Bạn đang xem bài viết Kiến Thức Dinh Dưỡng Cho Bé 5 Tháng Tuổi được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Wchx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bài viết mong muốn chia sẻ những kiến thức dinh dưỡng cho bé 5 tháng tuổi, nhằm hỗ trợ thêm cho các mẹ trong cách nuôi dưỡng và chăm sóc con sao cho tốt nhất, để con luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện.
Sữa cho bé
Dưỡng chất thiết yếu cho bé 5 tháng tuổi
Trong chế độ dinh dưỡng cho bé 5 tháng tuổi tuyệt đối không được thiếu những chất dinh dưỡng cần thiết. Bé cần đầy đủ dưỡng chất để sẵn sàng cho một khởi đầu mới phát triển toàn diện.
1. Protein
Protein là thành phần quan trọng xây dựng nên cấu trúc cơ thể. Chất này có tác dụng sản xuất, duy trì và phục hồi các mô, tế bào. Hơn nữa, protein còn có nhiệm vụ sinh ra các enzym kháng thể, hormone điều tiết cơ thể. Nhu cầu protein bé cần 9,1g/ngày.
2. Carbohydrate
Carohydrate là một trong những thành phần không thể thiếu trong khẩu phần dinh dưỡng cho bé 5 tháng tuổi. Nó cung cấp nguồn năng lượng cần thiết cho não và mọi hoạt động sống. Đặc biệt carohydrate rất cần thiết cho khả năng tập trung cũng như kỹ năng học hỏi của bé sau này. Nhu cầu chất này bé cần mỗi ngày là 60g.
3. ARA (arachidonic acid)
ARA là một axit béo omega – 6 vô cùng có lợi cho trí não và thị lực của trẻ. Trong năm đầu tiên, tất cả trẻ nhỏ đều cần bổ sung chất này. Nhu cầu cho các a-xít béo omega-6 (kể cả ARA) là 4,4g/ngày. Chất dinh dưỡng này đều có trong sữa mẹ và sữa bột. Đó là lý do vì sao trẻ nhỏ luôn được khuyến khích không được bỏ sữa trong 12 tháng đầu.
4. Folate
Folate (hay còn gọi là axít folic) thực chất là vitamin B9 hòa tan trong nước. Dưỡng chất này rất cần cho quá trình phát triển, duy trì và tái tạo tế bào máu. Nếu thiếu folate, cơ thể rất dễ bị thiếu máu. Mặt khác, folate cũng rất cần cho sự hình thành di truyền trong mỗi tế bào.
5. Vitamin A
Vitamin A là thành phần chủ yếu của các sắc tố võng mạc, ảnh hưởng trực tiếp đến thị giác. Nếu bé không được bổ sung đầy đủ vitamin A, bé rất dễ gặp trường hợp khô hoặc loét giác mạc. Thậm chí một số trường hợp còn bị mù lòa. Mặt khác, vitamin A còn giữ vai trò giữ gìn các lớp biểu mô trong cơ thể. Thiếu vitamin A cũng đồng nghĩa với việc làm giảm sức đề kháng và hoạt động của hệ miễn dịch. Nhu cầu vitamin A trong chế độ dinh dưỡng cho bé 5 tháng tuổi là 400 – 600mcg/ngày.
6. Vitamin C
Vitamin C là một thành phần cực kỳ quan trọng cần được đáp ứng đầy đủ không chỉ trong chế độ dinh dưỡng cho bé 5 tuổi mà cả cho người lớn chúng ta. Nhìn chung đây là một chất chống oxy hóa mạnh của cơ thể. Nhờ có vitamin C mà quá trình tạo thành collagen dễ dàng và nhanh chóng. Mà collagen lại là một loại protein tham gia vào các mô liên kết của da, xương và sụn. Cũng nhờ có vitamin C mà cơ thể như có lớp bảo vệ khỏi sự xâm nhập của các virut và vi khuẩn gây hại. Vậy chuyện gì sẽ xảy ra nếu cơ thể bé bị thiếu vitamin C? Chảy máu chân răng, chảy máu cam, xuất huyết hoặc xuất hiện những vết bầm tím dưới da.
