Bạn đang xem bài viết Di Tích Lịch Sử Văn Hóa Nghìn Năm Tuổi Hải Phòng được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Wchx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đồ Sơn là địa điểm du lịch trọng yếu của Hải Phòng với nhiều danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp. Nơi đây còn nổi tiếng với tháp Tường Long – di tích lịch sử văn hóa với tuổi đời lên đến 10 thế kỷ.
1. Lịch sử Tháp Tường Long – công trình kiến trúc Phật giáo thời LýTháp Tường Long hay còn gọi là chùa Tháp hoặc tháp Đồ Sơn được xây dựng vào thời vua Lý Thánh Tông – giai đoạn Phật giáo phát triển mạnh mẽ và được tôn làm quốc đạo. Di tích lịch sử Hải Phòng này được xây trên bãi đất rộng khoảng 2.000m2 với 9 tầng, chiều cao 100 thước.
So với các công trình kiến trúc thời bấy giờ, công trình Phật giáo này được xem như ngọn tháp cao nhất với vị trí trên đỉnh núi cao 128m so với mực nước biển. Theo các bản thuyết minh về chùa Tháp, nơi đây được xây dựng ngoài mục đích phục vụ cho tín ngưỡng, tôn giáo còn là đài quan sát nhằm theo dõi các biến động phía Đông Bắc.
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, tháp Tường Long đã trở thành một di tích khảo cổ học. Người ta đã tìm thấy phế tích tháp với nền móng hình vuông, lòng tháp rỗng, trên các viên gạch vẫn còn hiện những hàng chữ nổi bằng tiếng Hán: “Lý gia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo”.
Năm 2007, tháp Tường Long Hải Phòng đã được phỏng dựng lại và chính thức được khánh thành vào năm 2023. Tháp mới cao 9 tầng, vỏ tháp được xây dựng bằng gạch gốm, cách trang trí tháp giữ được những nét đặc trưng của thời Lý với các hoa văn, họa tiết mềm mại, tinh xảo. Tháp Tường Long ngày nay đã trở thành điểm đến tâm linh của đông đảo du khách trên cả nước, đặc biệt vào dịp đầu năm.
2. Nét kiến trúc độc đáo của tháp Tường LongTrên đường lên chùa Tháp Đồ Sơn, từ xa, bạn đã có thể chiêm ngưỡng sự đồ sộ của công trình nghệ thuật độc đáo này nhờ vị trí tọa lạc trên một khoảng đất lớn và tách biệt. Giữa một khoảng trời rộng lớn, tòa tháp đứng hiên ngang, sừng sững như một vị thần bề thế.
Nếu bạn là du khách đam mê tìm hiểu về nét kiến trúc của thời nhà Lý cùng nghệ thuật Phật giáo đương thời, tháp Tường Long là điểm dừng chân lý tưởng. Nhìn từ xa, ngọn tháp như một cây sáo với nhiều cửa sổ phân tầng.
Bên ngoài tháp được lát bằng gạch và đá hoa cương mang sắc đỏ cổ kính. Phần mái tháp trang trí những hoa văn như đóa sen, đóa cúc… được chạm khắc tỉ mỉ, tinh xảo. Những hình tượng này đều rất phổ biến vào triều đại nhà Lý và xuất hiện ở tất cả các công trình kiến trúc thời bấy giờ.
Bốn góc của chân tháp có độ nghiêng khoảng 190 độ. Xung quanh chân tháp gồm ba dãy nhà cấp bốn là nơi thờ thần, lễ Phật, tiếp khách, sinh hoạt của các sư thầy… Đa phần du khách trước khi di chuyển đến chân tháp đều dừng chân vái lạy các vị thần trong từng ngôi chùa để thể hiện sự thành kính.
3. Giá trị lịch sử – văn hóa – tâm linh của tháp Tường LongTháp Tường Long không những được biết đến là một đại danh lam kiêm hành cung của các nhà vua thời Lý mà công trình này còn là một trong các địa điểm du lịch Hải Phòng xuất phát từ hệ tư tưởng có ảnh hưởng trực tiếp của đạo Phật.
Ngọn tháp nhiều tầng như một chiếc cột linh quang rực rỡ chiếu rọi đạo pháp cho mọi người lúc đương thời, phản ánh sự hội nhập và truyền bá rằng tôn giáo này đã trải qua một quá trình dài và phát triển đến đỉnh cao.
Về giá trị tâm linh, tháp Tường Long gắn với câu chuyện rồng vàng hạ thế trong mộng của vua Lý Thánh Tông. Theo ghi chép từ sách “Đại Việt sử lược”, vào năm Mậu Tuất 1058, vua Lý Thánh Tông sau khi ngự giá qua biển Ba Lộ đã dừng chân tại nơi đây xây tháp. Ngài đã nằm mộng thấy rồng vàng nên đã hạ lệnh đặt tên cho tháp là Tường Long (thấy rồng vàng hiện lên) để ghi nhớ điềm lành.
4. Các hoạt động du lịch tâm linh đến chùa tháp Tường Long 4.1. Dâng hương phụng cầuTháp Tường Long ngoài sở hữu nét kiến trúc đặc sắc mang đậm tính văn hóa, lịch sử còn là chốn linh thiêng ngày đêm tỏa hương khói nghi ngút. Du khách đến đây để dân hương phụng cầu trước các vị thần linh, đặc biệt là pho tượng Phật A Di Đà linh thiêng được phỏng dựng bằng đá ngọc thạch nguyên khối đặt trong tầng một của tòa tháp.
4.2. Tham gia lễ hội xuân cầu may năm mớiLễ hội xuân cầu may năm mới tại tháp Tường Long luôn nằm trong danh sách những lễ hội Hải Phòng thu hút nhiều du khách từ khắp mọi miền đất nước đổ về. Vào những ngày đầu năm, tháp khoác lên mình tấm áo rực rỡ, tràn đầy sức sống của cảnh vật mùa xuân.
Lễ hội xuân cầu may được tổ chức vô cùng náo nhiệt. Du khách ngoài thắp hương khấn phật còn có thể xin những lá bùa may mắn, gửi gắm tâm tư, ước vọng của mình lên cây “điều ước” ngay dưới chân tháp để cầu chúc một năm mới bình an.
4.3. Thả hồn về nguồn cội với cảnh quan mang đậm dấu ấn lịch sửVới vị trí ở khá cao so với mực nước biển, từ đài thượng của tháp, du khách có thể chiêm ngưỡng trọn vẹn phong cảnh xinh đẹp của thành phố. Hướng mắt về phía Đông, bạn sẽ được thưởng lãm cảnh biển bao la với bốn bề là núi cao bát ngát.
Với cảnh sắc rất đỗi yên bình như vậy, thật không khó hiểu nếu nhiều du khách chọn dừng chân tại tháp Tường Long như một cách để tận hưởng bầu không khí trong lành, tĩnh lặng đầy tâm linh để giúp tâm hồn thêm an nhiên.
4.4. Tham quan và tìm hiểu giá trị lịch sử của các hiện vật trưng bàyKhu trưng bày hố khảo cổ tại chân tháp Tường Long được hoàn thành vào năm 2023 cũng là một điểm nhấn thu hút du khách. Trên nền móng hố khảo cổ được chia thành hai khu, một khu trưng bày hiện vật được phục dựng để xây dựng tháp mới, khu còn lại để bài trí những hiện vật từ năm 1058 như: ngói lòng máng, ngói mũi hài, mảnh đất nung khắc hình rồng, tượng uyên ương, mảnh đầu rồng…
Những hiện vật này là tài liệu đắt giá để du khách tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa của di tích này. Khi nhìn thấy những hiện vật này, nhiều du khách đã bày tỏ sự tự hào về truyền thống của cha ông ta lưu truyền lại.
Để chuyến đi đến thành phố hoa phượng đỏ thêm trọn vẹn, bạn có thể lựa chọn nghỉ dưỡng tại Vinpearl Hotel Imperia Hải Phòng hay Vinpearl Hotel Rivera Hải Phòng. Đây là hai khách sạn có tiện nghi, dịch vụ đẳng cấp, hứa hẹn làm hài lòng cả những du khách khó tính nhất.
Vinpearl Hotel Rivera Hải Phòng là khách sạn 5 sao với thiết kế thanh lịch nằm trong khuôn viên khu đô thị Vinhomes Imperia. Phòng nghỉ ở đây có ban công rộng, tầm nhìn thoáng đãng, cùng bể bơi lớn ngoài trời giúp du khách thư giãn trong không gian gần gũi với thiên nhiên.
Đặc biệt Vinpearl đang áp dụng chương trình MIỄN PHÍ đăng ký thẻ hội viên Pearl Club với các đặc quyền ưu đãi vô cùng hấp dẫn:
Giảm thêm 5% trên giá phòng tốt nhất
Giảm 5% dịch vụ ẩm thực tại Almaz Hà Nội, Vinpearl
Tích lũy nâng hạng và hàng loạt các ưu đãi khác
Với nét đẹp cổ kính, mang đậm nét kiến trúc thời xưa, thật không khó hiểu nếu tháp Tường Long lại thu hút sự quan tâm của nhiều du khách. Đặt chân đến đây, bạn không chỉ mở mang tri thức mà còn được tận hưởng bầu không khí trong lành, tránh xa khói bụi của thành phố tấp nập.
