Xu Hướng 9/2023 # Cây Tầm Bóp (Thù Lù): Cây Thuốc Với Những Chùm Quả “Lồng Đèn” # Top 12 Xem Nhiều | Wchx.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Cây Tầm Bóp (Thù Lù): Cây Thuốc Với Những Chùm Quả “Lồng Đèn” # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cây Tầm Bóp (Thù Lù): Cây Thuốc Với Những Chùm Quả “Lồng Đèn” được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Wchx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tầm bóp có tên khoa học Physalis angulata L., thuộc họ Cà (Solanaceae). Nó còn được gọi bằng những cái tên khác như Thù lù, Lồng đèn, Bùm bụp.

Đây là loại cây thảo sống hàng năm, cây cao 50 – 70cm, phân cành nhiều. Thân cây có gốc, thường rủ xuống. Thân rỗng, có gân, đường kính thân 1 – 2cm.

Lá mọc so le, hình bầu dục, màu xanh, chia thùy hoặc không. Kích thước lá dài cỡ 3-15 cm và rộng 2-10 cm. Lá nối liền với thân bằng một cuống lá dài khoảng 3-4 cm.  Viền lá có răng cưa không đều. Một cây có thể có tới 200 lá.

Hoa mọc đơn độc, có cuống mảnh. Đài hình chuông, phủ lông, xẻ tới phần giữa thành 5 thùy hình mũi mác nhọn. Cánh hoa màu vàng tươi hay màu trắng nhạt, có khi thêm vài chấm tím ở gốc.

Cây Tầm bóp cho quả quanh năm. Quả mọng, hình cầu, bề mặt nhẵn. Quả lúc non màu xanh, khi chín màu cam đỏ. Bên ngoài quả có một lớp đài bao trùm bên ngoài giống như lồng đèn, lớn lên cùng với quả, dài 3 – 4cm.

Vì vậy mà cây tầm bóp còn có tên gọi là cây lồng đèn. Lớp bao này khi bị bóp vỡ phát ra tiếng kêu “lụp bụp”. Quả Tầm bóp mọng nước, ăn thử có vị chua đắng đặc trưng. Trong mỗi quả tầm bóp đều chứa nhiều hạt nhỏ li ti, hình thận, màu vàng nhạt.

Trên thế giới, cây phân bố tại các vùng nhiệt đới, liên nhiệt đới như vùng Nam Mỹ, nhiệt đới châu Phi, Ấn Độ, Afghanistan, Trung Quốc,…

Tại Việt Nam, cây thường mọc ở các bãi hoang, trên các đường làng, bờ ruộng, ven rừng,…. Từ vùng thấp đến nơi có độ cao 1500m.

Tất cả các bộ phận của cây (rễ, thân, lá, quả) đều có thể được dùng làm thuốc. Dược liệu sau khi thu hái về đem giũ sạch đất cát, rửa sạch. Có thể phơi sấy khô hoặc dùng tươi trực tiếp.

Lưu ý bảo quản thuốc nơi khô ráo, thoáng mát, tránh những nơi ẩm ướt có thể làm hư hại thuốc.

Nghiên cứu về thành phần hóa học cho thấy trong cây Tầm bóp chứa một số hợp chất thuộc nhóm alkaloid, steroid thực vật, flavonoid và một số hợp chất khác.

Các hợp chất steroid gồm: Physalin A, B, E, F, G, H, I, J; Withangulin A; Physagulin C, A, B, D. Trong rễ, thân, lá chứa Stigmasterol, Sitosterol, Physangulidine. Trong hoa, quả chứa Withanone, Withanolide A.

Các hợp chất flavonoid gồm: 1-O-methylated flavonol, Myricetin 3-O- neohesperidoside

Các hợp chất khác gồm: Acid chlorogenic, Cholin, Ixocarpanolit, Myriceti, Vamonolit,…

Một số nghiên cứu về Tầm bóp cho thấy:

Nó là một chất kích thích miễn dịch hiệu quả, rất độc đối với nhiều loại ung thư và tế bào ung thư bạch cầu, và nó có tính chất chống vi trùng.

Physalin F và D trích từ cây Tầm bóp có hoạt tính diệt tế bào trên 8 dòng tế bào ung thư (5 dòng ở người, 3 ở động vật).

Physalin B, D, F, G có khả năng ức chế sự sinh trưởng của kí sinh trùng sốt rét.

Một số nghiên cứu invitro của dịch chiết cây Tầm bóp có khả năng chống lại các siêu vi khuẩn bại liệt, sởi, bạch cầu.

Theo Y học cổ truyền, cây Tầm bóp vị đắng, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, chữa ho trừ đàm, làm mềm những khối cục kết rắn trong người (nhuyễn kiên tán kết). Cụ thể:

Quả có vị chua, tính bình. Có tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, chủ trị các chứng bệnh như cảm sốt, yết hầu sưng đau, ho nhiều đờm, nôn, nấc.

Tầm bóp đắp ngoài trị đinh sang, mụn nhọt

Có thể hỗ trợ điều trị đái tháo đường

Lá cây Tầm bóp có thể trị các chứng rối loạn của dạ dày.

7.1. Bài thuốc trị đái tháo đường

Dùng khoảng 20 gram rễ cây rau tầm bóp tươi nấu cùng với chu sa và tim lợn để dùng liên tục trong 7 ngày, mỗi ngày 1 lần. Tuy nhiên Chu sa là vị thuốc có độc, nên tốt nhất mọi người không nên tự ý nấu, mà cần nhờ đến thầy thuốc.

