Bạn đang xem bài viết Hạ Canxi Máu Ở Trẻ Sơ Sinh: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Điều Trị được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Wchx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hạ canxi máu là khi nồng độ canxi trong máu thấp hơn giới hạn bình thường. Tình trạng này nếu xảy ra ở trẻ sơ sinh sẽ được gọi là hạ canxi máu ở trẻ sơ sinh.
Trẻ có thể có tình trạng này vào những thời điểm khác nhau và do các nguyên nhân khác nhau:
Hạ canxi máu sớm: xảy ra trong 2 – 3 ngày đầu đời của trẻ. Nó có khả năng tự khỏi sau này.
Hạ canxi máu muộn: trong tuần đầu tiên hoặc vài tuần sau khi sinh. Hậ canxi máu muộn ít có khả năng tự khỏi.
Hạ canxi máu giai đoạn đầu có thể do nhiều nguyên nhân và thường sẽ tự khỏi. Hạ canxi máu ở trẻ sơ sinh giai đoạn muộn thường hiếm gặp và có thể do một số nguyên nhân:
Uống sữa bò hoặc sữa công thức chứa nhiều phosphat.
Rối loạn hormone tuyến cận giáp.
Trẻ mắc hội chứng DiGeorge (hội chứng mất đoạn NST 22q11.2).
Lượng magiê máu thấp.
Không phải trẻ nào sau khi sinh cũng có nguy cơ hạ canxi máu. Một số tình trạng hoặc yếu tố khiến trẻ sơ sinh hạ canxi là:
Trẻ sinh non hoặc trẻ nhẹ cân. Điều này là do tuyến cận giáp của chúng chưa phát triển hoàn thiện.
Trẻ có tốc độ tăng trưởng chậm trước khi sinh vì ít canxi đi qua nhau thai.
Trẻ sinh khó.
Trẻ có mẹ mắc bệnh tiểu đường.
Các triệu chứng của hạ canxi có thể không rõ ràng ở trẻ sơ sinh. Hầu hết trẻ sơ sinh hạ canxi không có triệu chứng. Nếu có, thì các triệu chứng có thể là:
Trẻ quấy khóc, không chịu ăn hoặc bú.
Trẻ dễ bị giật mình, hay ngủ gà.
Trẻ hoạt động ít hơn, thở mạnh hơn, đôi khi có khó thở.
Co rút cơ, nặng hơn là co giật.
Tóc rụng thành hình vành khăn ở sau gáy. Đây là dấu hiệu khá điển hình của tình trạng hạ canxi máu ở trẻ sơ sinh.
Tăng phản xạ gân xương.
Các triệu chứng hạ canxi ở trẻ sơ sinh có thể giống như các tình trạng sức khỏe khác. Hãy chắc chắn rằng con bạn gặp bác sĩ chăm sóc sức khỏe của mình để được chẩn đoán.
Bác sĩ sẽ làm các xét nghiệm để kiểm tra lượng canxi trong máu của trẻ.
Hạ canxi máu có thể thuyên giảm mà không cần điều trị. Đặc biệt là trẻ không có triệu chứng. Hạ canxi máu sớm thường hết sau vài ngày. Trẻ sơ sinh bị hạ canxi máu muộn có thể được bổ sung canxi qua chế độ ăn hoặc tiêm tĩnh mạch.
Điều trị hạ canxi muộn là bổ sung calcitriol hoặc canxi vào sữa công thức cho trẻ sơ sinh cho đến khi duy trì mức canx bình thường. Nếu trẻ bị suy giảm chức năng thận thì cần một công thức có hàm lượng khoáng chất thấp (bao gồm cả phốt phát thấp). Các chế phẩm canxi đường uống có hàm lượng sucrose cao, có thể gây tiêu chảy ở trẻ sinh non.
Hạ canxi máu ở trẻ sơ sinh sẽ nguy hiểm với sức khỏe, tính mạng của trẻ nếu không được phát hiện kịp thời, chăm sóc, điều trị đúng cách. Ngoài ra, tình trạng này nếu kéo dài có thể đi kèm với nhiều biến chứng nguy hiểm.
Cụ thể, nếu không được điều trị đúng cách thì lâu dài sẽ ảnh hưởng đến hệ xương và gây còi xương sớm ở trẻ. Tệ hơn có thể có biến dạng xương, gù vẹo cột sống. Ở các trường hợp thiếu canxi nặng, trẻ có thể ngưng thở, có những cơn tăng nhịp tim. Nặng hơn có thể gây suy tim, thậm chí tử vong.
Hạ canxi ở trẻ sơ sinh nếu sớm phát hiện và điều trị thì sẽ không có quá nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên cha mẹ cũng cần quan tâm đến vấn đề phòng ngừa hạ canxi cho trẻ.
Ở mỗi độ tuổi cần có lượng canxi khác nhau. Vì vậy cha mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa nhi về chế độ ăn uống của trẻ để bổ sung đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
Đối với trẻ sơ sinh, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chủ yếu. Vì vậy người mẹ cũng cần chú ý bổ sung đầy đủ canxi qua chế độ ăn để bổ sung canxi cho trẻ. Mẹ nên ăn những thực phẩm giàu canxi như sữa, chế phẩm từ sữa, lòng đỏ trứng gà, ngũ cốc, các loại rau xanh đậm.
