon.

Bạn đun thêm 5 phút rồi cho ngò gai và ớt cắt khúc vào rồi tắt bếp.

Thành phẩm

Nồi lẩu gà ta nóng hổi, thơm ngon, từng thớ thịt gà dai dai săn chắc, nước lẩu ngọt thanh chấm phá thêm vị chua nhè nhẹ từ lá giang và vị cay the của ớt, được nêm nếm kỹ vô cùng đậm đà.

Với món lẩu gà này, bạn có thể ăn kèm với các loại rau như hoa chuối, rau muống, mồng tơi,… thêm 1 tô bún nữa là có thể mời cả nhà cùng thưởng thức rồi.

Một số lưu ý khi nấu

Thịt gà không nên chặt quá nhỏ vì khi nấu chín thịt rất dễ bị co vụn nát.

Vò sơ lá giang trước khi cho vào nấu để lá giang có thể tiết hết vị chua thanh ra nước lẩu.

Nên xào gà trước khi đổ nước vào nấu để thịt gà thêm săn chắc và thấm vị.

Trong quá trình đun cho gà chín, bạn nên vớt bọt để nước lẩu trong hơn.

Bạn có thể cho ½ số lá giang vào nấu trước, số còn lại cho vào nhúng sau cùng các loại rau khác để tránh làm cho nước lẩu quá chua.

Lẩu Gà Lá Giang Ăn Với Rau Gì? Rau Muống Bào

Rau muống là loại rau không thể thiếu khi ăn lẩu gà lá giang. Không chỉ giúp món lẩu ngon hơn, rau muống còn mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe.

Hoa Chuối Bào

Hoa chuối có thể kết hợp với nhiều món ăn, đặc biệt với món lẩu gà lá giang. Không chỉ làm tăng hương vị, hoa chuối còn giúp món lẩu trở nên thanh mát, lạ miệng hơn.

Rau Rút

Khi thưởng thức lẩu gà lá giang thì phải ăn kèm với rau nhút. Đây là loại rau có tính mát, giúp giải nhiệt mùa hè hiệu quả.

Cách nấu lẩu gà lá giang rất đơn giản, với những nguyên liệu dễ tìm, chỉ cần thực hiện theo các bước hướng dẫn từ Dạy Nấu Ăn, bạn sẽ có ngay một món lẩu vô cùng thơm ngon và lạ miệng. Bạn có thể kết hợp lẩu gà lá giang với măng chua, nấm rơm hoặc các loại rau yêu thích để làm tăng hương vị.

Đăng bởi: Duẩn Nguyễn

Từ khoá: Cách Nấu Lẩu Gà Lá Giang Thơm Ngon, Chua Dịu Cực Dễ Làm

Giải Nhiệt Ngày Nóng Cuối Năm Với 3 Cách Làm Bột Rau Câu Đơn Giản Thanh Mát

Vừa khuấy vừa đun với lửa nhỏ cho đến khi sôi để rau câu khi bị dín đáy nồi. Ảnh: Internet

Bước 4:  Dùng muôi múc rau câu vào ly nhỏ hay khuôn, để nguội cho vào tủ lạnh đến khi đông cứng, dùng lạnh sẽ ngon hơn. Bạn có thể đổ từng lớp sẽ nhanh hơn đổ đặc nguyên khuôn. Với cách đổ từng lớp bạn chỉ cần chờ cho lớp đã đổ hơi se mặt là có thể đổ lớp tiếp theo. 

Cách làm bột rau câu với dứa rất đơn giản không mất nhiều thời gian nhưng cho món ăn thơm giòn hấp dẫn. Những lúc nắng nóng, chỉ cần một ly rau câu dứa như thế này, đủ để làm dịu mát ngay cơn nóng cơn khát của bạn. 

2. Cách làm thạch hai màu từ lá nếp và sữa tươi thơm béo

Thạch rau câu 2 màu từ lá dứa và sữa tươi. Ảnh: Internet

Nguyên liệu

Cho phần thạch màu xanh: 1 bó lá dứa thơm (lá nếp), 1 thìa nhỏ bột rau câu, 400ml nước lọc, 1/4 bát con đường cát trắng.