7.2. Bài thuốc trị ho khan, viêm họng, thủy đậu, ban đỏ, tiểu ít

Dùng khoảng 20 gram cây tầm bóp khô, sắc nước uống mỗi ngày, liên tục trong khoảng 4 ngày.

7.3. Bài thuốc trị đinh độc, nhọt vú

Sử dụng khoảng 60 gram cây tầm bóp tươi giã rồi vắt lấy nước uống. Bã còn lại dùng để nấu nước rửa vết thương hằng ngày.

Cách Chế Biến Cây Thù Lù Và Công Dụng Không Ngờ Tới

1. Hình ảnh của cây thù lù

Cây thù lù cao từ 50 – 90cm, thuộc loài thân thảo. Thân có nhiều nhánh và thường rũ xuống. Lá có hình bầu dục, màu xanh lục, dài khoảng 0,3cm và rộng 0,2 – 0,4cm. Các lá mọc so le, nối với thân bằng một cuống lá dài.

Hoa có 5 cánh, màu trắng, nhụy vàng, đơn độc, cánh hoa mỏng. Đài hoa màu xanh hình chuông, bên ngoài phủ lông mịn, một số hoa có chấm tím ở gốc.

Quả mọng hình tròn, bề mặt nhẵn, mọc quanh năm. Thường có màu xanh khi còn non và chuyển sang màu đỏ hoặc cam khi chín. Được bao bọc bởi một lớp bảo vệ nên khi bóp vào quả sẽ nghe thấy tiếng kêu. Các hạt nhỏ chứa trong quả có hình quả thận.

Cách chế biến cây thù lù hình dạng

2. Công dụng của cây thù lù

Điều trị các bệnh ngoài da như thủy đậu, tay chân miệng và ban đỏ

Tác dụng của cây giúp chữa nôn mửa, nóng trong người, yết hầu sưng đau.

Một số thành phần hóa học như Physalin và Physagulin giúp chống lại sự phát triển của tế bào ung thư và ngăn chặn quá trình oxy hóa, nâng cao hệ miễn dịch.

Việc thiếu vitamin C sẽ gây ra các bệnh xuất huyết dưới da, chảy máu nướu răng, vết thương lâu lành, vì vậy bạn nên sử dụng cây xô thơm hàng ngày để bổ sung.

Ngoài ra, cây còn giúp giảm lượng đường trong máu, hỗ trợ hiệu quả trong việc điều trị bệnh tiểu đường và nhiều bệnh khác như cao huyết áp, giúp chống co thắt, chống nấm và làm đông máu.

Cách chế biến cây thù lù công dụng

3. Cây thù lù thì chữa được bệnh gì?

Giúp chữa bệnh cảm: Khi xuất hiện các triệu chứng cảm mạo như ho nhiều đờm, nôn mửa, nấc cụt, yết hầu sưng nóng, đau nhức thì cần chuẩn bị ngay 20 đến 40 gam dược liệu khô. Ngày dùng 1 thang sắc uống từ 2 đến 3 lần. 

Trị bệnh sốt xuất huyết và sốt siêu vi: Những bệnh này có thể nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, khi gặp các triệu chứng của các bệnh này, nên dùng cành, lá, hoa tươi. Sau đó đem lá, hoa và cành giã nát sắc với nước trong 2 phút. Trộn đều nước cốt và nước sắc thuốc, chia nhỏ uống 2 đến 3 lần trong ngày, dùng liên tục trong 3 ngày bạn sẽ thấy được hiệu quả mà bài thuốc này mang lại.

Chữa bệnh ho có đờm: Nếu các vị thuốc tươi thì dùng 50 gam, nếu khô thì dùng 15 gam. Các dược liệu rửa sạch, đun với 500ml nước, chia uống nhiều lần trong ngày. Dùng liên tục từ 3 – 5 ngày, các triệu chứng ho và lượng đờm sẽ thuyên giảm rõ rệt.

Trị viêm phế quản: Chuẩn bị các vị thuốc sau: 20 gam đàn hương, 10 gam cam thảo, 10 gam râu ngô, 30 gam cỏ nhọ nồi tươi. Đem tất cả rửa sạch, sắc thành nước thuốc chia uống 2 lần trong ngày. Uống liên tục trong 10 ngày, nếu các triệu chứng của bệnh viêm phế quản giảm thì bạn nghỉ từ 5 đến 7 ngày rồi dùng tiếp 10 ngày với liệu trình thứ 2 để chữa khỏi bệnh.

Chữa bệnh tiểu đường: Dùng 1 gam bông mã đề, 1 quả tim lợn, 10 gam lá dâu tằm tươi, 30 đến 40 gam cây xô thơm. Hầm cho các vị thuốc trên vừa ăn vừa lấy nước. Dùng bài thuốc này 2 ngày 1 lần, liên tục 5 đến 7 lần như vậy. Sau đó quay lại kiểm tra đường huyết bạn sẽ thấy được hiệu quả mà bài thuốc này mang lại.

Cách chế biến cây thù lù chữa bệnh

4. Lưu ý bạn nên biết khi sử dụng cây thù lù

Những ai bị dị ứng với cây thù lù khi sử dụng nên dừng lại ngay.

