Xu Hướng 9/2023 # Mụn Nhọt: Cách Xử Trí Và Phòng Tránh Hiệu Quả # Top 17 Xem Nhiều | Wchx.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Mụn Nhọt: Cách Xử Trí Và Phòng Tránh Hiệu Quả # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Mụn Nhọt: Cách Xử Trí Và Phòng Tránh Hiệu Quả được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Wchx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Mụn nhọt là tình trạng nhiễm trùng da rất thường gặp. Nhọt ở da là bệnh lý lành tính và nhìn có vẻ đơn giản. Tuy nhiên không ít tai biến đã xảy ra vì chủ quan trong cách chăm sóc và điều trị bệnh. Trong bài viết này, YouMed sẽ chia sẻ đến bạn đọc phương pháp điều trị mụn nhọt hiệu quả.

Đây là bệnh lý lành tính nên chúng ta có thể tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên, mụn nhọt có thể trở nên trầm trọng và gây nguy hiểm cho người bệnh. Vì vậy, mọi người nên nhận biết những dấu hiệu xấu và nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Bạn cần phải gặp bác sĩ khi nhọt da có các triệu chứng sau:

Nhọt da khiến bạn đau không thể chịu nổi. Cơn đau làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày hoặc giấc ngủ.

Mụn nhọt to nhanh và lan rộng tạo thành một khối sưng viêm lớn ở da. Kích thước nhọt to hơn 5 cm là dấu hiệu đáng báo động.

Bạn bị sốt khi bị nhọt. Thông thường một mụn nhọt đơn giản sẽ không gây sốt. Nếu xuất hiện triệu chứng sốt kèm lạnh run có khả năng cao bị nhiễm trùng máu hoặc ảnh hưởng đến cơ quan khác.

Bạn bị nổi hạch khi bị nhọt cũng là dấu hiệu xấu cho thấy mụn nhọt có thể trở nên nghiêm trọng.

Mụn nhọt tồn tại kéo dài hơn hai tuần. Thông thường những mụn nhọt đơn giản sẽ lặn và lành trong vòng hai tuần chỉ với những cách xử trí đơn giản tại nhà. Nếu nhọt da vẫn hiện diện và có triệu chứng sưng đau kéo dài hơn hai tuần, tình huống có thể sẽ nghiêm trọng.

Những người mắc bệnh tiểu đường, bệnh thận, ung thư có hệ miễn dịch bị suy yếu. Khi bị nổi nhọt da, những đối tượng này nên nhanh chóng đến cơ sở y tế trong thời gian sớm để tránh biến chứng nặng có thể xảy ra.

Mụt nhọt thường mọc ở mặt, tay, thậm chí ở cả trong tai hay lỗ mũi… Cách điều trị mụn nhọt như thế nào

Nhọt da là tình trạng nhiễm trùng nang lông do một loại vi khuẩn tên Staphylococus aureus (tụ cầu vàng). Khi bi nhọt da người bệnh sẽ có các triệu chứng sưng đau và có mủ. Các phương pháp giúp xử trí mụn nhọt là giảm đau, giảm viêm và ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng.

Giảm đau

– Cơn đau có thể rất tồi tệ và làm ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Thậm chí nhọt da còn khiến cho người bệnh không thể ngủ được. Các phương pháp giúp giảm đau bao gồm đắp gạc ấm và sử dụng thuốc giảm đau.

– Sử dụng gạc y tế với nước sạch được làm ấm đắp lên vùng bị nhọt khoảng 10 phút. Lặp lại động tác này vài lần trong ngày sẽ có hiệu quả. Chườm ấm không chỉ giúp giảm đau mà còn làm lành vùng nhọt nhanh chóng.

– Thuốc giảm đau có thể hiệu quả đẩy lùi cơn đau do nhọt da gây ra. Lưu ý, người bệnh nên nhanh chóng đến cơ sở y tế khi cơn đau không thuyên giảm với thuốc giảm đau.

Giảm viêm

Nhọt có thể tự lặn trong vòng 10 ngày đến hai tuần mà không cần dùng thêm thuốc gì. Tuy nhiên trong trường hợp nặng, bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh để đẩy lùi nhiễm trùng. Điều này có ích giúp ngăn chặn biến chứng nặng xảy ra.

Chống nhiễm trùng

– Rửa sạch tay bằng xà phòng khi chăm sóc vùng da bị nhọt để hạn chế lây nhiễm thêm vi khuẩn.

