Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Cách Trồng Cây Vạn Lộc Bằng Nhiều Phương Pháp được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Wchx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Trong số các loại cây cảnh có lá màu thì cây vạn lộc là cây cảnh được rất nhiều người yêu thích. Cây vạn lộc là cây thuộc họ ráy có hai loại phổ biến ở Việt Nam là vạn lộc đỏ – cây có đốm đỏ (hồng) rất đẹp và cây vạn lộc trắng (vạn lộc xanh) – cây có các đốm trắng trên lá. Cây vạn lộc có khả năng sống tốt ở điều kiện môi trường trong nhà và cũng rất dễ trồng. Trong bài viết này, Nông nghiệp Online (NNO) sẽ hướng dẫn cách trồng cây vạn lộc bằng các phương pháp khác nhau từ trong trong đất cho đến trồng thủy sinh.
Cách nhân giống cây vạn lộcCây vạn lộc có khả năng đâm rễ được ở thân và nhánh nên loại cây này được nhân giống chủ yếu bằng cách tách bụi. Cây vạn lộc khi mọc nhánh mới thì chúng ta tách nhánh (tách bụi) ra để trồng rất đơn giản. Ngoài ra, cây vạn lộc cũng có hoa nhưng thường không trồng bằng hạt.
Cách trồng cây vạn lộc trong đấtCách trồng cây vạn lộc trong đất rất cũng rất đơn giản. Khi trồng cây các bạn chỉ cần chuẩn bị chậu trồng cây, đất trồng cây, phân bón và không thể thiếu là nhánh cây vạn lộc. Khi đã chuẩn bị đầy đủ các vật liệu, các bạn chỉ cần thực hiện trồng cây như các loại cây thông thường là được:
Bước 1: Chậu cây cần có chỗ thoát nước, nếu chậu cây của bạn không có lỗ thoát nước thì bạn cần tạo lỗ thoát nước cho chậu cây để tránh cây bị úng.
Bước 2: Đất trồng cây cần tơi xốp, thoát nước tốt. Nếu bạn tìm được đất trồng cây phù hợp rồi thì không sao nhưng nếu bạn không tìm được loại đất phù hợp thì có thể trộn thêm phân hữu cơ và trấu vào trong đất sẽ giúp đất thoát nước tốt hơn.
Bước 3: Đổ đất vào trong chậu trồng cây sao cho đất đầy 1/4 chậu. Đặt cây vạn lộc vào trong chậu sau đó đổ dần đất vào để lấp đầy các khoảng trống trong chậu cây. Chú ý là gốc của cây vạn lộc không được để cao hơn miệng chậu mà nên để bằng hoặc thấp hơn miệng chậu một chút.
Bước 4: Nén đất vào gốc cho chặt sau đó tưới nước cho đẫm gốc. Duy trì tưới nước đều đặn để cây vạn lộc thích ứng với điều kiện sống mới. Ban đầu cây vạn lộc có thể sẽ hơi héo nhưng chỉ một vài ngày là cây sẽ tươi lên ngay.
Một lưu ý nhỏ trong cách trồng cây vạn lộc trong đất đó là bạn có thể dùng thêm thuốc kích thích mọc rễ để cây ra rễ mới nhanh hơn. Nếu ban đầu bạn trộn phân bón với đất rồi thì sau khoảng một tháng bạn bón phân một lần là được chứ không nên bón nhiều phân cho cây. Có thể nói cây vạn lộc trồng trong đất rất đơn giản đúng không nào.
Cách trồng cây vạn lộc thủy sinhĐể trồng cây vạn lộc thủy sinh, các bạn cần chuẩn bị bình đựng nước để trồng thủy sinh, một nhánh cây vạn lộc và không thể thiếu dung dịch thủy sinh. Cách trồng cây vạn lộc thủy sinh như sau:
Bước 1: Chọn cây vạn lộc đang để trồng thủy sinh, ưu tiên chọn những cây hoặc nhánh đang phát triển tốt, đã có bộ rễ phát triển đầy đủ.
Bước 2: Giũ hết đất bám vào rễ cây. Bạn có thể dùng vòi nước để xịt sạch phần đất bám trên rễ nhưng cần chú ý xịt nhẹ nếu không sẽ làm hỏng luôn cả bộ rễ của cây.
Bước 3: Tỉa hết các rễ nhỏ, rễ bị gãy, rễ bị hư thối chỉ để lại các rễ lớn khỏe mạnh.
Bước 4: Cho cây vạn lộc vào bình thủy sinh để trồng, chú ý mực đổ vào bình chỉ được ngập tối đa 1/2 rễ cây, còn 1/2 rễ cây phải để hở lên trên không khí để tránh cây bị ngộp, úng rễ. Khi cho cây vạn lộc vào bình thủy sinh các bạn có thể dùng nắp bình để cố định cây giúp cây không bị chìm hết rễ xuống bên dưới hoặc có thể dùng đá, sỏi trang trí để chèn giúp cây giữ được vị trí trong bình, không bị ngả nghiêng.