Phụ nữ có thai và trẻ em cần có sự đồng ý của bác sĩ trước khi sử dụng.

Nếu đang sử dụng thuốc tây hay bất kỳ loại thực phẩm chức năng nào thì bạn cũng nên cẩn thận, vì chúng có thể phản ứng với nhau và làm giảm chức năng điều trị, gây ra những tác dụng phụ không tốt.

Nó thường bị nhầm lẫn với cây lulu đực, có chứa độc tố solanin. Cây Lulu là loại cây mọc thành từng chùm, có quả màu đen. Vì vậy hãy phân biệt chính xác trước khi sử dụng hoặc nhờ sự tư vấn của các nhà thuốc uy tín.

Trước khi sử dụng các vị thuốc nên tham khảo ý kiến của các y, bác sĩ để có quy trình điều trị khoa học, hiệu quả, đảm bảo đúng liều lượng, mang lại hiệu quả điều trị bệnh cao.

5. Làm mứt – Cách chế biến cây thù lù ngon

Nguyên liệu:

Quả thù lù 

Đường

Mật ong

Quế

Nước cam, nước chanh

Cách chế biến cây thù lù làm mứt:

Quả thù lù mua về rửa sạch, để khô. Lấy 1/3, xay nhuyễn và cắt một nửa phần còn lại

Đặt chảo lên bếp và cho tất cả các nguyên liệu vào. Tăng lửa lên lửa vừa và liên tục khuấy cho đến khi đường tan chảy và hỗn hợp bắt đầu sôi (3-4 phút).  

Sau đó giảm lửa và tiếp tục nấu trong khoảng 2530 phút. Khi mứt đạt độ đặc như mong muốn thì tắt bếp.

Đổ mứt nóng vào lọ sạch và đậy nắp lại (lưu ý không đổ quá đầy lọ, chừa một khoảng trống xung quanh cổ lọ).

Để mứt nguội hoàn toàn, cất vào nơi tối mát hoặc cho vào tủ lạnh. Tủ lạnh giúp mứt ăn lâu hơn

Cách chế biến cây thù lù làm mứt

Đăng bởi: Hồng Ngân Nguyễn Lê

Từ khoá: Cách chế biến cây thù lù và công dụng không ngờ tới

Húng Cây? Những Lợi Ích Của Húng Cây. Phân Biệt Húng Cây Với Các Rau Húng Khác

Tìm hiểu về rau húng Húng cây là gì?

Húng cây còn được gọi là bạc hà nam, hay húng thơm, là loại cây gia vị thân thảo, thuộc họ Labiatae tương tự như cây húng quế, và có tên khoa học Mnetha arvensis (L) var. Chúng phân bổ tại khắp Châu Á và vùng Đông Bắc Âu. Tại Việt Nam, chúng là đặc sản của làng Láng, huyện Đống Đa, Hà Nội nên còn có tên gọi, tuy ít phổ biến hơn, là húng láng.

Húng cây thường mọc thấp thành bụi, cây cao nhất khoảng 40 cm. Thân cây có màu hơi tím. Lá cây có màu xanh nhạt, hơi nhăn, mọc đối nhau, có viền răng cưa, có phủ một lớp lông con trên mặt lá. Lá có dạng bầu, mũi nhọn, có mùi thơm đặc trưng và dịu nhẹ. Hoa húng cây có màu tím nhạt và mọc ở nách lá.

Giá trị dinh dưỡng của rau húng

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ Giá trị dinh dưỡng của 100 gram húng lủi tươi là:

Năng lượng: 22 kilocalories

Carbohydrate: 8,41 gram

Chất béo: 0,73 gram

Protein: 3,29 gram

Sắt: 11,87 miligam

Mangan: 1,118 miligam

Đồng: 0,240 miligam

Kali: 458 miligam

Riboflavin: 0,175 miligam

Pyridoxine: 0,125 miligam

Vitamin C: 13,3 miligam

Axit pantothenic (vitamin B5): 0,061 miligam

Vitamin B6: 0,041 miligam

Folate (vitamin B9): 3 g

Vitamin C: 4,6 miligam

Các loại rau húng, cách phân biệt

Húng quế

Húng quế, còn gọi là húng chó, có thể phân biệt ngay với mùi thơm đặc trưng khá giống mùi quế và đinh hương. Cây húng quế cũng mọc thành bụi, cao khoảng 40-60 cm. Lá thuôn dài, màu xanh đậm, mọc đối xứng hai bên.

Khác với húng cây, bề mặt lá húng quế nhẵn và không có lớp lông bao phủ, không khía cạnh răng cưa mà tạo thành một đường liền, nhưng thân cây lại có 1 lớp lông. Hoa có màu tím, đôi khi có màu trắng.

Húng quế thường đi ăn cùng với món phở bò, bún bò sẽ làm tăng hương vị món ăn. Húng quế cũng được dùng để làm dậy vị các món thịt nướng như gà nướng mật ong, bò nướng BBQ, các món salad.

Húng chanh

Húng chanh, như tên gọi của chúng, tỏa ra mùi thơm chanh thanh mát. Thân cây có lớp lông tơ trắng mịn, mọc cao khoảng 20 – 40 cm. Lá húng chanh có hình dáng bầu dục hẹp, thuôn dài, mép lá cũng khía cạnh răng cưa, nhưng lá dày, giòn và lớp lông mịn hơn so với húng cây.