– Vệ sinh vùng da bị nhọt bằng nước sạch hay nước muối sinh lý.

– Nếu nhọt da quá to, có thể rạch nhọt để thoát mủ ra ngoài giúp nhanh lành vết thương. Tuy nhiên, tuyệt đối không tự ý nặn nhọt tại nhà vì có nguy cơ làm nhiễm trùng lan rộng hơn. Bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ y tế vô khuẩn để rạch mủ từ nhọt.

Nhọt da là một bệnh lý lành tính và có thể chữa khỏi. Tuy nhiên nó cũng có thể diễn tiến nặng hơn và gây biến chứng. Vì vậy chúng ta cần có những thói quen chăm sóc thật tốt để hạn chế bị mụn nhọt.

Các cách ngăn ngừa mụn nhọt bao gồm:

Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

Duy trì chế độ ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi khoa học.

Tránh sử dụng chung vật dụng cá nhân để ngăn ngừa lây nhiễm nhọt da và các bệnh lý khác.

Chăm sóc tốt vết thương ở da hay vết côn trùng cắn.

Kiểm soát tốt các bệnh lý mạn tính ở da như bệnh vảy nến.

Kiểm soát tốt bệnh tiểu đường, bệnh thận và các bệnh lý khác có hệ miễn dịch bị suy giảm.

Mụn nhọt là tình trạng nhiễm trùng da cấp tính gây ra bởi vi khuẩn. Tuy là bệnh lý lành tính nhưng người bệnh cần thận trọng trong chăm sóc và điều trị để hạn chế xảy ra những tai biến không mong muốn.

Ngộ Độc Khi Ăn Hải Sản Và Cách Phòng Tránh Hiệu Quả

Hải sản là một món ăn ngon và phổ biến được nhiều người ưa chuộng, nhất là trong những chuyến đi chơi về vùng biển thì nhất định không thể thiếu các món ăn chế biến từ hải sản.

Tuy nhiên, loại thực phẩm này lại có thể gây ra những ảnh hưởng lớn tới sức khỏe nếu không lưu ý trong quá trình chế biến, đặc biệt là tình trạng ngộ độc. Vì thế mà bài viết sau sẽ chia sẻ tới bạn cách nhận biết cũng như phòng tránh ngộ độc khi ăn hải sản.

1. Nguyên nhân gây ra ngộ độc khi ăn hải sản

Một số loại hải sản có chứa độc tố như cá nóc, bạch tuộc vòng xanh, sam biển… nhưng lại được ưa chuộng trong các món ăn. Nếu qua quá trình chế biến đúng cách thì có thể lại bỏ độc tố tuy nhiên có một số dạng không thể bị phá hủy bởi nhiệt nóng khi qua các quy trình chế biến thông thường. Điều này dẫn tới việc độc tố vẫn còn được lưu giữ và không thể phát hiện bằng mắt thường gây ra ngộ độc. Thêm nữa, những dạng hải sản chết cũng có thể gây ra tình trạng ngộ độc vì các vi khuẩn hoạt động mạnh khiến độc tố tiết ra nhanh hơn. Do đó, khi ăn hải sản cần lưu ý tới những loại này và tránh dùng thử vì có thể gây ra hiểm họa khôn lường.

2. Triệu chứng ngộ độc khi ăn hải sản

Những người bị ngộ độc hải sản nhẹ thì thường gặp phải các vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, nôn mữa, tiêu chảy, vã mồi hôi, sốt… Tình trạng bệnh nặng có thể dẫn tới co giật, tê môi lưỡi, liệt, mờ mắt, lẫn lộn, hôn mê, rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp, khó thở, thậm chí có thể dẫn tới tử vong. Vì thế khi thấy các dấu hiệu bị ngộ độc thì cần phải tới bác sĩ ngay lập tức để có cách chuẩn đoán cũng như xử lý kịp thời. Tránh để bệnh kéo dài gây ành hưởng nguy hiểm cho sức khỏe cũng như tính mạng.

3. Nên làm gì khi bị ngộ độc hải sản

Nếu người bệnh nhẹ thì cần phải loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể nhanh chóng bằng cách cho nôn, tốt nhất là 1-2 tiếng đồng hồ sau khi ăn phải hải sản có độc tố. Sau đó nên cho người bịn ngộ độc uống nước trà đường loãng để bổ sung lại nước cũng như phân giải, hòa loãng chất độc. Tuy nhiên cũng cần đưa người bệnh tới bác sĩ chuyên khoa để có cách chữa trị đúng đắn và hiệu quả nhất. Tránh việc tự ý uống thuốc hay dùng các bài thuốc dân gian mà không có ý kiến của bác sĩ vì có thể khiến tình trạng bệnh trầm trọng thêm.

