Bạn đang xem bài viết Cách Nuôi Và Chăm Sóc Mèo Con Mới Đẻ Đơn Giản Nhất được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Wchx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cách chăm sóc mèo con mới đẻ vẫn còn mẹKhi mèo mẹ sinh nở
Khi mèo mẹ gần chuyển dạ bạn nên chuẩn bị cho chúng một ổ để êm ái và gần gũi, nói chuyện với chúng để mèo nhà bạn yên tâm chuyển dạ.
Nhưng đặc biệt khi lúc sinh, bạn nên đứng quan sát từ xa, hạn chế việc lại gần gây mất tập trung cho mèo mẹ. Song, bạn nên chuẩn bị một tô cháo loãng để mèo mẹ lấy lại sức sau khi sinh.
Dinh dưỡng cho mèo mẹ
Sau khi sinh xong là thời điểm bạn nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của chúng bởi mèo mẹ đang cần nhiều sữa để cho mèo con, Thế nên, bạn nên cung cấp những loại thức ăn cho mèo hoặc thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa có chứa hàm lượng tinh bột, protein và các dưỡng chất cần thiết khác.
Dinh dưỡng cho mèo con
Với mèo con sau dinh thì chất dinh dưỡng tốt nhất đó chính là sữa mẹ, vì thế ở giai đoạn này bạn không cần can thiệp quá nhiều về chế độ dinh dưỡng của chúng. Nhưng bạn cũng phải quan sát nếu mèo mẹ không đủ sữa cung cấp thì bạn có thể hỗ trợ nguồn sữa ngoài cho chúng.
Tập cho mèo con đi vệ sinh
Việc tập cho mèo con đi vệ sinh thường là thiên chức của mèo mẹ, nhưng bạn cũng có thể hỗ trợ chúng bằng việc đặt mèo con vào khay cát chuyên dụng để mèo nhận biết được vị trí và để mèo tập cào cát và lấp chất thải.
Bạn hãy kiên nhẫn lập lại việc này khoảng 3-4 lần thì mèo con sẽ tự nhận biết và trở thành thói quen, giúp việc chăm sóc mèo trở nên dễ dàng hơn.
Cách chăm sóc mèo con mới đẻ mất mẹLàm ổ cho mèo
Với mèo con mất mẹ bạn cần chú ý và cẩn thận nhiều hơn, bạn nên làm tổ cho mèo con phải thật sự đủ ấm và an toàn, tránh các tác động của tự nhiên hay các vật nuôi khác.
Tốt nhất bạn nên sử dụng các hộp giấy có thành cao để làm ổ cho mèo, bên trong có lót chăn hay vải mềm để tạo sự thoải mái cho mèo và phải đảm bảo mức nhiệt độ khoảng 37 độ C để giữ ấm cho mèo.
Cho mèo con uống sữa
Với giai đoạn này thì sữa là nguồn dinh dưỡng thiết yếu dành cho chúng. Nếu không có nguồn sữa mẹ thì bạn có thể cung cấp từ nguồn sữa ngoài theo chế độ sau:
– Mèo con dưới 2 tuần tuổi: Bạn nên cho mèo con dùng sữa 3 lần/ngày và lượng sữa là 2-5ml/lần.
– Mèo con dưới 4 tuần tuổi: Cho mèo dùng 4-5 lần mỗi ngày và khoảng 7ml/lần.
– Mèo 2-3 tháng tuổi: Ngoài sữa bạn có thể tập cho chúng các loại thức ăn mềm, tần suất dùng sữa giảm lại (2 lần/ngày).
Hỗ trợ mèo con đi vệ sinh
Bạn cũng nên đặt mèo con vào khay cát vệ sinh để mèo tập cào và lấp chất thải sau khi vệ sinh. Việc này sẽ giúp mèo nhận biết được nơi vệ sinh và những việc cần làm trước và sau đi vệ sinh. Việc này sẽ giúp bạn nhẹ nhàng hơn trong việc vệ sinh của mèo.
Nên tránh âu yếm vuốt ve khi mèo còn quá nhỏ
Việc âu yếm chúng thường xuyên là điều không nên vì cơ thể chúng còn nhỏ, đề kháng còn yếu nên việc làm này có thể khiến chúng khó thích nghi và chậm phát triển so với bình thường.
Lưu ý khi chăm sóc mèo con mới đẻ– Không nên để mèo nằm khi ăn vì như vậy dễ gây sặc và tràn vào phổi.
– Với giai đoạn đầu bạn không nên tắm thường xuyên cho mèo vì ảnh hưởng đến sức đề kháng của chúng, và khi tắm nên dùng nước ấm để tránh tình trạng sốc nhiệt, làm mèo giật mình.
– Nếu mèo mất mẹ, bạn cần phải tập trung quan sát những thay đổi cơ thể của chúng để biết được cách thức chăm sóc hợp lý.
Huấn luyện và các bệnh thường gặp ở mèo conHuấn luyện mèo con đi vệ sinh đúng chỗ
Bước 1: Cho mèo ngồi vào bên trong, ngửi và kiểm tra khay vệ sinh của mèo.
Bước 2: Ngay sau khi ăn và ngủ dậy, hãy cho mèo vào một trong các nhà vệ sinh. Nếu bạn nhận thấy mèo có dấu hiệu cần rời đi, hoặc nếu bạn đang đánh hơi hoặc ngồi xổm ở một vị trí cụ thể, hãy nhấc nó lên và cho vào bồn cầu.
Bước 3:Thưởng cho mèo nếu bạn nhận thấy mèo đi vệ sinh trong khay.
Bước 4: Nếu mèo gặp khó khăn khi đi vệ sinh, đừng trừng phạt hay la mắng mèo. Làm như vậy sẽ chỉ dẫn đến căng thẳng và lo lắng, điều này sẽ làm trầm trọng thêm vấn đề và khiến việc sử dụng cát để huấn luyện mèo trở nên khó khăn hơn.
Các bệnh thường gặp ở mèo con
Sán dây: Bác sĩ thú y thường điều trị sán dây ở mèo con bị bọ chét truyền bệnh. Tuy nhiên, bạn có thể được yêu cầu lấy mẫu phân mèo con vì bạn dễ bị nhiễm các loại ký sinh trùng khác như nấm ngoài da.