Bước 5: Nhỏ khoảng 2 – 3 giọt dung dịch thủy sinh vào trong nước để cây có chất dinh dưỡng phát triển. Lưu ý là thông thường chỉ nhỏ 2 – 3 giọt dung dịch thủy sinh chứ không được nhỏ nhiều. Nếu nhỏ nhiều quá cây có thể gặp tình trạng lá bị mềm do hàm lượng dinh dưỡng trong nước quá cao.
Điểm lưu ý nhất khi trồng vạn lộc thủy sinh chính là việc các bạn đổ nước vào bình thủy sinh và cố định cây sao cho đẹp mắt nhất. Nếu bình thủy sinh có miệng bình nhỏ thì khi cho cây vào thường sẽ không cần phải cố định cây. Tuy nhiên, bình có miệng lớn thì bạn cần phải có biện pháp cố định để cây đứng vững không bị đổ. Thường có hai cách để cố định cây đó là dùng nắp bình chuyên dụng cho cây thủy sinh và hai là dùng sỏi để cố định phần rễ và gốc cây.
Cây Phong Lộc Hoa Hợp Mệnh Gì? Ý Nghĩa, Cách Trồng Và Chăm Sóc
Cây phong lộc thu hút người chơi hoa bởi vẻ đẹp và ý nghĩa đặc biệt của mình. Đây là loại cây được đánh giá là dễ chăm sóc, tốc độ tăng trưởng nhanh kèm vẻ đẹp độc đáo. Nó hợp với những người mang mệnh Mộc hoặc mệnh Hỏa, đặc biệt là người tuổi Sửu chơi hoa sẽ gặp nhiều may mắn, tài lộc đầy nhà.
Cây phong lộc hoa là cây gì?Về nguồn gốc, Cây phong lộc hoa còn có 1 cái tên khoa học mỹ miều là Bromeliad; thuộc họ nhà Dứa. Ở các vùng khác, Cây phong lộc hoa còn có tên là Cây dứa nến, cây dứa cảnh. Cây phong lộc hoa nổi tiếng ở nước Châu Á và Việt Nam nhờ vẻ đẹp hút mắt và được dùng làm cây cảnh.
Cây phong lộc hoa là cây gì
Đặc điểmVề cấu tạo cây khá đơn giản, thành phần nổi bật là lá và hoa như hình dạng cây dứa. Cây có hình dáng giống cây dứa gai; chiều khoảng trung bình khoảng 80 – 150cm. Nếu lá dứa có gai nhọn thì cây phong lộc lan hoa nổi bật với những chiếc lá thon dài màu xanh đậm; từ 40 – 60cm và nhẵn bóng 2 mặt.
Công dụng thực tiễn của câyChính vì yếu tố phong thủy mà cây được ưa chuộng làm cây cảnh, trang trí trong nhà, sân vườn. Cây mang đến sự may mắn, phong thủy tốt cho gia đình. Bên cạnh đó người chơi cây còn trồng để mong gia đình yên bình, thuận hòa quanh năm, tránh cãi vã. Vừa xinh xắn vừa đem lại công dụng tuyệt vời phải không nào.
Nhưng điều đặc biệt là nó không chỉ được dùng để trưng bày trong nhà; mà còn được lựa chọn để tặng người thân. Đây còn là món quà ý nghĩa mang đến hạnh phúc, may mắn cho người nhà, anh em, bạn bè vào những dịp lễ, tết. Một món quà đơn giản nhưng mang nhiều giá trị lớn, lại còn có thể giúp gia tăng tình cảm gia đình, bạn bè.
Cách trồng và chăm sóc cây mà bạn cần nắm rõCách trồng và chăm sóc cây mà bạn cần nắm rõ
Tâm lý của người bình thường là nếu trồng cây dễ chết thì sẽ rất sợ và không dám trồng cây lần nào nữa. Đơn giản như sen đá rất khó trồng và để nó sống lâu là điều mà ít người làm được. Những vấn đề này sẽ xua tan đi khi bạn trồng một cây phong lộc hoa; vì để bàn về sức sinh trưởng, cây được đánh giá rất cao, sức sinh tồn tốt.
Đất trồngCây phong lộc ưa các loại đất thịt, nhiều mùn, các loại đất hút nước tốt và tơi xốp; bởi vì trong các loại đất này có rất nhiều dinh dưỡng tốt cho cây và giúp cây hút nước tốt hơn. Và nếu bạn muốn cây phát triển nhanh và tốt hơn thì có thể trộn thêm phân hữu cơ hoặc xơ dừa; để tăng chất dinh dưỡng cho đất nuôi cây. Khoảng 3 – 5 ngày sau bạn sẽ thấy cây lớn nhanh ngoài mong đợi.
Ánh sáng và nhiệt độLoài cây này không ưa ánh sáng mạnh, bạn hãy để nó trong góc phòng khách; thỉnh thoảng tắm nắng cho cây để quá trình quang hợp diễn ra liên tục. Nhiệt độ tốt cho cây là 18 – 25 độ C; nếu cao hơn 26 độ C sẽ ảnh hưởng đến màu sắc của cây, lá có thể bị khô hoặc héo do sốc nhiệt. Đừng chơi liều để nắng cây quá lâu vì nó sẽ mất nước mà chết đấy.