Cha mẹ cũng nên cho trẻ tắm nắng để bổ sung vitamin D. Đây là chất giúp cơ thể trẻ hấp thụ canxi tốt hơn.
Không nên tự ý sử dụng thuốc hoặc các sản phẩm bổ sung canxi cho trẻ mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ. Vì lượng canxi dư thừa cũng gây ra những hậu quả không tốt cho trẻ.
Hội Chứng Đau Khu Vực: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Hướng Điều Trị
Hội chứng đau khu vực còn có tên gọi khác là hội chứng đau cục bộ (CRPS). Đây là một bệnh lý mãn tính khá thường gặp, ảnh hưởng nhiều đến tay hoặc chân. Hội chứng đau này hiếm khi ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể.
Bệnh được biểu hiện đầu tiên bằng dấu hiệu nóng hoặc đau dữ dội. Ngoài ra, vị trí đau có thể bị sưng, nhiệt độ thay đổi, da đổi màu, ra mồ hôi bất thường và kèm theo tình trạng quá mẫn cảm.
Bệnh này thường xuất hiện và tiến triển nặng dần sau chấn thương, phẫu thuật, tai biến hoặc nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên, cơn đau không tỷ lệ với mức độ nghiêm trọng của những tổn thương ban đầu.
Nguyên nhân của hội chứng đau cục bộ chưa được xác định rõ ràng. Điều trị hội chứng đau cục bộ sẽ có hiệu quả cao nhất nếu người bắt đầu sớm. Trong những trường hợp như vậy, tình trạng đau có thể cải thiện rất nhiều và thậm chí có thể khỏi hẳn.
Một số yếu tố nguy cơ được xác định là thuận lợi gây là hội chứng đau cục bộ bao gồm:
Tai biến mạch máu não (đột quỵ).
Nhồi máu cơ tim
Đau thắt ngực do bệnh mạch vành.
Chấn thương thần kinh, gãy xương, dập cơ,…
Biến chứng sau phẫu thuật.
Hội chứng Raynaud
Tác dụng phụ của một số thuốc như thuốc hạ huyết áp, thuốc dãn mạch, thuốc điều trị bệnh lao
Do uống cà phê thường xuyên, uống nhiều thức uống có cồn, hút thuốc lá,…
Bệnh tiểu đường.
Tăng mỡ máu.
Căng thẳng tâm lý, stress, lo âu, mất ngủ,…
Hội chứng đau khu vực có những biểu hiện chính sau đây:
Đau đớn hoặc đau nhói liên tục, thường ở vị trí cánh tay, cẳng chân, bàn tay hoặc bàn chân.
Tăng phản ứng với cảm giác nóng lạnh, sờ chạm.
Sưng tại vị trí bị đau
Da tại vùng đau có thể nóng, lạnh, đổ mồ hôi nhiều hơn.
Màu da bị thay đổi, có thể là màu trắng và đốm cho đến màu xanh hoặc đỏ.
Kết cấu da bị thay đổi: da có thể bị nhạy cảm hơn, da mỏng hoặc sáng bóng tại khu vực bị đau.
Sự tăng trưởng của tóc và móng bị rối loạn.
Khớp sưng, cứng và có thể bị tổn thương.
Co thắt cơ, suy nhược cơ hoặc thậm chí teo cơ.
Vị trí cơ thể bị ảnh hưởng sẽ giảm khả năng vận động, giảm tính linh hoạt.
Các triệu chứng trên có thể thay đổi theo thời gian và không giống nhau ở người này với người khác. Thông thường, các triệu chứng như đau, sưng, đỏ, dễ thay đổi.
Theo thời gian, những tay hoặc chân bị ảnh hưởng có thể lạnh hơn và nhạt màu. Phần dưới da và móng tay có thể thay đổi cấu trúc. Các cơ bắp co thắt và đôi khi bị co cứng. Khi xảy ra những thay đổi này, tình trạng đó sẽ không thể đảo ngược.
Hội chứng đau cục bộ đôi khi lan rộng từ vị trí ban đầu đến những vị trí khác trong cơ thể, chẳng hạn như chi đối diện. Cơn đau có thể trở nên trầm trọng hơn do căng thẳng hoặc lo lắng, stress, mất ngủ.
Ở một số trường hợp, các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh sẽ tự hết. Ở một số trường hợp khác, các dấu hiệu và triệu chứng sẽ kéo dài trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm. Điều trị sẽ trở nên hiệu quả nhất khi khởi đầu ở giai đoạn sớm của bệnh.
Hội chứng đau cục bộ có thể được chẩn đoán thông qua việc hỏi bệnh, thăm khám các triệu chứng điển hình của bệnh. Không một xét nghiệm đơn thuần nào có thể chẩn đoán xác định bệnh. Tuy nhiên, các xét nghiệm (cận lâm sàng) sau đây có thể hỗ trợ chẩn đoán bệnh:
Chụp xương: Giúp phát hiện những thay đổi về xương.