Theo Dinhduong.online tổng hợp
Cách Nấu Cháo Tôm Cho Bé 6 Tháng Tuổi Dễ Ăn, Giàu Dinh Dưỡng
Sau 6 tháng bé con cần được bổ sung thêm vitamin và khoáng chất để cơ thể phát triển toàn diện. Thời gian này, các mẹ đã bắt đầu cho bé làm quen với ăn dặm. Nếu chỉ ăn toàn thịt, bé khó có thể làm quen được với các thực phẩm mới khác.
Hôm nay, chúng mình sẽ giúp các mẹ hoàn thiện nốt phần thực đơn hàng tuần cho bé thông qua cách nấu cháo tôm cho bé 6 tháng tuổi, rất đơn giản mà vô cùng cần thiết.
Nguyên liệu chuẩn bị nấu cháo tôm cho bé 6 tháng tuổi
Tôm: 2 con
Bí đỏ (rau ngót, bí đao, rau cải)
Gạo nếp/ Bột xay
Hành khô
Dầu ăn, nước mắm
Các bước tiến hành nấu cháo tôm cho bé 6 tháng tuổi Bước 1: Sơ chế nguyên liệuTôm: Chọn tôm tươi và to, nên cho trẻ ăn tôm mới mua về sẽ ngon và không bị mất chất. Cắt đầu và đuôi tôm, bóc phần dây đen dọc lưng đi. Sau đó đem trần qua tôm rồi bóc vỏ.
Trần qua tôm, mục đích cho bé làm quen trước, nếu không làm kỹ bé ăn sẽ đau dụng, đi ngoài là điều có thể xảy ra.
Cuối cùng bạn xay nhuyễn tôm. Quá trình này khá quan trọng, vì bé mới được 6 tháng tuổi rất dễ bị hóc.
Bí đỏ: Có rất nhiều loại củ và rau nấu chung được với tôm, nhưng hôm nay tôi chọn bí đỏ vì ăn nó khá lành cũng như dễ ăn. Gọt vỏ và rửa sạch bí, đem thái nát để xay nhuyễn.
Gạo nếp: Nấu khoảng 1 nắm nhỏ, cho thêm ít gạo tẻ nữa cho đỡ ngán. Vo gạo sạch sẽ, ngâm khoảng 40 phút để gạo được nhuyễn hạt.
Hành khô: Bóc vỏ, rửa sạch rồi băm nhuyễn. Nếu không bạn cho vào cùng tôm xay nhuyễn.
Bước 2: Nấu cháo tômMọi thứ đã hoàn tất. Phi hành khô, đổ nước vào đun tới khi sôi, cho gạo vào ninh cho kỹ. Đun nhỏ lửa để cháo nhừ. Tiếp đến, cho tôm vào ninh cùng đến khi thấy mọi thứ nhỏ tươm. Sau cùng cho bí đỏ vào đun thêm một chút nữa. Thêm mắm và dầu ăn vào rồi tắt bếp.
Cách nấu cháo tôm cho bé 6 tháng tuổi này là thông dụng nhất, tuy nhiên nếu có thời gian, các mẹ có thể nấu bột gạo xay cùng tôm cũng được. Có rất nhiều bé thích ăn bột gạo xay hơn cháo. Không những chắc dạ mà còn dễ nuốt hơn.
Bước 3: Cho bé thưởng thứcBan đầu có thể bé sẽ không ăn nhiều, tuy nhiên sau khi đã làm quen có lẽ bé sẽ thích hơn đấy. Sau khi tắt bếp, đổ cháo ra đĩa tới khi nguội cho bé ăn. Thường xuyên cập nhật và thay đổi thực đơn cho bé giúp con yêu phát triển thể chất và tinh thần một cách toàn diện.
Hi vọng học cách nấu cháo tôm cho bé 6 tháng tuổi là niềm vui cũng như sự hạnh phúc của các mẹ. Chúc các con ngon miệng với món ăn này.
