Xu Hướng 9/2023 # Giải Nhiệt Ngày Nóng Cuối Năm Với 3 Cách Làm Bột Rau Câu Đơn Giản Thanh Mát # Top 16 Xem Nhiều | Wchx.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Giải Nhiệt Ngày Nóng Cuối Năm Với 3 Cách Làm Bột Rau Câu Đơn Giản Thanh Mát # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Giải Nhiệt Ngày Nóng Cuối Năm Với 3 Cách Làm Bột Rau Câu Đơn Giản Thanh Mát được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Wchx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Vừa khuấy vừa đun với lửa nhỏ cho đến khi sôi để rau câu khi bị dín đáy nồi. Ảnh: Internet

Bước 4:  Dùng muôi múc rau câu vào ly nhỏ hay khuôn, để nguội cho vào tủ lạnh đến khi đông cứng, dùng lạnh sẽ ngon hơn. Bạn có thể đổ từng lớp sẽ nhanh hơn đổ đặc nguyên khuôn. Với cách đổ từng lớp bạn chỉ cần chờ cho lớp đã đổ hơi se mặt là có thể đổ lớp tiếp theo. 

Cách làm bột rau câu với dứa rất đơn giản không mất nhiều thời gian nhưng cho món ăn thơm giòn hấp dẫn. Những lúc nắng nóng, chỉ cần một ly rau câu dứa như thế này, đủ để làm dịu mát ngay cơn nóng cơn khát của bạn. 

2. Cách làm thạch hai màu từ lá nếp và sữa tươi thơm béo

Thạch rau câu 2 màu từ lá dứa và sữa tươi. Ảnh: Internet

Nguyên liệu

Cho phần thạch màu xanh: 1 bó lá dứa thơm (lá nếp), 1 thìa nhỏ bột rau câu, 400ml nước lọc, 1/4 bát con đường cát trắng.

Cho phần thạch màu trắng: 1 thìa nhỏ bột rau câu, 400ml sữa tươi không đường, 1/4 bát con đường cát trắng. Nếu muốn dùng thạch có vị béo hơn bạn có thể pha một nửa phần nước cốt dừa và 1 nữa là sữa tươi.

Sữa tươi không đường là nguyên liệu cho món thạch rau câu 2 màu – Ảnh Internet

Cách làm

Bước 1:  Lá dứa rửa sạch, cắt khúc nhỏ.

Bước 2:  Cho lá dứa vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn cùng 200ml nước lọc.

Bước 3:  Lọc bỏ bã, giữ lấy nước cốt.

Nước cốt lá dứa sau khi lọc bỏ bả. Ảnh: Internet

Bước 4:  Tiếp theo thêm rau câu, đường, 200ml nước lọc còn lại và phần nước cốt lá nếp ( lá dứa) vào một cái nồi. Dùng muỗng khuấy đều để hỗn hợp hòa tan hoàn toàn, để yên khoảng 15 phút.

Bước 5:  Đặt nồi lên bếp lửa vừa, vừa đun vừa khuấy đều liên tục cho rau câu không bị dính nồi. 

Khuấy đều tay để đường và bột rau câu tan hòa toàn – Ảnh Internet

Bước 6:  Hòa tan đường, sữa tươi, bột rau câu vào nồi nhỏ khác, để khoảng 15 phút cho nở. Sau đó đặt nồi lên bếp, vừa đun vừa khuấy với lửa nhỏ để bột rau câu tan hoàn toàn.

Bước 7:  Rưới phần thạch màu xanh thành lớp mỏng lên khuôn ( có thể cho ra ly hay chén nhỏ tùy ý thích).

Cho phần thạch màu xanh ra khuôn thành một lớp mỏng – Ảnh Internet

Đợi phần rau câu màu xanh đông lại chỉ cần hơi se mặt, bạn có thể đổ rau câu màu trắng lên trên từ từ. Sau đó, đợi phần rau câu màu trắng đông se lại, đổ phần màu xanh, tiếp tục như vậy đến hết phần rau câu.

Bước 8:  Trong quá trình đổ rau câu, nếu phần màu xanh hay màu trắng ở nồi bị đông, bạn bắc lên bếp trở lại, khuấy với lửa nhỏ rau câu sẽ từ từ tan ra.

Đợi rau câu nguội hoàn toàn, bạn cho rau câu vào tủ lạnh từ 2- 3 tiếng đến khi rau câu đông cứng, lấy ra dùng lạnh.

3. Cách làm thạch rau câu dừa béo ngon thỏa vị Nguyên liệu

2 thìa nhỏ bột rau câu dẻo

500ml nước dừa tươi 

30g đường cát trắng

Cùi dừa bạn có thể bào sợi, bào vụn hoặc thái nhỏ tùy ý.

Cái dừa bào sợi để món rau câu thêm giòn giòn khi thưởng thức – Ảnh Internet

Cách làm

Bước 1:  Dừa tươi bạn đập quả lấy nước, lấy khoảng 500ml. Vì nước dừa đã có vị ngọt sẵn nên không cần thêm nhiều đường.

Với cùi dừa, bạn thái nhỏ hoặc cũng có thể thái sợi.