4. Phòng tránh ngộ độc khi ăn hải sản

Cần tránh tuyệt đối các loại hải sản có chứa chất độc cũng như không nên ăn những loại hải sản lạ, nhất là trẻ nhỏ. Bạn có thể hỏi người dân địa phương về những loại thực phẩm có thể ăn để an toàn hơn cho sức khỏe. Thêm nữa, bạn cũng không nên sử dụng những loại hải sản đã chế biến từ lâu vì có thể đã bị các loại vi khuẩn xâm nhập. Đặc biệt là cá thu, cá ngừ khi để lâu có thể bị vi khuẩn biến thành chất độc. Các loại hải sản động lạnh chỉ an toàn khi được bảo quản bằng cách này từ khi còn sống cho tới lúc chế biến.

Đồng thời, các hiện tượng ô nhiễm biển cũng có thể làm ô nhiễm hải sản và khi ăn vào sẽ dẫn tới việc ngộ độc. Điển hình nhất là thủy triều đỏ do các loại tảo biển phát triển bất thường gây ra, những hải sản thông thường không có độc khi ăn phải các loại tảo chứa độc tố cũng sẽ gây ngộ độc cho người ăn phải. Ngoài ra, món gỏi hải sản được nhiều người ưa thích cũng có khả năng dẫn tới ngộ độc bất kỳ lúc nào. Những hải sản tái hay còn sống có trong gỏi có thể chứa rất nhiều vi khuẩn và gây tình trạng tiêu chảy cấp. Do đó, tốt nhất là nên ăn hải sản đã được nấu chín sẽ an toàn hơn.

Ngộ độc khi ăn hải sản là một dạng ngộ độc không nên coi thường vì có thể dẫn tới tử vong nếu không có cách xử lý kịp thời. Vì thế nếu nhận thấy các triệu chứng ngộ độc thì bạn nên tới ngay bác sĩ để được chữa trị hiệu quả.

Theo Dinhduong.online tổng hợp

Mụn Nhọt Là Gì? Mụn Nhọt Có Nguy Hiểm Không?

Mụn nhọt là một tình trạng nhiễm trùng da bắt đầu trong một nang lông hoặc tuyến bã. Ban đầu vùng da bị nhiễm trùng chuyển sang màu đỏ và bạn sờ thấy một cục u mềm. Từ bốn đến bảy ngày sau, khối u gom mủ lại tạo thành hình ảnh ngọn núi với đỉnh là đầu mủ màu trắng hoặc vàng và viền đỏ xung quanh.1 2 3

Những vị trí phổ biến nhất để mụn nhọt xuất hiện là ở mặt, cổ, nách, vai và mông. Khi một hình thành trên mí mắt, nó được gọi là lẹo.3

Hầu hết mụn nhọt là do chủng vi khuẩn tụ cầu (Staphylococcal) gây ra. Vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết nhỏ hoặc vết cắt trên da hoặc có thể đi từ lông đến nang lông.1

Những người có vấn đề sức khỏe sau đây dễ bị mụn nhọt hơn:3

Bệnh tiểu đường.

Hệ thống miễn dịch kém.

Dinh dưỡng kém.

Vệ sinh kém.

Tiếp xúc với các hóa chất gây kích ứng da mạnh.

Nhọt có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên da của bạn đặc biệt là những vùng có nhiều lông, nơi bạn dễ đổ mồ hôi hoặc bị ma sát nhất. Các triệu chứng thường thấy của nhọt bao gồm:2 3

Một vết sưng đỏ, đau đớn, bắt đầu nhỏ và có thể to hơn 5 cm.

Da đỏ, sưng tấy xung quanh vết sưng.

Vết sưng to dần trong một vài ngày vì nó chứa đầy mủ.

Mủ chuyển từ màu trắng sang vàng cuối cùng vỡ ra và cho phép mủ chảy ra.

Hầu hết mụn nhọt có thể tự chăm sóc tại nhà mà không cần phải đến các cơ sở y tế. Điều quan trọng là bạn không nên chà xát vết mụn và giữ cho chúng sạch sẽ.