Cho phần thạch màu trắng: 1 thìa nhỏ bột rau câu, 400ml sữa tươi không đường, 1/4 bát con đường cát trắng. Nếu muốn dùng thạch có vị béo hơn bạn có thể pha một nửa phần nước cốt dừa và 1 nữa là sữa tươi.

Sữa tươi không đường là nguyên liệu cho món thạch rau câu 2 màu – Ảnh Internet

Cách làm

Bước 1:  Lá dứa rửa sạch, cắt khúc nhỏ.

Bước 2:  Cho lá dứa vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn cùng 200ml nước lọc.

Bước 3:  Lọc bỏ bã, giữ lấy nước cốt.

Nước cốt lá dứa sau khi lọc bỏ bả. Ảnh: Internet

Bước 4:  Tiếp theo thêm rau câu, đường, 200ml nước lọc còn lại và phần nước cốt lá nếp ( lá dứa) vào một cái nồi. Dùng muỗng khuấy đều để hỗn hợp hòa tan hoàn toàn, để yên khoảng 15 phút.

Bước 5:  Đặt nồi lên bếp lửa vừa, vừa đun vừa khuấy đều liên tục cho rau câu không bị dính nồi. 

Khuấy đều tay để đường và bột rau câu tan hòa toàn – Ảnh Internet

Bước 6:  Hòa tan đường, sữa tươi, bột rau câu vào nồi nhỏ khác, để khoảng 15 phút cho nở. Sau đó đặt nồi lên bếp, vừa đun vừa khuấy với lửa nhỏ để bột rau câu tan hoàn toàn.

Bước 7:  Rưới phần thạch màu xanh thành lớp mỏng lên khuôn ( có thể cho ra ly hay chén nhỏ tùy ý thích).

Cho phần thạch màu xanh ra khuôn thành một lớp mỏng – Ảnh Internet

Đợi phần rau câu màu xanh đông lại chỉ cần hơi se mặt, bạn có thể đổ rau câu màu trắng lên trên từ từ. Sau đó, đợi phần rau câu màu trắng đông se lại, đổ phần màu xanh, tiếp tục như vậy đến hết phần rau câu.

Bước 8:  Trong quá trình đổ rau câu, nếu phần màu xanh hay màu trắng ở nồi bị đông, bạn bắc lên bếp trở lại, khuấy với lửa nhỏ rau câu sẽ từ từ tan ra.

Đợi rau câu nguội hoàn toàn, bạn cho rau câu vào tủ lạnh từ 2- 3 tiếng đến khi rau câu đông cứng, lấy ra dùng lạnh.

3. Cách làm thạch rau câu dừa béo ngon thỏa vị Nguyên liệu

2 thìa nhỏ bột rau câu dẻo

500ml nước dừa tươi 

30g đường cát trắng

Cùi dừa bạn có thể bào sợi, bào vụn hoặc thái nhỏ tùy ý.

Cái dừa bào sợi để món rau câu thêm giòn giòn khi thưởng thức – Ảnh Internet

Cách làm

Bước 1:  Dừa tươi bạn đập quả lấy nước, lấy khoảng 500ml. Vì nước dừa đã có vị ngọt sẵn nên không cần thêm nhiều đường.

Với cùi dừa, bạn thái nhỏ hoặc cũng có thể thái sợi.

Dùng nước dừa tươi để làm thạch rau câu dừa – Ảnh Internet

Bước 2:  Đổ nước dừa tươi, đường, bột rau câu vào nồi, dùng muỗng khuấy đều đến khi hỗn hợp rau câu tan thì để khoảng 15 phút cho rau câu nở. 

Bước 3:  Bắc nồi lên bếp, bật lửa đun sôi, vừa đun vừa khuấy đều đến khi đường và bột rau câu tan hoàn toàn.

Bước 4:  Xếp cùi dừa vào khuôn, đổ hỗn hợp rau câu lên bề mặt.

Đợi rau câu dừa nguội, bạn cho vào ngăn mát ở tủ lạnh, để khoảng 1 tiếng là có thể lấy ra thưởng thức.