Dùng nước dừa tươi để làm thạch rau câu dừa – Ảnh Internet

Bước 2:  Đổ nước dừa tươi, đường, bột rau câu vào nồi, dùng muỗng khuấy đều đến khi hỗn hợp rau câu tan thì để khoảng 15 phút cho rau câu nở. 

Bước 3:  Bắc nồi lên bếp, bật lửa đun sôi, vừa đun vừa khuấy đều đến khi đường và bột rau câu tan hoàn toàn.

Bước 4:  Xếp cùi dừa vào khuôn, đổ hỗn hợp rau câu lên bề mặt.

Đợi rau câu dừa nguội, bạn cho vào ngăn mát ở tủ lạnh, để khoảng 1 tiếng là có thể lấy ra thưởng thức.

Món rau câu dừa thành phẩm thật hấp dẫn, cực thanh mát, giảm nhiệt ngay những lúc nắng nóng – Ảnh Internet

Còn gì tuyệt bằng khi giữa những ngày nóng nực bận bịu cuối năm, được thưởng thức những miếng thạch rau câu mát lạnh, ngọt thơm vừa giải nhiệt ngày nắng, vừa làm dịu những lúc căng thẳng bạn nhỉ!

Với cách làm bột rau câu   thật đơn giản như 3 gợi ý trên, bạn có thể làm cuổi tuần để dành và giữa những buổi nắng nóng giữa tuần chỉ việc mang ra dùng. Chắc chắn 3 món ngon này không chỉ khiến bản giảm nhiệt nhanh chóng, còn giúp bạn cảm nhận hương thơm ngọt hay beo béo của món thạch đơn giản nhưng không kém phần hấp dẫn, thật thỏa vị. 

Thùy Ngân tổng hợp

Bỏ Túi Những Công Thức Chè Thanh Mát Giải Nhiệt Trong Ngày Nóng Bức

Chè nấm tuyết hạt sen

Chè nấm tuyết hạt sen là một trong những món chè bổ dưỡng của người Đài Loan, được bán khá phổ biến dọc con đường Chinatown Sài Gòn. Chè có hương vị giòn giòn của nấm tuyết, bùi bùi của hạt sen, của táo tàu và đặc biệt là vị ngọt thanh mát tự nhiên từ đường phèn khiến nhiều người thích thưởng thức món chè nấm tuyết hạt sen vào những ngày nắng nóng cực độ.

Cách làm chè nấm tuyết hạt sen cũng khá đơn giản, chỉ cực ở phần chuẩn bị nguyên liệu mà thôi. Nấm tuyết bạn đem rửa sạch rồi ngâm trong nước 20 phút cho mềm, cắt bỏ phần chân nấm. Táo tàu và hạt câu kỷ tử rửa sạch để ráo nước, hạt sen loại bỏ tâm sen để không bị đắng. Nấm tuyết sau khi đã ngâm mềm thì tách thành những nhánh nhỏ cho vào nồi đổ 150ml nước.

Bật bếp nấu cho sôi lên thì để lửa nhỏ, nấu khoảng 20 phút.Tiếp theo bạn cho hạt sen vào nấu khoảng 15 phút để hạt sen chín mềm. Cho táo tàu vào nồi chè nấu cho sôi khoảng vài phút thì cho đường phèn vào. Lượng đường bạn có thể tùy chỉnh sao cho độ ngọt như ý. Sau cùng bạn cho hạt câu kỷ tử vào nấu cho sôi lên 2 phút nữa là tắt bếp.

Chè hạt sen nấm tuyết có thể thưởng thức khi nóng hay lạnh tùy theo sở thích, nếu thích ăn lạnh bạn cho nồi chè vào tủ lạnh khoảng 2-3 tiếng là có thể múc chè ra bát thưởng thức. Chè hạt sen nấm tuyết vừa mát bổ lại rất tốt cho sức khỏe.

Sâm bổ lượng

Sau chè nấm tuyết hạt sen thì sâm bổ lượng chính xác là món chè còn phổ biến hơn nhiều, vì nó tập hợp nguyên liệu còn nhiều hơn cả chè nấm tuyết hạt sen, bổ dưỡng hơn. Bắt nguồn từ Quảng Đông, Trung Quốc thì sâm bổ lượng có tác dụng giải nhiệt, bồi bổ cơ thể, là sự kết hợp hoàn hảo từ các nguyên liệu tự nhiên.

Sơ chế các nguyên liệu như bo bo, hạt sen, củ sen, củ năng… từ tối hôm trước thì sáng hôm sau làm qua vài công đoạn nữa là bạn hoàn toàn có thể làm ra một nồi sâm bổ lượng “ngon lành cành đào” rồi! Bo bo ngâm với nước sôi qua đêm (4 đến 5 giờ) cho nở mềm rồi bắc lên bếp luộc với 200ml nước khoảng 15 phút cho chín mềm.