Một điểm đặc biệt là cây có sống thể sống cả ở nhiệt độ bình thường; cả trong bầu không gian điều hòa, máy lạnh. Chính vì thế bạn có thể để nó ở văn phòng làm việc mà không ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
Nước tướiCây phong lộc hoa sống ở vùng nhiệt đới lâu năm vì thế nó chịu hạn rất tốt. Cung cấp nước 1 lần/ngày cho cây; lưu ý dùng nước sạch vì cây rất nhạy cảm với nước bẩn dễ làm chết cây. Bạn hãy đảm bảo cung cấp nước định kỳ để tăng độ ẩm cho cây nhất là mùa đông nhiệt độ thấp nhưng lại khá khô.
Bón phânBất kỳ loài cây nào cũng có thể phát triển khỏe mạnh; nhưng nhiều yếu tố khách quan khác có thể làm cây chậm phát triển vì thế phân bón được sản xuất ra để giúp cây phát triển tốt hơn. Bạn nên sử dụng phân lân hoặc phân đạm pha loãng với nước và tưới cho cây, trung bình 7 ngày/lần. Hãy đảm bảo cung cấp đầy đủ để cây phát triển tốt nhất.
Cây phong lộc hoa có độc không?Cây phong lộc hoa có độc không?
Vì sao chưng cây phong lộc hoa?Những người mua cây phong lộc về chưng thường yêu thích sự mới lạ vì hình dáng của cây. Hơn nữa, cây mang trong mình ý nghĩa phong thủy là đem đến sự tài lộc, thịnh vượng, an khang cho gia đình. Ngoài ra, cây còn biểu hiện cho sức sống mãnh liệt, sự dĩ hòa vi quý. Đây vừa là món quà tình thần, vừa thể hiện sự sang trọng khi khách đến chơi nhà.
Ý nghĩa phong thủy của cây phong lộc hoa như thế nào?Loài cây này được yêu thích cũng chính vì đặc tính phong thủy của mình. Họ cho rằng trồng cây phong lộc trong nhà, gia chủ sẽ gặp nhiều may mắn, vượng khí tài lộc tăng. Đặc biệt là màu đỏ tươi của hoa được rất nhiều người ưa chuộng; nó thể hiện sự thịnh vượng, tươi mới như cách hoa bừng nở. Những cánh hoa vươn nở theo tầng, từng lớp nối nhau như tượng trưng cho sự vươn lên, tiến tới đỉnh thành công, hạnh phúc. Bạn có thể mua nó để bất cứ đâu trong nhà mình hoặc ngay bàn làm việc, công ty.
Cây phong lộc hoa hợp tuổi gì?Cây phong lộc thu hút người chơi hoa bởi vẻ đẹp và ý nghĩa đặc biệt của mình. Nó hợp với những người mang mệnh Mộc hoặc mệnh Hỏa; đặc biệt hơn là những người tuổi Sửu chơi hoa sẽ gặp nhiều may mắn, tài lộc đầy nhà, tiền vào như nước. Bạn còn chần chờ mà không mua ngay vài cây hoa này để tặng cho những chú Trâu vàng của gia đình nhỉ?
Cây phong lộc hoa bao nhiêu tiền?Tiền bạc là vấn đề khá nhạy cảm mỗi khi nhắc đến. Việc bạn bỏ tiền ra để mua một món đồ nào đó đều phải dựa vào giá trị thực sự mà món đồ đó đem lại; xem món đồ đó có đem lại giá trị xứng đáng với số tiền mình mua không? Với những giá trị nêu trên mà cây phong lộc mang lại; nếu bạn mua nó quả thật là không lãng phí một chút nào đâu.
Cây có mức giá không quá đắt, tùy thuộc vào kích thước của cây. Cây có chiều cao trung bình 15 – 20cm có giá chỉ từ 60.000 đến 99.000 vnđ. Đây là mức giá khá mềm cho một cây cảnh phong thủy với những giá trị tuyệt vời mà cây đem lại. Bạn có thể sắm ngay một cây để chưng trong nhà, vừa may mắn, vừa ý nghĩa mà giá cả hết sức hoàn hảo.
Cây phong lộc hoa giá chỉ từ 60.000 đến 99.000 vnđ
Mua cây phong lộc hoa ở đâu?Cây phong lộc thường được mua để trang trí cho căn nhà thêm nổi bật; nhiều người còn dùng để tặng cho người thân, bạn bè vào những dịp lễ. Bạn có thể tìm kiếm trên mạng địa chỉ những cửa hàng uy tín gần bạn nhất. Mua hàng qua mạng, cách chợ thương mại điện tử như Shopee, Lazada cũng là lựa chọn tốt cho bản.