Hoa mang màu trắng. Húng chanh thường dùng để ướp cá  và thịt để khử mùi hôi thịt rất tốt, và làm siro trị cảm ho cũng rất hiệu quả.

Húng lủi

Húng lủi cũng là một họ húng thơm khác. Khác với lá húng cây có hình dạng thuôn dài, lá húng lủi có dáng hơi tròn, nhỏ, màu xanh tươi, mọc đối xứng nhau, mép lá khía răng cưa. Thân cây có màu nâu tía, và chia thành từng đốt ngắn khoảng 2cm.

Húng lủi có hình dáng tương tự lá bạc hà tây (peppermint) nhưng lá bạc hà tây đậm hơn và có lớp lông tơ nhỏ cả 2 mặt lá, trong khi húng lủi thì không.

Cách chọn rau húng ngon

Chọn rau húng ngon nên chọn loại có lá mượt, thơm, có màu xanh lá cây, tươi và không có đốm đen trên lá. Tránh loại húng quế bị héo và có nấm mốc.

Lợi ích của húng cây đối với sức khoẻ

Vì có mùi thơm đặc trưng nên húng cây được ăn kèm với nhiều món ăn để tăng phần ngon miệng như bún, phở, cà ri, gỏi.

Ngoài ra chúng cũng là loài cây chứa nhiều chất dinh dưỡng: carbohydrate, chất béo, protein, các vitamin B6, vitamin B9, vitamin B5, vitamin C, các khoáng chất như sắt, mangan, đồng, kali, và các tinh dầu thơm. Vì thế, chúng còn là vị thuốc có nhiều lợi ích sức khỏe như sau:

– Trị cảm cúm: Húng cây có chứa nhiều vitamin B và kali giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, vì thế giúp trị cảm cúm hiệu quả. Trong Đông y, bài thuốc kết hợp húng cây, hành hoa, kinh giới và bạch chỉ nấu lên uống có tác dụng trị cảm rất tốt.

– Trị côn trùng cắn và dị ứng: Tinh dầu có trong húng cây có tác dụng kháng khuẩn, vì thế dùng húng thơm giã nát đắp vào vết côn trùng đốt, hay vùng da bị dị ứng sẽ làm tiêu sưng, giảm ngứa hiệu quả.

– Xua côn trùng: Mùi thơm đặc trưng của húng cây giúp xua các côn trùng có hại như muỗi rất tốt.

– Có lợi cho hệ tiêu hóa: Húng cây rất tốt cho người bị đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn do chúng chứa một loại hợp chất giúp kích thích tiết dịch ở túi mật và thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Ngoài ra, hợp chất carvone có trong húng cây có tác dụng ức chế mạnh co thắt dạ dày, vì vậy cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa.

– Chữa hôi miệng: Tinh dầu thơm của húng cây giúp diệt khuẩn và giảm mùi hôi miệng vừa an toàn vừa hiệu quả. Bạn chỉ cần bổ sung húng cây trong các bữa ăn thường xuyên thì tình trạng hôi miệng sẽ cải thiện rõ rệt.

– Hỗ trợ trị các bệnh đường hô hấp, đặc biệt là hen suyễn, viêm xoang: Húng cây chứa axit rosmarinic giúp chữa viêm xoang khá tốt. Dùng húng cây để xông mũi trong 1 tuần thì các bệnh về hô hấp như hen suyễn, viêm xoang sẽ được cải thiện.

– Bảo vệ gan: Húng cây chứa nhiềuchất chống oxy hóa cao như axit rosmarinic, flavones, flavanone, giúp chống lại hoạt động của các gốc tự do, bảo vệ tốt cho gan.

– Trị mụn, làm mờ vết thâm, sáng da: Chính các chất chống oxy hóa có trong húng cây là bài thuốc tốt để làm mờ vết thâm và làm sáng da. Ngoài ra, tinh dầu diệt khuẩn cũng làm giảm tình trạng mụn hiệu quả.

– Giải stress: Theo báo Sức khỏe và đời sống, tinh dầu thơm trong húng cây giúp giảm stress tốt. Không chỉ trong lúc ăn mà nếu kiên trì uống nước húng cây hãm mỗi tối sẽ cho bạn giấc ngủ sâu hơn, khi thức dậy tinh thần sẽ sảng khoái hơn.

Lưu ý quan trọng: Húng cây không nên cho các bà bầu sử dụng vì loài cây này có tác dụng kích thích co thắt dạ dày, co thắt tử cung sẽ dẫn đến nguy cơ sẩy thai.

Rau húng ăn kèm với món nào ngon?

Advertisement

Lưu ý khi chế biến và ăn rau húng

Ngoài những công dụng đem đến lợi ích sức khỏe cho cơ thể từ rau húng, thì trong quá trình sử dụng cũng cần lưu ý một số vấn đề như sau:

Lựa chọn rau húng sạch

Không nên sử dụng rau húng nấu canh chua vì rau húng khi nấu với canh chua sẽ gây nên tăng hàm lượng nhiều axit uric trong máu. Sẽ gây đau nhức đối với người bị bệnh gout

Ăn quá nhiều là húng quế sẽ dẫn đến quá liều Eugenol (đây là thành phần chính có trong dược liệu này). Điều này khiến cơ thể bị ngộ độc với các triệu chứng như ho, thở gấp, nước tiểu lẫn máu…

Nguồn: Sức khỏe và đời sống, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ

6 Cây Thuốc Nam Trị Sỏi Thận Hiệu Quả Ít Ai Biết

1. Cây mã đề

Mã đề là một cây thuốc nam có vị ngọt tính mát. Có tác dụng chữa sỏi thận và tăng cường chức năng thận. Ngoài ra cây mà để còn có tác dụng tiêu viêm lợi tiểu, giải độc. Để điều trị sỏi thận ta nên kết hợp cây mã đề cùng với một số loại thảo dược khác để mang lại hiệu quả tốt hơn.