Củ sen gọt vỏ cắt lát mỏng khoảng 1cm, củ năng gọt vỏ, cắt làm đôi nếu củ quá to, đem cả 2 rửa sạch. Cho củ sen, củ năng vào nồi đun cùng với 2 lít nước ở lửa vừa. Khi nước sôi hạ lửa nhỏ, hầm khoảng 10 phút để củ sen và củ năng vừa chín tới. Hạt sen ngâm với nước ấm 20 phút rồi cho vào nồi luộc mềm cùng 200ml nước. Đổ hạt sen cùng với nước luộc vào nồi chè, thêm đường phèn vào rồi khuấy đều cho đường tan.

Tiếp tục nấu 10 phút nữa cho các nguyên liệu ngấm đường. Thêm nhãn nhục ngâm mềm và táo tàu ngâm nở vào. Nấu tiếp 5 phút thì cho phổ tai đã ngâm mềm vào nồi, khuấy đều rồi nhắc xuống. Phổ tai rất nhanh chín nên bạn không cần phải nấu quá lâu sẽ mất đi độ giòn sựt.

Múc bo bo vào ly, thêm sâm và đá nhuyễn và bạn đã có 1 ly sâm bổ lượng mát lạnh bổ dưỡng cho ngày nóng rồi.

Chè khoai dẻo

Chè khoai dẻo là một loại tráng miệng của người Đài Loan vừa xuất hiện thị trường Việt Nam thời gian gần đây, món chè ngon lành với những viên khoai lang dẻo thơm, kết hợp với thạch cao quy linh mềm tan ngay trong miệng. Lại thêm nước đường ngọt lịm, nước cốt dừa béo ngậy thêm vài viên đá mát lạnh là siêu cuốn hút luôn.

Thay vì ra quán bạn hoàn toàn có thể tự làm tại nhà bằng những cách làm đơn giản. Làm cao quy linh bằng bột cao quy linh, nấu bột cao quy linh vào nồi nước đun sôi, khuấy cho bột tan trong nước, khi hỗn hợp sôi và trở nên sệt lại là được. Rót hỗn hợp ra tô lớn, để nguội bớt rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 30-45 phút cho đông lạnh.

Khoai lang gọt vỏ, cắt lát nhỏ rồi đem hấp chín. Sau đó đem nghiền nhuyễn khoai ra, thêm vào 40g bột năng và 30g đường bột, có thể thêm ít nước trong quá trình trộn và nhào cho đến khi hỗn hợp khoai và bột thành khối đồng nhất và có độ ẩm vừa phải không bị vỡ vụn. Trong quá trình nhào khoai bạn phải nghiền và nhào với bột, đường ngay sau khi khoai chín. Lúc này khoai còn nóng sẽ khiến đường nhanh tan và bột thành hình nhanh, hạn chế sự vỡ vụn.

Đun nồi nước sôi, cho chỗ viên khoai vừa cắt được vào luộc 4-5 phút cho đến khi khoai chín, lớp mỏng bên ngoài mỗi viên hơi trong là được. Sau khi thấy viên khoai chín thì vớt cho ngay vào tô nước đá để chúng không bị dính vào nhau.

Chè bưởi

Chè bưởi là món chè rất được các mẹ yêu thích trong tất cả các mùa chứ không chỉ trong những ngày nóng bức. Và muốn làm được chè bưởi cũng phải bỏ túi vài bí kíp để phần bưởi giòn không đắng, ăn với đá hoặc giữ lạnh đều rất ngon. Việc chọn bưởi để làm chè bưởi cũng rất quan trọng, bạn phải lựa chọn bưởi da xanh, hoặc Năm Roi, trái bưởi vừa chín tới không quá non cũng không quá già.

Phần cùi trắng bạn cắt ra thành những miếng hạt lựu nhỏ đều nhau. Ngâm cùi bưởi với 200ml nước và 2 muỗng cà phê muối trong 30 phút. Nếu thấy cùi bưởi sau khi ngâm nở lớn hơn thì bạn cắt nhỏ tiếp, cùi bưởi càng nhỏ thì đỡ xơ và dễ dàng hết đắng hơn. Sau 30 phút, bạn lọc bỏ phần nước muối, thêm nước lạnh vào rồi bóp cùi bưởi dưới nước, sau đó vắt khô. Cứ làm nhiều lần như vậy đến khi ăn thử một miếng bưởi thấy hết đắng là được (có thể phải xả và vắt đến hơn 10 lần). Khi thấy bưởi hết đắng, bạn vắt khô và để ráo.

Nấu 400ml nước và 20gr phèn chua đến khi nước sôi bùng lên. Cho cùi bưởi vào trụng, đến khi nước sôi lại thì vớt ra, xả qua nước lạnh rồi vắt ráo một lần nữa. Sau khi vắt ráo, bạn cho bưởi ra tô sạch, thêm 100gr đường vào rồi trộn đều, chờ đến khi đường tan hết nước (khoảng 30 phút).

Sau đó cho cùi bưởi vào chảo chống dính, rang đều tay ở lửa nhỏ nhất (lửa nhỏ để đường không bị cháy), đến khi nước đường bay hơi hết thì nhắc xuống. Cho bưởi ra tô lớn, tranh thủ lúc cùi bưởi còn nóng bạn cho bột năng vào đảo đều để bột năng thấm sâu vào cùi bưởi. Bắc một nồi nước, chờ đến khi nước sôi bùng sau đó hạ nhỏ lửa. Lúc này bạn chia thành 2 đợt, lần lượt cho cùi bưởi vào luộc. Khi cùi bưởi nổi lên mặt nước có nghĩa là cùi đã chín, bạn vớt ra cho vào tô nước đá lạnh để cùi bưởi được giòn hơn.