Món rau câu dừa thành phẩm thật hấp dẫn, cực thanh mát, giảm nhiệt ngay những lúc nắng nóng – Ảnh Internet

Còn gì tuyệt bằng khi giữa những ngày nóng nực bận bịu cuối năm, được thưởng thức những miếng thạch rau câu mát lạnh, ngọt thơm vừa giải nhiệt ngày nắng, vừa làm dịu những lúc căng thẳng bạn nhỉ!

Với cách làm bột rau câu   thật đơn giản như 3 gợi ý trên, bạn có thể làm cuổi tuần để dành và giữa những buổi nắng nóng giữa tuần chỉ việc mang ra dùng. Chắc chắn 3 món ngon này không chỉ khiến bản giảm nhiệt nhanh chóng, còn giúp bạn cảm nhận hương thơm ngọt hay beo béo của món thạch đơn giản nhưng không kém phần hấp dẫn, thật thỏa vị. 

Thùy Ngân tổng hợp

Bỏ Túi Những Công Thức Chè Thanh Mát Giải Nhiệt Trong Ngày Nóng Bức

Chè nấm tuyết hạt sen

Chè nấm tuyết hạt sen là một trong những món chè bổ dưỡng của người Đài Loan, được bán khá phổ biến dọc con đường Chinatown Sài Gòn. Chè có hương vị giòn giòn của nấm tuyết, bùi bùi của hạt sen, của táo tàu và đặc biệt là vị ngọt thanh mát tự nhiên từ đường phèn khiến nhiều người thích thưởng thức món chè nấm tuyết hạt sen vào những ngày nắng nóng cực độ.

Cách làm chè nấm tuyết hạt sen cũng khá đơn giản, chỉ cực ở phần chuẩn bị nguyên liệu mà thôi. Nấm tuyết bạn đem rửa sạch rồi ngâm trong nước 20 phút cho mềm, cắt bỏ phần chân nấm. Táo tàu và hạt câu kỷ tử rửa sạch để ráo nước, hạt sen loại bỏ tâm sen để không bị đắng. Nấm tuyết sau khi đã ngâm mềm thì tách thành những nhánh nhỏ cho vào nồi đổ 150ml nước.

Bật bếp nấu cho sôi lên thì để lửa nhỏ, nấu khoảng 20 phút.Tiếp theo bạn cho hạt sen vào nấu khoảng 15 phút để hạt sen chín mềm. Cho táo tàu vào nồi chè nấu cho sôi khoảng vài phút thì cho đường phèn vào. Lượng đường bạn có thể tùy chỉnh sao cho độ ngọt như ý. Sau cùng bạn cho hạt câu kỷ tử vào nấu cho sôi lên 2 phút nữa là tắt bếp.

Chè hạt sen nấm tuyết có thể thưởng thức khi nóng hay lạnh tùy theo sở thích, nếu thích ăn lạnh bạn cho nồi chè vào tủ lạnh khoảng 2-3 tiếng là có thể múc chè ra bát thưởng thức. Chè hạt sen nấm tuyết vừa mát bổ lại rất tốt cho sức khỏe.

Sâm bổ lượng

Sau chè nấm tuyết hạt sen thì sâm bổ lượng chính xác là món chè còn phổ biến hơn nhiều, vì nó tập hợp nguyên liệu còn nhiều hơn cả chè nấm tuyết hạt sen, bổ dưỡng hơn. Bắt nguồn từ Quảng Đông, Trung Quốc thì sâm bổ lượng có tác dụng giải nhiệt, bồi bổ cơ thể, là sự kết hợp hoàn hảo từ các nguyên liệu tự nhiên.

Sơ chế các nguyên liệu như bo bo, hạt sen, củ sen, củ năng… từ tối hôm trước thì sáng hôm sau làm qua vài công đoạn nữa là bạn hoàn toàn có thể làm ra một nồi sâm bổ lượng “ngon lành cành đào” rồi! Bo bo ngâm với nước sôi qua đêm (4 đến 5 giờ) cho nở mềm rồi bắc lên bếp luộc với 200ml nước khoảng 15 phút cho chín mềm.

