Bạn đang xem bài viết Đề Cương Ôn Thi Học Kì 1 Môn Khoa Học Lớp 4 Năm 2023 – 2023 Ôn Tập Học Kì 1 Lớp 4 Môn Khoa Học được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Wchx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Câu 1. Để có sức khoẻ tốt, chúng ta cần:
Câu 2. Nối thông tin cột A và thông tin cột B cho thích hợp:
A
Thiếu chất đạm
Thiếu vitamin A
Thiếu i-ốt
Thiếu vitamin D
B
Mắt nhìn kém, có thể dẫn đến mù loà
Bị còi xương
Bị suy dinh dưỡng
Cơ thể phát triển chậm, kém thông minh, bị bướu cổ.
Câu 3. Hãy gạch chéo tên thức ăn xếp sai trong các nhóm sau:
Câu 4. Viết chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu sai.
Câu 5. Phát biểu nào sau đây là phát biểu đúng về vai trò của chất đạm?
Câu 6. Để phòng tránh bệnh do thiếu chất dinh dưỡng cần:
Câu 7. Những bệnh nào sau đây lây qua đường tiêu hóa?
Câu 8. Bệnh bướu cổ do:
Câu 9. Khi sử dụng nước uống cần chú ý:
Câu 10. Hãy tìm 3 loại bệnh dịch có thể phát triển và lan truyền do nguồn nước bị ô nhiễm.
Câu 11. Nối ô chữ ở cột A với ô chữ ở cột B cho phù hợp
Làm máng, rãnh nước
Túi đựng nước thường được làm bằng nhựa, ni-lông
Giấy thấm
Nước bị đổ, chảy lênh láng ra sàn nhà
Làm máng, rãnh nước
Túi đựng nước thường được làm bằng nhựa, ni-lông
Giấy thấm
Nước bị đổ, chảy lênh láng ra sàn nhà
Câu 12. Khi làm máng, rãnh nước, ta phải vận dụng tính chất nào của nước ?
Câu 13. Viết chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu sai.
Nước ở sông, suối, hồ, biển thường xuyên …………………………….…. vào không khí.
……………………………. bay lên cao, gặp lạnh ……………………….. thành những hạt nước rất nhỏ. Nhiều hạt nước nhỏ hợp lại với nhau tạo nên ………………………. Các ………………………… có trong các đám mây rơi xuống đất tạo thành mưa.
Câu 15. Tại sao năng lượng mặt trời lại cần thiết cho vòng tuần hoàn của nước ?
…….
Câu 1. Con người cần gì để sống?
Trả lời: Con người cần: không khí, nước, ánh sáng, thức ăn để duy trì sự sống.
Câu 2. Trao đổi chất là gì? Nêu vai trò của sự trao đổi chất đối với con người, động vật, thực vật?
Trả lời: Trao đổi chất là quá trình cơ thể lấy thức ăn, nước, không khí từ môi trường và thải ra môi trường những chất thừa, cặn bã.
Vai trò của sự trao đổi chất: con người, động vật và thực vật có trao đổi chất với môi trường thì mới sống được
Câu 3. Những cơ quan nào tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người?
Trả lời: Những cơ quan nào tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người là: cơ quan hô hấp, cơ quan tiêu hóa, cơ quan tuần hoàn và bài tiết.
Câu 4. Nêu những biểu hiện bên ngoài của quá trình trao đổi chất và các cơ quan thực hiện quá trình đó?
Trả lời: Những biểu hiện bên ngoài của quá trình trao đổi chất và các cơ quan thực hiện quá trình đó là:
+ Trao đổi khí: Do cơ quan hô hấp thực hiện, lấy khí ô -xi thải ra khí các- bô –níc.
+ Trao đổi thức ăn: Do cơ quan tiêu hóa thực hiện, lấy nước và các thức ăn có chứa các chất dinh dưỡng cần cho cơ thể, thải ra chất cặn bã.
+ Bài tiết: Do cơ quan bài tiết nước tiểu và da thực hiện. Cơ quan bài tiết nước tiểu( thải ra nước tiểu). Lớp da bao bọc cơ thể ( thải ra mồ hôi).
Câu 5. Có mấy cách phân loại thức ăn? Hãy nêu các cách đó?
Trả lời: Có 2 cách phân loại thức ăn
+ Phân loại theo nguồn gốc, đó là thức ăn có nguồn gốc từ động vật hay thức ăn có nguồn gốc từ thực vật.
+ Phân loại theo lượng chất dinh dưỡng được chứa nhiều hay ít trong thức ăn đó.
Câu 6. Thức ăn được phân theo lượng chất dinh dưỡng được chia thành mấy nhóm, kể tên các nhóm đó?
Trả lời : Thức ăn được phân theo lượng chất dinh dưỡng được chia thành 4 nhóm đó là:
+ Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường.
+ Nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm.
+ Nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo.
+ Nhóm thức ăn chứa nhiều vi- ta-min và chất khoáng.
Câu 7. Nêu vai trò chất bột đường.
Trả lời: Vai trò của chất bột đường là cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ của cơ thể.
Câu 8. Nêu vai trò chất đạm.
Trả lời :Vai trò của chất đạm là chất đạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể:Tạo ra những tế bào mới làm cho cơ thể lớn lên, thay thế những tế bào già bị hủy họa trong hoạt động sống của con người.
Câu 9. Nêu vai trò chất béo.
Trả lời: Vai trò chất béo là chất béo giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi ta min: A,D,E,K.
Câu 10. Nêu vai trò chất xơ
Trả lời: Vai trò chất xơ là chất xơ không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần thiết để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hóa.
Câu 11. Vì sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món?
Trả lời: Cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món vì không có một loại thức ăn nào có thể cung cấp đầy đủ các chất cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể. Tất cả những chất mà cơ thể cần đều phải lấy từ nhiều nguồn thức ăn khác nhau.
Thay đổi món đê tạo cảm giác ngon miệng và cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Câu 12. Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật?
Trả lời: Cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật vì đạm động vật nhiều chất bổ dưỡng quý không thay thế được nhưng thường khó tiêu. Đạm thực vật dễ tiêu nhưng thiếu một số chất bổ dưỡng quý. Vì vậy cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.
Câu 13. Vì sao cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật với chất béo có nguồn gốc thực vật?
Trả lời: Cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật với chất béo có nguồn gốc thực vật để đảm bảo cung cấp đủ các loại chất béo cho cơ thể
Câu 14. Tại sao nên sử dụng muối có bổ sung i-ốt?
Trả lời: Nên sử dụng muối có bổ sung i -ốt là vì cơ thể chỉ cần một lượng i-ốt nhỏ. Nếu thiếu i -ốt cơ thể sẽ kém phát triển cả về thể lực và trí tuệ.
Câu 15. Tại sao không nên ăn mặn?
Trả lời : Không nên ăn mặn để tránh bị bệnh huyết áp cao.
Câu 16. Thế nào là thực phẩm sạch và an toàn?
Trả lời: Thực phẩm sạch và an toàn là thực phẩm giữ được chất dinh dưỡng; được nuôi trồng, bảo quản và chế biến hợp vệ sinh, không bị nhiễm khuẩn, hóa chất, không gây ngộ độc hoặc gây hại lâu dài cho sức khỏe người sử dụng.
Câu 17. Làm thế nào để thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm
Trả lời: Để thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm cần:
– Chọn thức ăn tươi, sạch, có giá trị dinh dưỡng, không có màu sắc và mùi vị lạ
– Dùng nước sạch để rửa thực phẩm, dụng cụ và để nấu ăn
– Thức ăn được nấu chín. Nấu xong nên ăn ngay.
– Thức ăn chưa dùng hết phải bảo quản đúng cách.
Câu 18. Nêu các cách bảo quản thức ăn:
Trả lời : Có nhiều cách để giữ thức ăn được lâu, không bị mất chất dinh dưỡng và ôi thiu như : làm khô, ướp lạnh, ướp mặn, đóng hộp,…
Câu 19. Kể các bệnh do thiếu chất dinh dưỡng: thiếu chất đạm, thiếu vi-ta-min A, thiếu i- ốt, thiếu vi-ta-min D
Trả lời: Thiếu chất đạm sẽ bị suy dinh dưỡng; thiếu vi-ta-min A mắt nhìn kém , có thể dẫn đến mù lòa; thiếu i-ốt, cơ thể phát triển chậm, kém thông minh, dễ bị bướu cổ; thiếu vi-ta-min D sẽ bị còi xương;…
Câu 20. Nguyên nhân gây bệnh béo phì ?Tác hại của bện béo phì? Cách phòng bệnh béo phì ?..
Trả lời :
– Nguyên nhân gây bệnh béo phì là ăn quá nhiều, hoạt động qua ít nên mỡ trong cơ thể bị tích tụ ngày càng nhiều gây ra béo phì.
– Tác hại của bệnh béo phì là người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường huyết áp cao.
– Cách phòng bệnh béo phì là ăn uống hợp lí, rèn luyện thói quen ăn uống điều độ, ăn chậm, nhai kĩ. Năng vận động cơ thể, đi bộ và luyện tập thể dục thể thao.
Câu 21. Kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hoá? Nguyên nhân gây ra các bệnh đường tiêu hoá? Cách đề phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá.
Trả lời :
+ Một số bệnh lây qua đường tiêu hoá là: tiêu chảy, tả, lị,…
+ Nguyên nhân gây ra các bệnh đường tiêu hoá là do: ăn uống không hợp vệ sinh, môi trường xung quanh bẩn, uống nước không đun sôi, tay chân bẩn…
+ Cách đề phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá: giữ vệ sinh ăn uống, giữ vệ sinh cá nhân, giữ vệ sinh môi trường.
Câu 22. Nêu cảm giác của bạn khi khoẻ? khi bị bệnh? khi bị bệnh cần phải làm gì?
Trả lời: Khi khỏe mạnh ta cảm thấy thoải mái, dễ chịu; khi bị bệnh, cơ thể có những biểu hiện như hắt hơi, sổ mũi, chán ăn, mệt mỏi hoặc đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, sốt cao,…Khi bị bệnh ta phải báo ngay cho cha mẹ hoặc người lớn biết để kịp thời phát hiện bệnh và chữa trị.
Câu 23. Khi bị tiêu chảy cần ăn uống như thế nào?
Trả lời: Khi bị bệnh tiêu chảy mất rất nhiều nước. Do vậy ngoài việc người bệnh vẫn ăn bình thường, đủ chất dinh dưỡng chúng ta cần cho uống thêm nước cháo muối và dung dịch ô-rê-dôn để chống mất nước.
