Xu Hướng 9/2023 # Lồng Ruột Ở Trẻ Em Dễ Nhầm Với Rối Loạn Tiêu Hóa # Top 10 Xem Nhiều | Wchx.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Lồng Ruột Ở Trẻ Em Dễ Nhầm Với Rối Loạn Tiêu Hóa # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Lồng Ruột Ở Trẻ Em Dễ Nhầm Với Rối Loạn Tiêu Hóa được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Wchx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trẻ dưới 24 tháng tuổi bị lồng ruột cấp tính với biểu hiện khóc thét vì đau bụng đột ngột dữ dội, quấy khóc từng cơn, bỏ bú. Bệnh thường xảy ra lúc trẻ đang ăn nhưng bỗng khóc thét lên, báo hiệu khúc ruột bắt đầu lồng vào nhau. Sau đó trẻ tạm thời nín khóc, bú trở lại nhưng sẽ khóc từng cơn khi cơn đau tái phát.

Sau khi quấy khóc, trẻ bắt đầu nôn. Ở giai đoạn đầu, trẻ nôn ra thức ăn chưa kịp tiêu hóa; giai đoạn muộn trẻ có thể nôn ra mật vàng mật xanh. Giai đoạn muộn hơn, khoảng 24 tiếng, trẻ có thể đi cầu ra máu tươi hoặc lẫn chút nhầy.

Khi trẻ nằm yên, sờ tay vào dưới bụng bên phải hoặc trên rốn có thể cảm nhận một khối nổi lên, trơn nhẵn, không cứng, đó là khối ruột bị lồng… Đôi khi rất khó khám trên thực tế do bé đau, giãy giụa nhiều. Lúc đó, siêu âm bụng sẽ đóng vai trò rất quan trọ ng trong việc chẩn đoán bệnh, khả năng phát hiện lồng ruột qua siêu âm có thể đạt 95-98%.

BS Trương Anh Mậu cho biết, tùy cơ địa từng trẻ mà biểu hiện lồng ruột khác nhau. Ở trẻ hai – bố n tuổi, thường bị lồng ruột mạn tính với triệu chứng đau bụng kéo dài từng đợt, các cơn đau thưa, chỉ xuất hiện cơn đau nhanh, thoáng qua, sau đó trẻ lại chơi đùa bình thường.

Tình trạng này có thể kéo dài hàng tháng làm phụ huynh chủ quan. Hoặc nếu trẻ có đau bụng, tiêu chảy sẽ dễ nhầm với rối loạn tiêu hóa. Đã có trường hợp thấy trẻ quấy khóc, nôn ói, đi cầu ra máu… phụ huynh liền nghĩ con bị tiêu chảy, kiết lỵ rồi tự ý cho trẻ uống thuốc tiêu chảy hoặc uống nước mát dẫn đến nhiều trường hợp cấp cứu trễ.

Theo BS Trương Anh Mậu, lồng ruột diễn tiến rất nhanh, trong vòng 24 giờ không đưa trẻ cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến ứ trệ thức ăn phía trên khối lồng. Ngoài ra, trong các đoạn ruột đều có mạch máu nuôi dưỡng.

Khi lồng ruột các mạch máu bị tắc nghẽn, đưa đến tình trạng mạch máu bị ứ trệ gây thiếu máu ruột dẫn đến viêm nhiễm, phù nề, xuất huyết, hoại tử ruột. Khi ruột hoại tử dẫn đến nhiễm trùng nhiễm độc nặng, một số trường hợp có thể thủng ruột gây viêm phúc mạc, sốc nhiễm khuẩn khiến bệnh nhi tử vong.

Trẻ lồng ruột sẽ được xử trí bằng cách đặt một ống thông nhỏ vào lòng trực tràng (hậu môn) và bơm hơi với áp lực chuẩn tùy lứa tuổi vào ruột, tạo áp lực đẩy, khiến khối lồng được hơi đẩy tháo ra hoàn toàn.

Những trường hợp trẻ nhập viện muộn (thường sau 24 tiếng) với các triệu chứng nặng như bụng chướng, lừ đừ, tiêu phân máu, sốc… bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật để tháo khối ruột lồng ruột. Nếu đoạn ruột lồng vào nhau bị hoại tử, cần phải phẫu thuật cắt bỏ đoạn ruột.