Các xét nghiệm về hệ thần kinh giao cảm: Giúp tìm kiếm những rối loạn của hệ thần kinh giao cảm. Ví dụ như đo nhiệt độ da, đo lưu lượng máu của vùng chi bị ảnh hưởng.
Bệnh này sẽ được điều trị hiệu quả nếu được chẩn đoán đúng và điều trị sớm. Một số phương pháp điều trị phổ biến nhất bao gồm:
Thuốc: Có thể là một hoặc kết hợp các thuốc sau (nếu được)
Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) như: Aspirin, Ibuprofen, Naproxen,… giúp giảm đau và giảm viêm.
Corticoide nếu như NSAIDs không hiệu quả.
Paracetamol (thuốc giảm đau)
Thuốc giãn cơ.
Các loại thuốc giảm đau thần kinh như Carbamazepin, Gabapentin, Encorate,…
Một vài loại thuốc điều trị loãng xương như Alendronat, Calcitonin.
Liệu pháp
Chườm nóng kết hợp với chườm lạnh
Vật lý trị liệu nhằm hạn chế yếu liệt cơ
Điện kích thích thần kinh
Kích thích tủy sống
Các phương pháp sau đây có thể giúp phòng hội chứng đau khu vực:
Bổ sung vitamin C sau khi bị gãy xương.
Vận động sớm sau khi bị đột quỵ.
Hạn chế rượu bia, thức uống có cồn.
Từ bỏ hút thuốc lá.
Rèn luyện cơ thể, siêng năng luyện tập thể dục thể thao.
Chế độ ăn ít mỡ động vật, thay bằng dầu thực vật.
Rối Loạn Hoang Tưởng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Điều Trị
Rối loạn hoang tưởng hiện nay có tên gọi chính thức là rối loạn ảo tưởng. Đây là một dạng bệnh tâm thần nghiêm trọng với triệu chứng chính là những ảo tưởng. Tuy nhiên, những suy nghĩ ảo tưởng của người bệnh không hoàn toàn kỳ quái hoặc xa rời thực tế. Chúng thường dựa trên những điều có thể xảy ra với người bệnh trong cuộc sống thực. Một ví dụ thường thấy là có ai đó theo dõi, lừa dối hoặc rất yêu họ.
Người mắc bệnh rối loạn ảo tưởng thường không có biểu hiện hành vi kỳ quái một cách rõ rệt. Do vậy, căn bệnh không ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của họ. Căn bệnh này trong thực tế khá hiếm gặp và có nhiều sự tương đồng với tâm thần phân liệt.
Erotomanic (ảo tưởng lãng mạn): Người bệnh tin rằng có ai đó đang yêu họ và cố gắng tìm cách liên lạc với người đó. Thông thường, đối tượng trong trường hợp này thường là người nổi tiếng hoặc quan trọng. Ảo tưởng này có thể dẫn đến hành vi rình rập.
Ảo tưởng ghen tuông: Người bệnh tin rằng người bạn đời hoặc bạn tình của mình không chung thủy.
Ảo tưởng bị hại: Người bệnh tin rằng họ hoặc ai đó gần gũi với họ đang bị hãm hại, ngược đãi. Họ thậm chí có thể báo với chính quyền về điều này dù không hề có cơ sở thực tế.
Grandiose: Người bệnh thổi phồng quá mức về giá trị bản thân. Họ có thể tin rằng bản thân mình là người có tài năng tuyệt vời hoăc có một khám phá quan trọng.
Somatic: Họ tin rằng cơ thể họ có khiếm khuyết hoặc bất thường về mặt y tế.
Ảo tưởng về suy nghĩ: Họ cho rằng những người khác đang nhận thức được suy nghĩ của họ. Trường hợp khác, họ có thể tin rằng một thực thể khác đang chèn suy nghĩ của đối tượng đó vào đầu họ.
Người mắc căn bệnh này thường có rất nhiều suy nghĩ viển vông và có nhiều bằng chứng cho thấy đó là những ý tưởng không thực tế. Các triệu chứng này thường kéo dài từ một tháng trở lên. Do vậy, đôi khi chúng còn được gọi là chứng rối loạn hoang tưởng dai dẳng. Một số dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của căn bệnh này bao gồm:
Những ý nghĩ ảo tưởng không kỳ quặc.
Tâm trạng khó chịu, đôi khi có sự lo lắng, tức giận.
Yếu tố sinh học: Những bất thường ở não bộ cũng có thể dẫn đến những ý nghĩ ảo tưởng. Những vùng não bất thường này sẽ ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và suy nghĩ của người bệnh.
Sử dụng chất kích thích: rượu, bia, ma túy,.. là những chất kích thích có thể dẫn đến ảo tưởng.
Môi trường sống, yếu tố tâm lý: Có nhiều bằng chứng cho thấy sự căng thẳng có thể kích hoạt hoang tưởng. Ngoài ra, những người bị cô lập, xa cách cũng có nhiều khả năng bị rối loạn ảo tưởng hơn.