Câu 24. Để phòng tránh bị đuối nước cần chú ý điều gì?
Trả lời: Để phòng tránh bị đuối nước cần chú ý: không chơi đùa gần ao hồ, sông , , suối. Giếng nước phải được xây thành cao, có nắp đậy. Chum, vại, bể nước phải có nắp đậy.
– Chấp hành tốt các quy định về an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông đường thủy. Tuyệt đối không lội qua suối khi trời mưa lũ, dông bão.
– Chỉ tập bơi khi có người lớn và phương tiện cứu hộ.
Câu 25. Nước có những tính chất gì?
Trả lời: Nước có những tính chất là nước là một chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định. Nước chảy từ cao xuống thấp, lan ra mọi phía, thấm qua một số vật và hòa tan được một số chất.
Câu 26. Nước tồn tại ở mấy thể? Kể tên các thể đó.
Trả lời: Nước tồn tại ở 3 thể: thể lỏng, thể khí (hơi), thể rắn
Câu 27. Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra?
Trả lời: Hơi nước bay lên cao, gặp lạnh ngưng tụ thành những hạt nước rất nhỏ, tạo nên các đám mây. Các giọt nước có trong các đám mây rơi xuống đất tạo thành mưa.
Câu 28. Thế nào là nước bị ô nhiễm?
Trả lời: Nước bị ô nhiễm là nước có một trong các dấu hiệu sau: có màu, có chất bẩn, có mùi hôi, có chứa các vi sinh vật gây bệnh nhiều quá mức cho phép hoặc chứa các chất hòa tan có hại cho sức khỏe.
Câu 29. Thế nào là nước sạch?
Trả lời: Nước sạch là nước trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không chứa các vi sinh vật hoặc các chất hòa tan có hại cho sức khỏe con người
Câu 30. Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm?
Trả lời: Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm là:
– Xả rác, phân, nước thải bừa bãi; vỡ ống nước, lũ lụt,…
– Sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu; nước thải của các nhà máy không qua xử lí, xả thẳng vào sông, hồ,…
– Khói bụi và khí thải từ nhà máy, xe cộ,… làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước mưa.
– Vỡ đường ống dẫn dầu, trà dầu,… làm ô nhiễm nước biển.
Câu 1. Như mọi sinh vật khác, con người cần gì đê duy trì sự sống của mình.
Câu 2. Điền các từ: môi trường, thức ăn, nước, thừa, cặn bã, trao đổi chất, không khí vào những chỗ trống cho thích hợp.
Trong quá trình sống con người lấy ………….,………….,…………….từ………….
Và thải ra môi tường những chất……….,………….Quá trình đó gọi là quá trình……………………
Câu 3. Các thức ăn chứa nhiều chất bột đường đều có nguồn gốc từ
Câu 4. Vai trò của chất bột đường:
Câu 5. Vai trò của chất đạm
Câu 6. Vai trò của chất béo.
Câu 7. Để cơ thể khỏe mạnh bạn cần ăn:
Câu 8. Để phòng bệnh do thiếu i-ốt, hằng ngày bạn nên sử dụng:
Câu 9. Nguyên nhân nào gây ra bệnh béo phì?
Câu 10. Để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hóa, chúng ta cần:
Câu 11. Người bị tiêu chảy cần ăn như thế nào?
Câu 12. Cần phải làm gì để đề phòng đuối nước?
Câu 13. Nước trong tự nhiên tồn tại ở những thể nào?
Câu 14.Nước bay hơi nhanh trong điều kiện nào?
Câu 15. Mây được hình thành từ cái gì?
Câu 16. Mưa từ đâu ra?
Câu 17. Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên là.
Câu 19. Nước do nhà máy sản xuất cần đảm bảo những tiêu chuẩn nào?
Câu 20. Lớp không khí bao quanh Trái Đất được gọi là gì?
Câu 21. Không khí có những tính chất gì?
Câu 22. Không khí bao gồm những thành phần nào?
………..
Đề Cương Ôn Tập Học Kì 2 Môn Tin Học Lớp 4 Năm 2023 – 2023 Ôn Thi Học Kì 2 Lớp 4 Môn Tin Học
Bộ đề cương Tin học 4 học kì 2, giúp các em luyện giải các dạng câu hỏi thật nhuần nhuyễn. Đồng thời, cũng giúp thầy cô xây dựng đề cương học kì 2 năm 2023 – 2023 cho học sinh của mình. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết:
Phần 1: Lý thuyết (4 điểm)
Hình thức thi: Trắc nghiệm (15 phút)
Nội dung ôn tập: các kĩ năng thiết kế bài trình chiếu và các câu lệnh Logo đã học. HS tham khảo các bài tập trắc nghiệm trong chương 4 và 5 – Sách bài tập Tin học lớp 4.
Phần 2: Thực hành (6 điểm)
1. Thực hành thiết kế bài trình chiếu với phần mềm Powerpoint 2007
Nội dung ôn tập: Chương 4 – Thiết kế bài trình chiếu – SGK Tin học lớp 4:
Kĩ năng tạo được trang trình chiếu mới, xóa trang trình chiếu.
Kĩ năng soạn thảo văn bản vào trang trình chiếu.
Kĩ năng thay đổi phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, màu chữ, căn lề nội dung trang trình chiếu.
Kĩ năng chèn hình, tranh ảnh vào trang trình chiếu.
Kĩ năng thay đổi nền, chèn ngày tháng, số trang và tên người soạn vào bài trình chiếu.
Kĩ năng tạo hiệu ứng cho văn bản trong trang trình chiếu.
Kĩ năng tạo hiệu ứng cho hình ảnh trong trang trình chiếu.
Kĩ năng lưu tệp trình chiếu sau khi làm bài xong.
2. Thực hành Logo
Nội dung ôn tập: Chương 5 – Thế giới Logo – SGK Tin học lớp 4:
Sử dụng các lệnh đã học của Logo để vẽ hình theo mẫu, biết cách thay đổi màu bút vẽ, kích cỡ nét vẽ.
Biết viết chữ và làm tính trong Logo.
Ôn luyện các bài tập thực hành trong SGK và Sách bài tập Tin học lớp 4.
Biết cách chèn đoạn văn, bảng biểu từ phần mềm Word về bài trình chiếu
Biết cách tạo hiệu ứng cho văn bản, hình ảnh trong trang trình chiếu
Biết giải thích các hành động của rùa tương ứng với các câu lệnh
Biết cách thay đổi màu sắc của bút vẽ và nét vẽ
Biết sử dụng lệnh của Logo để điều khiển rùa vẽ hình, viết chữ và sử dụng lệnh của Logo để thực hiện phép tính số học
Biết ý nghĩa của việc sử dụng câu lệnh lặp và Wait
Thiết kế được bài trình chiếu có hình/tranh ảnh, bảng biểu, tạo hiệu ứng và bổ sung một số thông tin vào bài trình chiếu: tác giả, ngày, tháng soạn bài trình chiếu, số thứ tự trang trình chiếu…
Biết sử dụng các lệnh của Logo để điều khiển rùa vẽ hình, viết chữ và sử dụng được câu lệnh của Logo để thực hiện phép tính số học theo yêu cầu
Câu 1: Để khởi động phần mềm Word ta thực hiện thao tác nào
Câu 2: Hãy cho biết trong phần mềm Word có mấy kiểu căn lề?
Câu 3: Trong phần mềm Word, sau khi chọn văn bản để căn thẳng lề trái ta thực hiện thao tác sau.
Câu 4: Trong phần mềm Word, sau khi chọn văn bản để căn thẳng lề phải ta thực hiện thao tác sau.
Câu 5: Trong phần mềm Word, sau khi chọn văn bản để căn thẳng hai lề ta thực hiện thao tác sau.
Câu 6: Trong phần mềm Word, sau khi chọn văn bản để căn giữa ta thực hiện thao tác sau.
Câu 7: Trong phần mềm Word, sau khi chọn văn bản để căn giữa ta thực hiện thao tác sau.
Câu 8: Trong phần mềm Word, sau khi chọn văn bản để căn thẳng hai lề ta thực hiện thao tác sau.
Câu 9: Trong phần mềm Word, sau khi chọn văn bản để căn thẳng lề phải ta thực hiện thao tác sau.
Câu 10: Trong phần mềm Word, sau khi chọn văn bản để căn thẳng lề trái ta thực hiện thao tác sau.
Câu 11: Trong phần mềm Word, để tạo một file mới ta thực hiện thao tác sau:
Câu 12: Trong phần mềm Word, để chọn ô cỡ chữ ta chọn nút lệnh:
Câu 13: Trong phần mềm Word, để chọn ô phông chữ ta chọn nút lệnh:
Câu 14: Trong phần mềm Word, khi ta chọn phông chữ Arial để có chữ việt ta chọn bảng mã sau:
Câu 15: Trong phần mềm Word, khi ta chọn phông chữ .VnTime để có chữ việt ta chọn bảng mã sau:
Câu 16: Trong phần mềm Word, khi ta chọn phông chữ Vni-Times để có chữ việt ta chọn bảng mã sau:
….
Mạch kiến thức, kĩ năng Số câu và số điểm Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng điểm và tỷ lệ %
TN TL/ TH TN TL/ TH TN TL/ TH TN TL/ TH Tổng TL
1. Thế giới trực tuyến: Những điều em đã biết, tìm kiếm thông tin nâng cao, đánh dấu trang.
Số câu
1
1
2
Số điểm
0.5
0.5
1.0
10%
2. Thế giới trực tuyến: Thư điện tử của em, gửi và nhận thư điện tử, quản lí hộp thư điện tử.
Số câu
2
1
3
Số điểm
1.0
0.5
1.5
15%
3. Soạn thảo văn bản cùng Microsoft Word:
Rèn luyện kĩ năng đã biết, tạo và sử dụng bản, văn bản dạng cột, sử dụng Text Box.
Số câu
1
1
TH1
TH2
1
3+2TH
Số điểm
0.5
0.5
3.0
3.0
0.5
7.5
75%
Tổng
Số câu
4
3
TH
TH
1
8+2TH
Số điểm
2.0
1.5
3.0
3.0
0.5
10
100%
Tỷ lệ %
20%
15%
30%
0 %
30%
0.5%
0%
100%
Số câu
Điểm
Tỷ lệ
Lí thuyết (15′)
8
4
40%
Thực hành (20′)
2 TH
6
60%
Trường Tiểu học
Họ Và Tên: ………………………………….
Lớp: ………………………………………
I. Lý thuyết: (15 phút 4 điểm)
Câu 1: Hãy chỉ ra đâu là trình duyệt web?