Đăng bởi: Hồng Ngọc Trần
Từ khoá: Cách nấu cháo tôm cho bé 6 tháng tuổi dễ ăn, giàu dinh dưỡng
5 Lưu Ý Trong Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Bé 3 Tuổi Giúp Tăng Cân
Các bậc làm cha mẹ nên lưu ý nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng bé 3 tuổi. Vì trong độ tuổi này bé thường hay chán ăn, dễ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng.
Chiều cao chuẩn của bé trai 3 tuổi từ 87,7-102,5cm và cân nặng từ 10,9-17kg. Chiều cao chuẩn của bé gái là 90,2-98,1 cm, cân nặng 12,6-16,1kg. Nếu bé nhà bạn có chỉ số thấp hơn 20% giá trị chuẩn này, có thể bé đang có dấu hiệu suy dinh dưỡng. Vì vậy cần chú trọng nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng bé 3 tuổi khoa học và hợp lý.
Ăn đầy đủ 3 bữa
Khẩu phần dinh dưỡng của bé nên chia làm 3 bữa trong ngày. Điều này sẽ giúp dễ tiêu hóa, dễ hấp thụ hơn những dưỡng chất cần thiết. Đối với những bé suy dinh dưỡng, nên hạn chế cho bé ăn quà vặt. Hơn nữa, các mẹ cũng cần tránh nấu những món khó tiêu. Do ở độ tuổi này, dạ dày của bé vẫn còn khá non nớt.
Ăn đầy đủ chất
Trên thực tế có nhiều bà mẹ có quan điểm sai lầm rằng cho bé ăn nhiều cơm là không bị suy dinh dưỡng. Nhưng thực chất theo các chuyên gia nên cho ăn bé đủ chất. Bé không cần phải ăn quá nhiều một loại thực phẩm nào đó. Điều quan trọng là trong bữa ăn phải đầy đủ các nhóm chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Những nhóm chất này phải bảo đảm đủ lượng calo cho bé hoạt động trong ngày.
Mua đồ ăn theo ý của con
Có bao giờ bạn gặp phải trường hợp bé nhà bạn đòi ăn một món nào đó nhưng bạn lại từ chối. Theo các chuyên gia, tâm lý cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc ăn uống. Bé sẽ ăn ngon miệng hơn khi ăn đúng món mà bé thích. Do đó, nên cân nhắc và đôi khi cũng cần lựa chọn món ăn theo ý của con. Không nên lấy suy nghĩ cá nhân của mình mà áp đặt chế độ ăn nghiêm khắc với bé.
Bổ sung những chất con thiếu
Khi bé lên 3 tuổi, các bậc phụ huynh cần đưa bé đi kiểm tra thường xuyên để xác định rõ tình trạng thiếu hụt chất ở con. Nếu bé thiếu kẽm, nên bổ sung thịt, trứng, đậu phộng, ngũ cốc, hàu. Trường hợp bé thiếu canxi, nên bổ sung ngay những thực phẩm từ sữa (sữa tươi, sữa chua, phomat), rong biển, đậu nành, sữa đậu nành. Nếu bé thiếu sắt, trong khẩu phần dinh dưỡng bé 3 tuổi cần bổ sung gấp thịt bò, cá, tôm, trứng gà và các loại họ đậu.
Giúp con thông minh nhờ những thực phẩm chứa DHA
DHA là acid béo giúp nuôi dưỡng não và chất này đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ bé phát triển trí tuệ. Ngoài ra, chất DHA cũng có thể giúp cải thiện tầm nhìn và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ em. DHA giúp phát triển…
Ngủ đủ giấc, tập thể dục đều đặn
Khi bé vận động sẽ kích thích dạ dày, khiến bé thèm ăn. Kể cả sau khi ngủ cũng vậy, một giấc ngủ ngon giúp bé tăng thêm vị giác. Hơn nữa, việc tập thể dục đều đặn, ngủ đúng giờ còn giúp tạo thành thói quen tốt cho bé sau này.
Top 5 Món Ngon Dinh Dưỡng Cho Bé Mà Mẹ Biết.