Tuy nhiên ở một số ít trường hợp, đặc biệt là những người dễ bị mụn nhọt như được liệt kê ở trên. Mụn nhọt có thể gây nguy hiểm. Vi khuẩn từ mụn nhọt có thể xâm nhập, đi vào máu và di chuyển đến các bộ phận khác của cơ thể. Nhiễm trùng lan rộng, thường được gọi là nhiễm độc máu (nhiễm trùng huyết), có thể dẫn đến nhiễm trùng sâu bên trong cơ thể bạn, chẳng hạn như tim (viêm nội tâm mạc) và xương (viêm tủy xương).

Bạn bắt đầu phát sốt.

Bạn bị sưng hạch bạch huyết.

Vùng da xung quanh nhọt chuyển sang màu đỏ thẫm hoặc xuất hiện các vệt đỏ.

Cơn đau trở nên nghiêm trọng.

Các nhọt khác xuất hiện.

Bạn có bệnh về tim mạch, tiểu đường, bất kỳ vấn đề nào với hệ thống miễn dịch của bạn hoặc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch (ví dụ, corticosteroid hoặc hóa trị liệu).

Nhọt thường không phải là tình trạng cần cấp cứu ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu sức khỏe của bạn kém và sốt cao, ớn lạnh kèm theo nhiễm trùng, bạn cần phải đến phòng cấp cứu của bệnh viện.

Việc chăm sóc mụn nhọt tại nhà cũng rất quan trọng để đẩy nhanh quá trình làm lành, hạn chế sẹo do mụn nhọt để lại cũng như giảm nguy cơ mụn nhọt có thể gây nguy hiểm.

Giữ cho khu vực này sạch sẽ và không thoa bất kỳ chất gây kích ứng nào

Đừng chọt hoặc cố gắng làm bật nhọt.

Đắp gạc ấm vào chỗ nhọt nhiều lần trong ngày.

Không sử dụng lại hoặc dùng chung vải dùng để băng nhọt.

Một miếng gạc sạch khuẩn sẽ giúp kéo mủ bên trong nhọt ra ngoài. Điều này có thể giúp loại bỏ hết mủ trong nhọt và giúp chúng lành lại.

Nếu bạn cố gắng tự chích hay nặn mụn nhọt, bạn đang khiến khu vực này có nguy cơ bị nhiễm trùng nặng hơn và mụn nhọt có thể gây nguy hiểm.

Đôi khi nhọt có thể tái phát. Sự hiện diện của vi khuẩn Staphylococcus aureus là nguyên nhân chính gây ra nhiều trường hợp nhọt tái diễn.1

Một nghiên cứu năm 2023 cho thấy rằng khoảng 10% của những người bị nhọt hoặc áp xe bị nhiễm trùng lặp lại trong vòng một năm. Tuy nhiên trên thực thế con số này cao hơn nhiều vì nghiên cứu chỉ được thực hiện thông qua hồ sơ bệnh án. Những người bị mụn nhọt lặp đi lặp lại có thể không đến gặp bác sĩ mà điều trị tại nhà.1

Những người có nguy cơ bị mụn nhọt như người bị đái tháo đường, suy giảm miễn dịch,… cũng là những đối tượng thường xuyên tái phát mụn nhọt.1

Ngay cả khi đây là lần đầu tiên bạn xuất hiện mụn nhọt thì các biện pháp phòng ngừa mụn nhọt cũng rất cần thiết để ngăn ngừa chúng quay trở lại. Hãy làm theo các hướng dẫn sau để giúp ngăn ngừa nhọt tái phát:1 3

Giặt cẩn thận quần áo, giường chiếu, khăn tắm của bạn hay người thân trong gia đình bị bệnh nhọt.

Làm sạch và điều trị các vết thương nhỏ trên da.

Thực hành tốt vệ sinh cá nhân.

Giữ gìn sức khỏe tốt.

Rõ ràng là không phải mụn nhọt gây nguy hiểm, trái lại đa số chúng có thể khỏi khi được điều trị tại nhà. Tuy nhiên nếu bạn thuộc các trường hợp mụn nhọt gây nguy hiểm như trên, hãy đến các cơ sở y tế để được điều trị. Mong rằng bài viết của Bác sĩ Nguyễn Thị Thảo sẽ giúp ích cho bạn!

Dấu Hiệu Bệnh Tay Chân Miệng: Cách Điều Trị Và Phòng Tránh

Bệnh tay chân miệng là một bệnh thường thấy trên trẻ em, nhưng không phải ai cũng có kiến thức đúng về căn bệnh này. Vậy bệnh tay chân miệng và dấu hiệu để nhận biết bệnh này là gì?