Chẩn đoán rối loạn hoang tưởngĐể có được hướng điều trị phù hợp, trước tiên người bệnh cần được chẩn đoán đúng bệnh. Các bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm để loại trừ các thực thể là nguyên nhân gây triệu chứng. Các thực thể có thể kể đến như bệnh Alzheimer, động kinh, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, tâm thần phân liệt,… Chẩn đoán rối loạn hoang tưởng sẽ được thực hiện khi:
Người đó có một hoặc nhiều ảo tưởng kéo dài từ một tháng trở lên.
Họ chưa bao giờ được chẩn đoán mắc tâm thần phân liệt.
Ngoài những ảo tưởng và ảnh hưởng của nó, cuộc sống của họ hầu như vẫn bình thường. Các hành vi không kỳ quặc.
Không có các rối loạn tâm thần, thuốc hoặc tình trạng sức khỏe nào khác có thể là nguyên nhân gây bệnh.
Các giai đoạn hưng cảm, trầm cảm nếu có sẽ rất ngắn khi so sánh với các cơn hoang tưởng.
Điều trị rối loạn hoang tưởng như thế nào?Sau khi được chẩn đoán, các bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp. Thông thường, việc này sẽ bao gồm thuốc và liệu pháp tâm lý.
Thuốc: Loại thuốc chính để điều trị rối loạn ảo tưởng là thuốc chống loạn thần. Chúng bao gồm cả loại điển hình và không điển hình. Các loại thuốc này hoạt động bằng cách ngăn chặn các thụ thể dopamin trong não. Qua đó làm giảm bớt tình trạng ảo tưởng. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể được kê đơn thêm các loại thuốc an thần hoặc thuốc chống trầm cảm.
Tâm lý trị liệu: Bên cạnh thuốc, các liệu pháp tâm lý cũng có ích trong việc điều trị căn bệnh này. Liệu pháp thường được sử dụng nhiều nhất là nhận thức hành vi (CBT). Chúng giúp người bệnh nhận thức và thay đổi các suy nghĩ, hành vi không phù hợp. Bên cạnh đó còn có thể kèm theo các liệu pháp gia đình hoặc tâm lý cá nhân.
Rối loạn hoang tưởng thường là một tình trạng mãn tính. Tuy nhiên, nếu được điều trị đúng cách, các triệu chứng có thể dần giảm bớt. Từ đó, người bệnh có thể phục hồi hoàn toàn và trở về trạng thái bình thường. Hiện nay chưa có cách nào để ngăn ngừa căn bệnh này. Cách tốt nhất là giúp người bệnh tìm đến bác sĩ chuyên môn để chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bệnh Rubella: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Bệnh
Tuy nhiên, nếu phụ nữ mang thai mắc bệnh, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ, virus sẽ lây truyền từ mẹ sang con gây ra dị tật thai nhi. Theo các nghiên cứu:
Nếu mẹ bị nhiễm virus gây bệnh trong 12 tuần đầu mang thai, thì 80% trẻ bị Rubella bẩm sinh.
Nếu mẹ bị nhiễm bệnh trong tuần mang thai thứ 13 – 14, thì 54% trẻ bị Rubella bẩm sinh.
Nếu mẹ bị mắc bệnh ở cuối tam cá nguyệt thứ 2 (được tính từ tuần 13 đến hết tuần 27 của thai kỳ), thì 25% trẻ bị Rubella
Mặc dù triệu chứng đều là gây phát ban đỏ, nhưng bệnh Rubella không giống với bệnh sởi (Rubeola) vì chúng bị gây ra bởi 2 loại virus khác nhau.
Virus Rubella có thể được truyền từ người này sang người khác thông qua nhiều con đường như:
Đường hô hấp: khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, virus sẽ theo các giọt bắn và bám sang cơ thể người lành nếu khoảng cách tiếp xúc dưới 2m.
Đường tiếp xúc: virus từ giọt bắn hoặc nhầy mũi, đờm của người bệnh có thể tồn tại trên các bề mặt như bàn, ghế, sàn nhà, tay nắm cửa và gây bệnh cho người lành.
Đường máu: đây là con đường lây nhiễm virus Rubella từ mẹ sang con qua nhau thai.
Với người già, trẻ nhỏ, người không tiêm vaccine Rubella, người suy giảm miễn dịch, người đang sử dụng thuốc corticosteroids hoặc thuốc ức chế miễn dịch thì nguy cơ mắc bệnh cũng như gặp các biến chứng nguy hiểm sẽ cao hơn.
Thời kỳ ủ bệnh: kéo dài từ 2 – 3 tuần sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh, người bệnh đã nhiễm phải virus nhưng vẫn chưa có biểu hiện.
Thời kỳ phát bệnh: bệnh nhân sẽ có những biểu hiện đặc trưng của Rubella như sốt, nổi hạch và phát ban. Cụ thể như sau:
Sốt: thường là sốt nhẹ (khoảng 38 độ) kèm theo nhức đầu, đau họng, chảy mũi, viêm kết mạc,… Các triệu chứng xuất hiện trong 1 – 4 ngày.