Pha sẵn phần nước đường để ngâm bưởi gồm 150ml nước ấm và 100gr đường. Chắt ráo phần nước đá lạnh, đổ nước đường vào cùi bưởi. Cách này sẽ làm phần vỏ bột năng bên ngoài bưởi thấm vị ngọt, bưởi không dính vào nhau và các bạn có thể dùng phần bưởi này như một loại thạch, làm topping uống chung với các loại trà sữa hay hồng trà đều ngon.

Cho vào nồi 100gr đậu xanh đã ngâm mềm cùng với 300ml nước, nấu đến khi nước sôi thì vớt bọt, hạ nhỏ lửa hầm khoảng 5 phút cho đậu mềm. Thêm 250gr đường, 1/2 muỗng cà phê muối vào, khuấy đều, nấu 10 phút ở lửa nhỏ cho đậu ngấm đường. Pha 30gr bột năng với 30ml nước lạnh. Đổ nước bột năng vào nồi chè, vừa đổ vừa khuấy đều đến khi thấy nặng tay, nước chè sánh đặc lại là được. Nấu thêm 1 phút cho bột năng chín thì nhắc xuống.

Cho 500ml nước cốt dừa cùng 1 muỗng canh bột năng vào nồi, khuấy đều cho tan bột năng. Bật bếp ở lửa nhỏ, khuấy liên tục đến khi nước cốt dừa sệt lại thì nhắc xuống.Khi ăn múc chè đậu xanh ra ly, tiếp đến là thạch bưởi, rồi đến đá đập nhuyễn, thêm nước cốt dừa và cuối cùng là đậu phộng rang. Theo cách này bạn sẽ có được một ly chè bưởi nhiều tầng nhìn rất đẹp mắt, ngoài ra còn có thể điều chỉnh được độ nhiều ít của từng thành phần theo sở thích nữa.

Đăng bởi: Lê Nhật Tuấn

Từ khoá: Bỏ túi những công thức chè thanh mát giải nhiệt trong ngày nóng bức

Cách Nấu Nước Sâm Ngon Mát Làm Dịu Những Ngày Nóng

Cách nấu nước sâm không xa lạ với nhiều chị em nội trợ. Cứ đến hẹn lại lên, những ngày nóng nực tràn về, nước sâm lại trở nên đắt hàng hơn bao giờ hết. Nếu bạn đang tìm thức uống lành mạnh để gia đình giải khát những ngày đầy nắng, thì không nên bỏ qua nước sâm. Nước mát này tốt cho sức khỏe, rẻ, lại còn cực dễ nấu và nấu nhanh nữa.

Nước sâm là thức uống mùa nóng quen thuộc của nhiều gia đình. Ảnh Internet 

1. Cách nấu nước sâm phổ biến nhất 1.1. Nguyên liệu

1 nắm lá dứa thơm

1 ít rễ cỏ tranh

2 khúc mía lau

1 khúc lá cây lẻ bạn

1 nắm nhỏ cây thuốc dòi

2 cây mã đề

1.5 lít nước

1 thìa canh đường phèn (tùy chọn)

Lưu ý : Bạn có thể mua nguyên bó nguyên liệu nấu nước sâm tại các chợ. 

Nguyên liệu nấu nước sâm. Ảnh Internet 

1.2. Cách nấu nước sâm

Lá dứa thơm rửa sạch, xé sợi hoặc vò dập cho dễ ra mùi thơm, bó lại.

Mía lau rửa sạch, chặt khúc, chẻ nhỏ hoặc đập dập.

Các loại lá khác, rễ cỏ tranh nhặt sạch, rửa sạch.

Cho mía lau xếp đáy nồi. Kế đến cho các loại rau lá khác lên trên. Cho nước vào nấu với lửa lớn. Nước sôi giảm lửa, nấu thêm 15 phút cho các loại lá tiết hết chất là có thể tắt bếp.

Vớt bỏ xác lá & mía. Cho đường phèn vào khuấy đều đến khi tan hết. Lược nước qua rây để có nước sâm trong không có cặn.

Nước sâm nguội rót vào chai để lạnh và dùng dần.

Nước sâm nấu kỹ, để nguội, giữ ngăn mát tủ lạnh có thể dùng trong 2-3 ngày. 

Cách nấu nước sâm. Ảnh Internet 

2. Nước sâm có tác dụng gì

Khi nói đến nước sâm, có lẽ ai cũng biết, đây là loại nước mát thanh nhiệt, giảm nóng. Thậm chí, chúng ta nhiều người còn quen gọi là nước mát. Điểm cộng của món nước này chính xác là cụm từ ai cũng thích dùng đến “ngon, bổ, rẻ”.