Nhiễm trùng đường hô hấp trên: Nhiễm trùng đường hô hấp trên bao gồm vi-rút viêm ống thở ở mèo và vi-rút calicivirus ở mèo. Cả hai loại vi-rút đều có vắc-xin cốt lõi. Vi rút này gây ra hắt hơi, sổ mũi và viêm kết mạc
Advertisement
(thường được gọi là đau mắt đỏ).
Bệnh viêm phúc mạc ở mèo (FIP): Đây là bệnh phổ biến ở những khu vực nhiều mèo, nhưng cũng xảy ra ở mèo con có khuynh hướng di truyền. Tiếp xúc với coronavirus có thể gây ra nhiều loại bệnh, nhưng một số con mèo bị nhiễm thực sự có thể phát triển FIP vì virus cần phải đột biến để gây bệnh. Khuyết điểm là khi đã nhiễm bệnh sẽ chết.
Hình ảnh mèo con dễ thương, đáng yêu
Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hạnh Phúc Đơn Giản, Cho Dáng Đẹp
Đúng với cái tên của mình, cây hạnh phúc thường được gia chủ ưu ái đặt ở phòng khách hay nơi làm việc vì sẽ đem lại nhiều may mắn, sự sung túc và cải thiện năng lượng tích cực trong gia đình.
Cây hạnh phúc có tên khoa học là Radermachera sinica, có nguồn gốc từ những khu rừng nhiệt đới tại Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.
Về đặc điểm hình thái, cây hạnh phúc thuộc họ cây thân gỗ. Khi trưởng thành, cây có thể cao từ 1-3m nếu sinh trưởng trong môi trường tự nhiên và chỉ 1.4-1.6m nếu được trồng trong nhà.
Lá cây mọc xum xuê, có màu xanh non khi còn nhỏ và đậm dần lên khi trưởng thành. Điều đặc biệt là ở mỗi cành sẽ một ra các chùm gồm 3 lá tạo thành hình trái tim rất đẹp mắt.
Cây cho hoa màu trắng, sau đó thì kết thành quả có hình hạt đậu. Tuy nhiên, khi trồng trong nhà, môi trường sống không đáp ứng đủ nhu cầu phát triển nên cây sẽ rất hiếm ra hoa.
Theo dân gian, sắc xanh đặc trưng của cây hạnh phúc thể hiện niềm tin và hy vọng vào cuộc sống. Đối với những ai đang gặp khó khăn trong cuộc sống, loài cây này sẽ truyền đến họ một nguồn năng lượng tích cực, giúp họ vững tin vào tương lai tốt đẹp hơn đang đến.
Ngoài ra, cây hạnh phúc còn biểu trưng cho sự tinh tế và độc đáo trong tính cách của người sở hữu. Đồng thời, nó còn là loài cây phong thuỷ cát tường, giúp gắn kết những thành viên trong gia đình, giữ gìn hoà khí và mang lại nhiều niềm vui, hạnh phúc và may mắn về tài lộc.
Đặc biệt hơn, thế giới còn chọn ngày 20/03 hằng nằm làm ngày Quốc Tế Hạnh Phúc với mục đích truyền tải thông điệp và năng lượng tích cực đối với mọi cá nhân, tập thể.
Cây hạnh phúc được tận dụng để trang trí ở nhiều nơi khác nhau như: Phòng khách, văn phòng làm việc, sảnh lễ tân, sân thượng hay các địa điểm công cộng như quán cà phê, nhà hàng,…
Giống như những loại cây cảnh khác, cây hạnh phúc giúp tăng thêm sắc xanh trong nhà hay nơi làm việc của bạn, khiến không gian thêm tươi mới và tràn đầy sinh khí. Ngoài ra, với vẻ uy nghiêm vốn có, loài cây này giúp tôn lên vẻ đẹp trang trọng và hiện đại cho ngôi nhà của bạn.
Cây hạnh phúc còn được mệnh danh là “máy lọc không khí mini” trong nhà. Bởi lẽ, nó là trợ thủ đắc lực giúp thanh lọc không khí, cung cấp lượng oxy lớn, qua đó đem lại sự an toàn và sức khỏe cho những thành viên trong gia đình.
Ngoài ra, nhờ tên gọi xinh đẹp của mình, cây hạnh phúc cũng được chọn lựa làm quà để dành tặng bạn bè, người thân trong những dịp trọng đại như hỏi cưới, tân gia,…
Theo quan niệm về Ngũ hành của phương Đông, màu xanh đậm của cây hạnh phúc sẽ rất hợp với mệnh Kim. Đồng thời, Kim sinh Thuỷ nên loài cây này cũng rất phù hợp với người mang bản mệnh Thuỷ. Khi trồng cây trong nhà, những người mệnh này sẽ có nhiều may mắn, tài lộc, hoặc có cảm giác thư thái và động lực làm việc hơn.
Tuy nhiên trên thực tế, cây hạnh phúc không kén phong thuỷ, có thể phù hợp với cả 12 con giáp. Vì vậy, dù bạn sinh năm bao nhiêu, tuổi nào hay bản mệnh gì cũng có thể trồng cây hạnh phúc trong nhà để cải thiện tinh thần và tiếp thêm vượng khí.
Với nhiều ý nghĩa tốt lành, may mắn, cây hạnh phúc có thể trồng trong nhà tại nhiều vị trí khác nhau. Trồng cây hạnh phúc trong nhà có thể giúp không gian tươi mới, nhiều sức sống.
Bạn có thể đặt cây hạnh phúc ở một số vị trí như:
Phòng ngủ
Bàn học, bàn làm việc
Phòng khách
Nhà bếp
Cây hạnh phúc có sức sống tốt nên có thể trồng được quanh năm. Tuy nhiên, thời gian phù hợp nhất là vào mùa mưa.
Có hai phương pháp trồng phổ biến là: Trồng bằng cây con và chiết cành.
Trồng bằng cây con:
Công đoạn đầu tiên bạn cần làm là chuẩn bị đất trồng. Bạn cần đào đất với chiều rộng gấp 3 lần và chiều sâu bằng với bầu cây giống. Tiếp đó, bạn nhẹ nhàng xé phần nilon bao quanh bầu đất, cho cây xuống hố rồi lấp đất lại. Bạn lưu ý không nên nén đất quá chặt.
Sau vài ngày, cây sẽ bén rễ và sinh trưởng bình thường. Bạn cần tưới nước đầy đủ để tạo độ ẩm cho đất.