Nổi hạch: người bệnh nổi hạch vùng xương chẩm, cổ, sau tai hoặc bẹn.
Phát ban: đây là triệu chứng đặc trưng của Rubella, thường xuất hiện sau khi sốt đã giảm và hạch biến mất. Các ban hồng, kích thước 1 – 2 mm, mịn như nhung xuất hiện từ mặt, cổ, ngực bụng rồi lan xuống 2 chân trong vòng 24 giờ.
Đau nhức khớp: thường gặp ở phụ nữ trẻ tuổi.
Thời kỳ lui bệnh:3 – 4 ngày sau khi triệu chứng đầu tiên xuất hiện, bệnh sẽ tự hết. Tuy nhiên, triệu chứng đau khớp có thể kéo dài lâu hơn.
Thời kỳ phát bệnh Rubella có phát ban đặc trưng
Rubella có hai thể bệnh gồm Rubella mắc phải (do lây nhiễm trong quá trình sống) và Rubella bẩm sinh (nhiễm bệnh từ trong bụng mẹ).
Rubella mắc phảiNguyên nhân: bệnh nhân bị nhiễm virus qua niêm mạc đường hô hấp trên sau đó virus nhân lên ở biểu mô hô hấp và biểu mô hạch cổ.
Triệu chứng: bao gồm triệu chứng qua các thời kỳ ủ bệnh, phát bệnh và lui bệnh.
Các biến chứng có thể gặp phải: xuất huyết giảm tiểu cầu, viêm não.
Tuy nhiên Rubella ở dạng này không gây nguy hiểm đến tính mạng.
Hội chứng Rubella bẩm sinhNguyên nhân: gây ra bởi virus truyền qua hàng rào nhau thai khiến thai nhi nhiễm bệnh từ trong bụng mẹ.
Triệu chứng: vừa mới sinh, trẻ đã có ban hoặc phát ban trong vòng 48 giờ sau khi sinh, gan và lá lách to, da vàng. Số ít trẻ có thể gặp xuất huyết do giảm tiểu cầu gây chảy máu cam, xuất huyết tiêu hóa.
Biến chứng: chậm tăng trưởng, gan lách to, thiếu máu, viêm xương, viêm màng não. Lâu dài có thể phát hiện bệnh tim bẩm sinh, bị điếc, mù hoàn toàn hoặc một phần do đục thủy tinh thể hay tăng nhãn áp.
Thông thường, 20% trẻ bị nhiễm Rubella bẩm sinh sẽ tử vong. Một số trẻ có biểu hiện phát triển tâm thần bất thường từ mức độ nhẹ đến trung bình.
Hội chứng Rubella bẩm sinh gây nguy hiểm cho trẻ
Các dấu hiệu đầu tiên của Rubella không đặc hiệu và khó nhận ra, nhất là ở trẻ nhỏ. Vì thế sau 2 – 3 tuần tiếp xúc với virus kèm theo các triệu chứng sau thì có thể nghi ngờ mắc Rubella:
Sốt nhẹ dưới 39 độ C kèm theo đau đầu.
Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi.
Kết mạc mắt đỏ, chảy nước mắt, ngứa mắt.
Sưng hạch vùng chẩm, cổ và bẹn.
Phát ban theo thứ tự và tính chất giống ban Rubella.
Đau khớp.
Phát ban là dấu hiệu đặc trưng của Rubella
Đa số người lớn hoặc trẻ em đã được tiêm chủng vaccine thì tỷ lệ mắc các biến chứng nguy hiểm sẽ tương đối thấp, trừ một số trường hợp có thể dẫn đến viêm não hoặc nhiễm trùng tai.
Với phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu, nếu mắc Rubella sẽ gây ra các dị tật bẩm sinh cho thai nhi (khoảng 90%), thậm chí khiến thai nhi tử vong như:
Dị tật tim bẩm sinh như hẹp động mạch chủ, hẹp động mạch phổi, thông liên nhĩ, thông liên thất,…
Chậm phát triển trí tuệ và thể chất.
Điếc bẩm sinh.
Đục thủy tinh thể toàn bộ hoặc một phần gây mù hoặc giảm thị lực.
Rubella có thể gây dị tật tim bẩm sinh
Xét nghiệm máu: dùng bệnh phẩm máu để làm xét nghiệm tìm kháng thể Rubella. Qua đó xác định được tình trạng đang nhiễm hoặc đã nhiễm bệnh cũng như việc đã từng tiêm phòng vaccine Rubella.
Dịch mũi, họng: sử dụng que có đầu mềm để lấy dịch mũi họng để tìm dấu hiệu của virus Rubella.
Xét nghiệm nước tiểu: nhằm xác định được kháng thể đối với virus Rubella có trong nước tiểu.
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩRubella có khả năng lây lan nhanh chóng và có thể gây một số biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, nếu nghi ngờ mắc Rubella hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị, theo dõi và cách ly với những sức khỏe kém.
Với phụ nữ mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu, nếu nghi ngờ mắc Rubella hãy đến gặp bác sĩ để điều trị và đánh giá toàn diện khả năng mắc dị tật bẩm sinh của thai nhi.