Chúng ta sử dụng cây mã đề kết hợp với cam thảo, thạch cao để sắc với nước uống, có thể sử dụng thay nước lọc hằng ngày để tăng hiệu quả.

2. Cây chuối hột

Nhắc đến những cây thuốc nam điều trị sỏi thận thì ta không thể nhắc đến quả chuối hột. Trong quả chuối hột có chứa nhiều thành phần kali có tác dụng ngăn ngừa sỏi thận hình thành và kiểm soát hạn chế sự phát triển của chúng.

Ta sử dụng chuối hột để điều trị sỏi thận bằng cách lấy cả quả chuối sắc mỏng phơi khô rồi nấu lấy nước uống hoặc cũng có thể dùng hạt chuối nghiền nhuyễn tán thành bột uống mỗi ngày. Ngoài điều trị sỏi thận cây chuối hột còn giúp tăng cường chức năng thận, tốt cho sức khỏe chúng ta.

3. Cây dứa dại

Cây dứa dại là một cây thuốc nam dùng để chữa bệnh sỏi thận thường mọc ở ven sông ven suối các vùng quê. Cây dứa dại có tác dụng chống viêm lợi tiểu, bổ thận, điều trị sỏi thận hay viêm đường tiết niệu. Dân gian ta thường dùng loại cây này kết hợp với các nguyên liệu thảo dược khác để giúp làm giảm cơn đau do bệnh sỏi thận gây ra.

Bài thuốc được áp dụng nhiều nhất để điều trị bệnh sỏi thận từ cây dứa dại đó chính là kết hợp giữa hạt chuối hột, rễ dứa dại, bông mã đề, kim tiền thảo và cỏ tranh cho tất cả vào với nhau sắt với 1,5l nước uống hằng ngày để bệnh sỏi thận được đầy lùi.

4. Râu ngô

Nước râu ngô không còn quá xa lạ gì với chúng ta. Râu ngô là một nguyên liệu có tính mát vị ngọt giúp lợi tiểu. Chúng ta có thể sử dụng râu ngô để kết hợp với cây mã đề, rễ cỏ tranh để điều trị bệnh thận.

Chúng ta có thể sử dụng râu ngô loại tươi hoặc loại khô đều được phải bảo quản cẩn thận ở nơi khô ráo thoáng mát để không bị ẩm mốc. Hằng ngày chúng ta sử dụng nước râu ngô thay nước lọc sẽ giúp tan sỏi thận, sỏi sẽ dần mềm ra theo nước tiểu đào thải ra bên ngoài. Bài thuốc này phù hợp với những người bị sỏi thận mức độ nhẹ.

5. Rễ cỏ tranh

Rễ cỏ tranh theo đông y còn có tên gọi khác là mau canh. Là một cây thuốc Nam có khả năng chữa bệnh Sỏi thận và được sử dụng phổ biến. Rễ cỏ tranh thường có vị ngọt tính hàn, có tác dụng rất tốt trong việc lợi tiểu tiêu viêm và điều trị sỏi thận.

Rễ cỏ tranh có chứa các thành phần như glucose, axit hữu cơ,… đều là những thành phần có tác dụng rất tốt trong việc ức chế sự hình thành của sỏi thận và ngăn ngừa sự phát triển của chúng.

6. Cây ngò gai

Cây ngò gai rất quen thuộc với chúng ta nó không chỉ là một loại cây gia vị được sử dụng trong các món ăn mà ít ai biết nó còn có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh sỏi thận.

Để sử dụng cây ngò gai chữa sỏi thận, ta đem một nắm ngò gai hơ qua lửa cho héo bớt và sắc cùng với 100ml nước. Đun nhỏ lửa đến khi chỉ còn 2/3 lượng nước ban đầu thì tắt bếp. Mỗi ngày ta nên uống 3 lần chia làm 3 bữa sáng-trưa-tối, sau khoảng một tuần bệnh nhân nên đi khám biết được mức độ cải thiện của bệnh.

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm chữa bệnh dân gian. Nếu độc giả sử dụng cây thuốc để chữa bệnh thì nên hỏi thêm ý kiến của bác sĩ hoặc người có chuyên môn, để việc sử dụng cây thuốc chữa bệnh được an toàn và hiệu quả.

Topcachlam

Đăng bởi: Hoài Bắc Nguyễn

Từ khoá: 6 cây thuốc nam trị sỏi thận hiệu quả ít ai biết

Top 3 Cây Thuốc Quý Hiếm Nhất Thế Giới

1. Đông trùng hạ thảo nguyên con Tây Tạng

Đông trùng hạ thảo

Đông trùng hạ thảo Tây Tạng được xem là một trong những cây thuốc, dược liệu quý giá và đắt đỏ nhất thế giới được nhiều người săn lùng và sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn để mua. Và tất nhiên đông trùng hạ thảo sẽ khiến người ta phải kinh ngạc về những hiệu quả mà chúng mang lại cho sức khỏe.