Củ sen gọt vỏ cắt lát mỏng khoảng 1cm, củ năng gọt vỏ, cắt làm đôi nếu củ quá to, đem cả 2 rửa sạch. Cho củ sen, củ năng vào nồi đun cùng với 2 lít nước ở lửa vừa. Khi nước sôi hạ lửa nhỏ, hầm khoảng 10 phút để củ sen và củ năng vừa chín tới. Hạt sen ngâm với nước ấm 20 phút rồi cho vào nồi luộc mềm cùng 200ml nước. Đổ hạt sen cùng với nước luộc vào nồi chè, thêm đường phèn vào rồi khuấy đều cho đường tan.

Tiếp tục nấu 10 phút nữa cho các nguyên liệu ngấm đường. Thêm nhãn nhục ngâm mềm và táo tàu ngâm nở vào. Nấu tiếp 5 phút thì cho phổ tai đã ngâm mềm vào nồi, khuấy đều rồi nhắc xuống. Phổ tai rất nhanh chín nên bạn không cần phải nấu quá lâu sẽ mất đi độ giòn sựt.

Múc bo bo vào ly, thêm sâm và đá nhuyễn và bạn đã có 1 ly sâm bổ lượng mát lạnh bổ dưỡng cho ngày nóng rồi.

Chè khoai dẻo

Chè khoai dẻo là một loại tráng miệng của người Đài Loan vừa xuất hiện thị trường Việt Nam thời gian gần đây, món chè ngon lành với những viên khoai lang dẻo thơm, kết hợp với thạch cao quy linh mềm tan ngay trong miệng. Lại thêm nước đường ngọt lịm, nước cốt dừa béo ngậy thêm vài viên đá mát lạnh là siêu cuốn hút luôn.

Thay vì ra quán bạn hoàn toàn có thể tự làm tại nhà bằng những cách làm đơn giản. Làm cao quy linh bằng bột cao quy linh, nấu bột cao quy linh vào nồi nước đun sôi, khuấy cho bột tan trong nước, khi hỗn hợp sôi và trở nên sệt lại là được. Rót hỗn hợp ra tô lớn, để nguội bớt rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 30-45 phút cho đông lạnh.

Khoai lang gọt vỏ, cắt lát nhỏ rồi đem hấp chín. Sau đó đem nghiền nhuyễn khoai ra, thêm vào 40g bột năng và 30g đường bột, có thể thêm ít nước trong quá trình trộn và nhào cho đến khi hỗn hợp khoai và bột thành khối đồng nhất và có độ ẩm vừa phải không bị vỡ vụn. Trong quá trình nhào khoai bạn phải nghiền và nhào với bột, đường ngay sau khi khoai chín. Lúc này khoai còn nóng sẽ khiến đường nhanh tan và bột thành hình nhanh, hạn chế sự vỡ vụn.

Đun nồi nước sôi, cho chỗ viên khoai vừa cắt được vào luộc 4-5 phút cho đến khi khoai chín, lớp mỏng bên ngoài mỗi viên hơi trong là được. Sau khi thấy viên khoai chín thì vớt cho ngay vào tô nước đá để chúng không bị dính vào nhau.

Chè bưởi

Chè bưởi là món chè rất được các mẹ yêu thích trong tất cả các mùa chứ không chỉ trong những ngày nóng bức. Và muốn làm được chè bưởi cũng phải bỏ túi vài bí kíp để phần bưởi giòn không đắng, ăn với đá hoặc giữ lạnh đều rất ngon. Việc chọn bưởi để làm chè bưởi cũng rất quan trọng, bạn phải lựa chọn bưởi da xanh, hoặc Năm Roi, trái bưởi vừa chín tới không quá non cũng không quá già.