Câu 2: Trong trang Web, www được viết tắt bởi từ nào? (0.5đ)
Câu 3: Trong các địa chỉ hộp thư điện tử sau, địa chỉ hộp thư điện tử nào đúng?
Advertisement
Câu 4. Thư điện tử có thể gửi cho ai?
Câu 5: Hãy chỉ ra thao tác tạo bảng?
Câu 6: Để sử dụng được công cụ tạo chữ nghệ thuật em thực hiện thao tác nào?
Câu 7: Tổ hợp phím để đánh dấu một trang web là phím nào?
Câu 8: Để chèn một Text Box cho văn bản nhấp chuột vào Tab nào?
II. Thực hành: (20 phút 6đ)
Lưu bài với tên: Tênhọcsinhlớp4.doc (Ví dụ: Lan4A1.doc)
Câu 1: (3đ)
Em hãy tạo một bảng theo mẫu gồm các cột: STT, Họ và tên, Nữ, Lớp, Ngày sinh
STT
HỌ VÀ TÊN
NAM/NỮ
LỚP
NGÀY SINH
Thư điện tử là gì?
“Thư điện tử” là thư tín được truyền đi trên hệ thống mạng Internet dưới dạng số hóa việc gửi thư và nhận thư thông qua một tài khoản. Muốn sử dụng thư
điện tử bạn cần đăng ký với nhà cung cấp thư điện tử một tài khoản cho riêng mình.
I. Lý thuyết: (4.0 điểm, mỗi câu đúng 0.5 điểm)
Câu
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Đáp án
A
B
A
B
A
C
A
B
II. Thực hành (6 điểm)
Lưu bài với tên: Tênhọcsinhlớp4.doc (Ví dụ: Lan4A1.doc)
Câu 1: (3đ)
Em hãy tạo một bảng theo mẫu gồm các cột: STT, Họ và tên, Nữ, Lớp, Ngày sinh
STT
HỌ VÀ TÊN
NAM/NỮ
LỚP
NGÀY SINH
Tạo được bảng (2 điểm)
Nhập thông tin (1 điểm)
Câu 2 (3đ):
Gõ văn bản và chia cột (3 điểm)
…
Đề Cương Ôn Thi Học Kì 1 Môn Ngữ Văn Lớp 9 Năm 2023 – 2023 Ôn Tập Học Kì 1 Lớp 9 Môn Ngữ Văn
TRƯỜNG THCS …….
Tổ Văn- Sử
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2022 – 2023
MÔN: NGỮ VĂN 9
1. Nhớ được: các phương châm hội thoại
Phương châm về lượng:
Phương châm về chất:
Phương châm quan hệ:
Phương châm cách thức:
Phương châm lịch sự:
2. Nhận ra và hiểu tác dụng các biện pháp tu từ trong ngữ liệu (Trong hoặc ngoài sách giáo khoa) (Nhân hóa, so sánh, điệp ngữ…)
3. Chỉ ra các phương thức biểu đạt trong ngữ liệu (Trong hoặc ngoài sách giáo khoa) (Tự sự, nghị luận, biểu cảm..)
* Văn bản 1: “Làng’ – Kim Lân
1. Tác giả: Kim Lân
-SGK
2. Tác phẩm:
a. Tóm tắt văn bản:
Ông Hai là người làng Chợ Dầu. Trong kháng chiến chống Pháp, ông phải đưa gia đình đi tản cư. Ở đây, lúc nào ông cũng nhớ làng và luôn dõi theo tin tức cách mạng. Khi nghe tin đồn làng Chợ Dầu theo giặc, ông vô cùng đau khổ, cảm thấy xấu hổ, nhục nhã. Ông không đi đâu, không gặp ai, chỉ sợ nghe đồn về làng ông theo giặc. Nỗi lòng buồn khổ đó càng tăng lên khi có tin người ta không cho những người làng ông ở nhờ vì là làng Việt gian. Ông không biết bày tỏ với ai, không dám đi ra ngoài. Thế là ông đành nói chuyện với thằng con út cho vơi nỗi buồn, cho nhẹ bớt những đau khổ tinh thần. Khi nhận tin cải chính, vẻ mặt ông tươi vui, rạng rỡ hẳn lên. Ông chia quà cho các con, và tất bật báo tin cho mọi người rằng nhà ông bị Tây đốt, làng ông không phải là làng Việt gian. Ông thêm yêu và tự hào về cái làng của mình.
b. Ý nghĩa nhan đề:
· Đặt tên “Làng” mà không phải là: “Làng chợ Dầu” vì nếu thế thì vấn đề tác giả đề cập tới chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp của một làng cụ thể.
· Đặt tên “Làng” vì truyện đã khai thác một tình cảm bao trùm, phổ biến trong con người thời kì kháng chiến chống Pháp: tình cảm với quê hương, với đất nước.
→ Tình cảm yêu làng, yêu nước không chỉ là tình cảm của riêng ông Hai mà còn là tình cảm chung của những người dân Việt Nam thời kì ấy
c Tình huống truyện:
– Đó là khi ông Hai nghe được tin làng Chợ Dầu theo giặc.
d. Diễn biến tâm trạng của ông Hai:
* Trước khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc:
– Nhớ làng da diết – muốn về làng, muốn tham gia kháng chiến.
* Tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng theo giặc:
– Khi nghe tin xấu ông Hai sững sờ, xấu hổ, uất ức: “cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi tưởng như không thở được”. Từ đỉnh cao của niềm vui, niềm tin ông Hai rơi xuống vực thẳm của sự đau đớn, tủi hổ vì cái tin ấy quá bất ngờ.
-Từ lúc ấy trong tâm trí ông Hai chỉ còn có cái tin dữ ấy xâm chiếm, nó thành một nỗi ám ảnh day dứt. Ông cảm thấy như chính ông mang nỗi nhục của một tên bán nước theo giặc, cả các con ông cũng sẽ mang nỗi nhục ấy
– Suốt mấy ngày ông không dám đi đâu. Ông quanh quẩn ở nhà,nghe ngóng tình hình bên ngoài. “Một đám đông túm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa,ông cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn tán đến “cái chuyện ấy”.
– Ông Hai rơi vào tình trạng bế tắc, tuyệt vọng khi nghĩ tới tương lai. Ông không biết đi đâu, về làng thi không được, vì về làng lúc này là đồng nghĩa với theo Tây, phản bội kháng chiến. Nếu như trước đây, tình yêu làng và tình yêu nước hòa quyện trong nhau thì lúc này, ông Hai buộc phải có sự lựa chọn. Quê hương và Tổ quốc, bên nào nặng hơn? “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Như vậy, tình yêu làng dẫu có thiết tha, mãnh liệt đến đâu cũng không thể mãnh liệt hơn tình yêu đất nước. Đó là biểu hiện vẻ đẹp trong tâm hồn của con người Việt Nam, khi cần họ sẵn sàng gạt bỏ tình cảm riêng tư để hướng tới tình cảm chung của cả cộng đồng.
*Tâm trạng của ông Hai khi tin làng mình theo giặc được cải chính.
– Đúng lúc ông Hai có được quyết định khó khăn ấy thì cái tin làng Chợ Dầu phản bội đã được cải chính. Sự đau khổ của ông Hai trong những ngày qua nhiều bao nhiêu thì niềm phấn khởi và hạnh phúc của ông lúc này càng lớn bấy nhiêu.Ông “bô bô” khoe với mọi người về cái tin làng ông bị “đốt nhẵn”, nhà ông bị “đốt nhẵn”. Nội dung lời “khoe” của ông có vẻ vô lí bởi không ai có thể vui mừng trước cảnh làng, nhà của mình bị giặc tàn phá. Nhưng trong tình huống này thì điều vô lí ấy lại rất dễ hiểu: Sự mất mát về vật chất ấy chẳng thấm vào đâu so với niềm vui tinh thần mà ông đang được đón nhận. Nhà văn Kim Lân đã tỏ ra rất sắc sảo trong việc nắm bắt và miêu tả diễn biến tâm lí của nhân
* Nội dung:
Truyện thể hiện chân thực, sinh động tình cảm yêu làng quê thống nhất với lòng yêu đất nước ở nhân vật ông Hai.
*Nghệ thuật:
-Tác giả sáng tạo tình huống truyện có tính căng thẳng, thử thách.
-Xây dựng cốt truyện tâm lí ( đó là chú trọng vào các tình huống bên trong nội tâm nhân vật). -Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tự nhiên mà sâu sắc,tinh tế.
-Ngôn ngữ đặc sắc, sinh động, mang đậm chất khẩu ngữ, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày của người nông dân.
* Văn bản 2 ‘Lặng lẽ Sa Pa”- Nguyễn Thành Long
1. Tác giả: SGK
2. Tác phẩm:
a. Tóm tắt văn bản:
Trên chuyến xe khách từ Hà Nội lên Lào Cai, ông họa sĩ già, bác lái xe, cô kĩ sư trẻ tình cờ quen nhau. Bác lái xe đã giới thiệu cho ông họa sĩ và cô kĩ sư làm quen với anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn. Trong cuộc gặp gỡ 30 phút, anh thanh niên tặng hoa cho cô gái, pha trà và trò chuyện với mọi người về cuộc sống và công việc của anh. Ông họa sĩ muốn được vẽ chân dung anh. Anh thanh niên từ chối và giới thiệu với ông những người khác mà anh cho là xứng đáng hơn anh. Những con người tình cờ gặp nhau bỗng trở nên thân thiết. Khi chia tay, ông họa sĩ hứa sẽ quay trở lại, cô kĩ sư thấy xúc động, yên tâm hơn về quyết định lên Lào Cai công tác, còn anh thanh niên tặng mọi người một làn trứng.
b. Ý nghĩa nhan đề:
Lặng lẽ Sa Pa, đó chỉ là cái vẻ lặng lẽ bên ngoài của một nơi ít người đến, nhưng thật ra nó lại không lặng lẽ chút nào, bởi đằng sau cái vẻ lặng lẽ của Sa Pa là cuộc sống sôi nổi của những con người đầy trách nhiệm với công việc, đối với đất nước, với mọi người mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình trên đỉnh núi cao.
→ Trong cái không khí lặng im của Sa Pa, Sa Pa mà nhắc tới người ta chỉ nghĩ đến chuyện nghĩ ngơi lại có những con người ngày đêm lao động hăng say, miệt mài lặng lẽ, âm thầm cống hiến cho đất nước.
c. Vẻ đẹp con người:
* Nhân vật anh thanh niên:
Đây là nhân vật chính của truyện.Tuy nhiên tác giả không cho nhân vật xuất hiện ngay từ đầu mà chỉ gián tiếp qua lời giới thiệu rất ấn tượng của bác lái xe ( rằng anh ta là “một trong những người cô độc nhất thế gian”, rằng anh ta rất “thèm người” và nếu họa sĩ đến gặp thì thế nào “cũng thích vẽ”; sau đó xuất hiện trực tiếp qua cuộc gặp gỡ, trò chuyện với các nhân vật khác trong khoảng thời gian ngắn ngủi ( ba mươi phút).