Có thể nói rằng, trước khi bạn biết nước sâm vừa ngon, vừa bổ và rẻ, thì trong Đông y, loại nước này từ lâu đã là vị thuốc bình dân thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, an thần. Tính thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu và an thần của nước sâm được phát huy nhờ hội tụ những vị thuốc tự nhiên dễ tìm. Những vị thuốc này có thể kể đến như mía lau, rau bắp, rễ cỏ tranh, mã đề, thuốc dòi, lá cây lẻ bạn….Chúng đều có tính thảo dược. 

Nước sâm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và an thần. Ảnh Internet 

3. Ai không nên uống nước sâm

Dù nước sâm là thức uống lành mạnh tốt cho sức khỏe và giải khát tốt nhưng không phải ai dùng cũng được. Để loại nước này bảo đảm tốt cho đúng người dùng, thì các trường hợp sau đây không nên dùng nước sâm:

Người mắc bệnh mãn tính : Vì các thành phần thảo dược có thể làm giảm tác dụng của thuốc mà người bệnh đang sử dụng.

Người đang bị tiêu chảy : Vì, nước sâm lợi tiểu có thể làm tăng tình trạng mất nước, mất cân bằng điện giải.

Người có bệnh huyết áp thấp : Vì nước sâm có thể tăng tình trạng hạ huyết áp.

Phụ nữ có thai : Vì trong nước sâm có thể chứa một số thảo dược không có lợi cho phụ nữ mang thai. Như cây thuốc dòi chẳng hạn. Theo Đông y, cây thuốc này có tác dụng điều kinh, nên không tốt cho phụ nữ mang thai. Hay như rễ tranh có tính hàn mạnh, cũng không có lợi cho phụ nữ mang thai.

Những người có bệnh tiểu đường, bệnh thận, lao phổi nếu dùng nước sâm thường xuyên cần có ý kiến của bác sỹ. 

3 Cách Làm Thiệp 3D Handmade Đơn Giản, Dễ Thực Hiện Cho Ngày 8/3

Ngày 8/3 là ngày gì? 

Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 hay còn gọi là Ngày Liên Hiệp Quốc vì Nữ quyền và Hòa bình Quốc tế được Liên Hiệp Quốc chính thức hóa vào năm 1977. Ngày 8/3 được xem là thành quả của cuộc đấu tranh đòi lại nữ quyền lâu dài của hàng triệu phụ nữ trên toàn thế giới.

Nguồn gốc

Lịch sử ngày 8/3 bắt nguồn từ phong trào đấu tranh mạnh mẽ của nữ công nhân Mỹ. Năm 1908, 15.000 nữ công nhân đã tuần hành tại thành phố New York để yêu cầu tăng lương, giảm giờ làm và đòi hỏi quyền được bầu cử.

Một năm sau đó, Đảng Xã hội Mỹ đã chọn ngày 28/02 làm ngày phụ nữ quốc gia. Cho đến năm 1910, tại Đại hội Quốc tế phụ nữ tại Copenhagen, Đan Mạch, hơn 100 đại diện phụ nữ tới từ 17 quốc gia đã nhất trí chọn ngày 8/3 hằng năm làm ngày quốc tế phụ nữ.

Ngày lễ kỷ niệm này lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1911, tại Áo, Đan Mạch, Đức và Thụy Sỹ.

Ý nghĩa ngày 8/3

Ngày Quốc tế Phụ Nữ 8/3 được xem là một trong những ngày lễ chính trong năm nhằm thể hiện sự tôn vinh những người phụ nữ, một nửa không thể thiếu của thế giới. 

Chính vì vậy, các cơ quan, đoàn thể, gia đình thường tổ chức kỷ niệm ngày 8/3 rất trang trọng với tràn ngập hoa quà và những lời chúc tốt đẹp. Đây cũng là dịp để nam giới tỏ lòng yêu thương và sự trân trọng của mình đối với những người phụ nữ mà họ yêu thương.

 3 cách làm thiệp 3D handmade đơn giản cho ngày 8/3 Cách làm thiệp hoa hồng 3D

Các nguyên liệu cần thiết

Giấy bìa màu trắng, cứng, cỡ A4.

Giấy bìa màu hồng hoặc đỏ.

Dây ruy-băng chấm bi.

Keo dán, kéo.

Cách làm

Bước 1: In hình mẫu thiệp và các cánh hoa (các kích thước từ nhỏ đến lớn theo thứ tự như hình) lên tấm giấy màu trắng rồi cắt giấy bìa màu đỏ theo các mẫu cánh hoa đã in.

Gấp cánh hoa theo nếp như hình vẽ, vuốt viền cánh hoa để tạo hình hoa rồi dán chồng các vòng cánh hoa với nhau lên bìa thiệp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn, gấp các cánh hoa lớn bên ngoài ôm xung quanh bông hoa nhỏ ở trong.

Bước 2: Cắt thêm lá để trang trí hoa thêm đẹp mắt.

Làm thiệp 3D hình trái tim

Các nguyên liệu cần thiết

Dao rọc giấy, kéo, thước kẻ (tốt nhất là thước kim loại).

Bàn cắt chuyên dụng hoặc nhiều lớp bìa cứng để lót.

Keo sữa, keo hai mặt hoặc hồ dán thông thường.

Giấy bìa màu.