Món ngon dinh dưỡng cho bé không thể bỏ qua là cháo cá lóc.
Cháo lươn, chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bé yêu nhà bạn.
Cháo hàu hạt sen, món ngon cho bé phát triển mỗi ngày.
Cháo gà nấu bí đỏ, món ngon dinh dưỡng cho bé không thể bỏ qua.
Cháo ếch với bầu, thức ăn dinh dưỡng cho trẻ nhỏ.
Món ngon dinh dưỡng cho bé không thể bỏ qua là cháo cá lóc. Cách thực hiệnChuẩn bị nguyên liệu: 50g thịt nạc cá lóc, 50g gạo tẻ và gạo nếp, 30g cà rốt, gia vị.
Cách chế biến:Cá lóc làm sạch, luộc chín, loại bỏ xương, gỡ lấy thịt rồi ướp gia vị sao cho vừa ăn.
Đem gạo nếp, gạo tẻ vo sạch rồi nấu cho nhừ. Khi cháo gần chín cho cà rốt cắt hạt lựu vào. Sau đó, cho phần thịt cá vào khuấy đều đến khi cháo sôi trở lại.
Lưu ý: Đối với món cháo cá lóc, mẹ nên cho bé ăn lúc cháo còn nóng ấm để không có vị tanh.
Cháo cá lóc, món ăn bồi bổ cho bé
Cháo lươn, chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bé yêu nhà bạn.Cháo lươn chính là một trong những loại cháo được nhiều trẻ em yêu thích. Là thực phẩm bổ sung chất dinh dưỡng một cách đầy đủ và cần thiết để bé ăn ngon hơn và khỏe hơn. Cách nấu cháo lươn vô cùng đơn giản, bạn hoàn toàn có thể thực hiện theo cách sau.
Chuẩn bị:30g gạo tẻ , 20g khoai môn. 40g lươn, cà rốt 20g và gia vị cần thiết.
Cách nấu món ngon dinh dưỡng cho bé:Đun gạo nấu cháo cùng với khoai môn đã được cắt hạt lựu trong khoảng 45 phút.
Làm sạch lươn, luộc cho chín rồi tách lấy thịt. Xay nhỏ xương, sau đó lọc lấy khoảng ½ chén nước.
Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch cắt nhỏ hạt lựu. Rồi cho cà rốt vào nồi cháo cùng với chén nước xương. Đun sôi cho cà rốt mềm rồi cho lươn vào. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn và tắt bếp.
Cháo lươn, món ngon cho trẻ phát triển toàn diện
Cháo hàu hạt sen, món ngon cho bé phát triển mỗi ngày.Cháo hàu là một trong những thức ăn dinh dưỡng mà nhiều bà mẹ lựa chọn cho con của mình. Nhờ hương vị thơm ngon và chứa nhiều dưỡng chất nên cháo hàu rất được ưa chuộng.
Để nấu, đầu tiên bạn cần chuẩn bị đầy đủ những nguyên liệu như sau. 30g gạo, 50g hàu sữa, hạt sen 20g, nấm rơm 30g và gia vị
Công thức chế biến:Tách đôi hạt sen, bỏ tim. Vo sạch gạo và cho vào hai chén nước đun sôi cùng với hạt sen.
Nấm rơm làm sạch bỏ gốc, ngâm bằng nước muối pha loãng. Rửa cho sạch rồi cắt hạt lựu. Làm sạch hàu rồi băm nhỏ.
Cho 2 muỗng dầu ăn vào chảo, cho đầu hành lá vào phi thơm rồi cho hào vào xào. Cho nấm rơm vào xào, nêm nếm thêm gia vị vừa ăn. Sau đó cho hỗn hợp trên vào cháo. Là bạn đã có một món ngon dinh dưỡng cho bé.
Cháo hàu, món ngon cho bé phát triển toàn diện
Cháo gà nấu bí đỏ, món ngon dinh dưỡng cho bé không thể bỏ qua.Cháo bí đỏ là một trong những món ăn đầy chất dinh dưỡng. Rất tốt đối với sự phát triển trí não của bé. Ngoài những thành phần đầy dinh dưỡng, loại cháo này còn giúp bé ăn ngon hơn và thích ăn hơn.