Một số trường hợp lồng ruột sau khi điều trị vẫn có nguy cơ tái phát và khó biết được khi nào bệnh sẽ xảy ra và không có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu. Vì vậy, phụ huynh cần theo dõi, nếu thấy trẻ quấy khóc, nôn ói cần lập tức đưa đến BV. Những trường hợp lồng ruột tái đi tái lại nhiều lần sẽ được chỉ định nội soi hoặc mổ thám sát để tìm hiểu có polyp, ruột đôi hay vấn đề gì bất thường trong ổ bụng không.

Một số trẻ sau khi điều trị lồng ruột có thể bị rối loạn tiêu hóa như đi phân lỏng, nhiều lần, chán ăn… Nhiều bệnh nhi phải mất một thời gian dài để các chức năng tiêu hóa trở về bình thường.

Do nguyên nhân lồng ruột ở trẻ không rõ ràng nên không có biện pháp phòng tránh. Tuy nhiên, không nên để trẻ vừa ăn vừa chạy nhảy, lúc đổi sữa theo độ tuổi nên cho ăn với liều lượng từ ít sang nhiều, tránh cho ăn nhiều một cách đột ngột.

Theo PNO

Thuốc Biviantac: Thuốc Dùng Cho Các Rối Loạn Tiêu Hóa

Thành phần hoạt chất:

Mỗi gói 10 ml chứa Nhôm hydroxyd 612 mg (tương đương Nhôm oxyd 400mg), Magnesi hydroxyd 800 mg, Simethicon 80 mg.

Mỗi viên nén nhai chứa: Bột dập thẳng Codried (Nhôm oxyd 200mg, magnesi hydroxyd 400 mg), bột simethicon 70% (simethicon 30 mg).

Thuốc có thành phần tương tự: Fumagate, Alumag-S, Hamigel-S…

Biviantac là sản phẩm kết hợp giữa hai chất kháng acid và một chất chống đầy hơi simethicon. Hai chất kháng acid là magnesi hydroxyd có tác dụng nhanh và nhôm hydroxyd có tác dụng chậm. Sự kết hợp này làm cho sản phẩm vừa có tác dụng nhanh, vừa có thời gian tác dụng đệm kéo dài. Magnesi hydroxyd có thể gây tiêu chảy, nhưng tác dụng này sẽ được cân bằng bởi nhôm hydroxyd có thể gây táo bón.

Thuốc Biviantac được chỉ định để điều trị các trường hợp do tăng tiết acid quá mức như:

Khó tiêu, nóng rát hay đau vùng thượng vị.

Trướng bụng, đầy hơi, ợ nóng

Tăng độ acid, đau rát dạ dày.

Các rối loạn thường gặp trong những bệnh lý loét dạ dày tá tràng, thực quản.

Bạn nên dùng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ.

3.1. Dạng gói

Người lớn: 10 g (1 gói) x 2 – 4 lần/ngày.

Trẻ em: 5 – 10 g (1/2 – 1 gói) x 2 – 4 lần/ngày.

Cách dùng: Lắc kỹ gói thuốc trước khi dùng. Dùng thuốc lúc đói hoặc sau khi ăn khoảng 20 phút đến 1 giờ, trước khi đi ngủ hoặc khi có triệu chứng.

3.1. Dạng viên nén nhai

Người lớn (cả người cao tuổi và trẻ em trên 12 tuổi): 2 – 3 viên, 3 – 4 lần mỗi ngày. Tối đa không quá 12 viên một ngày.

Trẻ em dưới 12 tuổi: Không nên dùng hoặc hỏi ý kiến bác sĩ.

Cách dùng: Viên nén nên được nhai kỹ trước khi nuốt. Dùng thuốc lúc đói hoặc sau khi ăn khoảng 20 phút đến 1 giờ hoặc trước khi đi ngủ.

Không dùng thuốc Biviantac cho người:

Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Suy nhược nặng.

Suy thận, tăng magne máu, giảm phosphat máu.

Trẻ em (đặc biệt là trẻ em mất nước

Bạn không nên dùng thuốc Biviantac quá 2 tuần mà không có ý kiến bác sĩ.