Bản chất của đông trùng hạ thảo là một loại nấm mọc ký sinh trên ấu trùng sâu non. Nấm và sâu cộng sinh với nhau, mùa đông ấu trùng sâu non tìm chỗ ngủ dưới lòng đất bị bao tử nấm hút hết dưỡng chất khiến con trùng chết khô. Và đến mùa hạ nấm bắt đầu mọc lên từ đầu sâu, phát triển thành dạng cây nấm và phát tán bào tử do đó được gọi là đông trùng hạ thảo.

Đông trùng hạ thảo từ ngày xưa đã được coi là thực phẩm bồi bổ sức khỏe nâng cao thể trạng chỉ được dùng cho vua chúa. Các nhà khoa học sau một quá trình nghiên cứu đã chỉ ra trong đông trùng hạ thảo có chứa protein, các vitamin và 18 loại axit amin mà cơ thể con người không thể tự tổng hợp, cùng các khoáng chất và vi lượng cần thiết.

Tác dụng của đông trùng hạ thảo đối với sức khỏe con người:

Đông trùng hạ thảo theo đông y có vị ngọt, tính ấm có công dụng bổ phế, ích can thận, chỉ huyết, bổ dưỡng tại phủ, hoá đàm

Các nghiên cứu cho thấy kết quả của những người mắc các chứng ung thư khác nhau khi sử dụng đông trùng hạ thảo mỗi ngày kết hợp với hóa trị trong hai tháng đã có tác dụng làm giảm kích thước khối u đáng kể. Trong khi các bệnh nhân chữa trị bằng phương pháp hóa trị liệu đơn thuần thì bệnh trạng không chuyển biến đáng kể. Vì thế mà ngày nay đông trùng hạ thảo được dùng nhiều trong quá trình điều trị các bệnh ung thư.

Đông trùng hạ thảo có tác dụng phòng ngừa bệnh tim mạch. Hoạt chất D-mannitol giúp ổn định nhịp tim, lưu thông tuần hoàn máu, giảm lượng cholesterol trong máu và ngăn ngừa mỡ máu. Nhờ đó mà đông trùng hạ thảo có tác dụng phòng ngừa bệnh đột quỵ, viêm cơ tim và tắc nghẽn động mạch.

Đông trùng hạ thảo hỗ trợ điều trị các bệnh về gan. Đào thải độc tố trong gan, tăng cường chức năng gan và hỗ trợ viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ. Hỗ trợ điều trị tiểu đường loại 2, ổn định đường huyết và bồi bổ cơ thể cho người tiểu đường.

Ngoài ra thì đông trùng hạ thảo Tây Tạng cũng có những axit amin làm tăng cường trao đổi oxy, làm sạch phổi đặc biệt là ở người hút thuốc giúp tái tạo tế bào phổi. Có tác dụng giảm ho, tiêu đờm, hỗ trị chữa viêm phế quản, hen suyễn, ho lâu ngày.

Đông trùng hạ thảo cũng có tác dụng trong làm đẹp, tăng tuần hoàn máu giúp da dẻ hồng hào và tươi trẻ cùng với các vitamin đem lại hiệu quả giảm nám, tàn nhang mờ nếp nhăn chống lão hóa.

Hiện nay đông trùng hạ thảo Tây Tạng là loại thần dược rất quý hiếm vì thế chúng được bán với giá rất cao, trung bình một kg đông trùng hạ thảo khô Tây Tạng có giá từ 1,2 đến 2 tỷ đồng còn ở dạng tươi thì có giá trên 2 tỷ đồng.

2. Nấm linh chi Thái tuế

Nấm Linh Chi

Nấm linh chi tự nhiên có nguồn gốc từ Hàn Quốc là một loại nấm vô cùng đắt đỏ và quý hiếm. Đặc biệt là nấm linh chi Thái tuế được xem là loại nấm có giá trị cao nhất so với các loại nấm linh chi khác. Linh chi Thái tuế được liệt vào danh sách những dược liệu quý giá nhất của nhân gian thường được dùng để dâng cho các vua chúa ngày xưa.

Nấm linh chi thái tuế thường được sinh trưởng và phát triển trên mặt đất với bề ngoài giống như những gốc cây nên rất khó phát hiện. Bề mặt nấm có nhiều vân với vỏ ngoài cứng như gỗ nhưng phần thịt bên trong lại mềm và có tính đàn hồi. Loại nấm này mất nhiều thời gian để phát triển có khi lên đến hàng trăm hàng nghìn năm vì thế nên giá của chúng rất đắt đỏ.

Trong thành phần của linh chi Thái tuế có chứa các hoạt chất như Polysaccharides, prôtêin, chất béo và các loại axit amin cùng các nguyên tố vi lượng có giá trị dinh dưỡng cao. Có tác dụng phòng chống các bệnh ung thư ngăn ngừa lão hóa kéo dài tuổi xuân, giải độc, mát gan, bổ não.

Tác dụng của linh chi Thái tuế:

Loại nấm này được mộc hoàn toàn tự nhiên, có sự kết hợp của khuẩn nấm và một số loại có tên Polymer vô cùng hiếm nên có khả năng cải thiện tuần hoàn tốt, điều tiết Estrogen một cách hiệu quả, nâng cao và tăng cường hệ thống miễn dịch giúp con người chống lại được nhiều bệnh tật.