Kết luậnMỗi loài hoa đều có vẻ đẹp và ý nghĩa tượng trưng khác nhau. Hoa trở thành biểu tượng của các đẹp trong suy nghĩ con người, dần dần hoa cũng được yêu quý hơn nhờ những giá trị mà nó đem lại cho cuộc sống, Chỉ một cây hoa đơn giản, nhỏ bé cũng khiến chúng ta thoải mái và thêm yêu bản thân, gia đình, cuộc sống hơi rồi.
Đăng bởi: Như Như
Từ khoá: Cây phong lộc hoa hợp mệnh gì? Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc
Hướng Dẫn Phương Pháp Làm Dầu Dừa Giảm Cân Hiệu Quả
Quá trình làm dầu dừa từ khâu vắt nước cốt đến khi thu được dầu dừa mất khoảng 90-120 phút) tùy vào độ “mát tay” của các chị. Một số chị do chưa quen nên có thể mất 3-4 tiếng mới xong!
Chuẩn bị
Nguyên liệu làm dầu dừa- 1kg dừa khô nạo sẵn, mua ở chợ (giống như mua dừa để làm nước cốt dừa ăn chè). Chị nào “siêng” hơn thì mua trái dừa khô về tự nạo, nhưng sẽ khá mất công đấy ạ.
– Cái ray (cái vợt, dùng để lọc nước cốt dừa)
– 2 ly nước (đựng khoảng 400ml nước)
– Chảo, thau, bếp (ga, điện đều được)
Thực hiện
Đổ nước vào dừa nạo- Cho 1kg dừa nạo vào thau, đổ thêm 400ml nước rồi nhào trộn cho đều khoảng 3 phút. Nếu các chị không có thời gian thì cứ để ngâm khoảng 15 phút (không cần nhào trộn gì cả). Tốt nhất nên dùng nước nóng (xem lưu ý ở dưới).
Đun nước dừa
– Bắc chảo chứa nước cốt dừa lên bếp đun lửa lớn cho sôi.
– Khi chảo sôi, giảm nhỏ lửa một chút nhưng vẫn để sôi. Thỉnh thoảng các chị nên dùng xẻng hoặc đũa đảo đều để tránh bị cháy ở đáy.
Khuấy đều – Khi thấy nước trong chảo bắt đầu sền sệt thì giảm nhỏ lửa (vẫn để chảo sôi).
– Chảo sẽ cạn dần, nước cũng trong dần, ở đáy có một lớp lợn cợn sền sệt, dân gian gọi là lớp bồng con.Lớp bồng con ban đầu màu trắng ngà, sau chuyển sang vàng.
– Lúc này nước đã bay hơi hết. Các chị sẽ thấy lớp dầu nổi lên trên, còn lớp bồng con (đã chuyển sang màu vàng nhạt) thì đọng ở dưới đáy chảo.
Múc dầu dừa ra tô- Tắt bếp. Múc dầu dừa ra tô để nguội rồi đổ vào lọ thủy tinh để dùng.
Dầu dừa hơi sền sệt như dầu ăn, mùi rất thơm (giống kẹo dừa), màu trong hoặc ngà tùy vào loại dừa và độ lửa khi đun.
Hướng dẫn cách mua dừa:
dầu dừa- Nên chọn trái dừa già, sẽ cho nhiều dầu.
– Ở một số chợ không bán dừa nạo dạng sợi mảnh mà bán dạng miếng to cỡ 1/2 bàn tay, sau khi mua về các chị nên cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi vắt.
Một số lưu ý:
– Các chị nên dùng nước nóng trộn vào phần dừa nạo trước khi vắt sẽ cho hiệu quả cao hơn.
– Dầu dừa thu được hơi sền sệt như dầu ăn, mùi rất thơm (giống kẹo dừa), màu trong hoặc hơi ngà vàng tùy vào loại dừa và độ lửa khi đun.
– Dầu dừa làm chuẩn thì không cần bảo quản lạnh mà vẫn dùng được rất lâu (1-2 năm). Nhiều chị cho Hà biết dầu dừa làm ra để khoảng 1 tuần là bị mốc đen, như vậy là do các chị làm chưa “chuẩn” đấy ạ.
– Nếu để tủ lạnh hoặc nhiệt độ dưới 23 độ C dầu sẽ đông đặc lại. Tuy nhiên chất lượng dầu không bị ảnh hưởng mà còn giữ được mùi thơm lâu hơn. Mỗi lần dùng chỉ cần dùng muỗng xúc một ít xoa lên tay, dầu sẽ tự tan ra.
– Đựng dầu dừa trong lọ bằng thủy tinh hoặc chai nhựa, để nơi ít ánh sáng (ánh sáng mạnh trong thời gian dài có thể làm mất dưỡng chất trong dầu).
Hướng Dẫn Cách Rút Tiền Cây Atm Ngân Hàng Vietcombank
Thẻ ATM VietcomBank là một trong những loại thẻ được nhiều người sử dụng nhất hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người lần đầu sử dụng thường băn khoăn về cách rút tiền ATM VietcomBank.