– Hoàn cảnh sống và làm việc:
– Anh thanh niên 27 tuổi sống và làm việc một mình trên đỉnh núi cao 2600m, quanh năm làm bạn với mây mù và cây cỏ. Làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu, công việc của anh là “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây và đo chấn động mặt đất, dự báo thời tiết hằng ngày để phục vụ sản xuất và phục vụ chiến đấu”. Một công việc gian khó nhưng đòi hỏi sự chính xác, tỉ mỉ và tinh thần trách nhiệm cao.
– Hoàn cảnh sống khắc nghiệt vô cùng bởi sự heo hút, vắng vẻ; cuộc sống và công việc có phần đơn điệu, giản đơn…là thử thách thực sự đối với tuổi trẻ vốn sung sức và khát khao trời rộng, khát khao hành động. Nhưng cái gian khổ nhất đối với chàng trai trẻ ấy là phải vượt qua sự cô đơn, vắng vẻ quanh năm suốt tháng ở nơi núi cao không một bóng người. Và anh đã vượt qua hoàn cảnh bằng những suy nghĩ rất đẹp,giản dị mà sâu sắc.
– Vẻ đẹp trong tính cách người thanh niên.
* Lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm với công việc:
– Làm việc một mình trên đỉnh núi cao, không có ai giám sát,thúc giục anh vẫn luôn tự giác, tận tụy. Suốt mấy năm ròng rã ghi và báo “ốp”đúng giờ. Phải ghi và báo về nhà trong mưa tuyết lạnh cóng, gió lớn và đêm tối lúc 1h sáng, anh vẫn không ngần ngại.
– Anh đã sống thật hạnh phúc khi được biết do kịp thời phát hiện đám mây khô mà anh đã góp phần vào chiến thắng của không quân ta trên bầu trời Hàm Rồng.
* Anh biết tạo ra một cuộc sống nền nếp văn minh và thơ mộng:
– Sống một mình trên đỉnh núi cao, anh đã chủ động sắp xếp cho mình một cuộc sống ngăn nắp: “một căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm”.Cuộc sống riêng của anh “thu gọn lại một góc trái gian với chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách”.
– Ngoài công việc, anh còn trồng hoa, nuôi gà, làm cho cuộc sống của mình thêm thi vị, phong phú về vật chất và tinh thần.
– Anh coi sách như một người bạn để trò chuyện, để thanh lọc tâm hồn.
* Sự chân thành, cởi mở và lòng hiếu khách:
– Sống trong hoàn cảnh như thế sẽ có người dần thu mình lại trong nỗi cô đơn. Nhưng anh thanh niên này thật đáng yêu ở nỗi “ thèm người”,lòng hiếu khách đến nồng nhiệt và sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo.
+ Tình thân với bác lái xe, thái độ ân cần chu đáo, tặng củ tam thất cho vợ bác vừa mới ốm dậy.
+ Vui sướng cuống cuồng khi có khách đến thăm nhà.
+ Anh đón tiếp khách nồng nhiệt, ân cần chu đáo : hái một bó hoa rực rỡ sắc màu tặng người con gái chưa hề quen biết: “
+ Anh trò chuyện cởi mở với ông họa sĩ và cô kĩ sư về công việc, cuộc sống của mình, của bạn bè nơi Sa Pa lặng lẽ. Đếm từng phút vì sợ hết mất ba mươi phút gặp gỡ vô cùng quý báu.
+ Lưu luyến với khách khi chia tay, xúc động đến nỗi phải “quay mặt đi” và ấn vào tay ông hoạ sĩ già cái làn trứng làm quà, không dám tiễn khách ra xe dù chưa đến giờ “ốp”
* Sự khiêm tốn, thành thật:
Anh còn là người rất khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc và những lời giới thiệu nhiệt tình của bác lái xe là chưa xứng đáng, đóng góp của mình chỉ là bình thường nhỏ bé. Khi ông hoạ sĩ kí hoạ chân dung, anh từ chối, e ngại và
nhiệt tình giới thiệu những người khác đáng vẽ hơn anh nhiều (ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa, anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét…)
– Nhân vật ông họa sĩ:
+Tuy không dùng cách kể ở ngôi thứ nhất nhưng hầu như người kể chuyện đã nhập vào cái nhìn và suy nghĩ của nhân vật ông họa sĩ để quan sát và miêu tả từ cảnh thiên nhiên đến nhân vật chính của chuyện. Từ đó, gửi gắm suy nghĩ về con người, về nghệ thuật.
+Nhân vật cô kĩ sư.
– Đây là cô gái dám rời Hà Nội, bỏ lại sau lưng “mối tình đầu nhạt nhẽo” để lên công tác ở miền cao Tây Bắc. Cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên, những điều anh nói, câu chuyện anh kể về những người khác đã khiến cô “bàng hoàng”, “cô hiểu thêm cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của người thanh niên, về cái thế giới những con người như anh mà anh kể, và về con đường cô đang đi tới”.
– Cùng với sự bàng hoàng ấy là “một ấn tượng hàm ơn khót ả dạt lên trong lòng cô gái. Qua tâm tư của cô gái, ta nhận ra vẻ đẹp và sức ảnh hưởng của nhân vật anh thanh niên.
+ Bác lái xe:
– Bác lái xe là nhân vật xuất từ đầu truyện, nhưng cũng kịp thể hiện những nét đẹp trong tính cách. Là người rất yêu công việc, suốt 30 năm trong nghề lái xe mà vẫn luôn giữ được tính cởi mở, niềm nở có trách nhiệm với công việc, nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên và con người.
– Anh bạn đồng nghiệp lặng lẽ cống hiến trên đỉnh Phan-xi-păng cao 3142 mét.
– Ông kĩ sư vườn rau Sa Pa hết lòng với công việc.
– Anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét. Anh luôn ở trong tư thế sẵn sằng suốt ngày chờ sét “nửa đêm mưa gió,rét buốt,mặc, cứ nghe sét là choáng choàng chạy ra”. Anh đã hi sinh hạnh phúc cá nhân vì niềm đam mê công việc để khai thác “của chìm nông, của chìm sâu” dưới lòng đất làm giàu cho Tổ quốc.
* Nội dung:
Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” khắc họa thành công hình ảnh những con người lao động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao. Qua đó, truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.
*Nghệ thuật:
– Cốt truyện đơn giản, nhưng tình huống độc đáo, hấp dẫn, lôi cuốn người đọc.
– Xây dựng nhân vật chân dung, nhân vật được ghi lại được đánh giá qua những cảm nhận trực tiếp nhưng không hề nhạt nhòa bởi được khắc họa qua nhiều điểm nhìn và miêu tả tinh tế.
– Chất thơ của “Lặng lẽ Sa Pa” cũng phụ trợ đắc lực cho bài ca, ca ngợi con người bình dị mà cao quý: trong tình huống trữ tình, trong bức tranh thiên nhiên, trong lời đối thoại..
* Văn bản 3 : “Sang thu” – Hữu Thỉnh
1. Khái quát nội dung và nghệ thuật của văn bản
1. Nghệ thuật
– sử dụng nhiều hình ảnh nhân hóa, ẩn dụ độc đáo, sâu sắc, mang nhiều lớp nghĩa.
– Miêu tả khung cảnh sang thu bằng những ngôn từ tự nhiên nhưng sinh động.
– Bằng hình ảnh thơ tự nhiên, không trau chuốt mà giàu sức gợi cảm.
– Thể thơ năm chữ.
2. Nội dung
– Bài thơ là bức tranh sinh động được thể hiện một cách đặc sắc những cảm nhận tinhtế để tạo ra một bức tranh chuyển giao từ cuối hạ sang thu nhẹ nhàng, êm dịu,trong sáng nên thơ…ở vùng đông bằng Bắc Bộ của đất nước.
Advertisement
– Bài thơ của Hữu Thỉnh là tiếng nói đánh thức tình cảm của mỗi người vềtình yêu quê hương đất nước và suy ngẫm về cuộc đời.
* Văn bản”Mùa xuân nho nhỏ”
+ Nắm được nội dung, nghệ thuật văn bản
+ Thấy được khát vọng cống hiến của tác giả
1. Nội dung:
Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là tiếng lòng tha thiếtyêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thànhcủa nhà thơ được cống hiến cho đất nước; góp một “mùa xuân nhonhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.
2. Nghệ thuật:
– Thể thơ năm chữ, gần với các làn điệu dân ca.
– Bài thơ giàu nhạc điệu, với âm hưởng nhẹ nhàng, tha thiết.
– Kết hợp những hình ảnh tự nhiên, giản dị, từ thiên nhiênvới những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng, khái quát.
– Cấu tứ chặt chẽ, sự phát triển tự nhiên của hình ảnh mùaxuân với các phép tu từ đặc
3. Lời ước nguyện chân thành, tha thiết của nhà thơ.
– Từ những cảm xúc về mùa xuân, tác giả đã chuyển mạch thơmột cách tự nhiên sang bày tỏ những suy ngẫm và tâm niệm của mình về lẽ sống,về ý nghĩa giá trị của cuộc đời mỗi con người:
+ Nhà thơ đã lựa chọn những hình ảnh đẹp của thiên nhiên,của cuộc sống để bày tỏ ước nguyện: con chim, một cành hoa, một nốt trầm. Còn gì đẹp hơn khi làm một cành hoa đemsắc hương tô điểm cho mùa xuân đất mẹ!Còn gì vui hơn khi được làm con chim nhỏ cất tiếng hót rộn rã làm vui cho đời!
+ + Hình ảnh “nốt trầm”và lặp lại số từ “một” tác giả cho thấy ước muốn tha thiết, chân thành của mình. Không ồn ào, cao giọng, nhà thơ chỉ muốn làm “một nốt trầm” Nghĩa là nhà thơ muốn đem phần nhỏ bé của riêng mình để góp vào công cuộc đổi mới và đi lên của đất nước.
– Lẽ sống của Thanh Hải còn được thể hiện trong những vần thơ sâu lắng:
+ “Mùa xuân nho nhỏ” là một ẩn dụ đầy sáng tạo, biểu lộ một cuộc đời đáng yêu, một khát vọng sống cao đẹp.Mỗi người hãy làm một mùa xuân, hãy đem tất cả những gì tốt đẹp, tinh tuý của mình, dẫu có nhỏ bé để góp vào làm đẹp cho mùa xuân đất nước.