Linh chi Thái tuế có tác dụng hiệu quả với các bệnh cao huyết áp, đau đầu mệt mỏi và các bệnh viêm khớp đau khớp. Đối với những người hay bị căng thẳng mệt mỏi thì nó còn giúp an thần chống suy nhược cơ thể và tác động tốt đến hệ thần kinh.

Trị dứt điểm các triệu chứng và bệnh chán ăn, ăn không ngon, mất ngủ thường xuất hiện ở những người lớn tuổi. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy nấm linh chi thái tuế có tác dụng chống béo phì và kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả.

Trong làm đẹp nó còn có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa giúp da hồng hào tươi tắn chắc khỏe, chống oxy hóa giúp kéo dài tuổi xuân.

Hiện nay giá trên thị trường của linh chi Thái tuế có giá khoảng 39.000 USD/gram, loại nấm này rất hiếm nên chưa chắc có tiền là chúng ta đã sở hữu được chúng.

3. Nhuỵ hoa nghệ tây Saffron

nhụy hoa nghệ tây

Saffron hay còn được gọi là nhuỵ hoa nghệ tây, được xem là một trong những cây thuốc có giá trị đắt đỏ bậc nhất thế giới. Ngoài công dụng làm đẹp thì nó còn có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe của con người. Đặc biệt là quá trình thu hoạch thủ công vô cùng tỉ mỉ và công phu được thực hiện hoàn toàn bởi con người, không có bất kỳ máy móc nào.

Nhụy hoa nghệ tây sau khi thu hoạch từ lúc sáng sớm sẽ được đem đi phơi ở 1 nhiệt độ khô nhất định, và sẽ có vị đắng đặc trưng của Saffron. Sau đó nhuỵ hoa nghệ tây còn phải qua rất nhiều công đoạn phơi và sấy khô theo những cách đặc biệt, đóng gói vận chuyển cũng phải tuân theo quy tắc, đòi hỏi không ít công sức rồi mới được đưa ra thị trường.

Nhụy hoa nghệ tây có chứa nhiều vitamin A, B1, B2, B3, B6, B9 các khoáng chất và các hoạt chất có tác dụng đặc biệt đối với sức khỏe con người.

Tác dụng của nhuỵ hoa nghệ tây đối với sức khỏe con người:

Theo tạp chí khoa y học của Ấn Độ nhụy hoa nghệ tây giúp hỗ trợ phòng ngừa các bệnh về tim mạch. Bởi trong nó có chứa nhiều các thành phần hóa học có khả năng làm sạch huyết áp giúp phòng ngừa một số bệnh về tim mạch như nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim.

Saffron có công dụng hữu ích trong việc loại bỏ các chất béo và các cholesterol có hại trong máu, các đặc tính chống oxy hóa có trong nhuỵ hoa nghệ tây còn giúp bảo vệ cơ thể khỏi tình trạng huyết áp cao, phòng tránh đột quỵ hiệu quả.

Nhụy hoa nghệ tây còn biết đến là một phương thuốc giúp điều trị các chứng mất ngủ như rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu. Với những người thường xuyên bị mất ngủ kéo dài gặp căng thẳng áp lực nên sử dụng nhuỵ hoa nghệ tây để cải thiện tình trạng giấc ngủ tốt nhất. Không những vậy vitamin B có trong nó còn giúp thư giãn, ổn định các dây thần kinh.

Nhị hoa nghệ tây có khả năng hiệu quả trong việc giải quyết các vấn đề về tiêu hóa. Crocin có trong nghệ tây giúp ngăn chặn và ức chế quá trình xuất huyết tiêu hóa, giúp sát khuẩn và chống viêm một cách hiệu quả.

Ngoài ra thì Saffarom cũng là một loại mỹ phẩm nổi tiếng. Sử dụng Saffron đều đặn mỗi ngày sẽ giúp giảm thâm sẹo mụn, giúp da sáng mịn đều màu chống oxy hóa và làm chậm quá trình lão hóa ở da.

Hiện nay trên thị trường trung bình một kg nhuỵ hoa nghệ tây có giá tương đương 500 triệu đồng, vô cùng đắt đỏ.

Topcachlam

Đăng bởi: Hạnh Phạm

Từ khoá: Top 3 cây thuốc quý hiếm nhất thế giới

Tham Quan Phố Lồng Đèn Quận 5, Sài Gòn

1. Vị trí của phố Lồng Đèn quận 5

Phố Lồng Đèn kéo dài trên những tuyến đường Trần Hưng Đạo – Lương Nhữ Học – Phú Định – Nguyễn Trãi – Nguyễn Án tại quận 5, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là nơi mà không có năm nào là không đông đúc người qua lại để chụp hình và mua đèn lồng cho con em mình. Lúc đầu chỉ có phố Lương Nhữ Học nổi tiếng nhất với việc chuyên bán các loại đèn lồng đèn, tuy nhiên, hiện nay đã mở rộng ra thêm nhiều tuyến đường nhưng phố lồng đèn trên đường Lương Nhữ Học vẫn sầm uất và nhộn nhịp nhất quận 5.