Liều cao thuốc Biviantac có thể làm nặng hơn tình trạng tắc ruột ở người có nguy cơ cao (suy thận, người cao tuổi…).

Dùng thuốc kéo dài, liều cao hoặc thậm chí dùng liều bình thường ở những người có nguy cơ thiếu hụt phospho, có thể làm giảm phosphat đi kèm tăng tiêu cơ xương và tăng calci niệu với nguy cơ loãng xương.

Ở người bệnh suy thận, nồng độ nhôm và magne trong huyết tương thường cao, có thể gây sa sút trí tuệ, thiếu máu hồng cầu nhỏ.

Nhôm hydroxyd có thể không an toàn cho người bệnh bị rối loạn chuyển hóa porphyria đang thẩm tách máu.

Không nên dùng thuốc Biviantac cho người bệnh có các vấn đề di truyền hiếm gặp không dung nạp fructose, giảm hấp thu glucose-galactose hoặc thiếu sucrose-isomaltase vì thuốc có chứa tá dược lactose monohydrat.

Một số tác dụng phụ do thuốc gây ra được ghi nhận như sau:

Tiêu hóa: tiêu chảy hoặc táo bón, đau bụng.

Phản ứng quá mẫn: ngứa, mày đay, phù mạch, phản ứng phản vệ.

Chuyển hóa:

Tăng magne máu (ở người bệnh suy thận dùng thuốc kéo dài).

Tăng lượng nhôm trong máu.

Giảm phosphat máu (liều cao, kéo dài, hoặc ở người ăn thiếu phospho) kèm tiêu cơ xương, loãng xương.

Nếu xuất hiện bất kỳ tác dụng không mong muốn nào khi dùng sản phẩm, thông báo ngay cho bác sĩ, dược sĩ. Trong trường hợp nghiêm trọng cần đến trung tâm y tế gần nhất để được hỗ trợ.

Thuốc Biviantac có thể làm cản trở hấp thu các thuốc khác (đặc biệt là một số loại thuốc kháng sinh như tetracyclin, ciprofloxacin, ketoconazol, chloroquin, cefpodoxim, các vitamin…). Nên uống các thuốc cách xa khoảng 2 giờ trước hoặc sau khi dùng Biviantac.

Magnesi hydroxyd trong thuốc cũng có thể làm thay đổi sự đào thải của một số thuốc, như tăng thải trừ các salicylat.

Thông báo cho bác sĩ những thuốc (bao gồm cả thuốc kê đơn, không kê đơn, vitamin, thuốc dược liệu…) và thực phẩm mà bạn đang sử dụng. Nếu thấy có dấu hiệu bất thường khi dùng sản phẩm, hãy thông báo ngay cho dược sĩ, bác sĩ.

Khi dùng thuốc quá liều, các triệu chứng nghiêm trọng ít xảy ra. Bạn có thể bị tiêu chảy, đau bụng, nôn mửa. Liều cao có thể gây hoặc làm nặng hơn tình trạng tắc ruột, tắc hồi tràng.

Tính an toàn của thuốc trên phụ nữ có thai và cho con bú chưa được thiết lập. Tuy nhiên, simethicon không hấp thu qua đường tiêu hóa và rất ít lượng muối nhôm và magnesi bài tiết vào sữa mẹ khi dùng ở liều khuyến cáo. Ảnh hưởng của thuốc đối với trẻ bú mẹ là không đáng kể.

Trước khi sử dụng bất cứ thuốc nào trong thời kỳ này, bạn cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ để đảm bảo an toàn.

Bảo quản thuốc Biviantac ở nơi khô ráo, bảo quản ở nhiệt độ phòng, dưới 30oC.

Nên tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào sản phẩm.

Cất trữ sản phẩm ở nơi an toàn, cách xa tầm tay của trẻ em và vật nuôi.

Dược sĩ Trần Vân Thy

Các Bệnh Lý Rối Loạn Tiêu Hóa Trong Thai Kỳ Và Cách Chữa Trị

Các bệnh lý rối loạn tiêu hóa trong thai kỳ và cách chữa trị

1Táo bón

Đây là một căn bệnh vô cùng phố biến của các thai phụ. Hầu như hơn 90% phụ nữ khi mang thai đều sẽ mắc phải căn bệnh này. Bệnh táo bón sẽ khiến cho cơ thể của mẹ rất là mệt mỏi, bụng sẽ luôn cảm giác đau, đi lại, cử động rất khó chịu.