Đăng bởi: Phát Phạm
Từ khoá: Tháp Tường Long – di tích lịch sử văn hóa nghìn năm tuổi Hải Phòng
Quảng Bình Quan – Di Tích Lịch Sử Tiêu Biểu Của Vùng Đất Quảng Bình
Quảng Bình quan là một trong ba cửa ải của lũy Trấn Ninh kéo dài từ chân núi Đầu Mâu đến cửa biển Nhật Lệ. Ngày nay đây là di tích lịch sử văn hóa còn sót lại từ thời Trịnh – Nguyễn phân tranh.
Quảng Bình quan – Di tích lịch sử tiêu biểu của vùng đất Quảng BìnhLũy Trấn Ninh là hệ thống thành lũy quân sự dài 30km được Đào Duy Từ thiết kế và cho xây đắp vào năm 1631. Hệ thống thành lũy được tính toán chi tiết, kỹ càng, xây dựng rất kiên cố, vững chắc nhằm giúp chúa Nguyễn chống lại sự tấn công của chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. Nhờ vậy, trong nửa thế kỷ (1627 – 1672) diễn ra cuộc chiến Trịnh – Nguyễn, thành luỹ Trấn Ninh đã chặn đứng nhiều cuộc tấn công, trong đó có 7 trận chiến quy mô lớn.
Ảnh: @centralvietnamguide.
Năm 1825, sau khi lên ngôi, vua Minh Mạng rất quan tâm đến các di tích văn hóa, lịch sử. Ông đã trùng tu các hạng mục bị xuống cấp của Quảng Bình quan và xây thêm các tháp canh phía trên cổng khiến cho cổng thành lấy lại vẻ uy nghi trước đây. Đặc biệt, các vua triều Nguyễn còn cho đúc nổi hình ảnh Quảng Bình quan vào Nghi Đỉnh trong Tử Cấm thành.
Ảnh: @cop.hoang.ht.
Trước Cách mạng tháng tám, mặt trước của Quảng Bình quan còn có hào thành bao quanh, có cầu vòm bằng gạch bắc qua hào. Trong kháng chiến chống Pháp, Quảng Bình quan là nơi ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của tỉnh Quảng Bình. Đêm 22 rạng sáng ngày 23 tháng 8 năm 1945, người dân đã tập trung tại Quảng Bình quan để kéo vào nội thành cướp chính quyền.
Ảnh: @songloan.
Cũng tại Quảng Bình quan, Pháp đã hành hình nhiều chiến sỹ cộng sản nhằm uy hiếp nhân dân ta và dùng vọng lâu ở đây làm vọng gác kiểm soát giao thông. Năm 1954, trước khi cho quân rút khỏi thị xã Đồng Hới, chúng đã nổ mìn phá hủy cầu vòm, cửa quan của Quảng Bình quan.
Sự uy nghi của Quảng Bình quan.
Sau đó, trong cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ, với âm mưu đưa miền Bắc trở về thời kỳ đồ đá, đế quốc Mỹ liên mở nhiều chiến dịch tấn công Đồng Hới bằng không quân, hải quân… dẫn đến các công trình đều bị phá hủy nặng nề. Kết thúc chiến tranh, nhiều công trình được đầu tư tôn tạo, trong đó có Quảng Bình quan.
Ảnh: @kim.t.truc.
Năm 1992, Quảng Bình quan đã được xếp hạng Di tích cấp Quốc gia. Đến nay, Quảng Bình quan trở thành địa chỉ thu hút rất đông khách du lịch đến tham quan bởi bề dày lịch sử hàng trăm năm tuổi cùng những câu chuyện không thể quên về tinh thần quật cường của quân và dân ta.
Quảng Bình quan giữa lòng thành phố. Ảnh: Trong Hung Nguyen.
Đăng bởi: Phúc Bùi
Từ khoá: Quảng Bình quan – Di tích lịch sử tiêu biểu của vùng đất Quảng Bình
Di Sản Văn Hóa Nghệ Thuật Của Đất Nước
✍ Lịch sử Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam
Bảo tàng Mỹ thuật thuộc hệ thống bảo tàng quốc gia Việt Nam và giữ vị trí quan trọng trong việc lưu giữ, phát huy kho tàng di sản, văn hóa nghệ thuật nước nhà. Được thành lập vào ngày 24/6/1966, bảo tàng thực hiện sứ mệnh nghiên cứu, sưu tầm, phục chế, trưng bày, giáo dục, truyền thông các tài liệu, hiện vật, tác phẩm mỹ thuật tiêu biểu.
Ảnh: @hanoi.saturdate
Ảnh: @rosecatus_
▪ Thời Pháp thuộc: Bảo tàng được xây dựng làm nơi lưu trú cho các con gái quan chức Pháp tại Đông Dương khi học tại Hà Nội.
▪ Năm 1962: Tòa nhà được giao lại cho Bộ Văn hóa và được tiến hành sửa sang thành nơi lưu giữ, trưng bày các tác phẩm nghệ thuật giá trị từ thời tiền sử đến hiện đại.
▪ Năm 1966: Bảo tàng Mỹ thuật chính thức mở cửa đón khách tham quan.
Ảnh: @do.huyen02
📌Địa chỉ và giờ mở cửa bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
📍 Địa chỉ:
Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tọa lạc tại số 66 Nguyễn Thái Học, phường Điện Biên, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Ảnh: @kiitran.76
Ảnh: @vintace.ci
Ngoài cơ sở chính nói trên, Bảo tàng còn có cơ sở 2 tại số 95, ngõ 31 phố Hoàng Cầu, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Cơ sở 2 có không gian lớn với nhiều trang thiết bị hiện đại để bảo quản, phục chế các tác phẩm nghệ thuật và tổ chức hội thảo khoa học.
Ảnh: @pregiirich
⏰Giờ mở cửa:
Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đón khách từ 8h30 đến 17h00, từ Thứ Ba đến Chủ Nhật hàng tuần.
Vào Thứ Hai và ngày Tết, bảo tàng đóng cửa.
Ảnh: @hatt_chyiiu
💸 Giá Vé Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam
Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam quy định giá vé như sau:
▪ Người lớn: 40.000đ/người
▪ Sinh viên, học sinh: 20.000đ/người
▪ Trẻ em, học sinh từ 6 đến 16 tuổi: 10.000đ/người
▪ Người khuyết tật đặc biệt nặng và trẻ em dưới 6 tuổi: Miễn phí
🎭 Tại Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam có gì?
🚩 Mãn nhãn với bộ sưu tập nghệ thuật đồ sộ
Bảo tàng Mỹ thuật Hà Nội hiện lưu giữ hơn 18000 hiện vật, trong đó có 2000 hiện vật được trưng bày cố định.
Ảnh: @tieulinhdan
Từ các bộ trang phục dân tộc đến các vật dụng được làm bằng tre nứa, những bức tranh dân gian đến những bức tượng được điêu khắc tỉ mỉ. Tất cả đều thể hiện những giá trị điển hình của văn hóa dân tộc theo các giai đoạn phát triển. Bên cạnh đó, tại Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam còn có phòng trưng bày chuyên đề dành cho các hoạt động triển lãm cũng như giao lưu nghệ thuật trong nước và quốc tế.
Ảnh: @tieulinhdan
🚩Không gian sáng tạo cho trẻ em
Từ năm 2011, Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam có thêm không gian sáng tạo cho trẻ em, thuộc chương trình Giáo dục Mỹ thuật của bảo tàng. Nằm ở tầng 3 của tòa nhà, nơi đây là khu vực để các bé được thử sức làm họa sĩ, nhà điêu khắc và chuyên gia giới thiệu về mỹ thuật dân gian cũng như đương đại thông qua các hoạt động trải nghiệm bổ ích như vẽ tranh, ghép tranh, xé dán tranh, tô tranh, tô tượng…
Ảnh: @huyencoc92
🚩Không gian cafe đậm chất nghệ thuật
▪ Thời gian mở cửa: 7 giờ sáng – 22 giờ 30 tối
Bên cạnh các không gian nghệ thuật và hệ thống trưng bày, bạn có thể nghỉ chân, check-in và tranh thủ “sống ảo” một chút tại quán café trong khuôn viên của bảo tàng.
Ảnh: @pynaaaa
Ảnh: @ngocdiepstagram
—
Tổng Hợp
Đăng bởi: Vân Lương
Từ khoá: Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam – Di sản văn hóa nghệ thuật của đất nước
Côn Sơn – Khu Di Tích Thắng Cảnh Nổi Tiếng Của Hải Dương
Khu di tích Côn Sơn thuộc địa phận huyện Chí Linh, Hải Dương được đánh giá là di tích lịch sự mang tầm cỡ quốc gia gắn liền với sự nghiệp của người anh hùng dân tộc Hưng Đạo Vương Trần Hưng Đạo và danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi.
1. Giới thiệu về Côn SơnQuần thể di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc có quy mô lớn sở hữu phong cảnh hữu tình thu hút lượng lớn khách du lịch đến viếng thăm khu di tích hàng năm.
Không chỉ cảnh đẹp, khu di tích còn gây ấn tượng cho du khách bởi nó là nhân chứng sống chứng kiến chiến công lẫy lừng của người anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo khi chiến thắng 3 lần quân xâm lược Nguyên Mông và cả khởi nghĩa Lam Sơn chống nhà Minh của Lê Lợi.
2. Khu di tích danh thắng Côn SơnKhu di tích Côn Sơn vinh hạnh sở hữu vị trí đắc địa khi nằm giữa hai dãy núi Phượng Hoàng và Kỳ Lân. Tất cả yếu tố vị trí địa lí tự nhiên này kết hợp với khung cảnh chùa tháp và các di tích nổi tiếng khác đã tạo nên một quần thể di tích mang quy mô bề thế gây ấn tượng mạnh mẽ cho khách tham quan.