Cách làm

Bước 2: Dùng dao rọc giấy cắt các đường đen, chừa lại các đường được tô đỏ như trong hình (hình 1). Cắt thật cẩn thận, vì sai một đường sẽ bị hư hình trái tim 3D và bạn phải làm lại.

Bước 3: Sau khi cắt xong, dùng bút bi hết mực hoặc sống dao rọc giấy di nhẹ dọc theo các nét in chưa cắt. Bước này tạo vết gãy sẵn trên giấy, khi dựng thiệp sẽ chính xác, nhanh chóng và không bị nhăn, hỏng giấy.

Bước 4: Gấp thiệp. Nhẹ nhàng dùng một tay giữ thiệp, tay còn lại đẩy phần trái tim lên trên. Chú ý hướng mặt không có mực in lên phía trên. Bước này cần kiên nhẫn, cẩn thận.

Bước 5: Sau khi trái tim đã “nổi” lên, gấp thiệp lại và vuốt phẳng các nếp gấp (bằng dao hoặc tay đều được). Bước này giúp thiệp đứng vững và các nếp gấp không bị nổi cộm.

Bước 6: Dán keo vào phía sau trái tim và dán lên bìa thiệp. Trang trí thêm tùy thích.

Vậy là bạn đã có ngay tấm thiệp trái tim 3D với vài bước đơn giản, dễ dàng và nhanh chóng đúng không nào. 

Cách làm thiệp “I love you”

Các nguyên liệu cần thiết

Mẫu vẽ hình 3D

1 tờ giấy trắng

2 tờ giấy đỏ

Giấy bìa cứng

Dao dọc giấy, băng dính 2 mặt

Cách làm

Bước 1: In mẫu bên dưới lên giấy, bạn có thể chọn màu giấy tùy thích.

Bước 2: Dùng dao rọc giấy cắt theo hướng dẫn trong hình. Chú ý chỉ cắt các nét liền.

Bước 3: Dùng bút bi hoặc sống dao kẻ nhẹ theo các đường gấp khúc.

Bước 4: Gấp lồi và lõm như hình ở bước 2, nếu bạn không hiểu rõ có thể nhìn mẫu để dễ hình dung hơn. Sau đó cũng gập đôi thiệp và miết phẳng các nếp gấp.

Bước 5: Dán phần ruột vào bìa bên ngoài và trang trí thêm tùy thích.

Mách Bạn 3 Cách Làm Yaourt Chanh Dây Mềm Mịn, Thanh Mát

1. Cách làm sữa chua chanh leo ngon dẻo mịn

Nguyên liệu chuẩn bị

– 100 ml nước ép chanh leo đã lọc bỏ hột

– 380 gram sữa đặc

– 250 ml nước đun sôi

– 400 ml sữa tươi loại không có đường

– 2 thìa cà phê sữa bột

– 200 ml sữa chua cái loại không đường/ ít đường

– Dụng cụ làm sữa chua (tiệt trùng kỹ): các hũ thủy tinh có nắp đậy

Cách làm yaourt vị chanh dây thơm ngon, dẻo mịn tại nhà

Bước 1: Nấu hỗn hợp sữa đặc, sữa bột làm yaourt vị chanh dây

– Chế nước vừa đun sôi vào tô sạch, đổ hết hộp sữa đặc vào, dùng muỗng khuấy nhẹ nhàng, đều tay cho sữa tan.

– Sau đó, cho sữa tươi cùng với thìa sữa bột vào hỗn hợp trên, khuấy đều.

– Để tiếp tục cách làm yaourt chanh dây, bạn cho sữa chua và nước ép chanh leo vào cuối cùng, quấy nhẹ để hỗn hợp sữa sánh mịn.

Bước 2: Ủ yaourt chanh dây bằng nồi thường

– Đun sôi nước sạch, rồi pha lại với nước lạnh sao cho nhiệt độ còn khoảng 80 độ C. Lấy một nồi lớn, chế phần nước nóng đã pha lại vào nồi.

– Lượng nước cao bằng khoảng 1/3 chiều cao hũ sữa chua. Sau đó, xếp các hũ yaourt chanh leo sữa bột vào nồi, đậy nắp kín lại.

– Để yên cho yaourt lên men ít nhất 5 – 6 giờ.

– Sau thời gian này, yaourt sẽ có độ mềm mịn rất ngon, cùng mùi thơm chanh leo đặc trưng dìu dịu.

2. Cách làm yaourt chanh dây đơn giản với tắc (quất)

Nguyên liệu chuẩn bị

– Chanh dây: 1 kí

– Sữa tươi loại không đường: 2 – 4 bịch tùy khẩu vị (220 ml/ bịch)

– 1 hộp sữa đặc Ông Thọ

– 2 hũ sữa chua cái không đường (để nửa tiếng ở nhiệt độ thường)

– 1 trái tắc tươi

– Đường trắng

Cách làm yaourt vị chanh dây và tắc

Bước 1: Nấu hỗn hợp sữa đặc, sữa tươi và tắc với nước ép chanh leo

– Đổ sữa đặc vào nồi vừa. Nấu nước đun sôi, đong khoảng 2 – 3 lon sữa đặc đổ vào nồi, khuấy đều một chiều cho sữa đặc tan và chín đều. (Lưu ý: Với tỷ lệ trên, sữa chua sẽ có vị khá ngọt. Nếu bạn muốn ăn yaourt vị ít ngọt hơn thì đong 4 lon nước sôi để pha loãng sữa đặc ra)

– Chế sữa tươi vào nồi, quấy nhẹ đều. Tiếp đến, đổ hũ sữa chua cái vào nồi và vẫn khuấy muỗng đều tay theo một chiều.