*Viết đoạn văn
2. Các yêu cầu về đoạn văn: Triển khai đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân – hợp
*Viết bài văn nghị luận
Đề 1: Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc
Đề 2: Cảm nhận về nhân vật anh thanh niên trong văn bản “lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long
Đề 3: Cảm nhận của em về bài thơ “ Sang thu” của Hữu Thỉnh
I. Đọc-hiểu (2 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu :
“Không chỉ học ở trường lớp, chúng ta còn có thể học hỏi từ chính những trải nghiệm trong cuộc sống, dưới nhiều hình thức. Học là việc cả đời, chẳng bao giờ kết thúc, ngay cả khi bạn đã đạt được nhiều bằng cấp. Đối với một số người, việc học kéo dài liên tục và suốt đời, không hề có một giới hạn nào cho sự học hỏi. Mọi nẻo đường của cuộc sống đều ẩn chứa những bài học rất riêng. Nhà văn Conrad Squies luôn tâm niệm: “Học hỏi giống như sự hình thành các cơ bắp trong lĩnh vực kiến thức, tạo nền tảng cho sự thông thái, khôn ngoan”. Và dĩ nhiên, để thành công trong cuộc sống, để sống bình an trong một thế giới đầy biến động như hiện nay thì bạn cần phải trải nghiệm để tích lũy kinh nghiệm sống, để nâng cao những kỹ năng làm việc của bản thân mình.”
(Theo Cho đi là còn mãi– Azim Jamal & Harvey McKinnon, biên dịch : Huế Phương, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, năm 2023, tr. 67)
a. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
b. Xác định biện pháp tu từ trong câu văn: “Nhà văn Conrad Squies luôn tâm niệm: “Học hỏi giống như sự hình thành các cơ bắp trong lĩnh vực kiến thức, tạo nền tảng cho sự thông thái, khôn ngoan”.
c. Em có đồng tình với quan niệm của tác giả :“Học là việc cả đời, chẳng bao giờ kết thúc, ngay cả khi bạn đã đạt được nhiều bằng cấp.” ? Vì sao? Lý giải bằng đoạn văn 3-5 câu
II. Làm văn
Câu 1 (3 điểm): Từ ước nguyện chân thành của nhà thơ Thanh Hải, ta nghĩ tới thế hệ trẻ ngày nay: là người Việt Nam, là công dân của đất nước, được hưởng hòa bình và độc lập, chúng ta phải có nghĩa vụ và trách nhiệm như thế nào với mảnh đất quê hương? Viết đoạn văn 150 chữ theo cách diễn dịch bày tỏ ý kiến của em về vấn đề này
Câu 2 (5 điểm): Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.
Đề Cương Ôn Thi Học Kì 1 Môn Sinh Học Lớp 9 Năm 2023 – 2023 Ôn Tập Cuối Kì 1 Sinh Học 9
Câu 1. Ai là người đã đặt nền móng cho di truyền học
Câu 2. Trong quá trình phân bào NST bắt đầu nhân đôi ở
Câu 3. Từ một tế bào mẹ sau giảm phân tạo ra mấy tế bào con
Câu 4. Bộ NST của 1 loài 2n = 24. Quá trình giảm phân thực hiện từ 11 tinh bào bậc 1. Vậy số tinh trùng được tạo ra và số NST có trong các tinh trùng là:
Câu 5. Bộ NST của 1 loài 2n = 50. Quá trình giảm phân thực hiện từ 6 noãn bào bậc 1. Vậy số trứng được tạo ra và số NST có trong các trứng là:
Câu 6. Ở bò, có 7 tinh bào bậc 1 và 8 noãn bào bậc 1 giảm phân bình thường, đã tạo ra số tinh trùng và số trứng là:
Câu7. Tế bào sinh dưỡng của 1 loài có 2n = 80. Tế bào này nguyên phân 4 lần liên tiếp. Vậy số NST có trong các tế bào con là:
Câu 8. Hãy hoàn chỉnh nội dung định luật của Menđen khi xét về 1 cặp tính trạng: “ Khi lai giữa các cá thể khác nhau về ….. và ……, thế hệ lai thứ nhất đồng loạt xuất hiện tính trạng …..”. Từ điền vào chỗ trống lần lượt là:
Câu 9 : Cơ sở tế bào học của sự di truyền giới tính là
Câu 10 : Chọn phát biểu đúng.
Câu 11: ADN là hợp chất cao phân tử vì:
Câu 12: Tính đặc thù của DNA mỗi loài được thể hiện ở
Câu 13: Một gen dài 4080Å, số lượng nucleotit của gen đó là
Câu 14: Một gen có 70 chu kỳ xoắn, số lượng nucleotit của gen đó là
Câu 15: Xác định tỉ lệ phần trăm từng loại nucleotit trong phân tử ADN, biết ADN có A = 1/3 G.
Câu 16: Một gen có chiều dài 5100Å, chu kỳ xoắn của gen là
Câu 17: Chọn nhận định sai.
Câu 18: Cấu trúc ARN khác với ADN ở
Câu 19: Vai trò của quá trình tổng hợp ARN là
Câu 20: Vì sao protein có vai trò quan tọng đối với tế bào và cơ thể?
Câu 21: Cấu trúc bậc mấy của proetin có dạng xoắn lò xò?
Câu 22: Đột biến NST là
Câu 23: Ở người, mất đoạn NST số 21 hoặc 22 sẽ mắc bệnh gì?
Câu 24: Đặc điểm chung của các đột biến là
Câu 25: Ruồi giấm 2n = 8, số lượng NST của thể ba nhiễm là
Câu 26: Biến dị bao gồm
Câu 27: Thường biến thuộc loại biến dị không di truyền vì
Câu 28: Biến dị tổ hợp là
Câu 29: Phuơng pháp nào được sử dụng riêng để nghiên cứu di truyền người?
Câu 30: Phả hệ là
Câu 1. Phát biểu nội dung định luật đồng tính của Menđen.
Câu 2. Mô tả cấu trúc không gian của ADN. Hệ quả của NTBS được thể hiện ở những điểm nào? Giải thích vì sao hai ADN con được tạo ra qua quá trình nhân đôi lại giống với ADN mẹ?
Câu 3. Một đoạn AND có cấu trúc như sau:
Mạch 1: -A-G-T-A-T-X-G-T-A-A-G-X-X-T-A-A-
Mạch 2: -T-X-A-T-A-G-X-A-T-T-X-G-G-A-T-T-
Viết cấu trúc của hai đoạn AND con được tạo thành sau khi đoạn AND mẹ nói trên kết thúc quá trình nhân đôi.
Câu 4. Đột biến gen là gì? Có những dạng đột biến nào? Nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến.
Câu 5. Trình bày quá trình nguyên phân diễn ra như thế nào?
Câu 6. Có 5 tế bào nguyên phân 1 số lần bằng nhau và đã tạo ra được 40 tế bào con có chứa 320 NST. Hãy xác định:
a. Số lần nguyên phân của tế bào trên.
b. Số NST 2n của loài. Tên của loài.
c. Số NST môi trường đã cung cấp cho tế bào nguyên phân.
Câu 7. Ở bò, chân cao là TT trội hoàn toàn so với bò chân thấp là TT lặn. Cho giao phối bò chân cao thuần chủng và bò chân thấp thu được F1. Tiếp tục cho F1 tự giao phối với nhau thu được F2. Xác định kết quả ở đời con lai F1 và F2.
Câu 8. Gàt có bộ NST 2n = 78. Có 9 tinh bào bậc I và 12 noãn bào bậc I của gà giảm phân bình thường.
Hãy xác định :
a. Số tinh trùng đã được tạo ra và số NST có trong các tinh trùng.
b. Số trứng đã được tạo ra và số NST có trong các trứng.
c. Số thể cực đã được tạo ra khi kết thúc giảm phân và số NST trong các thể cực đó.
Câu 9. Ở 1 loài hoa, hoa đỏ, cánh to là TT trội hoàn toàn so với hoa trắng, cánh nhỏ là TT lặn. Cho giao phấn hoa đỏ, cánh to thuần chủng và hoa trắng, cánh nhỏ thu được F1. Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn với nhau thu được F2. Xác định kết quả ở đời con lai F1 và F2.
Câu 10. Một phân tử ADN có chứa 150000 vòng xoắn. Hãy xác định:
a. Chiều dài và số lượng nucleotit của ADN.
b. Số lượng từng loại nucleotit của ADN. Biết rằng loại A chiếm 15% tổng số nucleotit.
Câu 11. Một gen có 90 chu kì xoắn và cso số hiệu giữa A và G bằng 10% tổng số nucleotit của gen.
Hãy xác định:
a. Số lượng và tỉ lệ từng loại nucleotit của gen.
b. Chiều dài của gen.
Câu 12. Một gen có 120 vòng xoắn và có 20% G tự nhân đôi liên tiếp 3 lần. Hãy xác định:
a. Số lượng từng loại nucleotit của mỗi gen con được tạo ra.
b. Số lượng từng loại nucleotit của môi trường đã cung cấp cho gen nhân đôi.
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (6.0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
Câu 1. Người ta sử dụng phép lai phân tích nhằm:
Câu 2. Ở chó, lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài.
P : Lông ngắn thuần chủng x Lông dài, kết quả ở F1 như thế nào trong các trường hợp sau đây?
Câu 3. Sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào của chu kì tế bào?
Câu 4. Ruồi giấm có 2n =8. Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân II. Tế bào đó có bao nhiêu NST đơn trong các trường hợp sau:
Câu 5. Loại ARN nào có chức năng vận chuyển axítamin:
Câu 6. Khi cho cây cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích thì thu được:
Câu 7. Quá trình nguyên phân xảy ra ở tế bào nào của cơ thể :
Câu 8. Trẻ đồng sinh là:
Câu 9. Prôtêin thực hiện được chức năng của mình chủ yếu ở những bậc cấu trúc nào sau đây ?
Câu 10. Loại ARN nào sau đây có chức năng truyền đạt thông tin di truyền.
Câu 11. Ở cà chua , tính trạng quả đỏ (A) trội hoàn toàn so với quả vàng (a) . Khi lai phân tích thu được toàn quả đỏ . Cơ thể mang kiểu hình trội sẽ có kiểu gen :
Câu 12. Một khả năng của NST đóng vai trò rất quan trọng trong sự di truyền là :
Câu 14. Theo NTBS thì về mặt số lượng đơn phân thì trường hợp nào sau đây là đúng
Câu 15. Mét gen cã sè lîng Nucleotit lµ 6800. Sè chu kú xo¾n cña gen theo m« h×nh Watson-Cric lµ
Phần II. Tự luận (4.0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Một đoạn mARN sau:
Mạch mARN -A- U -A -X- A -X -U- G-
Hãy xác định trình tự nucleotit trên đoạn ADN hình thành mạch mARN trên ?