Khu di tích danh thắng Côn Sơn
3. Chùa Côn SơnChùa Côn Sơn hay còn được biết đến với cái tên chùa Hun là ngôi chùa nổi tiếng tọa lạc dưới chân núi Côn Sơn. Chùa có tên chữ là Thiên Tư Phúc Tự mang hàm ý phúc lành trời ban.
Được xây dựng vào đầu thế kỷ XIV, chùa đã trải qua nhiều biến cố và ngày càng thu nhỏ lại. Điểm đặc biệt của chùa bên cạnh các công trình kiến trúc đặc sắc là giếng Ngọc. Giếng nằm ở chân núi Kỳ Lân trên Bàn Cờ Tiên. Mặc dù nằm ở vị trí trên cao, cao hơn cả mái ngói của chùa song giếng bên trong lúc nào cũng đầy áp nước.
Người đời quan niệm rằng giếng Ngọc chính là mắt của Kỳ Lân, là nơi trung tâm của núi. Chính vì điều đó, bên cạnh ý nghĩa là nguồn nước quý, giếng còn được nhuốm màu sắc tâm linh mang trong mình nhiều giá trị văn hóa.
4. Đền thờ Nguyễn TrãiTại khu di tích này, đến thời của Nguyễn Trãi tọa lạc dưới chân núi Ngũ Nhạc, Kỳ Lân, tựa lưng vào Tổ Sơn tạo thành một địa thế hết sức bề thế “tả thanh long, hữu bạch hổ”. Đền thờ của ông có tên là “Ức Trai linh từ”. Lối kiến trúc bên trong đền thờ mang đậm phong cách kiến trúc nhà Hậu Lê. Bên cạnh đó, dòng suối ngày đêm chảy róc rách như tiếng đàn vang vọng vào càng khiến nơi này càng trở nên hữu tình hơn. Thật đúng như những câu thơ đã đi vào sử sách:
“Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai…”
5. Đền Kiếp BạcĐền Kiếp Bạc là ngôi đền không nằm trong khu di tích Côn Sơn. Nó cách ngọn núi khoảng 5km. Đây là nơi thờ phục vị anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Về nguồn gốc cái tên, nguyên do đèn nền ở giữa hai ngôi làng Vạn Yên (lặng Kiếp) và Dược Sơn (làng Bạc), từ đó người đời gọi nó là đền Kiếp Bạc ghép từ tên hai làng nọ.
Địa thế của đền hết sức thuận lợi với sự kết hợp trước là sông, sau lưng là núi, hai bên tả hữu cũng đều bao bọc bởi hai ngọn núi giúp tụ khí gây dựng cơ nghiệp. Ngoài ra đền còn lưu giữ đến 7 pho tượng đồng mang trong mình nhiều ý nghĩa văn hóa và tâm linh của người Việt Nam.
Đền Kiếp Bạc
Có thể nói khu di tích Côn Sơn Kiếp Bạc chính xác là điểm đến lý tưởng dành cho tour du lịch khám phá di tích lịch sử và tour du lịch tâm linh. Nếu bạn là một người yêu thích tìm hiểu các giá trị văn hóa dân tộc, còn chần chờ gì mà không đến đây ngay!
Đăng bởi: Mẩy Vàng
Từ khoá: Côn Sơn – Khu di tích thắng cảnh nổi tiếng của Hải Dương
Văn Mẫu Lớp 8: Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử Địa Đạo Củ Chi Dàn Ý &Amp; 5 Bài Thuyết Minh Danh Lam Thắng Cảnh Lớp 8
Địa Đạo Củ Chi cách Thành phố Hồ Chí Minh 70km, là một di tích lịch sử gắn liền với thời kỳ chống Mỹ của Việt Nam. Qua thăm Địa Đạo Củ Chi chúng ta sẽ hiểu được cuộc chiến đấu trường kỳ gian khổ, để thêm yêu hòa bình, thêm yêu đất nước. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết để nhanh chóng hoàn thiện bài văn thuyết minh danh lam thắng cảnh của mình.
I. Mở bài:
Giới thiệu di tích Địa đạo Củ Chi.
II. Thân bài:
Giới thiệu vị trí địa lý diện tích.
Giới thiệu về lịch sử hình thành
Giới thiệu về đặc điểm: Do con người tạo.
iá trị: đối với lịch sử, đối với văn hóa tinh thần, kinh tế,…
III. Kết bài:
Nêu những lời nhận xét đánh giá chung về di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi.
Địa đạo Củ Chi cách Thành phố Hồ Chí Minh 70km về phía Tây Bắc. Đây là nơi thu nhỏ trận đồ biến hóa của quân và dân Củ Chi trong cuộc kháng chiến lâu dài ác liệt suốt 30 năm chống kẻ thù xâm lược giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, là một công trình kiến trúc độc đáo, nằm sâu trong lòng đất, có nhiều tầng, nhiều ngõ ngách như mạng nhện, có nơi ăn ở, hội họp và chiến đấu với tổng chiều dài hơn 200 km. Những sự tích có thật từ địa đạo đã vượt quá sức tưởng tượng của con người. Chỉ cần chui xuống một đoạn đường hầm, bạn sẽ hiểu vì sao nước Việt Nam bé nhỏ lại chiến thắng kẻ thù là một nước lớn và giàu có bậc nhất. Vì sao Củ Chi, mảnh đất nghèo khó lại đương đầu ròng rã suốt 21 năm với một đạo quân hơn gấp bội, thiện chiến, được trang bị vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại, tối tân. Trong cuộc đọ sức này, nhân dân Củ Chi đã chiến thắng oanh liệt.
Dựa vào hệ thống đường hầm, công sự, chiến hào, chiến sĩ và đồng bào Củ Chi đã chiến đấu vô cùng anh dũng, lập nên những chiến công thần kỳ. Quân xâm lược Mỹ lần đầu vào đất Củ Chi gặp phải sức kháng cự quyết liệt từ các địa đạo trong vùng căn cứ hiểm yếu, đã phải thốt lên: “Làng ngầm”, “Mật khu nguy hiểm”, “Việt cộng không thấy đâu mà đâu đâu cũng có”….
Với tầm vóc chiến tranh của mình, địa đạo Củ Chi đã đi vào lịch sử đấu tranh anh hùng của nhân dân Việt Nam như một huyền thoại của thế kỷ 20 và trở thành một địa danh nổi tiếng trên thế giới.
Địa đạo Củ Chi có hai điểm:
Địa đạo Bến Dược: Căn cứ Khu ủy & Quân khu Sài Gòn – Gia Định được bảo tồn tại ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh.
Địa đạo Bến Đình: căn cứ Huyện ủy huyện Củ Chi được bảo tồn tại ấp Bến Đình, xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh.
Đến Thành phố Hồ Chí Minh, bạn hãy đến thăm Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi, để hiểu thế nào là cuộc chiến đấu trường kỳ gian khổ, bạn sẽ được mắt thấy – tay sờ một kỳ tích mà hôm nay là yêu hòa bình, độc lập, tự do, hạnh phúc…
Vị trí: Ðịa đạo Củ Chi là một di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng, thuộc xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, cách trung tâm Tp. Hồ Chí Minh 70km về phía tây bắc.
Ðặc điểm: Ðịa đạo quả là kỳ quan độc nhất vô nhị: dài 250km chạy ngoắt ngoéo trong lòng đất, được làm nên từ dụng cụ thô sơ là lưỡi cuốc và chiếc ki xúc đất.
Ðường hầm sâu dưới đất từ 3 – 8m, chiều cao chỉ đủ cho một người đi lom khom. Căn hầm đầu tiên ở ngay bìa rừng có giếng ngầm cung cấp nguồn nước uống và sinh hoạt cho toàn khu vực địa đạo. Giếng sâu 15m, trong vắt. Hệ thống địa đạo gồm 3 tầng, từ đường “xương sống” toả ra vô số nhánh dài, nhánh ngắn ăn thông nhau, có nhánh trổ ra tận sông Sài Gòn. Tầng một cách mặt đất 3m, chống được đạn pháo và sức nặng của xe tăng, xe bọc thép. Tầng 2 cách mặt đất 5m, có thể chống được bom cỡ nhỏ. Còn tầng cuối cùng cách mặt đất 8-10m hết sức an toàn. Ðường lên xuống giữa các tầng hầm được bố trí bằng các nắp hầm bí mật. Bên trên ngụy trang kín đáo, nhìn như những ụ mối đùn, dọc đường hầm có lỗ thông hơi. Liên hoàn với địa đạo có các hầm rộng để nghỉ ngơi, có nơi dự trữ vũ khí, lương thực, có giếng nước, có bếp Hoàng Cầm, có hầm chỉ huy, hầm giải phẫu… Còn có cả hầm lớn, mái lợp thoáng mát, nguỵ trang khéo léo để xem phim, văn nghệ.
Hãy một lần chui vào địa đạo, ta sẽ thấy rõ chiều sâu thăm thẳm của lòng căm thù, ý chí bất khuất của “vùng đất thép” và sẽ hiểu vì sao một nước Việt Nam nhỏ bé lại chiến thắng một nước lớn và giàu có như Hoa Kỳ? Ta cũng sẽ hiểu vì sao Củ Chi – mảnh đất nghèo khó lại đương đầu ròng rã suốt 20 năm với một đội quân thiện chiến, vũ khí tối tân mà vẫn giành thắng lợi. Cũng từ địa đạo này, cuộc hành quân Crimp (cái bẫy) của Mỹ với 3.000 quân bộ, cuộc hành quân Sedarfall gồm 12.000 lính, có xe tăng, máy bay yểm trợ tối đa, nhằm biến Củ Chi thành “khu tự do hủy diệt” đã bị đập tan. Củ Chi thật xứng danh “đất thép thành đồng” qua 20 năm bền bỉ chiến đấu.