Nơi khám chữa Rubella uy tínNếu gặp các dấu hiệu nêu trên bạn nên đến các cở sở y tế gần nhất hoặc bất kỳ bệnh viện đa khoa nào để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Tp. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Nhiệt đới TP HCM, Khoa Bệnh nhiệt đới – BV Nhân Dân 115, BV Đại học Y dược TP HCM.
Hà Nội:
Advertisement
Rubella mắc phải là một bệnh nhẹ, không có thuốc điều trị đặc hiệu. Khi mắc bệnh, ta cần nghỉ ngơi thật nhiều, uống nhiều nước và bổ sung dưỡng chất, vitamin…
Bên cạnh đó cũng có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau và hạ sốt nếu cần. Tuy nhiên phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Tiêm vaccine để tạo miễn dịch là phương pháp phòng bệnh được khuyến khích sử dụng đối với trẻ vị thành niên và người trưởng thành, nhất là nữ giới trong độ tuổi sinh sản, trừ các trường hợp đã miễn dịch với Rubella.
Lưu ý:
Vaccine ngừa bệnh Rubella có thể tạo ra kháng thể tồn tại ít nhất 16 năm hoặc có thể cả đời.
Sau khi tiêm, tác dụng phụ sẽ xuất hiện sau 1 – 3 tuần như sốt phát ban, nổi hạch, đau khớp,…
Vì đây là vaccine sống, nên sẽ chống chỉ định cho những người bị suy giảm miễn dịch.
Không được dùng vaccin Rubella cho phụ nữ có thai và những người có thể có thai trong vòng 1 – 3 tháng sau khi tiêm. Khi tiêm phòng, phải sử dụng các biện pháp tránh thai trong 1 tháng trước khi tiêm và 2 tháng sau khi tiêm.
Tiêm vaccine là cách phòng ngừa Rubella hiệu quả
Bệnh sởi là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Cách điều trị bệnh sởi tại nhà cho trẻ
Thuỷ đậu là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Nguồn: Mayo Clinic, Cleveland Clinic, CDC.
Tăng Nhãn Áp Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Tăng nhãn áp là một kẻ thù thầm lặng đối với sức khỏe. Bạn có thể bị tăng nhãn áp mà không có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào. Tuy nhiên, hậu quả mà nó để lại là rất to lớn: suy giảm thị lực không hồi phục. Dù vậy, phát hiện sớm và điều trị đúng hoàn toàn có thể ngăn chặn diễn tiến xấu. Trong bài viết này của Bác sĩ Nguyễn Hồ Thanh An, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các thông tin cơ bản về tăng nhãn áp bao gồm: nguyên nhân, biểu hiện, thăm khám và điều trị.
Tăng nhãn áp là tình trạng áp lực ở bên trong của mắt tăng cao hơn sinh lý bình thường. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến tổn thương thần kinh thị giác và suy giảm thị lực không hồi phục (còn gọi là bệnh glaucoma – hay bệnh cườm nước).
Tăng nhãn áp gây ra bởi sự mất cân bằng giữa quá trình sản xuất và thoát dịch ở phía bên trong mắt. Bạn có thể hình dung một cách đơn giản rằng mắt chúng ta như một quả bóng chứa đầy nước. Lượng nước trong quả bóng càng nhiều, áp lực trong quả bóng càng tăng. Nhãn áp tăng cao lâu ngày sẽ làm chết các tế bào thần kinh ở phía sau của mắt.
Tình trạng này có thể xảy ra sau chấn thương hay một bệnh lý ở mắt, hoặc sử dụng thuốc kéo dài (thường là thuốc nhóm steroid).
Có người thân bị tăng nhãn áp hoặc bệnh glaucoma (cườm nước).
Đang mắc đái tháo đường hoặc tăng huyết áp.
Trên 40 tuổi.
Sử dụng steroid kéo dài (bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp đang điều trị, bệnh nhân xuất huyết giảm tiểu cầu…).
Đã từng chấn thương hoặc phẫu thuật mắt.
Tăng nhãn áp thường tồn tại mà không có bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng nào. Do đó, khám mắt định kỳ với các bác sĩ nhãn khoa là thói quen rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn có các yếu tố nguy cơ đã đề cập ở trên.
Tại các cơ sở y tế, bác sĩ có thể phát hiện tình trạng này thông qua việc thăm khám và chỉ định các xét nghiệm cần thiết.
1. Đo nhãn ápLà một phương pháp đánh giá áp lực ở bên trong của mắt. Mỗi mắt sẽ được thực hiện ít nhất 2 – 3 lần để xác định chắc chắn. Bởi vì nhãn áp có thể thay đổi khác nhau ở từng người và từng thời điểm trong ngày.
2. Kiểm tra thị lực
Bác sĩ đo khả năng nhìn bằng cách dùng bảng chữ cái chuyên dụng được đặt ở khoảng cách quy định. Bằng cách này, ta sẽ đánh giá được ảnh hưởng của tăng nhãn áp lên thị lực của người bệnh.