Trong trường hợp bạn muốn trong cây vào chậu, thì đầu tiên, bạn cho vào một lớp đất nền cao bằng ⅓ chậu, sau cho cây vào rồi lấp đất lại. Bạn lưu ý tưới nước thường xuyên và cần đục sẵn lỗ dưới đáy chậu để có thể thoát nước, tránh để cây bị ngập úng và thối rễ.
Trồng bằng phương pháp chiết cành
Tương tự như cách chiết cành ở các loại cây khác, bạn nên lựa chọn cành khỏe mạnh, lá xanh, không sâu bệnh. Sau đó, bạn tiến hành khoanh vỏ cây rồi đắp bầu.
Khi nào cành ra rễ thì cắt và trồng vào chậu, tương tự như cách trồng cây con đã mô tả.
Về đất trồng, bạn cần chọn loại đất tơi, xốp và giữ ẩm tốt. Bạn có thể bổ sung xơ dừa, mùn tơi hoặc phân bón để duy trì độ ẩm tốt hơn.
Về tưới tiêu, bạn nên tưới cho cây mỗi ngày 1 lần vào sáng sớm hoặc chiều tối nếu trồng cây ngoài trời và 3 lần/tuần nếu trồng cây trong nhà hoặc nơi khuất nắng. Bạn có thể điều chỉnh lượng nước tưới phù hợp để đất không quá khô.
Về nhiệt độ, cây thích nghi rất tốt với khí hậu Việt Nam vì có nguồn gốc từ các khu rừng nhiệt đới. Nhiệt độ tốt nhất cho cây phát triển là từ 18-28 độ C. Bạn cần để cây ở nơi có ánh sáng ít nhất 1 tiếng/ngày để cây có thể quang hợp. Lưu ý tránh để cây tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ lớn hơn 40 độ C vì có thể làm lá cây héo úa.
Về bón phân, cứ cách 4-5 tháng bạn bón phân 1 lần bằng các loại phân chuồng, mùn cưa kết hợp với hợp chất NPK để bổ sung dinh dưỡng cho cây.
Về phòng ngừa sâu bệnh, cây có thể gặp các bệnh thông thường như đốm lá, rầy, thối rễ, vì vậy bạn cần lưu ý cắt bỏ lá/cành già, kém phát triển và bị sâu bệnh. Nếu cây bị bệnh nghiêm trọng hơn, bạn có thể mua thuốc trị sâu rầy về phun.
Bạn có thể dễ dàng tìm mua cây hạnh phúc tại các cửa hàng/website bán cây cảnh hoặc các trang thương mại điện tử.
Bạn có thể mua cây hạnh phúc trực tiếp tại một số con đường chuyên bán cây cảnh như: đường cây cảnh gần cư xá Bắc Hải quận 10, đường bán hoa ở Phan Huy Ích Gò Vấp,… Ngoài ra, bạn cũng có thể ghé một số cửa hàng cây cảnh nổi tiếng để chọn mua cây đẹp như:
Cửa hàng cây cảnh 9X Garden
Cửa hàng cây cảnh Lộc Xanh
Cửa hàng cây cảnh Sài Gòn Hoa
Cửa hàng cây cảnh Chạm Concept
Cây hạnh phúc có nhiều mức giá khác nhau, tùy thuộc vào kích thước, tuổi thọ và chất lượng chậu đi kèm. Song, mức giá phổ biến nhất là từ 100.000-200.000 nghìn đồng/cây.
Cách Nuôi Gà Con Lớn Nhanh Ít Bệnh Đơn Giản Nhất Tại Nhà
Hiện nay, các mô hình chăn nuôi gà tại các địa phương đã và đang mang lại thu nhập cao cho người nông dân. Tuy nhiên ở giai đoạn gà con, nếu biện pháp chăm sóc không đúng kỹ thuật thì rủi ro rất cao. Để tránh thua lỗ khi nuôi gà, ở bài viết này, Thành Công Farm sẽ tiếp tục chia sẻ cách nuôi gà con nhanh lớn chi tiết nhất. Bà có có thể tham khảo áp dụng.
Khi chọn gà giống, chỉ chọn những con khỏe mạnh, nhanh nhẹn, độ đồng đều cao, không bị dị dạng, màng da chân bóng…
Trong chuồng úm phải được treo đèn sợi đốt vừa dùng để sưởi ấm gà và cũng để chiếu sáng, dùng đèn công suất từ 60 – 100W, treo cách nền chuồng 30 – 40cm tùy theo cách làm chuồng gà
Thời gian từ 1 – 21 ngày tuổi, hệ hô hấp và hệ tiêu hóa của gà con chưa hoàn thiện, thân nhiệt thấp nên bà con cần tiến hành làm chuồng và úm gà con.
Úm gà con mới nở là kỹ thuật nuôi gà khoa học nhằm tạo ra một môi trường phù hợp để cơ thể gà con hoàn thiện, sức đề kháng cao, đảm bảo sinh trưởng và phát triển tốt ở các giai đoạn chăn nuôi sau này.
Lồng úm gà con có kích thước 1x2x0,9m/ 100 con gà hoặc chuồng úm rộng hơn.
Sử dụng trấu tươi đã sát trùng và đem phơi khô để làm chất độn chuồng dày khoảng 10cm.
Thiết kế máng uống nước, máng ăn.
Thiết kế 2 bóng đèn 75W để cung cấp nhiệt độ và ánh sáng cho gà con.
Sử dụng Formol 2% để Sát trùng trong lồng úm để tiêu độc.
Duy trì độ ẩm của lồng úm từ 25 – 35%.
Kiểm tra đàn gà con trước khi cho vào chuồng nuôi, những con có dấu hiệu bị bệnh, cơ thể còi cọc, rù, chân khô… cần loại bỏ ngay để tránh lây lan ra cả đàn.
Nếu bắt từ các chuồng gà con giống thì bà con có thể pha một ít nước đường để khôi phục sức khỏe cho gà con khi di chuyển trên một chặng đường dài.
Cho gà con ăn thức ăn ngay sau khi úm. Cứ sau 2 tiếng lại bổ sung thức ăn và nước uống.