Như chúng ta đã thấy, VietcomBank được biết tới là ngân hàng lớn, uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Chính vì vậy, dịch vụ thẻ ATM tại ngân hàng VietcomBank cũng thu hút được khá nhiều sự quan tâm của khách hàng. Việc sử dụng thẻ ATM để phục vụ nhu cầu chi tiêu, mua sắm, thanh toán có lẽ đã quá đỗi quen thuộc với nhiều người.
Nhưng, với những người mới sử dụng có thể còn lúng túng với cách rút tiền mặt từ cây ATM ngân hàng VietcomBank. Vì thế, trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách rút tiền ATM VietcomBank đơn giản, nhanh chóng nhất.
Giới thiệu đôi nét về thẻ ATM VietcomBank
Thẻ ATM VietcomBank là một loại thẻ được phát hành bởi Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam (VietcomBank). Đây là loại thẻ theo chuẩn ISO 7810, hội tụ đầy đủ các tính năng mang đến sự thuận tiện cho người dùng.
Khi sử dụng thẻ ATM của ngân hàng VietcomBank, khách hàng có thể sử dụng các tiện ích như: Thanh toán hóa đơn, vấn tin tài khoản, chuyển tiền, rút tiền, mua thẻ điện thoại…từ máy rút tiền tự động do ngân hàng VietcomBank cung cấp hoặc qua Internet Banking.
Phân loại các loại thẻ ATM VietcomBank
Có khá nhiều loại thẻ ATM VietcomBank khác nhau, tùy vào nhu cầu sử dụng khách hàng có thể lựa chọn một trong những loại thẻ sau:
Thẻ ATM trả trước: Khách hàng cần nạp tiền vào, sau đó có thể tặng cho bạn bè, người thân.
Thẻ ATM ghi nợ: Đây là loại thẻ được nhiều người sử dụng, bạn có thể thực hiện giao dịch rút tiền, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn…
Thẻ tín dụng: Khách hàng có thể chi tiêu trước, thanh toán sau, ngân hàng sẽ cấp cho một hạn mức. Ngân hàng miễn lãi trong vòng 45 ngày, sau đó khách hàng có nghĩa vụ phải hoàn trả dư nợ đúng thời hạn, nếu không sẽ bị tính lãi cao.
Lợi ích khi sử dụng thẻ ATM VietcomBank
Khách hàng dễ dàng quản lý được số tiền được chuyển vào tài khoản hoặc rút ra.
Giảm thiểu được một số rủi ro có thể xảy ra so với việc cầm một số tiền mặt lớn bên người.
Có thể cài đặt các ứng dụng ngân hàng điện tử VietcomBank với nhiều tiện ích vượt trội.
Rút tiền nhanh chóng, dễ dàng ở bất cứ cây ATM nào có liên kết với VietcomBank.
Không cần phải đến ngân hàng vào giờ hành chính, có thể rút tiền tại cây ATM tự động.
Khi đi du lịch, bạn không cần mang theo quá nhiều tiền, chỉ cần mang theo thẻ có tiền là được.
Trường hợp mất thẻ, số tiền trong tài khoản vẫn được đảm bảo an toàn.
Hướng dẫn cách rút tiền mặt từ cây ATM VietcomBank
Bước 1: Trước tiên, khách hàng hãy tìm đến cây ATM ngân hàng VietcomBank gần nhất. Khách hàng hoàn toàn có thể rút tiền tại cây ATM ngân hàng khác nhưng sẽ bị mất phí.
Bước 2: Tiến hành cho thẻ vào khe đọc theo chiều mũi tên.
Bước 3: Lựa chọn ngôn ngữ, khách hàng có thể tùy chọn ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt và tiếng Trung Quốc.
Bước 4: Nhập chính xác mã pin từ thẻ ATM VietcomBank vào máy, khách hàng cần chú ý nếu nhập sai quá 3 lần thẻ sẽ bị nuốt.
Bước 5: Ngay sau khi đăng nhập vào thẻ ATM VietcomBank thành công, khách hàng nhấn vào mục rút tiền.
Bước 6: Có 5 mức tiền để khách hàng lựa chọn, nhưng nếu số tiền định rút không giống thì chọn Số khác.
Bước 7: Nhập số tiền khách hàng muốn rút và thực hiện theo hướng dẫn.
Bước 8: Nhận lại thẻ trước sau đó nhận tiền tại khe của cây.
Mức phí rút tiền thẻ ATM ngân hàng VietcomBank
Ngân hàng
Phí rút tiền
Rút tiền tại ATM trong hệ thống VCB
1.100 VNĐ/giao dịch
Rút tiền tại ATM ngoài hệ thống VCB
AgriBank
3.300 VNĐ
VietABank
Miễn phí (đối với ngân hàng liên minh)
SCB
3.300 VNĐ
NCB
3.300 VNĐ
SacomBank
3.300 VNĐ
VietinBank
3.300 VNĐ
BIDV
3.300 VNĐ
EximBank
3.300 VNĐ
SHB
1.650 VNĐ
LienVietPostBank
3.300 VNĐ
TechcomBank
3.300 VNĐ
ABBank
3.300 VNĐ
NamABank
Miễn phí
Mất thẻ ATM VietcomBank có rút tiền được không?