Nguyên nhân

Thực ra đây là một bệnh lý do khi cơ thể mẹ mang thai sẽ tiết ra một Hormone giới tính duy trì sức khỏe của thai nhi. Hormone này chính là nguyên nhân làm cho hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động chậm hơn bình thường.

Nếu như lượng thức ăn của cơ thể bình thường sẽ tiêu hóa hết trong vòng 1 giờ, thì cơ thể phụ nữ mang thai phải mất gấp đôi thời gian. Điều này đồng nghĩa với việc lượng chất thải được bài tiết ra ngoài chậm hơn, gây ra bệnh táo bón.

Cách chữa trị

Cách chữa trị đơn giản nhất mà không phải dùng đến thuốc đó là các mẹ nên bổ sung nhiều thức ăn giàu chất xơ (cam, chanh, các cây họ đậu). Nên trung bình bổ sung 25g – 30g chất xơ cho mỗi ngày. Chất xơ sẽ hấp thụ nước làm mềm các chất thải rắn trong ruột, giúp cho mẹ giảm được chứng bệnh táo bón.

2Bệnh trĩ trong thai kỳ

Nguyên nhân

Thật ra bệnh trĩ trong thai kỳ sẽ xuất hiện nếu như các mẹ bị chứng táo bón kéo dài. Việc gắng sức khi đi vệ sinh chính là một biểu hiện của bệnh trĩ. Khi mang thai, lượng máu lưu thông trong cơ thể bạn sẽ tăng lên làm giãn nỡ các tĩnh mạch. Ở hậu môn, các tĩnh mạch lại làm việc càng yếu ớt hơn, nên sẽ gây khó khăn nếu như gặp đúng vào lúc mẹ bị chứng táo bón.

Cách chữa trị

3Chứng ợ nóng

Nguyên nhân

Theo Cổng thông tin điện tử Sở Y tế tỉnh Nam Định, ợ nóng hay còn gọi là chứng trào ngược Axit. Do cơ thể của mẹ bị thay đổi về nội tiết tố, nên chứng ợ nóng sẽ thường hay xuất hiện hơn. Các triệu chứng như đắng miệng, ợ chua hay nóng rát phần ngực hoặc cuống họng là những biểu hiện của chứng ợ nóng.

Cách chữa trị

Các mẹ nên tránh những loại nước uống có ga (nước ngọt, coca cola, rượu bia), sô-cô-la, cà phê, các món ăn chế biến quá nhiều dầu, các loại kẹo hoặc nước uống có chiết xuất bạc hà, mù tạt, giấm,…

4Thai phụ nên chú trọng trong các bữa ăn

Để có được một hệ tiêu hóa tốt và không bị rối loạn tiêu hóa trong suốt thai kì các mẹ nên chú ý những đặc điểm sau:

– Nên chia các bữa ăn trong ngày thành các bữa ăn nhỏ, không nên ăn quá nhanh, nhai chậm và kỹ.

– Uống thật nhiều nước và các loại nước ép trái cây.

– Nên nhai kẹo cao su trước các bữa ăn để kích thích tuyến nước bọt và trung hòa lượng axit trong dạ dày.

– Không nên ăn quá gần giờ đi ngủ, thích hợp nhất là nên ăn 2 – 3 tiếng trước khi đi ngủ.

– Giữ cân nặng ở mức hợp lý với thai phụ, không nên để cân nặng tăng quá nhanh.

– Nên mặc quần áo rộng rãi.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Sở Y tế tỉnh Nam Định

Bách hóa XANH

Trẻ Em Nên Ăn Hoa Quả Gì Để Tốt Cho Hệ Tiêu Hóa

Trẻ em nên ăn hoa quả gì để tốt cho hệ tiêu hóa cũng là câu hỏi của nhiều bố mẹ, họ thường lo lắng cho hệ tiêu hóa của con mình. Phải làm sao để bé có hệ tiêu hóa khỏe nhất?