Phần cùi trắng bạn cắt ra thành những miếng hạt lựu nhỏ đều nhau. Ngâm cùi bưởi với 200ml nước và 2 muỗng cà phê muối trong 30 phút. Nếu thấy cùi bưởi sau khi ngâm nở lớn hơn thì bạn cắt nhỏ tiếp, cùi bưởi càng nhỏ thì đỡ xơ và dễ dàng hết đắng hơn. Sau 30 phút, bạn lọc bỏ phần nước muối, thêm nước lạnh vào rồi bóp cùi bưởi dưới nước, sau đó vắt khô. Cứ làm nhiều lần như vậy đến khi ăn thử một miếng bưởi thấy hết đắng là được (có thể phải xả và vắt đến hơn 10 lần). Khi thấy bưởi hết đắng, bạn vắt khô và để ráo.

Nấu 400ml nước và 20gr phèn chua đến khi nước sôi bùng lên. Cho cùi bưởi vào trụng, đến khi nước sôi lại thì vớt ra, xả qua nước lạnh rồi vắt ráo một lần nữa. Sau khi vắt ráo, bạn cho bưởi ra tô sạch, thêm 100gr đường vào rồi trộn đều, chờ đến khi đường tan hết nước (khoảng 30 phút).

Sau đó cho cùi bưởi vào chảo chống dính, rang đều tay ở lửa nhỏ nhất (lửa nhỏ để đường không bị cháy), đến khi nước đường bay hơi hết thì nhắc xuống. Cho bưởi ra tô lớn, tranh thủ lúc cùi bưởi còn nóng bạn cho bột năng vào đảo đều để bột năng thấm sâu vào cùi bưởi. Bắc một nồi nước, chờ đến khi nước sôi bùng sau đó hạ nhỏ lửa. Lúc này bạn chia thành 2 đợt, lần lượt cho cùi bưởi vào luộc. Khi cùi bưởi nổi lên mặt nước có nghĩa là cùi đã chín, bạn vớt ra cho vào tô nước đá lạnh để cùi bưởi được giòn hơn.

Pha sẵn phần nước đường để ngâm bưởi gồm 150ml nước ấm và 100gr đường. Chắt ráo phần nước đá lạnh, đổ nước đường vào cùi bưởi. Cách này sẽ làm phần vỏ bột năng bên ngoài bưởi thấm vị ngọt, bưởi không dính vào nhau và các bạn có thể dùng phần bưởi này như một loại thạch, làm topping uống chung với các loại trà sữa hay hồng trà đều ngon.

Cho vào nồi 100gr đậu xanh đã ngâm mềm cùng với 300ml nước, nấu đến khi nước sôi thì vớt bọt, hạ nhỏ lửa hầm khoảng 5 phút cho đậu mềm. Thêm 250gr đường, 1/2 muỗng cà phê muối vào, khuấy đều, nấu 10 phút ở lửa nhỏ cho đậu ngấm đường. Pha 30gr bột năng với 30ml nước lạnh. Đổ nước bột năng vào nồi chè, vừa đổ vừa khuấy đều đến khi thấy nặng tay, nước chè sánh đặc lại là được. Nấu thêm 1 phút cho bột năng chín thì nhắc xuống.

Cho 500ml nước cốt dừa cùng 1 muỗng canh bột năng vào nồi, khuấy đều cho tan bột năng. Bật bếp ở lửa nhỏ, khuấy liên tục đến khi nước cốt dừa sệt lại thì nhắc xuống.Khi ăn múc chè đậu xanh ra ly, tiếp đến là thạch bưởi, rồi đến đá đập nhuyễn, thêm nước cốt dừa và cuối cùng là đậu phộng rang. Theo cách này bạn sẽ có được một ly chè bưởi nhiều tầng nhìn rất đẹp mắt, ngoài ra còn có thể điều chỉnh được độ nhiều ít của từng thành phần theo sở thích nữa.

Đăng bởi: Lê Nhật Tuấn

Từ khoá: Bỏ túi những công thức chè thanh mát giải nhiệt trong ngày nóng bức

Cách Nấu Chè Bắp Nước Cốt Dừa Đơn Giản, Chuẩn Vị Thơm Thanh Mát

Chè bắp  nước cốt dừa được ưa chuộng bởi hương vị thơm ngon khó cưỡng. Chén chè khá đẹp mắt với những hạt bắp vàng ươm, vị giòn ngọt hấp dẫn, nước chè hơi đặc, vị ngọt dịu và thoang thoảng mùi bắp thơm, kết hợp với nước cốt dừa béo ngậy, không chỉ ngon mà còn nhiều dưỡng chất.