– Đậy nắp nồi lại, phủ một khăn sạch lên trên. Đem nồi sữa chua ra ngoài nắng, ủ khoảng 10 – 12 tiếng cho lên men thì lấy vào. Hoặc, bạn lấy một nồi lớn hơn, chế nước sôi 70 độ C vào đáy nồi lớn, cho nồi sữa chua vào trong, đậy nắp nồi lớn ủ tầm 8 đến 10 giờ là được.

Bước 2: Cách làm yaourt chanh dây với quất: Pha hỗn hợp yaourt chanh dây pha tắc

– Cắt đôi các quả chanh leo, dùng muỗng nạo phần ruột ra. Lọc hỗn hợp ruột chanh leo bằng rây để lấy nước cốt. Vắt 1 trái tắc tươi bỏ hột vào chén nước ép chanh dây, khuấy nhẹ.

– Nêm 3 thìa cà phê đường trắng vào tô nước ép chanh dây, quấy cho đường tan. Ở bước này, bạn có thể tùy chỉnh lượng đường để nước chanh dây bớt chua.

– Chế phần nước ép chanh dây pha tắc vào nồi yaourt đã ủ lên men. Dùng muỗng khuấy nhẹ và đều tay cho hỗn hợp hòa quyện.

3. Cách làm yaourt sữa chua Hy Lạp vị chanh dây, chuối

Để thực hiện cách làm yaourt chanh dây chuối, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây:

Nguyên liệu chuẩn bị

– 2 trái chuối chín đã lột bỏ vỏ

– 1/2 cốc nước ép chanh leo (đã lọc bỏ hạt)

– 400 gram sữa chua Hy Lạp

– 1 nhúm hạt vani

– 2 muỗng canh đường trắng

– Nước ép 1 trái chanh tươi

– Ít lá bạc hà để trang trí

Cách làm yaourt sữa chua Hy Lạp vị chanh dây, chuối

Bước 1: Cho chuối, nước chanh vào máy sinh tố, đánh nhuyễn. Sau đó, múc 1/3 hỗn hợp chuối xay cho ra ly riêng.

Bước 2: Cho sữa chua Hy Lạp, vani, nước ép chanh dây, đường vào máy sinh tố, xay nhuyễn cùng phần chuối xay còn lại.

Bước 3: Rưới hỗn hợp sữa chua chanh dây lên trên lớp sinh tố chuối trong ly, rắc lá bạc hà và thưởng thức cùng vài viên đá lạnh.

Một số lưu ý khi thực hiện cách làm yaourt chanh dây, chuối

– Ngoài chuối, bạn có thể thay thế bằng loại trái cây khác theo khẩu vị. Miễn là loại trái cây đó có vị ngọt. Chẳng hạn như xoài chín, dứa, hoặc yaourt vị dâu tây chín,…

Nguyên liệu

+ 1 hũ sữa chua cái không đường Vinamilk

+ 660 ml sữa tươi nguyên kem nguyên chất, loại không có đường

+ 120 gram sữa đặc Ông Thọ

+ Dụng cụ chế biến: muỗng, hũ đựng sữa chua, tô trộn chịu nhiệt, nồi,…(tất cả đều được khử trùng kỹ lưỡng, phơi nắng ráo để diệt vi khuẩn)

Cách làm sữa chua Hy Lạp:

Để cách làm yaourt chanh dây chuối thành công, bạn có thể tham khảo cách làm sữa chua Hy Lạp như sau:

Bước 1: Sơ chế hỗn hợp sữa

+ Bắc một cái nồi vừa lên bếp, đổ sữa đặc vào nồi. Thêm ít nước nóng vào lon sữa, khuấy đều để lấy hết phần sữa dưới đáy lon cho vào nồi.

+ Từ từ đổ sữa tươi vào cùng với nồi sữa đặc, bật bếp đun mức lửa liu riu. Vừa nấu sữa, vừa khuấy thật đều tay để không bị đóng cặn dưới đáy nồi. Sữa nóng đến 80 – 85 độ C thì tắt bếp.

+ Rót sữa chua vào các hũ đựng. Trong lúc đó, nấu nồi nước sôi, rồi để nguội xuống 80 độ C để ủ sữa chua.

Bước 2: Cách làm yaourt chanh dây chuối: Ủ sữa chua Hy Lạp

+ Xếp các hũ sữa chua vào đáy xoong nồi cơm điện cho đều nhau.

+ Đổ nước nóng 80 độ C vào xoong của nồi cơm điện sao cho ngập khoảng 2/3 hũ sữa chua.

Bước 3: Lọc sữa chua

+ Bọc tấm vải sạch (hoặc khăn xô) lên một cái rây, rồi lót bên dưới là một tô lớn.