Bà con phải điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm cho lồng úm để kích thích gà con ăn nhiều, tiêu hóa tốt và nhanh lớn. Cụ thể:
Nhiệt độ của lồng úm:
Ngày tuổi Nhiệt độ tròng lồng úm (độ C)
1- 5 33 – 35
6 – 10 31 – 33
11 – 15 30 – 32
16 – 20 29 – 31
21 – 35 27 – 29
Trên 35 ngày tuổi đến khi xuất chuồng Theo nhiệt độ của môi trường
Độ ẩm của lồng úm gà con:
Tuần tuổi Độ ẩm (%)
1 60 – 75
2 60 – 75
3 60 – 75
4 60 – 75
Kiểm soát nhu cầu chiếu sáng cho gà con:
Ngày tuổi Nhu cầu chiếu sáng (giờ/ngày)
1 – 3 24
4 – 7 16
8 – 14 12
15 – 28 8
Điều chỉnh mật độ nuôi nhốt gà con:
Tuần tuổi Mật độ trung bình (con/m2)
Mật độ tối thiểu Mật độ tối đa
1 30 – 35 40 – 45
2 25 – 30 35 – 40
3 20 – 25 30 – 35
4 10 – 15 20 – 30
Úm gà vào mùa đông: Ngoài bóng đèn, bà con có thể sử dụng đèn hồng ngoại 250W để úm cho 1000 con gà con hoặc úm bằng than. Tuy nhiên, bà con nên úm bằng đèn vì than cháy sẽ sản sinh ra khí độc, khó điều chỉnh nhiệt độ nóng lạnh.
Úm gà con vào mùa hè: Chuồng úm cần phải thoáng mát, thay nước liên tục cho gà. Nên cho thêm 0,25% muối ăn pha với nước cho gà con uống hàng ngày.
Úm gà vào mùa mưa: Nếu úm gà vào mùa mưa thì chuồng úm phải cao ráo, lớp cháu dày, được che chắn đầy đủ. Tuy nhiên phía trên không nên che quá kín khiến gà con bị ngạt. Không nên úm gà con cạnh gà trưởng thành có thể khiến gà con bị lây bệnh.
Để kiểm tra kết quả đàn gà con trong giai đoạn úm, đến ngày thứ 7, bà con cân tổng cộng số gà con bị chết. Nếu tỷ lệ chết không vượt quá 2% và cân nặng của tổng đàn gà sống tăng gấp từ 2,5 – 4,5 lần thì đạt tiêu chuẩn.
Đối với gà con sau khi nở 1 ngày tuổi, cơ thể gà có thể tự cung cấp chất dinh dưỡng nên chưa cần ăn, bà con chỉ cần bổ sung nước uống có pha kèm 50g đường Gluco: 1g Permasol 500: 1g Vitamin C hòa với 1 lít nước.
Sau ngày đầu tiên, gà con phải được cho ăn để cơ thể có đủ chất dinh dưỡng và tránh tử vong. Bà con hãy đến các đại lý bán thức ăn chăn nuôi để tìm mua loại cám đặc biệt được chế biến phù hợp với khả năng tiêu hóa thức ăn của gà con. Một ngày bà con cho gà ăn từ 5 – 6 lần để kích thích gà ăn nhiều, đổ thức ăn dày khoảng 0.5 – 1cm vì gà con vừa ăn vừa bới, đổ nhiều sẽ lãng phí, hơn nữa lại khiến thức ăn để lâu dễ ôi thiu kém chất lượng.
Xem Thêm:
Tuổi Thọ Của Heo? Heo Có Thể Sống Được Bao Lâu Trong Tự Nhiên
Sau tuần đầu tiên, gà con đã có thể ăn được thức ăn xanh như rau diếp, cỏ linh lăng, cỏ ba lá với điều kiện là rau được bằm thật nhuyễn và được đảo đều. Lúc này, bà con giảm tần suất cho ăn còn 3 – 4 lần/ngày.
Dưỡng chất Giống gà
Gà thịt công nghiệp Gà thịt lông màu Gà hậu bị trứng
ME (Kcal) 3000 3000 3000
Protein thô (%) 22 20 20
Canxi (%) 1.1 1.0 1.0
Photpho hữu dụng (%) 0.6 0.6 0.6
Lysin (%) 1.2 1.0 1.0
Methionin (%) 0.5 – 0.6 0.4 – 0.5 0.4 – 0.5
Câu hỏi: Ngày đầu tiên bắt gà con về, cho gà ăn và uống liền luôn thì có tốt không?
Trả lời: Đây là một vấn đề mà người chăn nuôi gà thường hay mắc phải. Một số cho rằng khi mà vừa mới bắt gà về thì cần phải cho ăn. Nhưng một số lại cho rằng không cho ăn đồng thời cũng không cho uống nước.
Như vậy cả 2 vấn đề trên đều không được đối với úa trình úm gà con. Trong quá trình chăn nuôi, khi bắt gà về thì các bạn cần lưu ý tuyệt đối không được cho gà ăn ngay. Vậy lý do tại sao?
Tại vì đối với gà con ở lúc này, chất vẫn còn nhiều ở trong cơ thể. Và nhất là khi di chuyển xa thì ảnh hưởng tới yếu tố thần kinh, gà có thể bị stress.
Như vậy ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiêu hóa, hấp thụ. Nếu mà chúng ta cho gà ăn ngay thì sẽ không kịp tiêu hóa hấp thụ. Mà khi không dược tiêu hóa hấp thụ sẽ sinh ra hiện tượng gà ỉa sống phân và đồng thời gây ra hiện tượng tiêu chảy.
Nếu đàn gà khỏe thì sau khi cho uống nước với khoảng thời gian nhất định (có thể là 1 – 2 tiếng) thì mới cho ăn. Nếu đàn gà yếu thì sau ít nhất 6 – 12 tiếng mới được cho gà ăn.
Còn việc cho uống thì bắt buộc phải cho gà uống nước. Vậy tại vì sao?
Bởi vì nước có nhiệm vụ rất quan trọng đối với cơ thể gà con. Và nó chiếm tới 2/3 trọng lượng cơ thể gà con.
Khi mà không có nước thì mọi phản ứng sinh hóa trong gà con sẽ không thực hiện được. Gà con sẽ bị mất nước và mất chất điện giải dẫn đến trúng độc gan và có thể chết.
Khi cho đàn gà con uống nước thì các bạn cần phải lưu ý. Không phải là cho uống nước sạch thường mà các bạn có thể kết hợp với một số các chất. Ví dụ như vitamin C để nâng cao sức đề kháng, đường glucose để tăng năng lượng và bồi bổ cho cơ thể.