Câu 2(1,0 điểm): Cấu trúc điển hình của NST được thể hiện rõ nhất ở kì nào của quá trình phân bào? Mô tả cấu trúc đó.
Câu 4 (1,0 điểm): Gia đình ông An muốn có đàn chó con 100% là chó lông ngắn. Ông phải đem lai cặp bố mẹ như thế nào để có kết quả trên? Biết rằng ở chó, tính trạng lông ngắn trội hoàn toàn so với tính trạng lông dài.
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (6.0 điểm)
Mỗi ý đúng được 0,4đ
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Đáp án A C Đ A B A B A D A D B Â C B
Phần II. Tự luận (4.0 điểm)
Câu
Nội dung
Điểm
1
1
1
2
– Cấu trúc điển hình của NST được thể hiện rõ nhất ở kì giữa của quá trình phân bào
Cấu trúc của NST :
– Mỗi NST ở kỳ giữa gồm 2 cromatit giống hệt nhau gắn với nhau ở tâm động chia nó thành hai cánh.
– Tâm động là điểm đính của NST với sợi tơ vô sắc trong thoi phân bào.
– Mỗi Cromatit gồm chủ yếu một phân tử ADN và protein loại histon.
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
4
Qui ước: Gen A qui định tính trạng lông ngắn
Gen a qui định tính trạng lông dài
Đàn chó lông ngắn có kiểu gen là AA hoặc Aa hoặc vừa có KG AA và Aa
– TH1: 100% chó lông ngắn có KG AA
– TH2: 100% chó lông ngắn có KG Aa
– TH 3: đàn chó lông đen có KG AA và Aa
Mỗi trường hợp viết sơ đồ lai. HS không viết sơ đồ lai trừ ½ số điểm.
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Đề Cương Ôn Tập Học Kì 1 Lớp 10 Môn Gdcd Năm 2023
Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 10 môn GDCD năm 2023 tổng hợp toàn bộ kiến thức lý thuyết, và các dạng bài tập tự luận, trắc nghiệm nằm trong chương trình môn Công dân lớp 10 học kì 1.
I. Lý thuyết thi học kì 1 môn GDCD 10Bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng
(Triết học ra đời vào những năm 40 của thế kỉ XIX, do Mác sáng lập. Chủ nghĩa Mác gồm: triết học, kinh tế chính trị và CNXHKH)
1. Thế giới quan và phương pháp luận
a. Vai trò
– Triết học là hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó
– Triết học có vai trò là thế giới quan, phương pháp luận chung cho mọi hoạt động nhận thức của con người
b. Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm
– Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động vả con người trong cuộc sống
( Thế giới quan gồm: huyền thoại, tôn giáo, triết học)
– Thế giới quan có 2 loại:
+ Thế giới quan duy vật: cho rằng, giữa vật chất và ý thức thì vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập đối với ý thức của con người, không do ai sáng tạo ra và không ai có thể tiêu diệt được
+ Thế giới quan duy tâm cho rằng, ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên
– Thế giới quan duy vật có vai trò tích cực, thúc đẩy xã hội phát triển. Ngược lại, thế giới quan duy tâm kìm hãm sự phát triển của xã hội
Vấn đề cơ bản lớn của mọi Triết học, đặc biệt là của Triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại
*Phần bổ sung
– Nội dung vấn đề cơ bản của Triết học gồm 2 mặt. Mặt thứ nhất trả lời câu hỏi: Giữa vật chất (tồn tại, tự nhiên) và ý thức (tư duy, tinh thần), cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào? Mặt thứ hai trả lời câu hỏi: Con người có thể nhận thức được thế giới khách quan hay không?
– Các quan niệm được coi là thuộc thế giới quan duy vật: nước là bản nguyên của mọi cái đang tồn tại, nguyên tử (hạt vật chất không thể phân chia được) và chân không là hay nhân tố tạo nên mọi vật,…
– Các quan niệm được coi là thuộc thế giới quan duy tâm: Tồn tại là cái được cảm giác (không có sự vật nằm ngoài cảm giác; mọi sự vật chỉ tồn tại trong chừng mực người ta cảm giác được nó)
c. Phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình
– Phương pháp luận là học thuyết về phương pháp nhận thức khoa học và cải tạo thế giới
– Phương pháp luận có 2 loại:
+ Phương pháp luận biện chứng: xem xét sự vật, hiện tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau giữa chúng trong sự vận động và phát triển không ngừng của chúng
Các câu nói có yếu tố biện chứng: các câu thành ngữ, tục ngữ (Rút dây động rừng, Tre già măng mọc, Môi hở răng lạnh, Nước chảy đá mòn,…), Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông,…
+ Phương pháp luận siêu hình: xem xét sự vật, hiện tượng một cách phiến diện, chỉ thấy chúng tồn tại trong trạng thái cô lập, không vận động, không phát triển, áp dụng một cách máy móc đặc tính của sự vật này vào sự vật khác
Vd: Do không nắm được đặc tính riêng của giới hữu cơ, ông đã cho rằng, cơ thể con người cũng giống như các bộ phận của một cỗ máy …, quan niệm thầy bói trong chuyện “thầy bói xem voi”, Đèn nhà ai nhà nấy rạng,…
Bài 2: (Tinh giảm chương trình học)
Bài 3: Sự vận động, phát triển của thế giới vật chất
1. Thế giới vật chất luôn luôn vận động
a. Khái niệm vận động
– Vận động là mọi sự biến đổi (biến hóa) nói chung của các sự vật và hiện tượng trong giới tự nhiên và đời sống xã hội
b. Vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất
– Vận động là thuộc tính vốn có của sự vật hiện tượng
– Vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất
– Sự vật hiện tượng muốn tồn tại thì phải vận động và chỉ có thông qua vận động
c. Các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất
Có 5 hình thức cơ bản:
– Vận động cơ học (thấp nhất)
– Vận động vật lí
– Vận động hóa học
– Vận động sinh học
– Vận động xã hội (cao nhất)
– Mối quan hệ: hữu cơ, trong đó hình thức vận động cao bao hàm các hình thức vận động thấp hơn, có thể chuyển hóa cho nhau trong những điều kiện nhất định
2. Thế giới vật chất luôn luôn phát triển
a. Khái niệm phát triển
– Phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu.
b. Quá trình phát triển không diễn ra một cách đơn giản, một cách quanh co, phức tạp, đôi khi có những bước thụt lùi tạm thời song khuynh hướng tất yếu là cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu
– Hình biểu diễn sự phát triển là “xoáy trôn ốc”
Bài 4: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng
1. Thế nào là mâu thuẫn
– Mâu thuẫn là một chỉnh thể trong đó 2 mặt đối lập vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau
a. Hai mặt đối lập của mâu thuẫn
– Đó là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm,… mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật hiện tượng chúng vận động theo những chiều trái ngược nhau
b. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập
– Trong mỗi mâu thuẫn, 2 mặt đối lập liên hệ, gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau. Triết học gọi đây là sự thống nhất giữa các mặt đối lập
c. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập
– Trong mỗi sự vật hiện tượng, 2 mặt đối lập luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau. Triết học gọi đây là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập
2. Mâu thuẫn là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật hiện tượng
a. Giải quyết mâu thuẫn
– Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng
b. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng đấu tranh
– Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng sự đấu tranh giữa các mặt đối lập, không phải bằng con đường điều hòa (vì có đấu tranh thì mới xóa bỏ được cái cũ và cái mới ra đời dẫn đến sự phát triển)
* Bài học:
+ Để giải quyết mâu thuẫn phải có phương pháp đúng đắn, phải biết phân tích mâu thuẫn cụ thể trong tình hình cụ thể
+ Biết phân tích điểm mạnh, điểm yếu của từng mặt đối lập, phân tích mối quan hệ giữa các mặt của mâu thuẫn
+ Phải biết phân biệt đúng sai, cái tiến bộ, cái lạc hậu, nâng cao nhận thức xã hội, phát triển nhân cách
+ Phải biết đấu tranh phê bình và tự phê bình, tránh tư tưởng “dĩ hòa vi quý”
Bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng
LượngChấtGiống- Đều là thuộc tính vốn có của sự vật hiện tượng- Có mối quan hệ mật thiết với nhauKhác- Thuộc tính vốn có, biểu thị trình độ phát triển nhanh hay chậm- Là thuộc tính cơ bản, tiêu biểu cho sự vật hiện tượng, phân biệt nó với sự vật hiện tượng khác- Biến đổi trước- Biến đổi sau- Biến đổi dần dần- Biến đổi nhanh tại điểm nút
*Cách thức biến đổi của lượng và chất:
– Lượng biến đổi trước: sự biến đổi của các sự vật hiện tượng bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi của lượng
– Lượng biến đổi dần dần chỉ khi nào vượt quá giới hạn của độ mới tạo ra biến đổi về chất
– Độ: là giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật hiện tượng
– Điểm nút: là điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật hiện tượng
– Bài học:
– Trong học tập và rèn luyện chúng ta phải kiên trì nhẫn nại, không coi thường việc nhỏ
– Tránh nóng vội, đốt cháy giai đoạn; hành động nửa vời, nôn nóng, không triệt để đều không đem lại kết quả như mong muốn
– Trong quan hệ tình bạn, tình yêu cần phải biết đảm bảo giới hạn nhất định
Bài 6: Khuynh hướng vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng
– Phủ định là xóa bỏ sự tồn tại của một sự vật hiện tượng nào đó
Phủ định biện chứngPhủ định siêu hìnhGiống- Đều xóa bỏ sự tồn tại của một sự vật hiện tượngKhác- Do sự can thiệp, sự tác động từ bên ngoài- Do sự phát triển của bản thân sự vật hiện tượng- Phủ định “sạch trơn”, vứt bỏ hoàn toàn cái cũ- Không phủ định “sạch trơn”, không vứt bỏ hoàn toàn cái cũ
· Khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng: Phủ định của phủ định
· Bài học:
– Tôn trọng quá khứ nhưng tránh tư tưởng bảo thủ, lạc hậu
– Không nên ảo tưởng về sự ra đời dễ dàng của cái mới
– Tin tưởng về sự tất thắng của cái mới vì đây là khuynh hướng phát triển tất yếu của sự vật hiện tượng
Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
– Nhận thức là sự phản ánh các sự vật hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc con người, để tạo nên những hiểu biết về chúng
– Quá trình nhận thức gồm 2 giai đoạn:
– Nhận thức cảm tính: do sự tiếp xúc của các cơ quan cảm giác … hiểu biết về các đặc điểm bên ngoài
– Nhận thức lý tính: dựa trên tài liệu nhận thức cảm tính đem lại … tìm ra bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng
– Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử – xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội
3 hình thức cơ bản:
– Hoạt động sản xuất vật chất (quan trọng nhất)
– Hoạt động chính trị – xã hội
– Hoạt động thực nghiệm khoa học
*Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
– Thực tiễn là cơ sở của nhận thức vì: suy cho cùng, mọi nhận thức của con người đều trực tiếp bắt nguồn từ thực tiễn
– Thực tiễn là động lực của nhận thức
– Thực tiễn là mục đích của nhận thức: các tri thức khoa học chỉ có giá trị kho nó được áp dụng vào thực tiễn
– Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí: vì các nhận thức khoa học có thể đúng có thể sai và chỉ có qua thực tiễn kiểm nghiệm mới đánh giá tính đúng sai của nó
· So sánh thực tiễn và thực tế
II. Bài tập trắc nghiệm ôn thi kì 1 môn GDCDBÀI 6. KHUYNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT, HIỆN TƯỢNG.