Ðiều thú vị nữa khi về thăm mảnh đất anh hùng này là các hướng dẫn viên đều ăn mặc như hồi chiến tranh: nam mặc đồ giải phóng, mũ tai bèo; nữ mặc bà ba đen, quàng khăn rằn và đi dép lốp. Sự có mặt của họ bên trong những bụi cây, ở mỗi khúc quanh khiến du khách có cảm giác đang được sống trong sự thật của Củ Chi thời đánh giặc. Cảm giác thời chiến rõ nét hơn khi đĩa sắn luộc, bát muối vừng được đưa mời khách du lịch. Những ly rượu bé xíu, trong vắt và nồng nàn được gọi đùa là nước mắt quê hương bên đĩa rau mốp muối chua, giòn và ngon đến lạ. Bạn đừng quên nếm thử món rau mốp. Rau mốp là lương thực chính của quân dân Củ Chi ngày trước, còn giờ đây đang là đặc sản.
Nằm cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 70km về phía tây bắc, địa đạo Củ Chi sẽ đưa du khách trở về với những tháng năm gian khổ nhưng cũng đầy hào hùng của dân tộc. Dù du khách đã nghe nhiều về địa đạo nhưng phải đến tận nơi, mắt thấy, tai nghe mới thấy hết sự thú vị, độc đáo của vùng đất thép thành đồng này.
Địa đạo Củ Chi không mang vóc dáng vẻ kỳ vĩ của những kỳ quan tồn tại hàng bao thế kỷ như Kim Tự Tháp, vườn treo Babylon, Angcovat… nhưng đây là một công trình vĩ đại với trên 200km đường hầm tỏa rộng như mạng nhện trong lòng đất. Nơi đây quả là một kì quan đánh giặc độc đáo có một không hai. Nó mang chiều sâu thăm thẳm của lòng căm thù và ý chí kiên cường, bất khuất của “vùng đất thép”, một trong những biểu tượng rực rỡ của chủ nghĩa anh hùng của dân tộc Việt Nam.
Nhưng sự tích có thật từ địa đạo đã quá sức tưởng tượng của con người. Chỉ cần chui xuống một đoạn đường hầm, bạn sẽ hiểu vì sao nước Việt Nam nhỏ bé lại chiến thắng kẻ thù là một nước lớn và giàu có vào bậc nhất thế giới. Đến đây ta mới hiểu vì sao Củ Chi, mảnh đất nghèo khó lại có thể đương đầu ròng rã suốt 21 năm với một đạo quân đông hơn gấp bội, thiện chiến, được trang bị vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại, tối tân. Trong cuộc đọ sức tưởng chừng không cân sức này, nhân dân Củ Chi đã chiến thắng oanh liệt.
Rời địa đạo, bạn sẽ đến đền Bến Dược. Ngắm cổng tam quan, nhà văn bia, tháp 9 tầng và ngôi điện chính với kiến trúc truyền thống rất đẹp, hài hòa cùng thiên nhiên. Đặc biệt là khu Đền tưởng niệm chiến sĩ và đồng bào với một quần thể kiến trúc mang tính đặc thù dân tộc, hiện đại trang nghiêm. Trong Đền tưởng niệm có ghi đầy đủ họ tên của 44.357 liệt sĩ hi sinh trên chiến trường Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định trong các cuộc kháng chiến giải phóng bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế, trên 632 tấm đá hoa cương. Trước đền có bài văn bia khắc đá của nhà thơ Viễn Phương. Đền tưởng niệm Bến Dược là công trình độc đáo của khu di tích, được xây dựng lên từ nguyện vọng tha thiết của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân cả nước, thể hiện đạo 11 “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. Với giá trị và tầm vóc chiến công được đúc kết bằng xương máu, công sức của hàng vạn chiến sĩ, đồng bào, khu căn cứ địa đạo Củ chi đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia.
Không chỉ tham quan khu di tích, bạn có thể tập bắn súng, thưởng thức những món ăn đặc sản của Củ Chi tại nhà hàng Địa đạo Củ Chi với khung cảnh thoáng mát, bên dòng sông Sài Gòn thơ mộng. Rời địa đạo Củ Chi, chắc chắn trong lòng bạn sẽ đọng lại rất nhiều cảm xúc. Đó chính là lòng cảm phục sự thông minh, linh hoạt và sáng tạo của người dân Củ Chi khi thiết kế ra hệ thống địa đạo; là cảm giác thích thú khi được làm một chú bộ đội, được bắn súng thật và hơn thế là niềm xúc động khi nghiêng mình tưởng nhớ những anh hùng đã ngã xuống cho độc lập, tự do hôm nay… Đó là những giá trị lịch sử sẽ in đậm trong lòng những ai đã từng một lần đến với địa đạo Củ Chi.
Nằm cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70km về hướng Tây Bắc, Địa đạo Củ Chi là nơi thu nhỏ trận đồ biến hóa và sáng tạo của quân và dân Củ Chi trong cuộc kháng chiến lâu dài, ác liệt suốt 30 năm chống kẻ thù xâm lược, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc.
Với tầm vóc chiến công của mình, địa đạo Củ Chi đã đi vào lịch sử đấu tranh anh hùng của nhân dân Việt Nam như một huyền thoại của thế kỷ 20 và trở thành một địa danh nổi tiếng trên thế giới. Đây là một kỳ quan đánh giặc độc đáo có một không hai với khoảng 250 km đường hầm tỏa rộng như mạng nhện trong lòng đất, có các công trình liên hoàn với địa đạo như: Chiến hào, ụ, ổ chiến đấu, hầm ăn, ngủ, hội họp, sinh hoạt, quân y, kho cất giấu lương thực, giếng nước, bếp Hoàng Cầm …
Những sự tích có thật từ địa đạo đã vượt quá sức tưởng tượng của con người. Chỉ cần chui xuống một đoạn đường hầm, bạn sẽ hiểu vì sao nước Việt Nam nhỏ bé lại chiến thắng kẻ thù là một nước lớn và giàu có bậc nhất thế giới. Vì sao Củ Chi, mảnh đất nghèo khó lại đương đầu ròng rã suốt 21 năm với một đạo quân đông hơn gấp bội, thiện chiến, được trang bị vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại, tối tân. Trong cuộc đọ sức này, quân và dân Củ Chi đã chiến thắng oanh liệt.
Dựa vào hệ thống đường ngầm, công sự, chiến hào, chiến sĩ và nhân dân Củ Chi đã chiến đấu vô cùng anh dũng, lập nên những chiến công thần kỳ. Quân đội Mỹ lần đầu vào đất Củ Chi gặp phải sự kháng cự quyết liệt từ các địa đạo trong vùng căn cứ hiểm yếu, đã phải thốt lên: “Làng ngầm”, “Mật khu nguy hiểm”…
Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954). Các chiến sĩ cách mạng ẩn náu dưới những căn hầm bí mật trong vùng địch hậu, được nhân dân che chở, bảo vệ. Hầm bí mật cấu tạo theo nhiều cách, nhưng chủ yếu là trong lòng đất, chỉ có một miệng lên xuống vừa lọt vai người và có lỗ thông hơi để thở. Khi đóng nắp miệng hầm lại, kẻ thù đi trên mặt đất khó phát hiện được căn hầm.
Người cán bộ sống trong vùng địch, ban ngày náu mình dưới hầm bí mật, ban đêm mới lên khỏi mặt đất, đi hoạt động.
Nhưng hầm bí mật có nhược điểm là khi bị phát hiện, dễ bị địch khống chế vây bắt hoặc tiêu diệt, bởi địch đông và lợi thế hơn nhiều. Từ đó người ta nghĩ rằng cần phải kéo dài căn hầm bí mật thành những đường hầm và trổ lên mặt đất bằng nhiều cửa bí mật để vừa trú ẩn vừa đánh lại quân địch, và khi cần, sẽ thoát khỏi chỗ nguy hiểm đến một nơi khác.
Từ đó, địa đạo ra đời mang một ý nghĩa quan trọng đặc biệt trong hoạt động chiến đấu, công tác đối với cán bộ, chiến sĩ và đồng bào vùng ven Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định.
Ở Củ Chi, địa đạo có sớm nhất vào năm 1948 ở hai xã: Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An. Lúc đầu chỉ có những đoạn ngắn cấu trúc đơn giản dùng để cất giấu tài liệu, vũ khí, trú ém cán bộ hoạt động trong vùng địch hậu. Về sau lan rộng ra nhiều xã. Từ năm 1961 đến năm 1965 cuộc chiến tranh du kích của dân nhân ở Củ Chi đã phát triển mạnh, gây cho địch những tổn thất lớn, góp phần đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ. Sáu xã phía bắc huyện Củ Chi đã hoàn chỉnh đường địa đạo “xương sống”. Sau đó, các cơ quan, đơn vị phát triển địa đạo nhánh ăn thông với đường “xương sống”, thành hệ thống địa đạo liên hoàn.