Với vitamin C thì các bạn có thể pha 1 gam / 1 lít nước. Còn đường glucose ở đây thì các bạn có thể pha với lượng 20 -50 gam / 1 lít nước cho đàn gà uống.
Xem Thêm:
LM trong bóng đá là gì? Top tiền vệ cánh trái hay nhất
Hoặc nếu có điều kiện thì các bạn có thể dùng các loại thuốc úm để pha với nước đồng thời cho đàn gà uống. Chính các loại thuốc úm cũng có vai trò hết sức quan trọng, cũng là bổ sung các nguyên tố vi lượng.
Cũng như là vitamin và đặc biệt có một số loại thuốc có tác dụng để dự phòng. Ví dụ như dự phòng e-co-li hoặc dự phòng salmonella. Và chính như vậy thì đàn gà mới sinh trưởng và phát triển được tốt.
Để nuôi gà con nhanh lớn, bà con cần thường xuyên vệ sinh lồng úm và môi trường sống của gà sạch sẽ, không để nước tù, nước đọng lại. Thay nước thường xuyên cho gà. Rửa sạch sẽ dụng cụ đựng nước uống, thức ăn mỗi lần cho gà ăn. Ngoài ra, môi trường xung quanh lồng chuồng nuôi cũng cần được sát trùng sạch sẽ, khô ráo.
Một trong những cách nuôi gà con nhanh lớn là khi nuôi úm gà, bà con cần được tiêm phòng đầy đủ. Tuy nhiên chỉ tiêm vacxin cho gà con khỏe mạnh, tiêm đúng loại, đúng liều lượng và thời gian quy định.
Ngày tuổi Lịch tiêm phòng
3 – 5 Nhỏ mắt, mũi cho gà bằng vacxin Newcastle chủng F
7 Tiêm vacxin phòng chống bệnh đậu gà
8 – 10 Nhỏ vacxin Gumboro hoặc tiêm dưới da
21 Phòng bệnh Newcastle chủng Lasota bằng cách cho uống hoặc trộn vào thức ăn
23 – 25 Tiêm nhắc lại vacxin Gumboro
30 – 45 Tiêm vacxin phòng bệnh tụ huyết trùng ở gia cầm
Trên 60 Tiêm vacxin Newcastle chủng M cho gà. Sau đó 6 tháng sau lại tiêm nhắc lại
Bà con có thể tham khảo và áp dụng chương trình phòng bệnh bằng thuốc kháng sinh cho gà đẻ:
Ngày tuổi Thuốc kháng sinh Phòng bệnh
1 – 3 Uống Ampi-Coli, Neomycine Đường tiêu hóa
11 – 13 Uống Sulfamide hoặc Totazuril Cầu trùng
17 – 19 Uống Doxycycline + Tylosin Hô hấp
24 – 26 Uống Sulfamide hoặc Totazuril Cầu trùng
35 – 37 Uống Doxycycline + Tylosin Hô hấp
40 – 42 Uống Sulfamide hoặc Totazuril Cầu trùng
45 – 50 Mebendazol, Levamisol Tẩy giun
Gà con có sức đề kháng yếu, dễ mắc phải các loại bệnh do vi khuẩn, thức ăn ôi thiu, nhiệt độ môi trường quá nóng hoặc quá lạnh gây ra. Ngoài việc tiêu độc khử trùng chuồng úm mà chúng tôi đã nhắc tới ở trên, trong 3 ngày đầu đem gà về, bà con nên cho gà uống kháng sinh hòa tan trong nước cùng với vitamin A, D, E và Bcomplex nhằm phòng ngừa một số bệnh dễ gặp như thương hàn, CRD, viêm rốn và E.coli.
Đến khi gà 7 ngày tuổi, bà con nhỏ chủng đậu và nhỏ Lasota cho gà. Đến 14 ngày tuổi, bà con có thể trộn kháng sinh Neomycin vào thức ăn của gà với tỉ lệ 1g kháng sinh: 1kg thức ăn. Đến 24 ngày tuổi, bà con tiếp tục nhỏ Lasota nhắc lại để đàn gà phát triển khỏe mạnh.
Đặc Điểm, Ý Nghĩa, Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Lan Hoàng Dương Đơn Giản
Giới thiệu về cây hoàng dương
Hoa lan hoàng dương là loài lan có nguồn gốc từ Châu Mỹ, có tên khoa học là Petraeovitex bambusetorum, thuộc họ hoa môi Lamiaceae, đây là loài cây thân leo rủ, sống lâu năm với chiều cao từ 50 đến 250 cm, được trồng ở nhiều nơi tại Việt Nam.
Do hoa thuộc thân leo nên thân cây rất mềm và có khả năng bám quanh các cành cây hay các vật cố định. Lá của cây hoa có dạng bầu dục, hơi nhọn phần đầu, phiến lá màu xanh đậm và bóng.
Cây ra hoa vào liên tục từ mùa thu sang mùa xuân nếu được chăm sóc kỹ, thường cây ra hoa thường mọc theo chùm, có màu vàng bắt mắt, dây rủ xuống như những chiếc đèn chùm nên đây là điểm mà nhiều người ưa thích, cùng với việc dễ trồng và trồng ở bất cứ đâu cố định mà cây có thể bám vào như lan can, hàng rào hoặc tạo giàn leo cho cây.
Ý nghĩa cây hoa lan hoàng dươngCái tên “hoàng dương” nghĩa là sự hồi sinh, sức sống, trong dân gian có câu nói “mượn xác hoàng dương” ý chỉ sống lại 1 lần trong đời dù đó chính là ánh chiều tà của cuối dòng đời.
Cùng với đặc điểm hoa màu vàng sậm, sặc sỡ cùng kết thành chuỗi khi ra hoa làm liên tưởng đến sự tiếp nối, gắn kết nên lan hoàng dương còn mang ý nghĩa đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau, hòa thuận của gia đình. Đồng thời, nó còn tượng trưng cho tài lộc phú quý và may mắn bởi từng chùm hoa nhìn như những chùm đồng tiền.
Trong phong thuỷ, xét theo mệnh cung ngũ hành, cây hoa lan hoàng dương rất hợp với người mệnh Thổ bởi trong cái tên có chữ “Hoàng“ có nghĩa trong Hán Việt là “mặt đất” thuộc hành Thổ cùng màu vàng đậm của nó sẽ giúp cho chủ mệnh làm ăn ổn định, tài lộc vững bền, mọi chuyện suôn sẻ. Ngoài ra, do Thổ sinh Kim nên người mệnh Kim được lợi trong sự nghiệp và tình duyên nếu trồng cây hoa lan hoàng dương.