Nguyên liệu chuẩn bị:40g ức gà, 30g bí ngô, 20g gạo.
Cách thực hiện:Rửa sạch ức gà, luộc lấy nước. Phần thịt đem xé nhỏ hoặc băm nhuyễn.
Bí ngô gọt vỏ, rửa sạch rồi thái hạt lựu.
Còn gạo thì đem vo sạch, đun với nước luộc gà. Khi thấy hạt gạo nở bung thì cho bí đỏ vào. Hầm cho cháo nhừ, sau đáo nêm gia vị rồi tắt bếp. Khuấy đều, múc ra tô và cho phần thịt gà xé nhỏ lên trên hoặc trộn đều.
Cháo gà nấu bí đỏ, món ngon dinh dưỡng cho bé không thể bỏ qua.
Cháo ếch với bầu, thức ăn dinh dưỡng cho trẻ nhỏ.Cháo ếch, một món ăn kích thích vị giác của trẻ nhỏ. Giúp trẻ thích ăn và thèm ăn. Đồng thời cung cấp những dưỡng chất cần thiết để trẻ lớn nhanh, phát triển tốt.
Để nấu món cháo bạn cần chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu như sau. 50g thịt nạc ếch, 50g gạo tẻ, 50g bầu, hành, gừng, dầu ăn, gia vị.
Cách chế biến:Gạo vo sạch, nấu cháo sao cho nhừ, sau đó cho bầu đã cắt hình hạt lựu vào, nấu cho chín bầu.
Đối với thịt ếch, làm sạch, băm nhỏ rồi xào với dầu ăn, hành và ít gừng.
Tiếp đến cho thịt vào đun sôi lại cùng cháo và nêm thêm gia vị sao cho vừa ăn. Món cháo thích hợp cho bé ăn vào buổi sáng.
Cháo ếch, thức ăn cho bé phát triển toàn diện
Đăng bởi: Đạt Nguyễn
Từ khoá: Top 5 món ngon dinh dưỡng cho bé mà mẹ biết.
Kiến Thức Dinh Dưỡng Mang Thai Tuần 3 Mẹ Cần Biết
Khi mang thai được 3 tuần, bạn có thể cảm thấy buồn nôn nhiều lần trong ngày. Nhiều chị em bị nghén nặng còn mệt mỏi, choáng váng, mất ăn mất ngủ. Trong chế độ dinh dưỡng mang thai tuần 3, chúng ta cần biết lựa chọn thực phẩm tránh nôn ói và xoa dịu dạ dày. Đấy là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu.
Những lưu ý dinh dưỡng mang thai tuần 3
1. “Kết thân” với thực phẩm chống nghén
Một số thực phẩm có thể cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết để duy trì thai kỳ mà lại có tác dụng làm dịu tình hình ốm nghén. Ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu nhiều tinh bột làm giảm axit trong đường tiêu hóa, từ đó làm dịu chứng buồn nôn. Các loại bánh tây nhạt, không hoặc ít đường sẽ giúp mẹ bầu đỡ đói khi không thể ăn các món ăn khác. Ngoài ra, việc kết hợp các món ăn chứa carbonhydrate phức tạp với protein trong thịt nạc, cá vừa giúp cung cấp calo cho mẹ bầu, vừa cải thiệt bớt tình trạng nghén thai kỳ. Ví dụ, mẹ bầu có thể ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt như bánh mì, ngô, các loại đậu và đậu Hà Lan với thịt nạc nhiều đạm như thịt heo, bò, thịt gia cầm bỏ da, hoặc đậu phụ.
Đưa gừng vào chế độ dinh dưỡng 3 tháng đầu cũng là 1 lựa chọn khôn ngoan của mẹ bầu. Vì gừng được cho là “kẻ thù” của buồn nôn, nghén ói, từ gừng tươi cho đến các loại thực phẩm có chứa gừng như bánh quy gừng, kẹo gừng, trà gừng v.v…
Tuy nhiên mẹ bầu cần lưu ý với các món được chế biến công nghiệp như kẹo gừng, bánh gừng, trà gừng túi lọc …, phải đọc kỹ nhãn mác để đảm bảo sản phẩm có nguồn gốc từ gừng tinh khiết thay vì hương liệu nhân tạo.