Bước sang thời kỳ chống đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam, địa đạo Củ Chi phát triển mạnh, nhất là đầu năm 1966, khi Mỹ dùng Sư đoàn đoàn bộ binh Số 1 “Anh cả đỏ” thực hiện cuộc hành quân lớn mang tên Crimp, càn quét, đánh phá vùng căn cứ, và tiếp theo, đưa Sư đoàn 25 “Tia chớp nhiệt đới” đến lập căn cứ Đồng Dù, liên tiếp mở các cuộc càn quét, đánh phá ác liệt lực lượng cách mạng nơi đây.
Trước sức tấn công ác liệt của Mỹ – ngụy bằng cuộc chiến tranh hủy diệt dã man, Khu ủy Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định và Huyện ủy Củ Chi đã lãnh đạo nhân dân và lực lượng võ trang quyết tâm bám trụ chiến đấu, tiêu diệt quân địch bảo vệ quê hương, bảo vệ vùng căn cứ cách mạng mang tính chiến lược quan trọng, là hướng tiếp cận và tiến công hiểm yếu đối với thủ đô ngụy Sài Gòn. Với khẩu hiệu “một tấc không đi, một ly không rời”, bộ đội, dân quân du kích, cơ quan dân chính đảng cùng với nhân dân ra sức thi đua đào địa đạo, chiến hào, công sự suốt ngày đêm, bất chấp đạn bom, mưa nắng, tích cực xây dựng “xã ấp chiến đấu” thiết lập “vành đai diệt Mỹ” thành thế trận vững chắc bao vây, tiến công tiêu hao, tiêu diệt kẻ thù.
Phong trào đào địa đạo ngày càng phát triển rầm rộ, mạnh mẽ khắp nơi, trẻ già, trai gái nô nức tham gia kiến tạo đường hầm đánh giặc. Sức mạnh ý chí của con người đã chiến thắng khó khăn. Chỉ bằng phương tiện dụng cụ hết sức thô sơ là lưỡi cuốc và chiếc ki xúc đất bằng tre, quân và dân Củ Chi đã tạo nên công trình đồ sộ với hàng trăm km đường ngầm dọc ngang trong lòng đất, nối liền các xã ấp với nhau như một “làng ngầm” kỳ diệu. Chỉ riêng việc chuyển tải hàng vạn mét khối đất đem đi phi tang ở một nơi khác để giữ bí mật địa đạo, đã là chuyện vô cùng gian khổ, công phu. Có người hỏi khối lượng đất lớn đó giấu vào đâu cho hết? Xin thưa, có nhiều cách: đổ xuống vô số những hố bom ngập nước, đắp thành ụ mối, đổ ra đồng ruộng cày bừa, trồng hoa màu lên trên…chỉ một thời gian là mất dấu vết. Các gia đình ở khu vực “vành đai”, nhà nào cũng đào hầm, hào nối liền vào địa đạo, tạo thế liên hoàn để vừa bám trụ sản xuất, vừa đánh giặc giữ làng. Mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi địa đạo là một pháo đài đánh giặc.
Đúng một năm sau cuộc càn Crimp, ngày 08/01/1967, quân Mỹ mở cuộc hành quân Cedar Falls vào vùng “Tam giác sắt”, nhằm triệt phá căn cứ và tiêu diệt lực lượng cách mạng. Thời gian này hệ thống địa đạo đã đạt đến độ dài với tổng số khoảng 250 km. Địa đạo Củ Chi không mang tính thụ động mà mang tính chủ động chiến đấu kết hợp với trận địa mìn trái dày đặt trên mặt đất, đã trở thành mối nguy hiểm thường nhật đối với địch trong suốt cuộc chiến tranh.
Hệ thống địa đạo chạy ngoắt ngoéo trong lòng đất, từ đường “xương sống” (đường chính) tỏa ra vô số nhánh dài ngắn, ăn thông với nhau, hoặc độc lập chấm dứt tùy theo địa hình. Có nhiều nhánh trổ ra sông Sài Gòn, để khi bị tình thế nguy kịch, có thể vượt qua sông sang vùng căn cứ Bến Cát (Bình Dương).
Đường hầm không sâu lắm nhưng chống được đạn pháo và sức nặng của xe tăng, xe bọc thép, những đoạn nằm sâu chống được bom cỡ nhỏ. Có những đoạn được cấu trúc từ hai đến ba tầng (tầng trên gọi là “thượng”, tầng dưới gọi là “trầm”). Chỗ lên xuống giữa các tầng, có nắp hầm bí mật. Trong địa đạo có những nút chặn những điểm cần thiết để ngăn chặn địch hoặc chất độc hóa học do địch phun vào. Có những đoạn hẹp, phải thật gọn nhẹ mới chui qua được. Dọc theo đường hầm có lỗ thông hơi bên trên được ngụy trang kín đáo và trổ lên mặt đất bằng nhiều cửa bí mật. Vô số cửa được cấu trúc thành ổ chiến đấu, ụ súng bắn tỉa rất linh hoạt. Đây chính là chỗ bất ngờ với quân địch. Dưới những khúc địa đạo ở khu vực hiểm yếu, có đặt hầm chông, hố đinh, cạm bẫy…
Chung quanh cửa hầm lên xuống được bố trí nhiều hầm chông, hố đinh, mìn trái (gọi là tử địa), có cả mìn lớn chống tăng và mâm phóng bom bi chống máy bay trực thăng đổ chụp, nhằm tiêu diệt ngăn chặn quân địch tới gần.
Liên hoàn với địa đạo có các hầm rộng để nghỉ ngơi sau khi chiến đấu, mắc võng được. Có các nơi dự trữ vũ khí, lương thực, thực phẩm, nước uống, có giếng nước, bếp Hoàng Cầm (bếp giấu khói trong đất), hầm làm việc của các vị lãnh đạo, chỉ huy, hầm giải phẫu, nuôi dưỡng thương binh, hầm chữ A vững chắc cho phụ nữ, người già, trẻ em trú ẩn. Có những hầm lớn, mái lợp thoáng mát, bên trên ngụy trang khéo léo để hội họp, chiếu phim, biểu diễn văn nghệ…
Vào thời kỳ đánh phá ác liệt, mọi hoạt động của lực lượng chiến đấu và sinh hoạt của nhân dân đều “âm” xuống lòng đất. Trong điều kiện gian khổ vẫn cố gắng tạo ra cuộc sống bình thường, mặc cho trên mặt đất không ngớt bom đạn cày xới, lửa khói mịt mù…nhưng thực tế ở trong địa đạo hết sức gian khổ, là chuyện vạn bất đắc dĩ.
Do cần bảo tồn lực lượng để chiến đấu lâu dài nên phải chấp nhận mọi sự khắc nghiệt vượt quá sự chịu đựng của con người. Bởi trong lòng đất đen tối, chật hẹp đi lại rất khó khăn, phần lớn đi khom hoặc bò. Đường hầm có nơi ẩm ướt và ngột ngạt do thiếu dưỡng khí, ánh sáng (ánh sáng chủ yếu là đèn cầy hoặc đèn pin). Mỗi khi có người ngất xỉu, phải đưa ra cửa hầm để hô hấp nhân tạo mới tỉnh lại. Vào mùa mưa, lòng đất phát sinh nhiều thứ côn trùng độc hại, nhiều nơi có cả rắn rết…Đối với phụ nữ, sinh hoạt càng khó khăn hơn. Có chị sinh con và nuôi con trong hầm địa đạo phải chịu biết bao cực khổ.
Đã thế, hàng trăm người lên xuống hằng ngày qua miệng hầm mà vẫn giữ bí mật cho địa đạo là chuyện hết sức phức tạp. Một cọng cỏ bị gãy, bị dính đất, một chiếc lá bị rách khác thường cũng phải sửa sang lại nếu không muốn bị địch phát hiện, tấn công.
Ngay từ những ngày đầu, khi quân xâm lược Mỹ đổ vào đất Củ Chi, đã vấp phải sức kháng cự quyết liệt của chiến sĩ và đồng bào nơi đây. Địch bị thiệt hại về người và phương tiện chiến tranh trong các cuộc càn quét vùng giải phóng. Sau những bất ngờ, chúng nhận ra được các lực lượng chiến đấu đều xuất phát từ dưới đường hầm, các công sự và quyết tâm phá hủy hệ thống địa đạo lợi hại này. Kết hợp với hủy diệt đường hầm, triệt hạ căn cứ nhằm tiêu diệt và đánh bật lực lượng cách mạng ra xa, tạo vành đai an toàn để bảo vệ Sài Gòn, trung tâm đầu não guồng máy chiến tranh Mỹ – ngụy, đồng thời là thủ đô của chính phủ tay sai “Việt Nam Cộng hòa”.
Suốt trong một thời gian dài, địch liên tục tấn công đánh phá vùng căn cứ và hệ thống địa đạo hết sức khốc liệt.
Với giá trị và tầm vóc chiến công được đúc kết bằng xương máu, công sức của hàng vạn chiến sĩ, đồng bào, khu căn cứ địa đạo Củ Chi đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa quốc gia.
Địa đạo Củ Chi nhanh chóng thu hút sự chú ý của mọi người. Khách trong nước, ngoài nước tới tham quan, tìm hiểu ngày càng đông. Địa đạo Củ Chi trở thành điểm hẹn truyền thống của các thế hệ Việt Nam và niềm kính phục của bạn bè thế giới.