Nguyên liệu

Bắp tươi: 3 bắp

Đường cát trắng: 1 chén

Bột sắn dây: 3 muỗng canh

Muối trắng

Nước cốt dừa: 200ml

Mè rang: 1 muỗng cà phê

Cách làm

Bắp sau khi mua về bạn bóc bớt lớp vỏ ngoài, vẫn giữ lại lớp vỏ trong (để khi luộc sẽ giúp nước luộc thơm và ngọt), đem bắp đi rửa sạch với nước.

Chuẩn bị một cái nồi lớn, xếp bắp vào nồi rồi đổ nước lọc vào (lượng nước đủ để ngập bắp) bật bếp nấu cho đến khi bắp chín. Lưu ý, bạn chỉ nên luộc cho bắp chín tới là được, nếu luộc kỹ quá bắp sẽ bị nát, gây khó khăn cho việc sơ chế tiếp theo.

Khi bắp đã chín, bạn vớt ra để nguội, phần nước luộc bắp giữ nguyên.

Để nấu chè bắp bạn phải tách hạt bắp ra khỏi lõi. Nếu muốn nấu chè bắp nguyên hạt, bạn dùng tay tách từng hạt bắp, cách này sẽ lâu nhưng lại cho ra thành phẩm món ăn đẹp mắt. Nếu muốn nhanh hơn, bạn dùng dao bào gọt hết phần hạt bắp ra ngoài, giữ lại phần lõi.

Phần lõi bắp bạn cho lại vào nồi nước luộc vừa nãy, thêm nước lọc vào (sao cho lượng nước trong nồi đủ để nấu chè), bật bếp nấu liu riu cho đến khi nước có vị ngọt hấp dẫn thì tắt bếp, thời gian nấu khoảng 25 – 30 phút. Dùng đũa vớt hết lõi bắp, vỏ bắp và râu bắp ra ngoài, đợi cho lắng cặn thì lọc qua rây để lấy phần nước trong nấu chè. Bí quyết giúp món chè bắp có vị ngọt tự nhiên và hương thơm thoang thoảng chính là ở bước này.

Sau khi lọc phần nước luộc bắp, bạn cho phần hạt đã tách riêng ở bước 2 vào trong nồi nước luộc, bắc lên bếp nấu cho đến khi bắp chín mềm. Lưu ý là để lửa nhỏ liu riu, nấu khoảng 20 phút nữa cho hạt bắp chín mềm, khi nấu hãy cho thêm chút đường và chút muối, làm như vậy sẽ giúp món chè đậm đà hơn.

Khi bắp đã chín mềm, bạn nêm nếm lượng đường vừa ăn.

Bột sắn dây đổ vào một cái chén nhỏ, thêm nước đun sôi để nguội rồi hòa tan hoàn toàn. Từ từ đổ bột sắn dây vào nồi, vừa đổ vừa dùng muôi khuấy đều trong vài phút cho đến khi bột sắn chuyển sang màu trong suốt, đồng thời tạo độ sánh đặc cho món chè. Bước này bạn phải làm thật khéo để tránh bột sắn dây bị vón cục, như vậy chè sẽ mất ngon và có thể bị hỏng. Cuối cùng, tắt bếp rồi múc ra chén, để nguội.

Bạn múc chè ra chén hoặc ly tùy ý, rưới thêm chút nước cốt dừa và rắc mè rang (hoặc đậu phộng rang giã dập lên trên) rồi thưởng thức. Bạn cũng có thể thêm chút dừa nạo để ăn cùng.

Đăng bởi: Hiền Nguyễn Trần Minh

Từ khoá: Cách nấu chè bắp nước cốt dừa đơn giản, chuẩn vị thơm thanh mát

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nấu Nước Sâm Ngon Mát Làm Dịu Những Ngày Nóng trên website Wchx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!