3. Kiểm tra khả năng nhìn ngoại viDùng để loại trừ triệu chứng mất tầm nhìn ngoại vi gây ra bởi bệnh cườm nước. Đây là hậu quả của tăng nhãn áp kéo dài không được điều trị. Bạn cần định kỳ tái khám để thường xuyên đánh giá nguy cơ dẫn đến mù lòa theo lời hẹn của bác sĩ.
4. Soi cấu trúc bên trong mắtBác sĩ sử dụng một ống kính lúp đặc biệt để phát hiện các tổn thương ở võng mạc và dây thần kinh thị giác. Ở một vài trường hợp đặc biệt, có thể cần đến hình ảnh chụp võng mạc để theo dõi và đánh giá sự thay đổi trong tương lai.
5. Đo độ dày giác mạcĐộ dày/mỏng của giác mạc có thể làm ảnh hưởng kết quả đo nhãn áp. Do đó, đo độ dày giác mạc dùng để đánh giá lại mức độ chính xác của kết quả đo lường trước đó.
Mục tiêu điều trị là cải thiện tình trạng tăng nhãn áp nhằm tránh dẫn đến tổn thương thần kinh và giảm/mất thị lực trong tương lai. Tùy vào những tình huống cụ thể, điều trị có thể là theo dõi, dùng thuốc hoặc phẫu thuật.
1. Điều trị bằng cách dùng thuốcLà phương pháp phổ biến nhất trong điều trị tăng nhãn áp. Trong đó, thuốc nhỏ mắt là dạng được ưu tiên sử dụng để làm giảm áp lực ở bên trong của mắt. Đôi khi, cần phải phối hợp từ hai loại thuốc trở lên mới đạt được mục tiêu điều trị.
Trong quá trình điều trị, cần tái khám định kỳ để đánh giá về hiệu quả điều trị cũng như các tác dụng phụ không mong muốn của thuốc. Lần tái khám đầu tiên thường rơi vào khoảng 3 – 4 tuần sau khi sử dụng thuốc. Các lần tái khám tiếp theo tùy thuộc vào đánh giá đáp ứng lâm sàng của bác sĩ.
2. Phẫu thuật
3. Giám sát và theo dõi định kỳ
Tăng nhãn áp là yếu tố nguy cơ cao dẫn đến bệnh cườm nước, do đó cần được theo dõi chặt chẽ. Tùy thuộc vào mức độ kiểm soát nhãn áp và tổn thương thần kinh thị giác, lịch tái khám định kỳ có thể thay đổi từ 2 tháng/lần đến 1 năm/lần. Trong trường hợp không thể kiểm soát được nhãn áp, thời gian này có thể ngắn hơn.
Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Nguyên nhân có thể là do một chấn thương hay bệnh lý ở mắt. Các triệu chứng của bệnh biểu hiện một cách vô cùng kín đáo và gây hậu quả to lớn lên chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm, tuân thủ tốt điều trị và tái khám định kỳ thường xuyên, phần lớn bệnh nhân tăng nhãn áp sẽ không phát triển thành bệnh cườm nước và suy giảm thị lực.
Viêm Manh Tràng Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
5/5 – ( 41 bầu chọn )
1. Tổng quan về manh tràngVai trò của manh tràng:
Ngăn chặn sự trào ngược của các chất trong ruột già vào ruột non và ngược lại.
Hấp thụ nước, tạm lưu trữ thức ăn và đào thải các chất có hại như muối kim loại nặng, thuỷ ngân, muối mật thừa từ gan,…
Các vi sinh vật trong manh tràng có thể biến đổi các chất đơn giản trong ruột thành những chất dinh dưỡng quan trọng với cơ thể như vitamin B, vitamin K,…
2. Bệnh viêm manh tràng là gì?Bệnh hoàn toàn có thể gặp ở cả nam và nữ, thường hiếm gặp nhưng lại để lại nhiều biến chứng nguy hại. Đặc biệt, viêm manh tràng được xếp vào những bệnh lý di truyền lúc bấy giờ .
3. Nguyên nhânCho đến thời nay, những khu công trình nghiên cứu và điều tra Y học vẫn chưa xác lập được đúng mực nguyên do gây viêm manh tràng. Theo những chuyên viên, bệnh hoàn toàn có thể bắt nguồn từ 1 số ít nguyên do như :
Chế độ ăn uống không hợp lý.
Do các vi khuẩn gây hại tồn tại ở ruột non và ruột già như: Escherichia coli, Enterobacter aerogenes, Bacteroides fragilis…
Do di truyền gây viêm manh tràng ở trẻ em.
Ngoài ra những người mắc bệnh viêm đại tràng cũng có nguy cơ bị bệnh cao hơn người bình thường.
4. Triệu chứng viêm manh tràng 4.1. Giai đoạn viêm manh tràng cấp tínhỞ giai đoạn này, viêm manh tràng và viêm ruột thừa có triệu chứng khá giống nhau:
Sốt cao lên tới 40 độ, kèm theo đau bụng ở vùng chậu phải.
Đau bụng tăng lên sau khi ăn, đi vệ sinh xong thì cơn đau giảm xuống.
Buồn nôn, khó chịu.
Tiêu chảy, phân lẫn máu.