Cách trồng và chăm sóc cây hoàng dương Cách trồng cây hoa lan hoàng dươngLan hoàng dương là loài cây hoa rất dễ trồng, ít sâu bệnh, thích nghi khí hậu nhiệt đới như Việt Nam nên bạn yên tâm khi trồng loài cây này.
Đầu tiên, chậu cây thì bạn chọn chậu loại lớn và có giàn để cây leo, nếu dùng chậu treo dây treo chắc chắn, vì loài cây ưa sáng nên chọn vị trí đặt chậu nơi tràn ngập ánh sáng.
Sau đó, cho đất trồng gồm đất thịt thêm trấu tươi, xơ dừa và phân bò đã qua xử lý, dễ thoát nước. Bạn chọn cây giống khỏe mạnh không sâu bệnh, đào một cái hố chính giữa chậu và cho cây non vào, lấp đất lại và tưới nước cho cây là xong.
Cách chăm sóc cây hoa lan hoàng dươngBạn nên tưới cây 2 – 3 lần /ngày để duy trì độ ẩm bởi cây là loại háo nước, dễ khô gốc. Nếu trời mưa thì sáng nên tưới để rửa lá, phòng sâu bệnh
Bón phân NPK cho cây chừng 15 đến 20 ngày/lần, khi bón cách gốc 5 đến 10 cm và tưới nước ngay
Mua lan hoàng dương ở đâu và giá bao nhiêu?Advertisement
Bạn có thể tìm mua cây hoa lan hoàng dương tại các cửa hàng cây cảnh hay vườn ươm, hoặc trên các trang thương mại điện tử như Lazada, Tiki, Shopee,… với mức giá dao động từ 150.000 đồng đến 189.000 đồng/cây.
Phía trên là thông tin về cây hoa lan hoàng dương và ý nghĩa có nó, mong rằng chia sẻ trên giúp bạn hiểu thêm là loài cây hoa này.
Đặc Điểm, Cách Trồng Và Chăm Sóc Xương Rồng Tai Thỏ Đơn Giản Cho Hoa Nở To Đẹp
Xương rồng tai thỏ là loài thực vật mọng nước, có hoa thuộc họ xương rồng (Cactaceae), có tên khoa học là Opuntia microdasys. Được tìm thấy đầu tiên ở phía bắc và trung tâm của Mexico. Còn thường được gọi là xương rồng bà, xương rồng bạ, rất dễ nhầm lẫn với xương rồng Nopal vì có hình dáng khá giống nhau.
Xương rồng tai thỏ thường được tìm thấy ở các khu vực hoang mạc và bán hoang mạc, do đó việc thích nghi tốt với điều kiện khắc nghiệt như biến đổi khí hậu hay đất đai cằn cỗi là một việc dễ dàng nên loài cây này rất dễ trồng và chăm sóc.
Ngoài việc có vẻ ngoài đáng yêu thường được dùng để làm cây cảnh. Xương rồng tai thỏ còn được xem như một vị thuốc quý chữa khỏi nhiều căn bệnh và là một món ăn đặc sản ở tỉnh Quảng Nam. Lý do vì trong các bộ phận của loài cây này có chứa các hợp chất có ích cho cơ thể như: Axit fumaric, axit tartaric, axit citric,…
Cái tên “xương rồng tai thỏ” được xuất phát từ chính hình dáng bên ngoài của nó, nhìn vào loài xương rồng này bạn dễ dàng liên tưởng đến ngay một đôi tai thỏ.
Cũng như các loài xương rồng cùng họ, thân cây có màu xanh, có nhiều gai nhỏ chi chít, xếp thành từng hàng và trải đều giúp cây dự trữ nước. Cây phát triển gồm một thân chính và đa số mọc ra hai nhánh nhỏ hơn từ thân chính. Cũng có trường hợp sẽ mọc nhiều nhánh hơn nhưng rất hiếm gặp. Chính nhờ vào hình dáng khác biệt này mà xương rồng tai thỏ có vẻ nổi tiếng hơn các anh em cùng họ khác.
Xương rồng tai thỏ chủ yếu có kích thước nhỏ, tối đa khoảng vài mét. Hoa có màu vàng hoặc đỏ. Quả có màu xanh, khi chín thì có màu đỏ, chứa rất nhiều hạt, trung bình khoảng 3000 hạt mỗi cây. Gai xương rồng có thể biến thành lá nếu bạn trồng chúng trong điều kiện râm mát, lá thường dày và có cuống ngắn.
Chế biến món ănĐược nhu nhập vào Việt Nam, chúng ta cho thấy độ sáng tạo không kém cạnh gì đất nước gốc với rất nhiều món ngon được ra đời và đặc biệt hơn là trở thành đặc sản của tỉnh Quảng Nam như: Xương rồng luộc, xương rồng xào, canh xương rồng, gỏi xương rồng, salad xương rồng,…
Công dụng chữa bệnhXương rồng tai thỏ có vị khá đắng, chứa rất nhiều hợp chất tốt cho cơ thể và chữa được rất nhiều loại bệnh.
Theo y học cổ truyền: Loài xương rồng này chữa được các bệnh về răng như: đau răng, sâu răng. Ngoài ra còn có viêm dạ dày, viêm ruột, sốt rét. Từng bộ phận cũng có những công dụng riêng như: Lá dùng chữa bí tiểu, đinh sang; nhựa dùng chữa xơ gan, thấp khớp, đau thần kinh, trị mụn cóc và bệnh ngoài da.
Theo y học hiện đại: Việc sử dụng xương rồng tai thỏ có thể giảm nồng độ cholesterol, ngăn ngừa bệnh ung thư, hỗ trợ bệnh tiểu đường, chống viêm, bảo vệ tế bào não và hỗ trợ tăng cường hệ tiêu hóa.
Kỹ thuật trồngPhương pháp dùng để nhân giống chủ yếu là sử dụng chiết cây hoặc hạt giống, nhưng do chiết cây cần khá nhiều kỹ thuật nên người ta thường ưu tiên sử dụng hạt giống. Các bước tiến hành như sau:
Bước 1 San bằng đất trong chậu đã chuẩn bị sẵn, tiếp theo rải đều tất cả hạt giống lên trên mặt đất rồi ấn nhẹ. Sau cùng, cho thêm một lớp sỏi lên trên bề mặt để giúp cân bằng nhiệt độ (không nhất thiết phải có nhưng nếu có sẽ đảm bảo cho cây tăng trưởng nhanh hơn).