Trong quả bơ có chứa hơn 14 loại Vitamin và khoáng chất bao gồm Canxi, đồng, Kali, kẽm… ngoài ra thì hàm lượng protein có trong quả bơ cao, cao hơn hẳn so với nhiều loại khác.

Đối với bơ, bố mẹ có thể xay nhuyễn chung với sữa tươi, sữa chua hoặc váng sữa cho bé ăn hàng ngày.

Táo

Táo rất giàu vitamin C, vitamin A, folate, khoáng chất, kali và phốt pho. Ăn táo rất có lợi cho hệ tiêu hóa bởi vì trong táo có chứa hàm lượng chất xơ cao cho nên mẹ không lo bé mắc bệnh táo bón hoặc chứng đầy hơi, khó tiêu.

Mẹ có thể cho bé ăn táo tươi hoặc ép lấy nước uống cũng rất ngon.

Dưa hấu

Dưa hấu mát, rất dễ ăn, có vị ngọt dịu rất phù hợp với trẻ em. Ngoài ra thì dưa hấu còn chứa nhiều đồng, selen, các loại vitamin B rất thích hợp để thúc đẩy tiêu hóa.

Đu đủ chín

Trong thành phần của đu đủ chín có chứa lượng canxi khá cao, đủ để cung cấp cho cơ thể bé hoạt động trong 1 ngày. Ngoài ra thì đu đủ chín còn có chứa một loại enzym cực kỳ tốt cho hệ tiêu hóa.

Đu đủ chín có vị ngọt thanh mát, mùi thơm và mềm rất dễ ăn. Bố mẹ có thể cho bé ăn đu đủ xay nhuyễn với sữa hoặc dằm với đường,…

Hồng xiêm

Hồng xiêm có vị ngọt thanh mát rất ngon, nhiều bé rất thích loại trái cây này. Hồng xiêm là loại quả có chứa hàm lượng sắt và canxi cao, cho nên đây là một loại quả có chứa giá trị dinh dưỡng cực kỳ cao rất phù hợp cho bé.

Vú sữa

Vú sữa là loại trái cây có chứa hàm lượng canxi cao và lượng canxi này đủ cung cấp 6.8% nhu cầu canxi cho bé.

Qủa chuối

Chất xơ trong quả chuối cực kỳ tốt cho tiêu hóa, ăn nhiều chuối sẽ có tác dụng phòng ngừa bệnh táo bón, giúp tăng cường hệ miễn dịch của bé.

Mẹ có thể cho bé ăn chuối tươi hoặc xay chuối với sữa, sinh tố chuối cũng là một loại nước uống bổ dưỡng.

Qủa xoài

Dường như đứa trẻ nào cũng thích loại quả này, quả xoài có mùi thơm dịu, xoài chín có vị ngọt thanh. Xoài là một loại quả có chứa hàm lượng Vitamin C cực kỳ cao cho nên tăng cường sức đề kháng cho bé cực tốt.

Qủa mãn cầu

Mãn cầu hay còn có tên gọi là quả na, quả na có chứa lương Protein cao, khi cho bé ăn kèm giữa mãn cầu và sữa tạo ra nguồn dinh dưỡng cực kỳ tốt, bổ sung protein cho bé.

Như vậy bố mẹ đã biết một số loại trái cây có tác dụng cực kỳ tốt cho trẻ em, nhưng quan trọng hơn là ăn như thế nào thì mới phát huy hết tác dụng:

Bố mẹ nên cho bé ăn sau khi ngủ dậy hoặc nên cho bé ăn vào khoảng cách giữa hai bữa chính.

Đối với những trẻ dưới 3 tháng tuổi thì chỉ nên cho bé uống nước ép trái cây, còn đối với những bé từ 4 tháng trở nên thì mới nên cho bé ăn trái cây tươi nghiền nhuyễn.

Không nên thay thế hoàn toàn rau xanh bằng trái cây bởi vì trong trái cây còn thiếu số loại Vitamin và khoáng chất mà chỉ trong rau xanh mới có.  Chính vì vậy mà không nên thay thế trái cây cho bất cứ một loại thực phẩm nào khác.