Câu 1. Phủ định siêu hình là sự phủ định được diễn ra do
A. Sự phát triển của sự vật, hiện tượng
B. Sự tác động từ bên ngoài
C. Sự tác động từ bên trong
D. Sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng
A. Tre già măng mọc
B. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
C. Con hơn cha là nhà có phúc
D. Có mới nới cũ
A. Người nông dân xay hạt lúa thành gạo ăn
B. Gió bão làm cây đổ
C. Người tối cổ tiến hóa thành người tinh khôn.
D. Con người đốt rừng
A. ở bầu thì tròn, ở ống thì dài
B. cây có cội, nước có nguồn
C. kiến tha lâu cũng đầy tổ
D. có thực mới vực được đạo
A. Sự phủ định diễn ra do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài.
B. Sự phủ định diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật
C. Sự phủ định diễn ra do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên
D. Sự phủ định diễn ra do ảnh hưởng của hoàn cảnh sống.
Câu 6. Một trong những đặc điểm cơ bản của phủ định biện chứng là
A. Tính khách quan
B. Tính chủ quan
C. Tính di truyền
D. Tính truyền thống
A. Có trăng quên đèn
B. Có mới nới cũ
C. Mèo nhỏ bắt chuột nhỏ
D. Rút dây động rừng
Câu 8. Phủ định của phủ định được hiểu là sự phủ định
A. Lần thứ nhất
B. Lần hai, có kế thừa
C. Từ bên ngoài
D. Theo hình tròn
A. Sông lở cát bồi
B. Uống nước nhớ nguồn
C. Tức nước vỡ bờ
D. Ăn cháo đá bát
A. Người có lúc vinh, lúc nhục.
B. Giấy rách phải giữ lấy lề
C. Một tiền gà, ba tiền thóc
D. Ăn cây nào, rào cây nấy
A. Đầu tư tiền sinh lãi
B. Lai giống lúa mới
C. Gạo đem ra nấu cơm
D. Sen tàn mùa hạ
Câu 12. Quá trình phát triển từ trứng → tằm → nhộng →bướm → trứng là biểu hiện của
A. Phủ định biện chứng
B. Phủ định siêu hình
C. Phủ định quá khứ
D. Phủ định hiện tại
A. Hết ngày đến đêm
B. Hết mưa là nắng
C. Hết hạ sang đông
D. Hết bĩ cực đến hồi thái lai
A. Học vẹt
B. Lập kế hoạch học tập
C. Ghi thành dàn bài
D. Sơ đồ hóa bài học
A. Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã.
B. Con vua thì lại làm vua
C. Tre già măng mọc
D. Đánh bùn sang ao
A. Máy bay cất cánh
B. Nước bay hơi
C. Muối tan trong nước
D. Cây ra hoa kết quả.
BÀI 7: THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC
Câu 1. Quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc con người, để tạo nên những hiểu biết về chúng, được gọi là
A. Nhận thức
B. Cảm giác
C. Tri thức
D. Thấu hiểu
Câu 2. Quá trình nhận thức diễn ra phức tạp, gồm
A. Hai giai đoạn
B. Ba giai đoạn
C. Bốn giai đoạn
D. Năm giai đoạn
Câu 3. Nhận thức cảm tính được tạo nên do sự tiếp xúc
A. Trực tiếp với các sự vật, hiện tượng
B. Gián tiếp với các sự vật, hiện tượng
C. Gần gũi với các sự vật, hiện tượng
D. Trực diện với các sự vật, hiện tượng
Câu 4. Để hoạt động học tập và lao động đạt hiệu quả cao, đòi hỏi phải luôn
A. Gắn lí thuyết với thực hành
B. Đọc nhiều sách
C. Đi thực tế nhiều
D. Phát huy kinh nghiệm bản thân
A. Muối mặn, chanh chua
B. Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa
C. Ăn xổi ở thì
D. Lòng vả cũng như lòng sung.
Câu 6. Hoạt động thực tiễn gồm mấy hình thức?
A. Hai
B. Ba
A. Sáng tạo máy bóc hành tỏi
B. Nghiên cứu giống lúa mới
C. Chế tạo rô-bốt làm việc nhà
C. thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ
D. trồng rau xanh cung ứng ra thị trường
A. Trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa
B. Con hơn cha, nhà có phúc
C. Gieo gió gặt bão
D. Ăn cây nào rào cây ấy
A. Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước
B. Sao dày thì mưa, sao thưa thì nắng
C. Tháng bảy heo may chuồn chuồn bay thì bão
D. Cái rang cái tóc là vóc con người
A. Cái ló khó cái khôn
B. Con vua thì lại làm vua
C. Con hơn cha là nhà có phúc
D. Kiến tha lâu cũng đầy tổ
Câu 12. Bác Hồ từng nói: “Lí luận mà không liên hệ với thực tiễn là lí luận suông”. Câu nói của Bác có nghĩa: thực tiễn là
A. Cơ sở của nhận thức
B. Động lực của nhận thức
C. Mục đích của nhận thức
D. Tiêu chuẩn của chân lí
A. Ấn tượng ban đầu ntn
B. Thông qua các mối quan hệ
C. Quan sát một vài lần việc họ làm
D. Gặp gỡ nhiều lần.
A. Cá không ăn muối cá ươn
B. Học thày không tày học bạn
C. Ăn vóc học hay
D. Con hơn cha là nhà có phúc
A. Cơ sở của nhận thức
B. Mục đích của nhận thức
C. Động lực của nhận thức
D. Tiêu chuẩn của chân lí
A. Mục đích của nhận thức
B. Động lực của nhận thức
C. Cơ sở của nhận thức
D. Tiêu chuẩn của chân lí
A. Tiêu chuẩn của chân lí
B. Động lực của nhận thức
C. Cơ sở của nhận thức
D. Mục đích của nhận thức
Câu 18. Những tri thức về Toán học đều bắt nguồn từ
A. Thực tiễn
B. Kinh nghiệm
C. Thói quen
D. Hành vi
A. Làm kế hoạch nhỏ
B. Làm từ thiện
C. Học tài liệu sách giáo khoa
D. Tham quan du lịch
BÀI 9: CON NGƯỜI LÀ CHỦ THỂ CỦA LỊCH SỬ LÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI
A. Thần linh
B. Thượng đế
C. Loài vượn cổ
D. Con người
Câu 2. Lịch sử xã hội loài người được hình thành khi con người biết
A. Chế tạo và sử dụng công cụ lao động
B. Trao đổi thông tin
C. Trồng trọt và chăn nuôi
D. Ăn chín, uống sôi.
Câu 6. Để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của xã hội, con người phải
A. Thông minh
B. Cần cù
C. Lao động
D. Sáng tạo
A. Vịnh Hạ Long
B. Truyện Kiều của Nguyễn Du
C. Phương tiện đi lại
D. Nhã nhạc cung đình Huế
A. Thay thế phương thức sản xuất
B. Xóa bỏ áp bức, bóc lột
C. Thiết lập giai cấp thống trị
D. Thay đổi cuộc sống
Câu 14. Là chủ thể của lịch sử, con người cần được Nhà nước và xã hội
A. Tạo công ăn việc làm
B. Chăm sóc sức khỏe
C. Đảm bảo các quyền lợi chính đáng
D. Đáp ứng đầy đủ các nhu cầu
Câu 16. Để tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội, con người phải không ngừng
A. Rèn luyện sức khỏe
B. Học tập nâng cao trình độ
C. ứng dụng thành tựu khoa học
D. lao động sáng tạo
A. Cách mạng kĩ thuật
B. Cách mạng xã hội
C. Cách mạng xanh
D. Cách mạng trắng
Câu 18. Nước ta đang xây dựng một xã hội vì con người, xã hội đó có mục tiêu
A. Dân chủ, công bằng, văn minh
B. Dân chủ, văn minh đoàn kết
C. Dân chủ, bình đẳng, tự do
D. Dân chủ, giàu đẹp, văn minh.
A. Sản xuất bom nguyên tử
B. Sản xuất thực phẩm không đảm bảo vệ sinh
C. Phủ xanh đất trống, đồi núi trọc
D. Chôn lấp rác thải y tế.
A. Xã hội xã hội chủ nghĩa
B. Xã hội chiếm hữu nô lệ
C. Xã hội nguyên thủy
D. Xã hội phong kiến
A. Đốt rừng làm nương rẫy
B. Tiêu hủy gia cầm mắc bệnh
C. Bỏ rác đúng rơi quy định
D. Tham gia giao thông đi đúng phần đường quy định
A. Máy móc phục vụ trong nông nghiệp B. Áo dài truyến thống của phụ nữ Việt Nam
C. Phương tiện sinh hoạt D. Nhà ở
A. Thất nghiệp
B. Mù chữ
C. Tệ nạn xã hội
D. Lao động
A. Học tập để trở thành người lao động mớ
B. Tham gia bảo vệ mt
C. Chung tay đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS
D. Chỉ thích tiêu dùng hàng ngoại
A. Việc làm này giúp người nông dân tăng năng suất lao động
B. Việc làm này giúp người nông dân rút ngắn thời gian chăn nuôi
C. Việc làm này đi ngược lại với mục tiêu phát triển của chủ nghĩa xã hội
D. Việc làm này giúp người nông dân mua được thực phẩm rẻ hơn.
A. Không tham gia vì sợ ảnh hưởng đến việc học
B. Tích cực tham gia và vận động các bạn cùng tham gia
C. Khuyên các bạn không nên tham gia
D. Chế giễu những bạn tham gia
A. Chỉ tham gia khi cô giáo chỉ định.
B. Tìm sẵn lí do để từ chối khi cô giáo chỉ định
C. Xung phong tham gia và vận động các bạn tham gia
D. Lờ đi, coi như không biết.
Câu 33. Xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống tự do, hạnh phúc, mọi người có điều kiện phát triển toàn diện là mục tiêu cao cả của
A. Chủ nghĩa xã hội
B. Chủ nghĩa tư bản
C. Chủ nghĩa không tưởng
D. Chủ nghĩa thực dân
Câu 34. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn được tự do…” là thể hiện mục tiêu xây dựng
A. Chủ nghĩa xã hội
B. Con người mới
C. Tư tưởng mới
D. Văn hóa mới
Câu 42: Luận điểm sau đây của Phoi-ơ-bắc: “Không phải Chúa đã tạo ra con người theo hình ảnh của Chúa mà chính con người đã tạo ra Chúa theo hình ảnh của mình” đã bác bỏ luận điểm nào về nguồn gốc của loài người?