Cơ thể đổ mồ hôi nhiều về đêm.
Chán ăn, ăn không ngon miệng, khó tiêu.
4.2. Giai đoạn mạn tínhCác triệu chứng viêm manh tràng rất dễ nhầm lẫn với những bệnh lý tiêu hoá khác. Người bệnh cần đến gặp bác sĩ thăm khám và triển khai những xét nghiệm thiết yếu để chẩn đoán bệnh .
5. Các biến chứng nguy hiểm của viêm manh tràng 5.1. Tắc ruộtViêm manh tràng hoàn toàn có thể gây ra những vết viêm loét. Khi không được điều trị kịp thời, những ổ viêm lan rất nhanh. Lâu dần khiến mặt phẳng ruột bị xơ cứng. Ruột trở nên hẹp hơn và gây ùn tắc khiến người bệnh liên tục đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn .
5.2. Thủng ruột 5.3. Ung thư đại tràngBệnh lê dài gây tăng sinh hoặc loạn sản tế bào dẫn đến ung thư đại tràng. Ở quy trình tiến độ muộn của ung thư, người bệnh liên tục sụt cân, thiếu máu trầm trọng, khối u tăng trưởng lớn gây tắc ruột .
6. Phương pháp chẩn đoánĐể chẩn đoán, bác sĩ sẽ dùng một số ít chiêu thức như sau :
Nội soi: Sử dụng một ống nhỏ có gắn camera luồn qua miệng đến dạ dày rồi xuống manh tràng,… Qua hình ảnh truyền về, bác sĩ sẽ quan sát được vị trí tổn thương, từ đó xác định được bệnh.
Chụp X-quang: Trước khi chụp người bệnh nên nhịn ăn khoảng 8 tiếng để không ảnh hưởng tới kết quả phim chụp.
Siêu âm hay chụp CT: Bác sĩ có thể dùng phương pháp siêu âm hoặc chụp để quan sát các ổ viêm tại manh tràng.
7. Các phương pháp điều trị viêm manh tràngTheo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, viêm manh tràng là bệnh hiếm gặp. Chính vì vậy, đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Người bệnh có thể kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn bằng một số cách sau:
7.1. Sử dụng thuốc điều trị viêm manh tràngĐể trấn áp những triệu chứng của bệnh, bác sĩ sẽ kê cho người bệnh 1 số ít thuốc kháng sinh, giảm viêm đau và những triệu chứng của bệnh trong thời điểm tạm thời :
Thuốc cầm tiêu chảy: Diphenoxylate, Loperamid, Cholestyramin,… Người bệnh cũng nên kết hợp thêm với oserol.
Kháng sinh: Giúp điều trị viêm manh tràng do vi khuẩn gây nên, đồng thời ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng. Một số loại kháng sinh thường được chỉ định như: Ciprofloxacin, Metronidazol,…
Thuốc chống viêm: Như các thuốc thuộc nhóm Corticosteroid có tác dụng giảm viêm ở niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên, chỉ nên dùng thuốc trong thời gian ngắn để hạn chế các tác dụng phụ nguy hiểm.
Để biết viêm manh tràng uống thuốc gì, người bệnh cần liên hệ bác sĩ để nhận được sự chỉ định hài hòa và hợp lý .
7.2. Can thiệp phẫu thuậtNgười bệnh cần được điều trị sớm để tránh bệnh chuyển biến nặng và phát sinh biến chứng. Bên cạnh đó, cũng cần dự trữ tái phát bằng lối sống khoa học và chính sách nhà hàng hài hòa và hợp lý .
8. Chế độ ăn uốngChế độ siêu thị nhà hàng đóng vai trò rất là quan trọng so với người bệnh. Để ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn, bạn cần nắm vững một số ít nguyên tắc trong nhà hàng như sau :
8.1. Bệnh viêm manh tràng nên ăn gì?Bổ sung các thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, sữa không lactose,…
Khi bị tiêu chảy nên ăn các thực phẩm chứa chất xơ hoà tan như rau xanh, đậu đen, khoai lang,…
Nên chế biến thức ăn ở dạng hấp luộc để tiêu hoá dễ dàng hơn.
Tuân thủ nguyên tắc ăn chín, uống sôi.
8.2. Viêm manh tràng kiêng ăn gì?
Không ăn các thực phẩm còn sống như: gỏi, tiết canh, rau sống,…
Các chất xơ không hoà tan.
Các loại hoa quả sấy khô cứng.
Không ăn đồ cay nóng.
Các đồ uống có ga, cồn, chất kích thích,…
Viêm manh tràng là bệnh lý nguy hại, khó chữa. Ngay từ giờ đây hãy kiến thiết xây dựng cho mình một lối sống tích cực cũng như chính sách dinh dưỡng khoa học. Ngoài ra, hãy thực thi thăm khám và tầm soát ung thư đại tràng định kỳ nếu trong mái ấm gia đình có người mắc bệnh .
XEM THÊM:
Cập nhật thông tin chi tiết về Hạ Canxi Máu Ở Trẻ Sơ Sinh: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Điều Trị trên website Wchx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!