2. Vài nét về phố Lồng Đèn

Phố Lồng Đèn Sài Gòn nằm tại Quận 5

Đây là khu vực có rất nhiều người Hoa sinh sống và định cư từ rất lâu đời nên đã hình thành nên nghề sản xuất thủ công lồng đèn do chính người Hoa tạo ra. Theo quan niệm Trung Quốc, lồng đèn là để tạo ra không khí lễ hội náo nhiệt, là biểu tượng cho sự đoàn tụ và nó được dùng trong tất cả các lễ hội. Bên cạnh việc sử dụng để thắp sáng và tạo bầu không khí vui tươi của lễ hội vào ban đêm thì lồng đèn của người Hoa còn mang ý nghĩa tượng trưng. Nếu là lồng đèn cung đình được sử dụng trong lễ cưới thì biểu tượng cho niềm vui, sự hạnh phúc, còn nếu là những chiếc đèn lồng nẹp tre màu trắng là một thông báo lễ tang, là sự đau buồn, thương tiếc.

Phố lồng đèn đã trở nên thân thuộc với người Sài Gòn

Tết Trung Thu của Việt Nam cũng bắt nguồn từ Trung Quốc nên bị ảnh hưởng một phần nào đó, do vậy, người ta cũng luôn treo đèn lồng vào dịp này. Đặc biệt, mỗi dịp trung thu đến, quận 5 thành phố Hồ Chí Minh lại trở nên nhộn nhịp, đông đúc người qua lại, du khách đến Sài Gòn vui chơi đổ về tham quan và mua lồng đèn.

3. Các loại lồng đèn tại phố Lồng Đèn quận 5

Lồng đèn có nhiều hình thù siêu đáng yêu

Thông thường, hình dạng phổ biến nhất của đèn lồng là hình trái bí màu đỏ, có đính tua vàng, tuy nhiên đôi khi cũng là hình vuông, hình kim cương, đèn lồng kiểu tròn, kiểu trám, kiểu dù, kiểu đĩa bay, kiểu kim cương hay loại lồng đèn kiểu củ tỏi, hình dáng con thú, đèn ngôi sao,… Khung đèn được làm từ tre, gỗ, sợi thép, vải bọc quanh đèn được làm từ lụa hay giấy. Loại đèn được các bạn nhỏ ưa chuộng và bán nhiều nhất được làm bằng giấy kiếng đỏ là chủ yếu, ngoài ra còn có những loại đèn hiện đại hơn chạy bằng pin phát nhạc và cứng cáp hơn.

Lồng đèn nhiều màu sắc ấn tượng

Ngoài những chiếc đèn lồng truyền thống hay hiện đại thì tại các gian hàng nơi đây còn bày bán một số loại mặt hàng khác như: đầu Lân, mặt nạ, đèn lồng có nến bên trong, vương miện, cánh thiên thần,… Giữa hình ảnh tấp nập, rộn ràng của dòng người thăm thú, thật tuyệt nếu có một anh nháy có tâm ghi lại khoảnh khắc cả gia đình đang dắt tay nhau chọn lồng đèn, những đứa trẻ mặt sung sướng khi được bố mẹ mua quà cho,… Ngoài lồng đèn thì tại khu phố này còn có nhiều nét văn hóa đặc sắc. Du khách có thể tham quan những ngôi nhà cổ kính rêu phong hay những ngóc ngách phố phường đậm chất xưa cũ,… khá khiến bạn tò mò đúng không?

Vào buối tối khu vực này lung linh vô cùng

Tết Trung Thu tại quận 5 không chỉ có sức hấp dẫn đối với các em nhỏ mà còn khiến người lớn cũng rất háo hức được chụp ảnh tại con phố lồng đèn nổi tiếng giữa lòng Sài Gòn, xúng xính trong những bộ quần áo xinh xắn để chụp lại khung cảnh thơ mộng, lấp lánh đèn lồng đầy màu sắc, còn gì tuyệt vời hơn.

4. Một số điểm cần lưu ý khi đến tham quan phố Lồng Đèn tại quận 5

Giá lồng đèn ở đây dao động từ 15.000 – 55.000 VND/chiếc tùy loại. Bạn có thể mặc cả sao cho hợp lý nhất.

Đây là nơi tập trung rất đông người, do đó mọi đồ dùng cá nhân, tư trang có giá trị bạn phải bảo quản thật kỹ, tránh trường hợp mất mát đáng tiếc.

Bạn nên đeo balo, túi xách về đằng trước ngực, điện thoại để trong túi không cầm ở tay.

Nếu đến tham quan bằng xe máy thì bạn nên lựa chọn một địa điểm gửi xe gần phố Lồng Đèn quận 5 để có thể đi bộ tận hưởng không khí náo nhiệt và ghi lại được những bức hình đẹp hơn.

Bạn nên mua một chiếc lồng đèn để có thể tham quan và chụp hình một cách thoải mái nhất.

Mỗi người cũng nên nâng cao ý thức, tránh phá hoại của chung và nói không với hiện tượng bày bừa tại các sạp hàng để chụp ảnh.

5. Các hoạt động khác tại phố Lồng Đèn

Phố lồng đèn là con phố vô cùng nổi bậtNhững hình ảnh check in dễ thương

Hy vọng tất cả những gợi ý và chia sẻ bên trên sẽ giúp bạn có những hành trình tham quan lý thù và bổ ích!

Đăng bởi: Thái Sơn Nguyễn Hồng

Từ khoá: Tham quan phố Lồng Đèn quận 5, Sài Gòn

Cập nhật thông tin chi tiết về Cây Tầm Bóp (Thù Lù): Cây Thuốc Với Những Chùm Quả “Lồng Đèn” trên website Wchx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!