Từ ngày hòa bình trở lại, đã có hàng chục ngàn đoàn du khách với hàng triệu người đủ màu da, sắc tộc trên thế giới đến viếng thăm địa đạo Củ Chi. Từ các vị Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản, Nguyên thủ Quốc gia, đến các chính khách, tướng lĩnh, nhà khoa học, triết học, nhà văn, nhà báo, cựu chiến binh Mỹ…đã đặt chân xuống địa đạo với tất cả niềm xúc động và kính phục đối với vùng đất anh hùng. Một chính khách ở Cộng hòa Liên Bang Đức đã phát biểu: “Đã nhiều năm tôi nghi ngờ về cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam. Làm sao một nước nhỏ và nghèo lại có thể đánh thắng một nước lớn và giàu có như nước Mỹ. Nhưng khi tới đây, chui qua 70m đường hầm, tôi đã tự trả lời được câu hỏi đó”.
Nhắc đến cuộc chiến tranh thần thánh của dân tộc Việt Nam không thể không nhắc đến địa đạo Củ Chi, một trong những kỳ quan lịch sử vĩ đại, trở thành nỗi khủng khiếp của kẻ thù. Bằng ý chí kiên trì phi thường, lòng căm thù giặc sâu sắc, quân và dân huyện Củ chi đã tạo nên huyền thoại Củ Chi còn vang danh cho đến ngày nay.
Địa đạo là một hệ thống đường hầm đào sâu trong lòng đất, địa đạo nằm trong bộ phận huyện Củ Chi nên gọi là địa đạo Củ Chi.
Ở Củ Chi, địa đạo có sớm nhất vào năm 1948 thuộc hai xã: Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An. Lúc đầu chỉ có những đoạn ngắn cấu trúc đơn giản dùng để cất giấu tài liệu, vũ khí, trú ém cán bộ hoạt động trong vùng địch hậu. Sau đó các cơ quan, đơn vị phát triển địa đạo nhánh ăn thông với đường “xương sống”, hình thành hệ thống Địa đạo Củ Chi liên hoàn.
Hệ thống địa đạo Củ Chi liên tục được xây dựng củng cố từ lúc hình thành cho đến giai đoạn cuối thời kỳ kháng chiến chống Mỹ mới ngừng xây dựng đào mới. Khi cuộc kháng chiến chống mỹ thắng lợi năm 1975, Địa đạo Củ Chi mới ngừng xây dựng. Từ đó đến nay, Địa đạo luôn được bảo tồn, gìn giữ, trở thành niềm tự hào của nhân dân.
Toàn bộ hệ thống địa đạo dài khoảng 250km và có các hệ thống thông hơi tại vị trí các bụi cây. Đây là địa đạo dài nhất trên thế giới được bảo tồn cho đến ngày nay. Từ những căn hầm trú ẩn nhỏ, đơn lẻ, do nhu cầu liên kết, chuyển thu và hỗ trợ nhau khi chiến đấu, các căn hầm đã được đào thông với nhau tạo thành một chuỗi đường hầm đồ sộ.
Địa đạo đào trên một khu vực đất sét pha đá ong nên có độ bền cao, ít bị sụt lở. Hệ thống địa đạo nằm sâu dưới lòng đất, có thể chịu được sức công phá của các loại bom tấn lớn nhất của quân đội Mỹ. Không khí được lấy vào địa đạo thông qua các lỗ thông hơi. Các khu vực khác nhau của địa đạo có thể được cô lập khi cần. Đó là sáng tạo độc đáo của quân dân Củ Chi rút kinh nghiệm từ thực tế chiến đấu. Nhiều lần quân địch phát hiện và phá hủy đường hầm nhưng chỉ làm tổn hại một phần. Các phần khác đã được cô lập nhờ các cồn đất hoặc rãnh nước mà ta đã chuẩn bị sẵn.
Căn hầm đầu tiên ở ngay bìa rừng có giếng ngầm cung cấp nguồn nước uống và sinh hoạt cho toàn khu vực địa đạo. Các cửa đường hầm thường xuyên ra bờ sông nhưng được ngụy trang kín đáo nhằm tránh sự phát hiện của quân địch. Chiều cao của hầm khoảng từ 0.8-1 mét, chiều rộng khoảng 0.6 mét, vừa bằng một người đi khom. Nóc hầm hình cong mái vòm. Bốn bên được mài nhẵn để tránh va vấp khi di chuyển trong bóng tối.
Hệ thống địa đạo gồm 3 tầng, từ đường “xương sống” toả ra vô số nhánh dài, nhánh ngắn ăn thông nhau, có nhánh trổ ra tận sông Sài Gòn. Nhìn vào kết cấu đường hầm giống như một tổ mối khổng lồ.
Tầng một cách mặt đất 3m, chống được đạn pháo và sức nặng của xe tăng, xe bọc thép và xe cơ giới hạng nặng. Tầng này dùng để di chuyển nhanh, thực hiện ẩn nấp kẻ địch hoặc tổ chức tấn công nhanh trên mặt đất. Đó cũng là tầng hình thành đầu tiên, tạo cơ sở hình thành tầng hai.
Tầng 2 cách mặt đất 5m, nối liền tới tầng 1, có thể chống được bom cỡ nhỏ. Đây là tầng chuyển tiếp, thường bố trí lối đi và các phòng: nhà bếp, phòng học, phòng nghỉ ngơi, phòng họp… Hầu hết sinh hoạt, hội họp, kho lưu trữ đều bố trí ở tầng này bởi nó an toàn lại có nhiều không khí để thở lại có thể thực hiện tấn công hoặc di chuyển nhanh khi cần.
Tầng 3 là tầng cuối cùng cách mặt đất 8-10m. Tầng 3 có thể chống lại được các loại bom hạng nặng xuyên sâu. Đây là tầng trú ẩn khi kẻ thù càn quét mạnh. Do nằm sâu trong đất, thiếu dưỡng khí và ánh sáng, các lối đi vòng vèo bất lợi cho việc ở lâu và di chuyển nhanh nên tầng này chỉ được sử dụng để trú ẩn.
Ðường lên xuống giữa các tầng hầm được bố trí bằng các nắp hầm bí mật. Bên trên ngụy trang kín đáo bằng lá khô hoặc búi cỏ tươi, nhìn như những ụ mối đùn, dọc đường hầm có lỗ thông hơi. Do nhu cầu lấy không khí và ánh sáng tự nhiên nên đường hầm bố trí rất nhiều lỗ thông hơi. Để tránh sự tìm kiếm của quân địch, các lỗ thông hơi được đào giống như hang chuột, hang cua trong bụi rậm. Người ta còn đặt trước cửa hang cục xà phòng đánh lừa chó nghiệp vụ lùng sục.
Liên hoàn với địa đạo có các hầm rộng để nghỉ ngơi, có nơi dự trữ vũ khí, lương thực, có giếng nước, có bếp Hoàng Cầm, có hầm chỉ huy, hầm giải phẫu… Còn có cả hầm lớn, mái lợp thoáng mát, ngụy trang khéo léo để xem phim, văn nghệ.
Vào thời kỳ đánh phá ác liệt, mọi hoạt động của lực lượng chiến đấu và sinh hoạt của nhân dân đều diễn ra dưới lòng Địa đạo Củ Chi. Trong điều kiện nguy khó vẫn cố gắng tạo ra cuộc sống bình thường, mặc cho trên mặt đất không ngớt bom đạn cày xới, lửa khói mịt mù…
Advertisement
Do cần bảo tồn lực lượng để chiến đấu lâu dài nên phải chấp nhận mọi sự khắc nghiệt vượt quá sức chịu đựng của con người. Bởi trong lòng đất đen tối, chật hẹp đi lại rất hạn chế, phần lớn đi khom hoặc bò. Đường hầm có nơi ẩm ướt và ngột ngạt do thiếu dưỡng khí, ánh sáng chỉ le lói đèn cầy hoặc đèn pin…
Vào mùa mưa, dưới lòng Địa đạo Củ Chi phát sinh nhiều côn trùng độc hại, nhiều nơi có cả rắn, rết… Đối với phụ nữ, sinh hoạt càng khó khăn hơn, có chị sinh con và nuôi con trong hầm địa đạo phải chịu biết bao cực khổ. Hay mỗi khi có người ngất xỉu, phải đưa ra cửa hầm để hô hấp nhân tạo mới tỉnh lại được…
Đã thế, hàng trăm người lên xuống hằng ngày qua miệng hầm mà vẫn bảo đảm giữ bí mật Địa đạo Củ Chi là chuyện vô cùng phức tạp, mỗi thành viên ra vào phải kỹ lưỡng xóa mọi dấu vết có thể gây ra nghi ngờ, làm nguy hại đến đại cục.
Thế nhưng, tất cả mọi bí mật của đường hầm này đã được giữ bí mật cho đến sau giải phóng. Đó là kì công thứ hai mà quân và dân Củ Chi đã kiên trì thực hiện trong suốt hai cuộc kháng chiến.
Địa đạo Củ Chi là cơ quan bảo vệ, xây dựng, củng cố và phát triển của lực lượng cách mạng miền Nam Việt Nam. Với vị trí “sát nách” kẻ thù, lợi thế bí mật, các lực lượng cách mạng đa hình thành và phát triển ngay dưới đường hầm này. Các tin tức, hoạt động của kẻ thù được thu thập nhanh chóng và chính xác, cung cấp thông tin chiến lược để xây dựng kế hoạch tác chiến hiệu quả. Địa đạo Củ Chi là hậu phương vững chắc, làm bàn đạp tiện lợi khi có hiệu lệnh tấn công vào Sài Gòn.