Bước 2 Cung cấp một lượng nước vừa đủ cho cây, lưu ý tưới đều trên bề mặt nhằm tạo độ ẩm. Tiếp theo, bạn cần bọc kín miệng chậu, có thể sử dụng túi nilon, duy trì tưới nước đều đặn khoảng 2-3 ngày/lần. Sau 10 ngày, xương rồng tai thỏ sẽ bắt đầu nảy mầm.
Kỹ thuật chăm sócNước
Xương rồng là cây chịu hạn, vì thế bạn không cần cung cấp nhiều nước thì cây vẫn có thể sinh trưởng. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý, nó vẫn cần nước để cân bằng độ ẩm, bạn chỉ cần tưới cây 1 lần/tuần, mỗi lần khoảng 30-40ml nước để tránh gây ngập úng cây.
Ánh sáng
Do môi trường gốc là những nơi hoang mạc và bán hoang mạc nên xương rồng tai thỏ vô cùng cần sáng để có thể sinh trưởng tốt. Bạn nên trồng cây ở những nơi có ánh sáng trực tiếp. Còn nếu trồng với nhu cầu trang trí ở những nơi thiếu sáng, bạn nên tắm nắng cho cây 2-3 lần/tuần.
Nhiệt độ
Khả năng chịu đựng nhiệt của xương rồng tai thỏ khoảng từ 10 – 50 độ C. Nhưng nếu nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao sẽ khiến cây gặp nhiều vấn đề và khả năng cao sẽ chết. Biên độ nhiệt để cây có thể phát triển tốt nhất là khoảng 15-28 độ C.
Phòng trừ sâu bệnh
Một số loại bệnh mà xương rồng tai thỏ thường xuyên gặp nhất là bệnh thối gốc, bệnh đốm than và bệnh rệp sáp.
Bệnh thối gốc: Xuất hiện các đốm thối màu đen, xám, đỏ, đỏ tím hoặc trắng. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh này là sơ suất trong quá trình chiết cành. Nên khử trùng thiết bị ghép, sử dụng các loại đất và phân ít có nấm mốc và loại bỏ các cành hư có nguy cơ lây lan.
Bệnh đốm than: Xuất hiện các đốm nhiều nước màu nâu nhạt, thường gặp vào mùa hạ và đầu mùa đông. Nên để cây ở nơi khô ráo, thoáng khí và hạn chế tưới nhiều nước cho cây.
Bệnh rệp sáp: Loại rệp dùng miệng hút nhựa cây, làm cho cây suy yếu và không phát triển. Nên kiểm tra, bắt sạch rệp và phun thuốc bảo vệ.
Nhân giống
Để nhân giống xương rồng tai thỏ người ta thường sử dụng phương pháp ghép cây và chủ yếu tiến hành vào mùa xuân. Các bước như sau:
Tiến hành chọn lựa và cắt nhánh cây to khỏe và xanh tươi. Đợi vết cắt khô sạch nhựa và nước thì cắm vào chậu đã chuẩn bị sẵn.
Kiểm tra và chắc chắn rằng nhánh cây đã được cắm sát. Sau 20-25 ngày, nhánh cây sẽ bắt đầu mọc rễ.
Sau khi chiết cành nên đặt cây ở những nơi thoáng gió, có bóng râm, nhiệt độ thích hợp là khoảng 25 độ C.
Giá của một cây xương rồng tai thỏ dao động từ 40.000 – 120.000 đồng tùy vào kích thước và chất lượng của chậu.
Trong mùa mưa, nếu bạn để cây ngoài trời, cây sẽ dễ bị ngập úng và chết. Lưu ý nếu trồng cây ngoài trời thì bạn hãy mang vào nhà hoặc che chúng lại.
Loại đất tốt nhất để trồng loại cây này là loại đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp và thoáng khí. Gợi ý, bạn có thể tham khảo mua đất dinh dưỡng bán trên thị trường.
Để tránh mầm bệnh cho cây bạn nhớ trước khi chiết cành hãy khử trùng các thiết bị sử dụng để chiết và tiệt trùng cho đất trồng.
Bạn nên đổi chậu khi cây đã sinh trưởng từ 1-2 năm. Lúc này, khi sinh trưởng trong khu vực nhỏ, cây sẽ không được phát triển tốt và có thể gây ra biến dạng.
Nguồn Gốc, Đặc Điểm, Cách Nuôi Và Bảng Giá Của Mèo Anh?
Nguồn gốc mèo Anh
Mèo Anh có 2 loại: Mèo Anh lông ngắn và mèo Anh lông dài.
Mèo Anh lông ngắn (tên viết tắt ALN) là giống mèo đã có từ rất lâu đời ở nước Anh. Mèo Anh lông ngắn là giống mèo được lai từ Mèo Ai Cập Cổ và những chú mèo đường phố ở Anh. Mèo Anh lông dài (viết tắt là ALD) giống mèo này được lai từ mèo Ba Tư và mèo Anh lông ngắn. Có nguồn gốc từ nước Anh.
Các màu lông mèo Anh phổ biếnCả 2 loại mèo Anh lông dài và mèo Anh lông ngắn đều có nhiều màu lông tương tự nhau như đen, trắng, nâu socola, xanh, đỏ, kem, tím hoa cà, nâu vàng của quế hay nâu vàng của hươu nai.
Bên cạnh đó, mỗi một con mèo có có thể có một màu, hai màu, mèo khoang, ba màu, smoke và colourpointed tạo sự đa dạng cho giống mèo này.
Đặc điểm ngoại hình mèo AnhMèo Anh lông ngắn
Tuổi thọ: Độ tuổi trung bình của mèo trung bình 12 năm nếu được chăm sóc tốt. Có những trường hợp mèo sống đến 14 hay 20 năm.
Ngoại hình: Thân hình không dài lắm, mập mạp. Có bộ lông ngắn, dày giữ nhiệt rất tốt, màu lông đa dạng có nhiều màu nổi bật như xanh lá, xanh da trời.