Nên ăn uống gì để mẹ khỏe, thai nhi phát triển toàn diện?
Trong giai đoạn mang thai, chế độ dinh dưỡng của bà bầu là vô cùng quan trọng và cần thiết. Điều này chính là yếu tố tác động tực tiếp đến sự phát triển của thai nhi, cung cấp nguồn dinh dưỡng cho thai nhi khôn lớn và khỏe mạnh.…
2. Khẩu phần nên chia thành nhiều bữa nhỏ
Cảm giác đói có thể làm cho bạn thấy buồn nôn hơn, vì vậy hãy thử bắt đầu ăn trước khi mẹ bầu cảm thấy đói, hay ngay khi thèm 1 món ăn nào đó. Ngoài ra, mẹ bầu cũng chỉ nên ăn vừa đủ, không để quá no hay ăn quá nhiều để giữ cho dạ dày không quá đầy. Uống 1 ly sữa nóng trước khi ngủ giúp trung hòa axit trong dạ dày cũng làm cho mẹ bầu ngủ ngon, không bị cảm giác buồn nôn “quấy rầy” suốt cả đêm.
3. Uống nhiều nước hơn mỗi ngày
Mất nước có thể gây ra tình trạng khử nước trong cơ thể làm bà bầu bị đau đầu, buồn nôn, chuột rút, phù nề và chóng mặt. Nước cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong tháng đầu thai kỳ vì tình trạng khử nước có thể kích thích dạ con co bóp, dẫn tới sẩy thai. Do đó, mẹ bầu cần uống ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày để cơ thể đủ nước và ngăn chặn nôn mửa. Ngoài ra, cũng nên uống từng ít một thay vì uống quá nhiều nước trong 1 lần. Các loại nước khoáng có gas có thể sẽ giúp dạ dày của bạn dễ tiêu hóa hơn.
Chế độ sinh hoạt lành mạnh
Ngoài việc xây dựng chế độ dinh dưỡng mang thai tuần 3 đủ chất, các mẹ cần chú ý đến những thói quen sinh hoạt hàng ngày. Hãy tuân thủ những nguyên tắc sau:
1. Ngủ nghỉ khi cảm thấy mệt
Cơ thể bị suy yếu do kiệt sức sẽ làm giảm khả năng chống chọi buồn nôn, vì vậy mẹ bầu nên cố gắng ngủ ít nhất 8 giờ mỗi đêm và nghỉ ngơi bất cứ khi nào cảm thấy mệt. Hạn chế căng thẳng vì ốm nghén có xu hướng nghiêm trọng hơn khi bạn mệt hay quá lo lắng, stress. Bên cạnh đó, để tránh chóng mặt, cố gắng từ từ rời khỏi giường vào mỗi sáng.ư
2. Nên tập yoga
Tập Yoga có thể rất có ích khi mang thai. Môn thể dục này giúp cơ thể và tâm trí bạn được trấn tĩnh. Nên tham gia các lớp Yoga dành cho thai phụ trước khi sinh nhưng lưu ý một số tư thể Yoga có thể ảnh hưởng không tốt cho thai nhi (tư thế lưng sẽ giảm lượng máu lưu thông tới thai nhi, tư thế xoay ngược nên tránh vào quý thứ 2 và thứ 3 của thai kỳ).
3. Ngưng dung nạp chất kích thích
Lượng cồn bao nhiêu là an toàn cho thai nhi hiện chưa được xác định. Vậy nên, tốt nhất là bạn hãy tránh những loại đồ uống này.
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ sinh non, sẩy thai, bong nhau và sinh thiếu cân. Bạn cần tránh hút thuốc bị động (hít phải khói khi người khác hút thuốc) càng nhiều càng tốt.