Theo dinhduong.online tổng hợp

Rối Loạn Hoang Tưởng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Điều Trị

Rối loạn hoang tưởng hiện nay có tên gọi chính thức là rối loạn ảo tưởng. Đây là một dạng bệnh tâm thần nghiêm trọng với triệu chứng chính là những ảo tưởng. Tuy nhiên, những suy nghĩ ảo tưởng của người bệnh không hoàn toàn kỳ quái hoặc xa rời thực tế. Chúng thường dựa trên những điều có thể xảy ra với người bệnh trong cuộc sống thực. Một ví dụ thường thấy là có ai đó theo dõi, lừa dối hoặc rất yêu họ.

Người mắc bệnh rối loạn ảo tưởng thường không có biểu hiện hành vi kỳ quái một cách rõ rệt. Do vậy, căn bệnh không ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của họ. Căn bệnh này trong thực tế khá hiếm gặp và có nhiều sự tương đồng với tâm thần phân liệt.

Erotomanic (ảo tưởng lãng mạn): Người bệnh tin rằng có ai đó đang yêu họ và cố gắng tìm cách liên lạc với người đó. Thông thường, đối tượng trong trường hợp này thường là người nổi tiếng hoặc quan trọng. Ảo tưởng này có thể dẫn đến hành vi rình rập.

Ảo tưởng ghen tuông: Người bệnh tin rằng người bạn đời hoặc bạn tình của mình không chung thủy.

Ảo tưởng bị hại: Người bệnh tin rằng họ hoặc ai đó gần gũi với họ đang bị hãm hại, ngược đãi. Họ thậm chí có thể báo với chính quyền về điều này dù không hề có cơ sở thực tế.

Grandiose: Người bệnh thổi phồng quá mức về giá trị bản thân. Họ có thể tin rằng bản thân mình là người có tài năng tuyệt vời hoăc có một khám phá quan trọng.

Somatic: Họ tin rằng cơ thể họ có khiếm khuyết hoặc bất thường về mặt y tế.

Ảo tưởng về suy nghĩ: Họ cho rằng những người khác đang nhận thức được suy nghĩ của họ. Trường hợp khác, họ có thể tin rằng một thực thể khác đang chèn suy nghĩ của đối tượng đó vào đầu họ.

Người mắc căn bệnh này thường có rất nhiều suy nghĩ viển vông và có nhiều bằng chứng cho thấy đó là những ý tưởng không thực tế. Các triệu chứng này thường kéo dài từ một tháng trở lên. Do vậy, đôi khi chúng còn được gọi là chứng rối loạn hoang tưởng dai dẳng. Một số dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của căn bệnh này bao gồm:

Những ý nghĩ ảo tưởng không kỳ quặc.

Tâm trạng khó chịu, đôi khi có sự lo lắng, tức giận.

Yếu tố sinh học: Những bất thường ở não bộ cũng có thể dẫn đến những ý nghĩ ảo tưởng. Những vùng não bất thường này sẽ ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và suy nghĩ của người bệnh.

Sử dụng chất kích thích: rượu, bia, ma túy,.. là những chất kích thích có thể dẫn đến ảo tưởng.

Môi trường sống, yếu tố tâm lý: Có nhiều bằng chứng cho thấy sự căng thẳng có thể kích hoạt hoang tưởng. Ngoài ra, những người bị cô lập, xa cách cũng có nhiều khả năng bị rối loạn ảo tưởng hơn.

Chẩn đoán rối loạn hoang tưởng

Để có được hướng điều trị phù hợp, trước tiên người bệnh cần được chẩn đoán đúng bệnh. Các bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm để loại trừ các thực thể là nguyên nhân gây triệu chứng. Các thực thể có thể kể đến như bệnh Alzheimer, động kinh, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, tâm thần phân liệt,… Chẩn đoán rối loạn hoang tưởng sẽ được thực hiện khi:

Người đó có một hoặc nhiều ảo tưởng kéo dài từ một tháng trở lên.

Họ chưa bao giờ được chẩn đoán mắc tâm thần phân liệt.

Ngoài những ảo tưởng và ảnh hưởng của nó, cuộc sống của họ hầu như vẫn bình thường. Các hành vi không kỳ quặc.

Không có các rối loạn tâm thần, thuốc hoặc tình trạng sức khỏe nào khác có thể là nguyên nhân gây bệnh.