Trong trường hợp mất thẻ ATM VietcomBank khách hàng vẫn có thể thực hiện được giao dịch rút tiền. Tuy nhiên, khách hàng không thể rút tiền tại cây ATM mà phải thực hiện theo một trong hai cách sau:
Cách 1: Rút tiền tại chi nhánh hoặc phòng giao dịch ngân hàng để làm thủ tục. Khách hàng cần mang theo CMND/CCCD hoặc hộ chiếu. Nhân viên ngân hàng sẽ đối chiếu thông tin để chứng thực và tiến hành rút tiền cho khách hàng.
Cách 2: Khách hàng sử dụng phần mềm ngân hàng điện tử để chuyển tiền trong tài khoản của mình sang tài khoản ATM khác để rút tiền.
Lưu ý khi rút tiền tại cây ATM ngân hàng VietcomBank
Để đảm bảo quá trình rút tiền ATM VietcomBank diễn ra nhanh chóng, thuận tiện, khách hàng cần lưu ý những vấn đề sau:
Khi rút tiền tại cây ATM, khách hàng đặt thẻ đúng chiều. Lưu ý nhập mã PIN không sai quá 3 lần nếu không muốn bị nuốt thẻ.
Tuyệt đối không để lộ hay chia sẻ mã PIN cho bất cứ ai, dưới bất cứ hình tghwusc nào.
Nhận lại thẻ nhanh chóng ngay sau khi được nhả ra từ máy ATM, tránh trường hợp bị nuốt thẻ.
Số tiền mặt được rút từ trong thẻ ATM VietcomBank sẽ có hạn mức giới hạn nhất định.
Phí rút tiền đúng cây sẽ miễn phí, khác cây ATM sẽ bị tính phí.
Nhằm tăng tính bảo mật, ngân hàng khuyến khích đổi mã PIN 6 tháng 1 lần.
TÌM HIỂU THÊM:
5/5 – (1 bình chọn)
Cây Duối Cảnh Là Cây Gì? Cách Trồng, Cách Chăm Sóc Tại Nhà
Cây duối cảnh là cây gì? Nguồn gốc, ý nghĩa cây duối cảnh
Tổng quan thông tin về cây duối:
Tên khoa học: Streblus asper
Họ: Moraceae (Dâu tằm)
Tên gọi khác: Cây Hoàng Anh, cây duối, cây duối nhám,..
Xuất xứ: Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á,..
Phân bố ở Việt Nam: Các vùng quê, vùng nông thôn.
Cây duối thường được người trồng lựa chọn làm cây cảnh trang trí sân vườn, làm hàng rào bao quanh nhà bởi khả năng chịu đựng thời tiết khắc nghiệt tốt và là mang ý nghĩa tâm linh rằng cây sẽ thu hút đến những điều may mắn cho gia chủ.
Ý nghĩa phong thuỷ cây duối cảnhCây duối mang giá trị phong thủy cao, được cho là loài cây sẽ thu hút vận khí tốt cho gia chủ, giúp tài lộc, vận may đến với gia đình, giúp người trồng gặp nhiều thuận lợi trên đường công danh, sự nghiệp.
Bên cạnh đó, dân gian còn cho rằng cây duối có khả năng xua đuổi tà ma, bất hạnh, mang đến sự bình yên và an khang cho gia đình. Bất cứ gia đình hoặc cá nhân nào cũng có thể trồng cây duối, không phân biệt về mệnh hay tuổi.
Đặc điểm, phân loại cây duối cảnh
Thân cây: Thân gỗ, độ to vừa phải, thân cây chắc và cứng cáp, dáng cây thẳng đứng, nhiều cành, cây có tuổi thọ cao
Chiều cao: Cây trưởng thành cao trung bình từ 4 – 8m. .
Lá cây: Cá có màu xanh sẫm, dạng hình trứng, đầu nhọn, chiều dài từ 2 – 7cm, rộng từ 15 – 35mm. Bề mặt lá nhám và cứng, không có lông, phần rìa lá hình răng cưa
Rễ cây: Rễ to, thuộc loại rễ cọc bám sâu vào lòng đất.
Hoa: Hoa được phân loại thành hoa cái và hoa đực. Hoa cái mọc mỗi cuống riêng biệt, hoa đực mọc tập trung ở đầu cuống và cành. Hoa có màu vàng lục nhỏ nhắn, bầu tròn.
Quả: Quả có màu vàng ngọt, vỏ mềm với dạng hình trứng, tròn trịa, thường chỉ nhỏ khoảng 8 – 10mm. Quả chín có thể ăn được, vị ngọt nhẹ và nhiều thịt.
Tác dụng của cây duối cảnh Tác dụng đối với sức khỏeCây duối rất hữu ích trong vấn đề chữa bệnh, có thể kết hợp với nhiều vị thuốc khác tạo thành bài thuốc chữa nhiều loại bệnh hiệu quả. Những bộ phận của cây gồm: Rễ, lá, cành, hoa, quả, vỏ cây,.. đều có thể sử dụng trong việc chữa bệnh. Cụ thể cây duối thường được dùng chữa các bệnh như:
Sỏi thận: Lá cây duối thường được dùng chữa sỏi thận đối với những bệnh nhân mắc bệnh giai đoạn đầu, những loại sỏi nhỏ.