Theo Dinhduong.online tổng hợp
Bé 9 Tháng Tuổi Ăn Được Trái Cây Gì? 5 Loại Trái Cây “Vàng” Cho Bé !
Trẻ được 9 tháng tuổi có thể ăn nhiều loại trái cây. Chính vì thế, trong giai đoạn này, mẹ có thể cho bé ăn thêm nhiều hoa quả. Trái cây có nhiều chất dinh dưỡng như vitamin, chất xơ giúp bé khỏe mạnh, tăng cường đề kháng và trí nhớ.
Những điểm mà mẹ cần lưu ý khi cho bé ăn trái câyKhi được 9 tháng tuổi, bé có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ trái cây tươi mà không cần nấu chín. Chính vì thế, mẹ có thể bổ sung trái cây vào các bữa ăn dặm, cách bữa chính từ 1 đến 2 giờ đồng hồ. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý những điều sau đây khi cho trẻ ăn trái cây tươi:
Sử dụng trái cây organic để không chứa các hóa chất độc hại, không tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe của trẻ.
Cần rửa sạch, ngâm muối, bỏ vỏ trước khi cho con sử dụng. Đối với trái cây có hạt cần loại bỏ hạt trước khi ăn. Tránh tình trạng bé bị hóc, không tiêu hóa được.
Không cho bé ăn trái cây trái mùa, vì chúng được áp dụng các phương pháp không tự nhiên, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Không nên cho bé ăn các loại trái cây có tính nóng như mít, vải, dưa hấu, để tránh tình trạng rôm sảy khiến bé khó chịu.
Đối với những loại trái cây có vị chua như cam, quýt cần hạn chế cho bé ăn trực tiếp. Mẹ cần vắt nước và pha loãng trước khi cho bé uống.
Bếp Nhà Pi xin gợi ý 5 loại trái cây thích hợp với hệ tiêu hóa và tốt cho sự phát triển của trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên.
Những loại trái cây “vàng” cho bé 9 tháng tuổi 1. BơNếu mẹ hỏi “Bé 9 tháng tuổi ăn được trái cây gì?”, Pi xin trả lời là Bơ. Bơ cung cấp chất béo lành mạnh giúp bé thông minh hơn, phát triển toàn diện hơn. Đặc biệt, bơ giúp chống lại nguy cơ mắc bệnh tim và còn rất dễ chế biến. Ngoài ra, bơ còn có khả năng tăng hàm lượng dinh dưỡng của các loại rau củ khác.
2. TáoTáo có hàm lượng chất xơ lớn, rất tốt cho sức khỏe của bé. Hàm lượng chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan trong táo đều có pextin, giúp thúc đẩy sự vận động của ruột, giúp tránh các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, ung thư ruột kết.
3. ChuốiChuối là loại trái cây mà mọi người thường nghĩ đến đầu tiên khi bắt đầu cho bé ăn dặm. Bởi lẽ, vị chuối ngon, ngọt và chứa nhiều chất dinh dưỡng cho sự phát triển của bé. Với 126gr chuối có thể bổ sung đường, chất xơ, calo, kali, protein giúp bé ăn ngon hơn, ngủ tốt hơn. Đặc biệt, rất thích hợp cho các bé tiêu hóa kém.
4. LêĐây cũng là một loại quả được đưa vào chế độ ăn dặm của các bé 9 tháng tuổi bởi trong lê chứa carbohydrate, chất béo, protein, vitamin và các khoáng chất cần thiết cho bé. Lê cũng là một loại hoa quả giàu chất chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch, tăng khả năng kháng khuẩn và chữa lành vết thương.
5. XoàiXoài giúp tăng cường trí nhớ cho bé với vitamin B6, glutamine. Ngoài ra, còn có vitamin A giúp mắt sáng hơn; este, aldehyde và terpen thúc đẩy quá trình tiêu hóa; carotene và beta-carotene tăng sức đề kháng và thúc đẩy hệ thống miễn dịch.
Cập nhật thông tin chi tiết về Kiến Thức Dinh Dưỡng Cho Bé 5 Tháng Tuổi trên website Wchx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!