Các giai đoạn hưng cảm, trầm cảm nếu có sẽ rất ngắn khi so sánh với các cơn hoang tưởng.

Điều trị rối loạn hoang tưởng như thế nào?

Sau khi được chẩn đoán, các bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp. Thông thường, việc này sẽ bao gồm thuốc và liệu pháp tâm lý.

Thuốc: Loại thuốc chính để điều trị rối loạn ảo tưởng là thuốc chống loạn thần. Chúng bao gồm cả loại điển hình và không điển hình. Các loại thuốc này hoạt động bằng cách ngăn chặn các thụ thể dopamin trong não. Qua đó làm giảm bớt tình trạng ảo tưởng. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể được kê đơn thêm các loại thuốc an thần hoặc thuốc chống trầm cảm.

Tâm lý trị liệu: Bên cạnh thuốc, các liệu pháp tâm lý cũng có ích trong việc điều trị căn bệnh này. Liệu pháp thường được sử dụng nhiều nhất là nhận thức hành vi (CBT). Chúng giúp người bệnh nhận thức và thay đổi các suy nghĩ, hành vi không phù hợp. Bên cạnh đó còn có thể kèm theo các liệu pháp gia đình hoặc tâm lý cá nhân.

Rối loạn hoang tưởng thường là một tình trạng mãn tính. Tuy nhiên, nếu được điều trị đúng cách, các triệu chứng có thể dần giảm bớt. Từ đó, người bệnh có thể phục hồi hoàn toàn và trở về trạng thái bình thường. Hiện nay chưa có cách nào để ngăn ngừa căn bệnh này. Cách tốt nhất là giúp người bệnh tìm đến bác sĩ chuyên môn để chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Rối Loạn Dung Nạp Glucose Là Gì Và Cách Phòng Tránh

Nghiệm pháp dung nạp glucose thường được bác sĩ áp dụng để chẩn đoán tình trạng tiền đái tháo đường. Nhờ đó, người bệnh có thể biết được rõ tình trạng sức khỏe của mình hiện tại. Khi đó, họ sẽ những biện pháp chữa trị và ngăn ngừa rủi ro hiệu quả hơn.

Rối loạn dung nạp glucose là gì?

Rối loạn dung nạp glucose là tình trạng đường glucose trong máu tăng cao hơn so với mức bình thường, tuy nhiên lại chưa cao như người mắc bệnh tiểu đường. Tình trạng này là sự kết hợp của quá trình rối loạn sản sinh insulin và giảm độ nhạy của insulin.

Chỉ số glucose trong máu cao dễ tăng nguy cơ tiểu đường

Nguyên nhân gây ra tình trạng này

Thủ phạm gây ra tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết cũng tương tự như bệnh tiểu đường loại 2 như sau:

Nguy cơ cao với các trường hợp thừa cân hay béo phì.

Yếu tố di truyền: Gia đình có người bị mắc bệnh tiểu đường.

Lối sống thụ động: Không thường xuyên rèn luyện cơ thể, lười vận động.

Thừa cân khiến nguy cơ rối loạn dung nạp glucose tăng cao

Một số yếu tố khác tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn dung nạp đường huyết là rối loạn mỡ máu, huyết áp cao, mắc hội chứng buồng trứng đa nang, tiểu đường thai kỳ…

Dấu hiệu của chứng rối loạn đường huyết

Thông thường, người mắc chứng rối loạn dung nạp glucose sẽ không xuất hiện triệu chứng rõ rệt. Phần lớn trường hợp phát hiện tình trạng này thông qua việc tình cờ thử máu trong đợt kiểm tra sức khỏe hoặc nghi ngờ nhiễm một loại bệnh nào khác.

Rối loạn dung nạp đường huyết thường phát hiện từ xét nghiệm máu

Khi tiến hành thử nghiệm, nếu bác sĩ nhận thấy bạn có nguy cơ tiền đái tháo đường hoặc bệnh tiểu đường, họ sẽ đề nghị xét nghiệm máu sàng lọc lượng đường trong máu. Với các trường hợp thừa cân, cholesterol cao, huyết áp cao, từng trải qua cơn đau tim, đột quỵ, bác sĩ sẽ nhanh chóng đề nghị bạn xét nghiệm máu để kiểm tra lượng đường trong máu.