Mèo Anh lông dài
Tuổi thọ: Tuỳ thuộc vào cách chăm sóc và nuôi dưỡng của con người. Nếu chăm sóc tốt tuổi thọ của mèo Anh lông dài có thể sống tới 10-13 năm
Ngoại hình: Có thân hình mập mạp nhưng chắc nịch. Loài mèo này phát triển rất tốt ở thời tiết lạnh. Đầu của mèo tròn, đôi tai ngắn cùng đôi mắt tinh anh. Bộ lông dài thướt tha như một chiếc áo ấm giúp giữ nhiệt cho mèo, màu sắc của chúng đa dạng và bắt mắt, điểm đặc biệt của mèo này là chúng khoác lên mình mỗi ngày một bộ lông khác nhau.
Tính cách: Hiền lành, ôn hoà, ít hiếu động nhưng đôi khi cũng rất nghịch ngợm.
Đặc điểm tính cáchMèo Anh có tính cách hiền và nhút nhát, sống tình cảm, biết lấy lòng chủ nhân nên rất phù hợp làm thú cưng nuôi trong nhà . Giống mèo Anh rất thích được vuốt ve và quấn chủ hơn là cô đơn một mình.
Mèo Anh rất thích vui đùa với trẻ nhỏ mà rất ít khi cào hay nổi cáo, bởi giống mèo này có khả năng chịu đựng và chạm rất tốt, cũng như tính cách hiền lành. Ngoài ra chúng cũng rất dễ huấn luyện, thông minh và thích học hỏi.
Thức ăn của mèo AnhThức ăn cho mèo Anh đa dạng từ thức ăn tươi và thức ăn khô, tùy theo nhu cầu, điều kiện mà bạn có thể linh hoạt bổ sung giữa 2 loại để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho các chú mèo trong nhà.
Thức ăn tươi được mèo Anh yêu thích phải kể đến thịt gà, thịt bò, trứng, phô mai, nội tạng, pate,…trong đó phô mai và pate là 2 món ăn mà mèo yêu thích nhất.
Đối với các món ăn tự nấu thì bạn cần nấu chín lên, không lên men, không có socola hay sữa bò vì có thể khiến mèo bị khó tiêu, tiêu chảy.
Bên cạnh thức ăn tươi thì mèo Anh cũng yêu thích các loại thức ăn khô như hạt, đồ ăn đóng gói sẵn có trên thị trường hiện nay.
Cách chăm sóc, vệ sinh mèo Anh
Bạn nên thường xuyên chải lông cho mèo mỗi ngày hoặc 2 ngày một lần để loại bỏ lông rụng, bui bẩn trên lông mèo, giúp lông mèo mới có thể phát triển tốt hơn. Bạn cũng có thể dùng dầu olive hay dầu dừa để giúp mèo thoải mái, thư giãn, lông bóng mượt hơn khi vừa massage vừa chải lông.
Khi chải lông bạn cũng cần quan sát, kiểm tra bên ngoài da, lông của mèo có rận, bọ chét hay bị viêm da không.
Bạn nên tắm cho mèo 2-3 lần/tháng để mèo được thơm tho, sạch sẽ, dùng các loại sữa tắm chuyên dành cho mèo và lau thật khô sau khi tắm.
Mèo Anh nên được đánh răng ít nhất 1 lần/tuần để tránh các bệnh về răng và giúp răng sạch hơn.
Bạn nên dùng khăn ẩm để lau xung quanh khóe mắt của mèo mỗi ngày để loại bỏ gỉ mắt và giúp vùng lông quanh mắt không bị ố vàng.
Thường xuyên dùng bông ẩm để vệ sinh bên ngoài và bên trong ống tai mèo Anh một cách nhẹ nhàng, tránh dùng tăm bông khiến mèo bị giật mình và làm mèo bị thương.
Mèo Anh nên cắt móng mỗi 2 tuần/lần hoặc khi móng quá dài.
Bạn cần thay mới khay cát của mèo từ 3-4 lần/tuần để tránh mùi hôi và giúp mèo thoái mái, dễ chịu hơn khi đi vệ sinh.
Các vấn đề về sức khoẻ mèo Anh thường gặpMèo Anh thường gặp các vấn đề về bệnh cường giáp, đây là một trong những rối loạn nội tiết khi tuyến giáp ở cổ mèo sản xuất quá nhiều các hóc môn tuyến giáp, làm hình thành nên khối u lành tính.
Mèo Anh thường gặp các vấn đề về tim như: Khuyết tật ở thành tim, van tim bất thường hoặc có vấn đề ở mạch máu, cơ tim phì đại có thể dẫn đến suy tim.
Ngoài ra, mèo Anh cũng dễ gặp các bệnh về thận, viêm bàng quang do căng thẳng, tiểu ít, nhiễm trùng, sỏi bàng quang hoặc xuất hiện các tinh thể.
Lưu ý khi nuôi mèo Anh
Bố trí chỗ ở thoáng mát, sạch sẽ nhất là mùa hè. Mùa đông thì cần kín gió, ấm áp.
Bạn nên sử dụng cát vệ sinh chuyên dụng dành cho mèo vì mèo Anh rất ưa sạch sẽ.
Nên giữ mèo trong nhà hết sức có thể để tránh bị bệnh truyền nhiễm, bị tai nạn hay chó lạ cắn.
Cần đưa đến thú ý để thăm khám và tiêm ngừa định kỳ, đảm bảo mèo được phát triển một cách toàn diện.
Nước uống của mèo Anh phải sạch và được thay nước thường xuyên.
Bạn tránh cho mèo ăn quá nhiều để tránh mèo bị béo gây hại sức khỏe.
Advertisement
Bảng giá của mèo Anh
Tuỳ vào màu sắc, nguồn gốc nhập khẩu mà giống mèo này có giá cả khác nhau. Bạn có thể mua mèo Anh với nhiều loại giá khác nhau nhưng trung bình giá chra mèo Anh giao động từ 4 đến 7 triệu đồng với giống mèo lai tạo.
Giá từ 10 đến 12 triệu với những chú mèo thuần chủng. Mức giá từ 15 đến 25 triệu với những chú mèo được nhập từ nước khác. Mức giá 40 triệu đồng bạn sẽ sở hữu những chú mèo được nhập trực tiếp từ Châu u, Nga, Mỹ.
Lưu ý khi mua mèo AnhTrước khi mua mèo Anh hay bất cứ động vật thú cưng nào thì bạn cần nên lưu ý một số điều sau:
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nuôi Và Chăm Sóc Mèo Con Mới Đẻ Đơn Giản Nhất trên website Wchx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!