Đây cũng là nơi diễn ra các trận chiến đấu quyết liệt chống càn, tiêu diệt địch trong các chiến lược chiến tranh. Củ chi luôn nằm trong tầm ngắm chiến lược của Mỹ ngụy, chúng quyết tiêu diệt bằng được căn cứ ngầm này trong suốt cuộc chiến tranh. Chúng đã thực hiện rất nhiều cuộc càn quét, tìm và tiêu diệt lực lượng cách mạng nhưng đều thất bại, nhận lấy những hậu quả nặng nề. Địa đạo Củ chi trở thành điều khủng khiếp đối quân Mỹ, chúng không thể hiểu làm sao quân và dân Củ Chỉ có thể tồn tại và chiến đấu dưới mưa bom bão đạn của chúng.
Không những trực tiếp đối diện với kẻ thù, Địa đạo Củ Chi còn là hậu phương vững chắc làm nên chiến thắng thần thánh của quân và dân ta. Hầu hết khí giới, quân dụng, quân trang chuẩn bị cho cuộc tấn công đều được tập kết và cất giấu ở đây. Quân và dân Củ Chi còn tổ chức sản xuất bí mật, tạo nên nguồn chi viện tại chỗ, kịp thời đáp ứng yêu cầu của cuộc cuộc chiến.
Địa đạo Củ Chi được xem là đường ngầm dài nhất trên thế giới với hơn 250km đường ngầm và thông hào. Là kỳ quan độc đáo có một không hai, vừa mang chiều sâu thăm thẳm của tinh thần yêu nước, lòng căm thù và ý chí đấu tranh kiên cường, bất khuất của dân tộc ta, trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam thế kỷ 20.
Ngày nay, địa đạo Củ Chi đã được nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia, có giá trị đặc biệt cần được bảo tồn, gìn giữ. Địa đạo Củ Chi đang trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước, đem về cho thành phố khoản thu nhập có giá trị kinh tế lớn. Nơi đây cũng trở thành địa điểm tham quan, giáo dục về lịch sử đấu tranh bất khuất của dân tộc, giáo dục tinh thần yêu nước và ý chí bảo vệ đất nước cho nhiều thế hệ trẻ. Hình ảnh địa đạo Củ Chi đã không ngừng được giới thiệu với bạn bè trên thế giới và nhận được rất nhiều tình yêu, sự trân trọng và ngưỡng mộ.
“Moi ruột đất ẩn sâu vào lòng đất, trái tim thành chiến hào, ánh mắt hoá vì sao, bàn tay thành lưỡi kiếm…”
Bằng những dụng cụ thô sơ đến mức khó tin, quân và dân Củ Chi đã làm nên một “kỳ quan chiến đấu” có một không hai của thời đại, thành một huyền thoại của thế kỷ hai mươi. Trên 200 km đường hầm trong lòng đất, mang chiều sâu thăm thẳm của lòng căm thù, ý chí kiên cường, bất khuất và khát vọng độc lập, tự do của vùng “đất thép”, đã khắc vào lòng đất một kỳ tích diệu kỳ.
Những sự tích có thật từ địa đạo đã vượt quá sức tưởng tượng của con người. Chỉ cần chui xuống một đoạn đường hầm, bạn sẽ hiểu vì sao nước Việt Nam bé nhỏ lại chiến thắng kẻ thù là một nước lớn và giàu có bậc nhất. Vì sao Củ Chi, mảnh đất nghèo khó lại đương đầu ròng rã suốt 21 năm với một đạo quân hơn gấp bội, thiện chiến, được trang bị vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại, tối tân. Trong cuộc đọ sức này, nhân dân Củ Chi đã chiến thắng oanh liệt.
Địa đạo Củ Chi là một hệ thống phòng thủ trong lòng đất ở huyện Củ Chi, 70km phía tây bắc Thành phố Hồ Chí Minh. Hệ thống này được Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đào trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và Chiến tranh Việt Nam. Hệ thống địa đạo bao gồm bệnh xá, nhiều phòng ở, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc, hệ thống đường ngầm dưới lòng đất. Hệ thống địa đạo dài khoảng 200 km và có các hệ thống thông hơi vào các vị trí các bụi cây. Địa đạo Củ Chi được xây dựng trên vùng đất được mệnh danh là “đất thép”, nằm ở điểm cuối Đường mòn Hồ Chí Minh. Trong Chiến dịch Tết Mậu Thân 1968, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã sử dụng hệ thống địa đạo này để tấn công Sài Gòn.
Địa đạo được đào trên một khu vực đất sét pha đá ong nên có độ bền cao, ít bị sạt lở. Hệ thống địa đạo nằm sâu dưới lòng đất, có thể chịu được sức công phá của các loại bom tấn lớn nhất của quân đội Mỹ. Không khí được lấy vào địa đạo thông qua các lỗ thông hơi. Các khu vực khác nhau của địa đạo có thể được cô lập khi cần (bị hơi ngạt, bơm nước).
Cuộc sống dưới địa đạo thiếu ánh sáng, ẩm ướt và nóng bức và điều kiện vệ sinh kém nên hầu như đa số những người sống ở địa đạo đều bị ký sinh trùng, bạc da và các bệnh về xương. Ngoài ra, việc thiếu thốn lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm cũng là vấn đề lớn nhất của cư dân địa đạo.
Dựa vào hệ thống đường hầm, công sự, chiến hào, chiến sĩ và đồng bào Củ Chi đã chiến đấu vô cùng anh dũng, lập nên những chiến công thần kỳ. Quân xâm lược Mỹ lần đầu vào đất Củ Chi gặp phải sức kháng cự quyết liệt từ các địa đạo trong vùng căn cứ hiểm yếu, đã phải thốt lên: “Làng ngầm”, “Mật khu nguy hiểm”, “Việt cộng không thấy đâu mà đâu đâu cũng có”….
Ðường hầm sâu dưới đất từ 3 – 8m, chiều cao chỉ đủ cho một người đi lom khom. Căn hầm đầu tiên ở ngay bìa rừng có giếng ngầm cung cấp nguồn nước uống và sinh hoạt cho toàn khu vực địa đạo. Giếng sâu 15m, trong vắt. Hệ thống địa đạo gồm 3 tầng, từ đường “xương sống” toả ra vô số nhánh dài, nhánh ngắn ăn thông nhau, có nhánh trổ ra tận sông Sài Gòn. Tầng một cách mặt đất 3m, chống được đạn pháo và sức nặng của xe tăng, xe bọc thép. Tầng 2 cách mặt đất 5m, có thể chống được bom cỡ nhỏ. Còn tầng cuối cùng cách mặt đất 8 – 10m hết sức an toàn. Ðường lên xuống giữa các tầng hầm được bố trí bằng các nắp hầm bí mật. Bên trong ngụy trang kín đáo, nhìn như những ụ mối đùn, dọc đường hầm có lỗ thông hơi. Liên hoàn với địa đạo có các hầm rộng để nghỉ ngơi, có nơi dự trữ vũ khí, lương thực, có giếng nước, có bếp Hoàng Cầm, có hầm chỉ huy, hầm giải phẫu… Còn có cả hầm lớn, mái lợp thoáng mát, ngụy trang khéo léo để xem phim, văn nghệ.
Hãy một lần chui vào địa đạo, ta sẽ thấy rõ chiều sâu thăm thẳm của lòng căm thù, ý chí bất khuất của “vùng đất thép” và sẽ hiểu vì sao một nước Việt Nam nhỏ bé lại chiến thắng một nước lớn và giàu có như Hoa Kỳ? Ta cũng sẽ hiểu vì sao Củ Chi – mảnh đất nghèo khó lại đương đầu ròng rã suốt 20 năm với một đội quân thiện chiến, vũ khí tối tân mà vẫn giành thắng lợi. Củ Chi thật xứng danh “đất thép thành đồng” qua 20 năm bền bỉ chiến đấu. Và bây giờ đây nó đã trở thành một địa điểm tham quan, thu hút nhiều du khách bốn phương, niềm tự hào của cả dân tộc…
Bảo Tàng Thủ Đô Bắc Kinh: Kho Tàng Văn Hóa Và Lịch Sử Trung Hoa
Bảo tàng Thủ đô Bắc Kinh còn được biết đến với tên gọi Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc. Đây là một tuyệt phẩm kiến trúc đặc biệt nằm ở trung tâm thành phố Bắc Kinh. Với vẻ đẹp tinh tế và sự tôn trọng lịch sử, bảo tàng này không chỉ là một biểu tượng của nền văn hóa Trung Quốc mà còn là một địa điểm văn hóa và du lịch quan trọng trong khu vực.
Giới thiệu về bảo tàng Thủ đô Bắc KinhBảo tàng Thủ đô Bắc Kinh là một trong những điểm đến không thể bỏ qua khi khám phá thủ đô của Trung Quốc. Với vị trí trung tâm tại thành phố cổ Bắc Kinh, bảo tàng này nổi bật với sự giàu có về di sản văn hóa và lịch sử của quốc gia.
Bảo tàng Thủ đô Bắc Kinh
Bảo tàng Thủ đô Bắc Kinh được thành lập vào năm 1953 và từ đó đã trở thành một trong những bảo tàng lớn và quan trọng nhất của Trung Quốc. Nó đặt tại khu vực đẹp và tráng lệ, gần Quảng trường Thiên An Môn và Cung điện Tử Cấm Thành, hai địa điểm lịch sử quan trọng của Bắc Kinh. Với kiến trúc truyền thống và đặc trưng, bảo tàng mang đậm nét đẹp của văn hóa Trung Quốc truyền thống.