Nếu có bất kỳ triệu chứng của bệnh tiểu đường, bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín để tiến hành xét nghiệm. Một số triệu chứng phổ biến của bệnh này là sụt cân đột ngột, khát nhiều, tiểu nhiều, mệt mỏi…

Thực tế, những triệu chứng này thường phát triển tương đối chậm, có thể là trong vài tuần hoặc vài tháng. Tuy nhiên, chứng rối loạn dung nạp glucose không hẳn là không xuất hiện bất cứ triệu chứng nào. Những dấu hiệu của chúng thường rất kín đáo, không nghiêm trọng nên nhiều người sẽ lầm tưởng với các loại bệnh khác.

Ví dụ như mệt mỏi bất thường, tổn thương trên da chậm lành, tay chân mất sức, da khô ngứa… Đối với trường hợp thừa cân hay mang thai, khi xuất hiện các nếp gấp sạm màu trên da, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để tiến hành kiểm tra đường huyết.

Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn dung nạp glucose

Xét nghiệm rối loạn dung nạp đường huyết và HbA1c có khả năng được dùng để chẩn đoán rối loạn dung nạp glucose. Xét nghiệm rối loạn dung nạp glucose (OGTT) thường được tiến hành vào buổi sáng sau một đêm không ăn. Sau đó, bạn sẽ được thực hiện xét nghiệm một lần nữa sau 2 tiếng uống một dung dịch chứa đường glucose.

Đây  là dung dịch được sử dụng chuyên biệt cho nghiệm pháp dung nạp glucose. Với người bình thường, đường huyết sau khi uống đường 2 giờ sẽ dưới 7,8mmol/L (140mg/dL).

Trường hợp chẩn đoán rối loạn dung nạp glucose là khi đường máu lúc đói nhỏ hơn 7 mmol/L. Đường máu khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose sau 2 giờ từ 7,8 mmol/L đến 11,1 mmol/L.

Hơn thế nữa, chỉ số HbA1c cũng có thể được dùng để đánh giá về tình trạng rối loạn dung nạp glucose. Nếu có chỉ số HbA1c từ 42 đến 47 mmol/mol(6,0 – 6,5%), bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường rất cao.

Gợi ý cách phòng ngừa hiệu quả

Nếu được phát hiện và có biện pháp can thiệp kịp thời, người bệnh có khả năng ngăn cản hay làm chậm sự phát triển của bệnh tiểu đường và tim mạch.

Chủ động thay đổi lối sống sinh hoạt: Đây chính là biện pháp hiệu quả nhất để ngăn chặn sự phát triển của chứng rối loạn dung nạp đường huyết thành bệnh tiểu đường.

Điều chỉnh chế độ ăn uống: Tham khảo ý kiến bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn các chế độ ăn uống cân bằng và khoa học phù hợp.

Giảm cân khi đang thừa cân: Nếu thừa cân hoặc béo phì, bên cạnh việc tránh những bệnh khác, bạn nên tiến hành giảm cân càng sớm càng tốt. Điều này sẽ giúp giảm mức đường glucose trong máu.

Duy trì tham gia hoạt động thể chất ít nhất 30 phút/ngày, năm ngày một tuần như đi bộ, đạp xe, chạy bộ, bơi… Lối sống năng động sẽ giúp giảm nguy cơ bị các bệnh tim mạch hay đột quỵ.

Từ bỏ thói quen xấu như hút thuốc lá, sử dụng đồ uống có cồn như rượu, bia và các chất kích thích.

Thường xuyên rèn luyện cơ thể để ngăn ngừa bệnh tật

Chứng rối loạn dung nạp glucose nếu được phát hiện sớm sẽ giúp bạn ngăn chặn tình trạng chuyển xấu thành bệnh đái tháo đường. Vì thế, bạn nên thường xuyên khám sức khỏe tổng quát định kỳ để loại bỏ những rủi ro về sức khỏe.

Đăng bởi: Hiệu Bùi

Từ khoá: Rối loạn dung nạp glucose là gì và cách phòng tránh

Cập nhật thông tin chi tiết về Lồng Ruột Ở Trẻ Em Dễ Nhầm Với Rối Loạn Tiêu Hóa trên website Wchx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!