Bệnh tay chân miệng được xem là một bệnh phổ biến trên trẻ em, và thi thoảng bạn sẽ nghe các thông tin bùng dịch tại một số địa phương trên các phương tiện truyền thông. Vậy bạn đã hiểu đúng về căn bệnh này cũng như dấu hiệu nhận biết ở trẻ sơ sinh hay chưa?

Tìm hiểu bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng thường thấy trên các em nhỏ và dấu hiệu nhận biết ở trẻ sơ sinh có một số biểu hiện đặc trưng như là sốt và người nổi mụn nước chủ yếu ở vùng lòng bàn tay, chân và bên trong miệng. Đây là một bệnh gây ra bởi virus thuộc họ enterovirus, và thông thường là virus Coxsackie A-16. Một số trường hợp bệnh nhân lại bị nhiễm enterovirus 71 và nó gây ra nhiều biến chứng cho bệnh nhân hơn như tổn thương cơ tim hay viêm màng não.

Thông thường, đối tượng bị mắc bệnh tay chân miệng là những bé dưới 5 tuổi, và các cơ sở mẫu giáo hay nhà trẻ thường là môi trường phù hợp cho việc lây lan bệnh này. Tuy nhiên, đối với những người lớn chưa có kháng thể cho virus này thì cũng có khả năng mắc bệnh.

Bệnh tay chân miệng thường thì sẽ không cần điều trị đặc hiệu và có thể tự vượt qua trong vòng 2 tuần bởi nó không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như bại liệt, viêm màng não hay nghiêm trọng hơn là tử vong.

Nguyên nhân trẻ bị bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng do vi rút Coxsakie gây nên là một dạng bệnh khá phổ biến ở trẻ dưới 3 tuổi, do một loại vi rút đường ruột gây ra. Bệnh tay chân miệng lây nhiễm chủ yếu qua đường tiếp xúc, đường miệng, nước bọt, nước mũi, phân, trẻ lành có thể bị nhiễm trực tiếp thông qua việc sờ, cầm nắm tay, chân hoặc thậm chí gián tiếp qua việc cầm nắm đồ chơi của trẻ bệnh…

Tham khảo chi tiết: Nguyên nhân bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng

Theo bác sĩ Trần Thị Linh Chi thuộc Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng cho biết thông thường giai đoạn đầu thì bệnh nhân sẽ không có triệu chứng gì cả, và nó diễn ra từ 3 – 7 ngày.

Đến giai đoạn tiếp theo là khởi phát thì trẻ sẽ có những biểu hiện như chán ăn, đau họng, sốt nhẹ, tiêu chảy nhiều lần trong ngày, và nó sẽ diễn ra từ 1 – 2 ngày. Trong tất cả thì hai triệu chứng thường gặp nhất là đau họng và sốt.

Ở giai đoạn tiếp diễn là toàn phát thì cơ thể bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng đặc trưng của bệnh tay chân miệng và dấu hiệu nhận biết ở trẻ sơ sinh trong 3 – 10 ngày như:

Cơ thể bé bị phát ban ở dạng phỏng nước trong thời gian ngắn ở một số vị trí như lòng bàn tay, chân, mông, gối,… và khi hết thì sẽ tạo ra các vết thâm trên da. Một số trường hợp thì thay vì xuất hiện mụn nước thì lại xuất hiện dạng dát sẩn có kích thước giao động từ 2 – 10mm. Chúng thường có màu hồng, ẩn hoặc nổi cộm trên da và có hình bầu dục hoặc hình tròn.

Bên trong miệng của bé sẽ xuất hiện các chấm hồng phát ban và phát triển thành mụn nước sau khoảng 24 giờ, khiến cho bé cảm thấy đau nhức, dẫn đến tình trạng kém ăn, chảy nước miếng. Sau đó, bên trên niêm mạc trong sau khoang miệng, lưỡi gà, cột trước amidan hay nếp sau hầu họng sẽ xuất hiện các phỏng nước hay vết loét đỏ và đôi khi cần vài tuần để vết thương lành lại.

Sốt nhẹ là một trong những biểu hiện phổ biến khác, và có thể đi kèm với các triệu chứng như ho, nôn hay tiêu chảy. Bé có thể gặp một số biến chứng nguy hiểm đến thần kinh, hô hấp, tim mạch trong trường hợp nôn nhiều và sốt cao.