Cách dùng lá cây duối chữa sỏi thận:
Bước 1 Hái và rửa sạch 15 chiếc lá duối, ngâm lá với nước muối rồi làm sạch lần nữa
Bước 2 Cắt lá thành những mảnh nhỏ, cho lá và 250ml nước lọc vào xay nhuyễn.
Bước 3 Lọc lấy nước và cho vào bình/chai bảo quản. Uống mỗi tối 1/lần trước khi ngủ.
Chữa sâu răng: Vỏ cây duối có khả năng chữa sâu răng tốt, giúp làm giảm cơn đau hiệu quả.
Cách dùng vỏ cây duối chữa sỏi thận:
Bước 1 Mang vỏ duối rửa sạch, ngâm với rượu đặc trong khoảng 10 ngày
Bước 2 Tẩm ướt tăm bông bằng rượu đã ngâm cùng vỏ duối và chấm vào vùng răng bị sưng.
Trị mụn nhọt: Nhựa cây duối có khả năng làm giảm cơn đau, sưng đỏ của mụn nhọt trên da.
Cách dùng nhựa cây duối chữa mụn nhọt:
Bước 1 Bôi nhựa cây duối lên giấy hoặc băng gạc rồi dán lên vùng da bị mụn
Bước 2 Lặp lại liên tục 1 – 2 lần/ngày.
Hạt duối được dùng trong chữa chứng chảy máu cam, tiêu chảy hay bệnh bạch ban.
Cách trồng và chăm sóc cây duối cảnh Cách trồng cây duối cảnh tại nhàCây duối có thể trồng bằng cách gieo hạt hoặc chiết cành, phổ biến nhất là cách chiết cành do giúp rút ngắn thời gian phát triển của cây. Khi chọn cành chiết bạn nên chọn cành trưởng thành nhưng không quá già, chắc và khỏe, không bị sâu bệnh.
Mùa xuân là thời điểm thích hợp nhất để trồng cây duối. Đất trồng cây cần bổ sung thêm xơ dừa, phân đạm để cung cấp dinh dưỡng và giúp đất được tơi xốp, cây nhanh lớn. Sau khi trồng cây cần thường xuyên tưới nước để cung cấp độ ẩm cho cây.
Cách chăm sóc cây duối cảnhCây duối là giống cây ưa nước và có khả năng chịu hạn kém nên cần được thường xuyên tưới nước, cấp ẩm để cây nhanh lớn và không bị chết bởi khô hạn.
Thân cây mềm dẻo, dễ dàng cho việc uốn dáng và cắt tỉa, mùa thay lá là mùa thuận tiện nhất cho việc uốn và tỉa cây. Chỉ nên thay chậu vào mùa xuân, mùa mưa hoặc thời điểm lá cây già.
Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây duối cảnhĐể giúp cây giữ được dáng đẹp và sinh trưởng nhanh, xanh tốt cần người chăm sóc thường xuyên tưới tiêu hợp lí, cấp ẩm cho đất và nhất là không bón quá nhiều phân khiến cây bị chậm phát triển.
Advertisement
6 hình ảnh đẹp về cây duối cảnh
Hướng Dẫn Đặt Thiềm Thừ Đúng Cách Giúp Thu Hút Tài Lộc Vượng Khí
Thiềm Thừ là Cóc Tài Lộc, Cóc Ba Chân, đây là con vật linh thiêng đứng thứ 2 sau Tỳ Hưu mang lại nhiều tiền tài, phúc lộc và an lành cho gia chủ.
1. Hình dạng của Thiềm Thừ
– Trên lưng cóc có các nốt sần tượng trưng cho chòm sao Đại Hùng. Cóc đặt trên giá đỡ tài lộc, trên miệng ngậm một đồng xu, hai bên tai đeo các sâu tiền cổ.
– Thiềm Thừ mang lại nhiều tài lộc, an lành cho gia chủ.
2. Nguồn gốc của Thiềm Thừ
Theo truyền thuyết của người Trung Hoa, Cóc Tài lộc trước kia là yêu tinh, được tiên ông Lưu Hải thu phục và theo tiên ông tu hành đi khắp nơi làm việc thiện, giúp dân chúng bớt khổ cực. Hình ảnh cóc vàng ngậm một đồng tiền trong miệng có ý nghĩa rằng cóc vàng sẽ mang đến tiền tài, phúc lộc cho gia chủ. Những người Trung Quốc tin rằng nếu ở dưới giếng, ao, hồ sau nhà có họ nhà cóc trú ngự thì gia đình sẽ tránh được những rắc rối nguy hiểm. Cóc đại diện cho tài lộc, may mắn, an lành. Chính vì vậy họ thường đặt cóc vàng phong thủy trong nhà để đón được nhiều tiền tài, phúc lộc cho gia đình, tránh khỏi những điềm dữ.