+ Đổ sữa chua đã ủ lên men qua tấm vải, vén các mép miếng vải vào rồi buộc lại.

+ Sau thời gian trên, bạn lấy tô sữa chua ra, mở mối buộc tấm vải lọc để thu thành phẩm. Khi này, bạn có thể thấy ở tô hứng bên dưới có nước trắng đục. Đây được gọi là nước whey rất bổ dưỡng, bạn có thể giữ lại để chế biến thức uống thơm ngon cho gia đình.

Bước 4: BбєЈo quбєЈn sб»Їa chua Hy LбєЎp tб»± lГ m tбєЎi nhГ

Đăng bởi: Vũ Trịnh

Từ khoá: Mách bạn 3 cách làm yaourt chanh dây mềm mịn, thanh mát

Cách Nấu Chè Bắp Nước Cốt Dừa Đơn Giản, Chuẩn Vị Thơm Thanh Mát

Chè bắp  nước cốt dừa được ưa chuộng bởi hương vị thơm ngon khó cưỡng. Chén chè khá đẹp mắt với những hạt bắp vàng ươm, vị giòn ngọt hấp dẫn, nước chè hơi đặc, vị ngọt dịu và thoang thoảng mùi bắp thơm, kết hợp với nước cốt dừa béo ngậy, không chỉ ngon mà còn nhiều dưỡng chất.

Nguyên liệu

Bắp tươi: 3 bắp

Đường cát trắng: 1 chén

Bột sắn dây: 3 muỗng canh

Muối trắng

Nước cốt dừa: 200ml

Mè rang: 1 muỗng cà phê

Cách làm

Bắp sau khi mua về bạn bóc bớt lớp vỏ ngoài, vẫn giữ lại lớp vỏ trong (để khi luộc sẽ giúp nước luộc thơm và ngọt), đem bắp đi rửa sạch với nước.

Chuẩn bị một cái nồi lớn, xếp bắp vào nồi rồi đổ nước lọc vào (lượng nước đủ để ngập bắp) bật bếp nấu cho đến khi bắp chín. Lưu ý, bạn chỉ nên luộc cho bắp chín tới là được, nếu luộc kỹ quá bắp sẽ bị nát, gây khó khăn cho việc sơ chế tiếp theo.

Khi bắp đã chín, bạn vớt ra để nguội, phần nước luộc bắp giữ nguyên.

Để nấu chè bắp bạn phải tách hạt bắp ra khỏi lõi. Nếu muốn nấu chè bắp nguyên hạt, bạn dùng tay tách từng hạt bắp, cách này sẽ lâu nhưng lại cho ra thành phẩm món ăn đẹp mắt. Nếu muốn nhanh hơn, bạn dùng dao bào gọt hết phần hạt bắp ra ngoài, giữ lại phần lõi.

Phần lõi bắp bạn cho lại vào nồi nước luộc vừa nãy, thêm nước lọc vào (sao cho lượng nước trong nồi đủ để nấu chè), bật bếp nấu liu riu cho đến khi nước có vị ngọt hấp dẫn thì tắt bếp, thời gian nấu khoảng 25 – 30 phút. Dùng đũa vớt hết lõi bắp, vỏ bắp và râu bắp ra ngoài, đợi cho lắng cặn thì lọc qua rây để lấy phần nước trong nấu chè. Bí quyết giúp món chè bắp có vị ngọt tự nhiên và hương thơm thoang thoảng chính là ở bước này.

Sau khi lọc phần nước luộc bắp, bạn cho phần hạt đã tách riêng ở bước 2 vào trong nồi nước luộc, bắc lên bếp nấu cho đến khi bắp chín mềm. Lưu ý là để lửa nhỏ liu riu, nấu khoảng 20 phút nữa cho hạt bắp chín mềm, khi nấu hãy cho thêm chút đường và chút muối, làm như vậy sẽ giúp món chè đậm đà hơn.

Khi bắp đã chín mềm, bạn nêm nếm lượng đường vừa ăn.

Bột sắn dây đổ vào một cái chén nhỏ, thêm nước đun sôi để nguội rồi hòa tan hoàn toàn. Từ từ đổ bột sắn dây vào nồi, vừa đổ vừa dùng muôi khuấy đều trong vài phút cho đến khi bột sắn chuyển sang màu trong suốt, đồng thời tạo độ sánh đặc cho món chè. Bước này bạn phải làm thật khéo để tránh bột sắn dây bị vón cục, như vậy chè sẽ mất ngon và có thể bị hỏng. Cuối cùng, tắt bếp rồi múc ra chén, để nguội.

Bạn múc chè ra chén hoặc ly tùy ý, rưới thêm chút nước cốt dừa và rắc mè rang (hoặc đậu phộng rang giã dập lên trên) rồi thưởng thức. Bạn cũng có thể thêm chút dừa nạo để ăn cùng.

Đăng bởi: Hiền Nguyễn Trần Minh

Từ khoá: Cách nấu chè bắp nước cốt dừa đơn giản, chuẩn vị thơm thanh mát

Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Nhiệt Ngày Nóng Cuối Năm Với 3 Cách Làm Bột Rau Câu Đơn Giản Thanh Mát trên website Wchx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!