(Ảnh: quoc-worth__crn)
Bảo tàng này có một bộ sưu tập đồ sộ với hơn 1,2 triệu hiện vật. Trong đó, có những tư liệu quý giá về lịch sử, nghệ thuật, kiến trúc và văn hóa của Trung Quốc từ thời tiền sử cho đến hiện đại. Khám phá bảo tàng, du khách có thể tìm hiểu về các triều đại quan trọng như triều Hán, triều Tống, triều Minh và triều Thanh. Các hiện vật quý giá như đồ gốm, tranh vẽ, bảo vật và di tích cổ giúp du khách khám phá sự phát triển văn hóa và sự đa dạng của dân tộc Trung Quốc qua các thời kỳ lịch sử.
Nơi đây có rất nhiều các hiện vật giá trị (Ảnh: summerwu0622)
Bảo tàng cũng tổ chức các triển lãm tạm thời nhằm giới thiệu các bộ sưu tập đặc biệt và những phát hiện mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu. Điều này làm cho nơi đây trở thành một điểm đến hấp dẫn cho cả những người yêu nghệ thuật và những người quan tâm đến lịch sử và văn hóa Trung Quốc.
Kiến trúc của bảo tàng Thủ đô Bắc Kinh(Ảnh: xinglongzhan)
Kiến trúc của bảo tàng Thủ đô Bắc Kinh thể hiện sự kết hợp tinh tế giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại. Bên ngoài, bảo tàng có kiến trúc đặc trưng của Nhà Đông Tạng với mái nhà cong truyền thống và các tường bao quanh được xây dựng từ đá hoa cương đen. Các chi tiết trang trí và hoa văn trên các cửa ra vào và cửa sổ được chạm khắc công phu, mang đậm chất nghệ thuật Trung Quốc.
Điều đặc biệt nổi bật của bảo tàng là sự kết hợp giữa kiến trúc truyền thống và kiến trúc hiện đại bên trong. Một khi bước vào bên trong, du khách sẽ được chìm đắm trong không gian rộng lớn, đầy ánh sáng và sự tinh tế. Các sảnh trưng bày được thiết kế mở, tạo ra sự liên kết tự nhiên giữa các phòng trưng bày khác nhau. Màu sắc tươi sáng và vật liệu hiện đại như kính và thép không gỉ được sử dụng để tạo nên không gian hiện đại và ấn tượng.
Bảo tàng có sự lồng ghép khéo léo giữa nét hiện đại và truyền thống
Bảo tàng thủ đô Bắc Kinh không chỉ là một nơi để trưng bày các tác phẩm nghệ thuật và di tích khảo cổ quý giá mà còn là một trung tâm văn hóa và giáo dục. Bảo tàng tổ chức các hoạt động giáo dục và triển lãm tạp chí, tạo điều kiện cho khách tham quan hiểu rõ hơn về lịch sử và văn hóa Trung Quốc. Bên cạnh đó, bảo tàng cũng có các phòng họp và sân khấu ngoài trời, nơi tổ chức các buổi diễn văn hóa, biểu diễn truyền thống và các sự kiện nghệ thuật. Điều này tạo ra một không gian sống động và đa dạng, thu hút cả du khách trong và ngoài nước.
Bảo tàng thủ đô Bắc Kinh không chỉ là một tòa nhà đẹp mắt, mà còn mang trong mình ý nghĩa văn hóa và tinh thần. Nó là biểu tượng của sự kiêu hãnh và lòng tự hào dân tộc Trung Quốc và cũng là một nơi để khám phá và trải nghiệm vẻ đẹp và sự giàu có của văn hóa Trung Quốc. Khi bạn bước vào bảo tàng thủ đô Bắc Kinh, bạn không chỉ được trải nghiệm kiến trúc đặc sắc mà còn được hòa mình vào sự sáng tạo và tinh thần của nền văn hóa lâu đời này. Bảo tàng này là một điểm đến không thể bỏ qua đối với những ai yêu thích nghệ thuật, lịch sử và văn hóa Trung Quốc.
Các hiện vật ở bảo tàng Thủ đô Bắc KinhKhông gian bên trong thoáng đãng, tràn ngập ánh sáng
Một trong những hiện vật đáng chú ý tại bảo tàng Thủ đô Bắc Kinh là bảo vật Hoàng gia Tử Cấm Thành, bao gồm những vật phẩm quý giá và trang sức từ triều đại hoàng gia Trung Quốc. Những chiếc vương miện, mũ, đồ trang sức được làm từ vàng, ngọc trai và các loại đá quý khác, tạo nên một bức tranh rực rỡ về sự lộng lẫy và giàu có của triều đại hoàng gia.
Tiếp theo là bộ sưu tập đồ gốm Trung Hoa với các hiện vật từ các nhà máy gốm nổi tiếng như Trung Quốc Đường Tái, Bát Tràng và Trung Quốc Cổ. Những tác phẩm gốm này được làm thủ công tinh xảo với các họa tiết độc đáo và kỹ thuật nung gốm tinh vi. Từ những chiếc chén, đĩa, đũa cho đến những tác phẩm nghệ thuật lớn hơn như bình hoa và bình nước, các hiện vật này thể hiện sự tinh tế và khéo léo của người thợ làm gốm Trung Quốc.
Đồ gốm xa xưa được trưng bày trong bảo tàng
Không thể không nhắc đến những tác phẩm điêu khắc đá độc đáo trong bảo tàng. Những tượng đá khổng lồ, các bức tượng chân dung và các tác phẩm nghệ thuật khắc trên đá thể hiện tài năng và sự khéo léo của các nghệ nhân Trung Quốc. Những chi tiết tinh xảo và sự chân thực trong khắc họa về con người, động vật và các cảnh vật tự nhiên tạo nên một trải nghiệm tuyệt vời cho người xem.
Nếu bạn quan tâm đến lịch sử Trung Quốc, bảo tàng cũng có những hiện vật khảo cổ quý giá như văn bia, đồ đồng, đồ sứ và các vật dụng hàng ngày từ các triều đại khác nhau. Những hiện vật này giúp ta hiểu rõ hơn về cuộc sống phồn vinh và sự phát triển của nền văn hóa Trung Quốc qua các thời kỳ lịch sử.
Mô hình nghệ thuật dân gian
Ngoài ra, bảo tàng cũng trưng bày các bộ sưu tập nghệ thuật đương đại, gồm các tác phẩm hội họa, điêu khắc, và tranh dân gian từ các nghệ sĩ Trung Quốc đương đại. Những tác phẩm này mang trong mình tinh thần sáng tạo và độc đáo của nghệ thuật hiện đại, đồng thời thể hiện những suy nghĩ và ý nghĩa sâu sắc về xã hội và cuộc sống hiện đại.
Giá trị văn hóa của bảo tàng thủ đô Bắc KinhDu khách chiêm ngưỡng các bức tranh
Bảo tàng Thủ đô Bắc Kinh không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và trưng bày di sản văn hóa của Trung Quốc mà còn đóng góp tích cực vào việc giáo dục và nghiên cứu. Bảo tàng tổ chức các chương trình giáo dục, hướng dẫn định kỳ và các buổi thuyết trình để giới thiệu kiến thức về văn hóa Trung Quốc cho công chúng, học sinh và sinh viên.
Ngoài việc trưng bày và bảo quản các hiện vật, bảo tàng Thủ đô Bắc Kinh còn có một không gian xanh rộng rãi với các khu vườn và khuôn viên ngoài trời, tạo điểm nhấn thú vị và thư giãn cho khách tham quan. Du khách có thể thả mình trong không gian yên bình của các khu vườn và thưởng thức cảnh quan đẹp của khu vực lịch sử này.
(Ảnh: zizi.zhang.zin)
Bảo tàng Thủ đô Bắc Kinh không chỉ thu hút du khách quốc tế mà còn là một điểm đến phổ biến cho người dân địa phương. Đây là nơi để họ tìm hiểu và khám phá nguồn gốc và phát triển của dân tộc Trung Quốc và là một cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, mang đến một trải nghiệm giáo dục và tinh thần sâu sắc cho mọi người.
Trong nền văn hóa giàu có và đa dạng của Trung Quốc, bảo tàng Thủ đô Bắc Kinh đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ và truyền bá di sản văn hóa và lịch sử của quốc gia. Với sự kết hợp giữa kiến trúc đặc trưng, bộ sưu tập đa dạng và các hoạt động giáo dục, nơi đây tạo nên một trải nghiệm tuyệt vời và giúp du khách hiểu rõ hơn về sự phát triển và quan trọng của văn hóa Trung Quốc.
Đây là điểm đến hoàn hảo cho những người yêu lịch sử và văn hóa (Ảnh: houyyyyj_mulan)
Với kiến trúc độc đáo và đa dạng của tòa nhà cùng với các hiện vật đa dạng và phong phú, bảo tàng Thủ đô Bắc Kinh là một điểm đến hấp dẫn cho những người yêu nghệ thuật, lịch sử và văn hóa Trung Quốc. Đó là một nơi để tìm hiểu sâu hơn về quá khứ và hiện tại của đất nước Trung Hoa xinh đẹp.
Ảnh: Internet
Đăng bởi: Phong Anh
Từ khoá: Bảo tàng Thủ đô Bắc Kinh: Kho tàng văn hóa và lịch sử Trung Hoa
Cập nhật thông tin chi tiết về Di Tích Lịch Sử Văn Hóa Nghìn Năm Tuổi Hải Phòng trên website Wchx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!