A. Con người là chủ thể sáng tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần.
B. Con người vừa là sản phẩm cả tự nhiên vừa là sản phẩm của xã hội.
C. Con người làm ra lịch sử của chính mình.
D. Chúa tạo ra con người.
III. Bài tập tự luận thi học kì 1 lớp 10 môn GDCDCâu 1: Chứng minh rằng con người là chủ thể của lịch sử?
Câu 2: Tại sao lịch sử xã hội loài người lại không bắt đầu từ loài vượn cổ?
Câu 3: Vì sao chỉ có xã hội chủ nghĩa mới thực sự coi con người là mục tiêu, động lực của xã hội? Mục tiêu cao cả của CNXH nước ta là gì?
Câu 4: Nêu hai giai đoạn của quá trình nhận thức? Em hiểu như thế nào về nguyên lý: “ Học đi đôi với hành”? Lấy ví dụ cụ thể để minh họa cho nguyên lý đó?
Câu 5: Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính có mặt ưu điểm và nhược điểm gì? Cho ví dụ?
Câu 6: Sau khi học xong bài 6 em rút ra bài học gì cho bản thân?
Câu 7: Phủ định biện chứng và phủ định siêu hình có những đặc điểm gì khác nhau? Trong cuộc sống hàng ngày, em cần có thái độ như thế nào về những hành vi” Phủ định sạch trơn”?
Ôn Tập Cuối Học Kì Ii Môn Toán Lớp 3 Đề Cương Ôn Thi Học Kì 2 Môn Toán Lớp 3
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Các số trong phạm vi 100 000: Đọc, viết, so sánh, làm tròn số đến hàng chục nghìn, nghìn, hàng trăm, hàng chục
Bốn phép tính: Đặt tính rồi tính, tính giá trị biểu thức, tìm thành phần chưa biết của phép tính.
Đại lượng: Xem đồng hồ (giờ hơn, giờ kém), khoảng cách giữa hai giờ cho trước; xem lịch, biết số ngày trong 1 tháng.
Giải bài toán lời văn: Các bài toán gấp 1 số lên nhiều lần, giảm một số đi nhiều lần, , bài toán nhiều hơn, ít hơn, tìm tổng, so sánh
CÁC DẠNG BÀI TẬP
I. Các số trong phạm vi 100 000: Đọc, viết, so sánh, làm tròn sô đến hàng chục nghìn, nghìn, hàng trăm, hàng chục
Bài 1: Đọc các số sau:
– 22747: ………………………………………………………………………………………………………..
– 10001: ………………………………………………………………………………………………………..
– 73492: ………………………………………………………………………………………………………..
– 5001: ………………………………………………………………………………………………………….
– 100000: ………………………………………………………………………………………………………
– 27481: ………………………………………………………………………………………………………..
– 40022: ………………………………………………………………………………………………………..
– 62940: ………………………………………………………………………………………………………..
– 92999: ………………………………………………………………………………………………………..
– 8881: ………………………………………………………………………………………………………….
– 10007: ………………………………………………………………………………………………………
– 62777: ………………………………………………………………………………………………………..
47278 ……….. 27317
32919 ………. 919 + 33000
6263 x 6 ……… 6263 x 7
82872 ………… 82800 + 72
100000 ……… 80000 + 19000
55555 ……….. 55557
82322 ………… 82422
91023 : 3 ………. 3 x 7472
10000 …. 5999
19999 ….. 100000
40000 ….. 3999
2011 ….. 2012
6000 + 5 ….. 5005
78999 …. 89967
8999 ….. 9998
7998 ….. 7990 + 8
75451 ….. 75145
990m ….. 1km
8900….. 6900
2kg ….. 1999g
8m….. 799cm
9772 ….. 8972
Bài 3: Làm tròn các số sau đến hàng chục:
2623 → ………………….
716 → …………………..
9019 → ………………..
637 → ………………….
5378 → ………………….
293 → …………………..
29379 → ……………….
5356 → ………………….
53239 → ………………..
402 → ……………………
54405 → ………………..
2052 → ………………….
Bài 4: Làm tròn các số sau đến hàng trăm:
74847 → ………………..
66382 → ………………..
927 → ……………………
638 → ……………………
5337 → ……………………
4272 → ……………………
326 → …………………….
4356 → ………………….
38943 → ………………..
9172 → ………………….
1002 → ………………….
1052 → ………………….
Bài 5: Làm tròn các số sau đến hàng nghìn:
6348 → …………………
64959 → ……………….
9100 → ……………….
Tham Khảo Thêm:
Viết đoạn mở bài trực tiếp và gián tiếp Tả người thân trong gia đình em (14 mẫu) Dựng đoạn mở bài tả người lớp 5
43728 → ……………….
52932 → …………………
9001 → …………………..
56378 → ………………..
47828 → …………………
10029 → ………………….
15277 → …………………
2367 → …………………..
79999 → ………………….
Bài 6: Làm tròn các số sau đến hàng chục nghìn:
64738 → ……………..
49231 → ……………..
10202 → ……………..
64758 → ……………..
36482 → …………………
13993 → …………………
89398 → …………………
90213 → …………………
78399 → …………………
39002 → …………………
58762 → …………………
71310 → …………………
II. Bốn phép tính: Đặt tính rồi tính, tính giá trị biểu thức, tìm thành phần chưa biết của phép tính.
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
52377 + 13813
2388 + 10009
73699 + 9299
73493 + 1636
72389 + 5277
53477 + 7634
62813 + 2355
6378 + 37480
2484 + 3858
6399 + 80900
3647 + 63662
2488 + 3857
Bài 2: Đặt tính rồi tính.
84378 – 26477
37593 – 12938
83942 – 46778
74959 – 2484
64929 – 2488
91032 – 6462
71389 – 8399
84793 – 3919
80900 – 6378
34517 – 3858
9280 – 3857
73493 – 5277
Bài 3: Đặt tính rồi tính.
4334 x 7
6488 x 8
9001 x 9
6348 x 4
12882 x 5
7998 x 7
35838 x 2
3748 x 6
2484 x 5
7834 x 5
3548 x 8
6378 x 3
Bài 4: Đặt tính rồi tính.
23492 : 5
93202 : 8
82349 : 9
53284 : 2
74953 : 7
87346 : 8
47327 : 7
24444 : 3
63248 : 4
7992 : 4
8132 : 7
71834 : 5
Bài 5: Tính giá trị biểu thức.
a) 368 x 2 + 47323 58435 : 5 x 3 89385 – 27728 + 8734
b) (10292 + 748) x 5 8438 x 8 – 899
c) 65639 + 3826 – 8232 x 4 82482 : (27323 – 27321)
….
Bài 1: Tính giá trị biểu thức:
Tham Khảo Thêm:
Văn mẫu lớp 7: Biểu cảm về mùa thu (2 Dàn ý + 16 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 7
214 x 3 : 2
……………………………….
……………………………….
……………………………….
763 : 7 + 1595
……………………………….
……………………………….
……………………………….
128 x 2 x 3
……………………………….
……………………………….
……………………………….
505 x 7 – 169
……………………………….
……………………………….
……………………………….
237 x 4 : 2
……………………………….
……………………………….
……………………………….
72 x 9 : 3
……………………………….
……………………………….
……………………………….
311 x 6 – 623
……………………………….
……………………………….
……………………………….
157 x 4 – 2000
……………………………….
……………………………….
……………………………….
6000: 2 – 635
……………………………….
……………………………….
……………………………….
Bài 2: Tìm X
X x 7 = 427
……………………………….
……………………………….
……………………………….
284 : x = 4
……………………………….
……………………………….
……………………………….
495 : X = 3
……………………………….
……………………………….
……………………………….
Bài 3: Tính giá trị biểu thức
123 x (42 – 40)
……………………………….
……………………………….
……………………………….
375 x 2 – 148
……………………………….
……………………………….
……………………………….
45 + 135 x 4
……………………………….
……………………………….
……………………………….
(186 + 38) : 7
……………………………….
……………………………….
……………………………….
(100 + 11) x 9
……………………………….
……………………………….
……………………………….
150 : 5 x 3
……………………………….
……………………………….
……………………………….
84 : 4 x 6
……………………………….
……………………………….
……………………………….
8 x (234 – 69)
……………………………….
……………………………….
……………………………….
9 x (6 + 26)
……………………………….
……………………………….
……………………………….
45 x 4 + 120
……………………………….
……………………………….
……………………………….
(954 – 554) : 8
……………………………….
……………………………….
……………………………….
111 x (6 – 6)
……………………………….
……………………………….
……………………………….
Bài 1: Đặt tính rồi tính
4162 : 2
……………………………….
……………………………….
……………………………….
5478 : 6
……………………………….
……………………………….
……………………………….
6954: 3
……………………………….
……………………………….
……………………………….
4642 : 4
……………………………….
……………………………….
……………………………….
4315 : 5
……………………………….
……………………………….
……………………………….
1386 : 2
……………………………….
……………………………….
……………………………….
……………………………………………………
Mời các bạn tải về để xem trọn bộ tài liệu
Cập nhật thông tin chi tiết về Đề Cương Ôn Thi Học Kì 1 Môn Khoa Học Lớp 4 Năm 2023 – 2023 Ôn Tập Học Kì 1 Lớp 4 Môn Khoa Học trên website Wchx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!