3. Ý nghĩa của Thiềm Thừ
Cóc Tài Lộc là biểu tượng của sự may mắn, mang lại cho gia chủ nhiều tiền tài. Hình ảnh đồng xu ngậm trên miệng cóc tượng trưng cho việc cóc mang tiền tài, phúc lộc vào nhà. Khi mà Tiềm Thù được khai quang, ai nhìn thấy đầu tiên sẽ đón được nhiều tài lộc, như vậy khi khai quang Thiềm Thừ chỉ nên có một mình gia chủ.
4. Cách đặt Thiềm Thừ
Với người Việt, chúng ta đặt Cóc Tài Lộc trên bàn thờ thổ địa hướng quay ra ngoài với quan niệm rằng ban ngày sẽ ra ngoài để kiếm tiền tài, tối đặt quay vào trong sẽ mang phúc lộc về nhà.
Cóc vàng phong thủy xuất xứ từ Trung Quốc, là phong tục tập quán lâu đời của họ nên khi đặt con vật linh thiêng này trong nhà cần phải hiểu thực sự ý nghĩa của Cóc Tài Lộc sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất cho gia chủ. Vị trí tốt nhất để đặt cóc vàng phong thủy đó là tại hai góc của cửa chính phòng khách, đầu của cóc vàng luôn hướng vào trong với ý niệm cóc mang vào nhà tiền tài phúc lộc cho gia chủ chỉ nên an vị ở chỗ đó không nên di chuyển nhiều vị trí sẽ kém hiệu quả hơn.
Đối với các cửa hàng, các công ty cóc vàng phong thủy cũng đặt như vậy và luôn chú ý rằng đầu của Cóc Tài lộc ngậm tiền phải hướng vào trong, có thể đặt cóc vàng phong thủy ở gầm bàn, trong tủ nhưng hướng đầu ngậm tiền vàng phải hướng vào trong. Tránh hướng ra ngoài, vì nếu đầu ngậm tiền vàng hướng ra ngoài thì tiền tài phúc lộc sẽ theo ra hết sẽ phản tác dụng.
Ngoài ra nếu không làm được như người Trung Hoa thì cũng phải đặt cóc tại bàn thờ Thổ Địa – Thần tài đầu ngậm tiền vàng hướng vào trong trang thờ Thổ Địa – Thần Tài. Tập hợp những ý tố an lành, tài lộc, Thổ Địa có vai trò giữ lành đất, bình an cho gia chủ, Thần tài mang lại phúc lộc tiền tài vào nhà, Cóc vàng phong thuy sẽ góp phần yểm trợ khiến gia đình được yên ổn, đón được nhiều tài lộc hơn.
Không nên đặt Cóc Ba Chân trong gian bếp, nhà vệ sinh, phòng tắm khiến cóc vàng trở nên hung dữ hơn không những không mang lại tiền tài, mà còn khiến gia đình thất thoát, hút hết những năng lượng tốt trong nhà. Ngoài ra nên tránh đặt Cóc Ba Chân trong phòng ngủ.
Cóc Ba chân có thể đặt nhiều vị trí như dưới gầm bàn, trong tủ,… Nhưng vị trí tốt nhất đó là nên đặt cóc vàng phong thủy tại vị trí nơi mà đối diện với cửa chính hơi chéo sang luôn luôn chú ý đầu ngậm tiền vào luôn phải hướng vào trong nhà.
Khi chọn cóc vàng phong thủy thì nên chọn Thiềm Thừ được làm từ nguyên liệu bằng đá, phải là đá thiên nhiên vì đá thiên nhiên có rất nhiều năng lượng, đá thiên nhiên tập hợp tinh hoa đất trời nắng, mưa, nóng, lạnh trải qua hàng trăm năm Thiềm Thừ sẽ mang nhiều ý nghĩa, linh thiêng hơn.
Đối với những Thiềm Thừ được làm từ bột đá sẽ ít năng lượng khí trời hơn, bởi vì bột được nghiền nát từ đá sẽ phá vỡ hết những cấu trúc bên trong, những tinh hoa được hấp thụ mấy trăm năm. Nhưng vì được sản xuất theo dây chuyền rất chuẩn xác và giống nhau hình thức mẫu mã lại rất đẹp mà giá thành lại rẻ hơn rất nhiều so với làm thủ công. Đối với những cóc vàng được đúc từ đồng cũng giống như được làm từ bột đá không có nhiều năng lượng, khí trời vì đã bị làm nóng chảy phá vỡ linh hồn năng lượng bên trong. Như vậy chỉ nên chọn những Thiềm Thừ bằng đá thiên nhiên sẽ mang lại may mắn, nhiều tiền tài, phúc lộc cho gia đình.
Đăng bởi: Hồng Diên
Từ khoá: Hướng dẫn đặt Thiềm Thừ đúng cách giúp thu hút tài lộc vượng khí
Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Cách Trồng Cây Vạn Lộc Bằng Nhiều Phương Pháp trên website Wchx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!