Cuối cùng, trong trường hợp bé không gặp một biến chứng gì thì thường chỉ cần từ 3 – 5 ngày là bé đã có thể hồi phục hoàn toàn sau bệnh.

3 dấu hiệu trở nặng bệnh tay chân miệng cần nhập viện ngay lập tức

Tay chân miệng nếu không chữa trị kịp thời sẽ để lại vô số biến chứng nguy hiểm như: Viêm màng não virus kèm theo một số triệu chứng đau đầu, sốt, đau cứng cổ, đau lưng…

Một số biến chứng nặng hơn như: Bại liệt, tê liệt hoặc viêm não, khi này trẻ hay khó ngủ, quấy khóc, dễ giật mình khi thức hoặc lúc bắt đầu ngủ trẻ hay nói lảm nhảm đôi lúc méo miệng, sốt cao kèm co giật…

Những biến chứng này nếu không được chữa trị kịp thời có thể tử vong trong vài giờ.

Trẻ quấy khóc liên tục

Vào ban đêm trẻ hay quấy khóc hoặc cứ ngủ được 15-20 phút trong lúc bị tay chân miệng thì cha mẹ nên đưa trẻ đi bệnh viện đi khám gấp, bởi vì trường hợp này trẻ không khóc vì đau hay khó chịu, đây có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ rất có nguy cơ nhiễm độc thần kinh giai đoạn sớm.

Advertisement

Trẻ hay giật mình

Ngoài ra trẻ hay giật mình cũng là dấu hiệu của việc nhiễm độc thần kinh, cho nên cha mẹ cần quan sát trẻ, đếm xem số lần bé giật mình, có thường xuyên hay không, nếu giật mình liên tục ngay cả khi đang chơi đùa thì nên đưa bé đi khám ngay.

Trẻ sốt cao liên tục không giảm

Do nhiệt độ của trẻ nếu trẻ sốt trên 38.5 độ liên tục trong vòng 48 giờ dù cho uống thuốc hạ sốt vẫn không giảm thì nên cho bé nhập viện gấp, bởi vì sốt cao kéo dài là dấu hiệu cảnh báo đến mức độ viêm nghiêm trọng có thể nhiễm độc thần kinh.

Các biến chứng của bệnh tay chân miệng

Biến chứng dễ thấy nhất của bệnh tay chân miệng là tình trạng mất nước khiến trẻ bị loét miệng, đau họng khiến bé đau họng và khó nuốt.

Tuy nhiên, khi bệnh có dấu hiệu nặng thì có thể xảy ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm sau đây:

Viêm màng não do vi-rút: Đây là tình trạng nhiễm trùng khá hiếm gặp, tình trạng này do viêm màng não và dịch não tủy bao quanh não và tủy sống

Viêm não: Bệnh viêm não thường rất hiếm gặp tuy nhiên gây nguy hiểm nếu trẻ mắc phải.

Viêm cơ tim: Hiếm khi xảy ra nhưng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến trẻ.

Cách điều trị và chăm sóc trẻ bị tay chân miệng

Bệnh này do nhiều loại virus gây nên và hiện chưa có thuốc đặc trị.

Tùy vào từng cấp độ của bệnh, sẽ có những cách chăm sóc trẻ hợp lí và tránh việc lây lan. Nếu trẻ đang mắc bệnh ở cấp độ 1, mẹ có thể chăm sóc và theo dõi con ở nhà.

Khi thấy các dấu hiệu con trẻ mắc bệnh tay chân miệng, bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám, nếu triệu chứng nhẹ, bạn có thể tự chăm sóc cho bé theo chỉ dẫn của bác sĩ và kết hợp một số cách như:

Dùng thuốc giảm đau, sát trùng niêm mạc miệng như nước muối 0,9%, Kamistad… để tránh nhiễm trùng cho bé

Chú ý chế độ dinh dưỡng: Ưu tiên cho bé ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo loãng, sữa…

Thường xuyên vệ sinh để tránh nhiễm khuẩn: Bạn có thể tắm cho bé bằng các loại nước dân gian như nước lá chè,… sau đó dùng dung dịch Betadin bôi lên da cho bé sau khi tắm.

Cách phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ

Hiện bệnh tay chân miệng không có vắc xin để phòng ngừa, nên cha mẹ cần vệ sinh tay chân và tắm cho trẻ bằng xà phòng để  loại bỏ hết vi khuẩnngăn ngừa bệnh lây lan.

Vệ sinh, khử trùng các vật dụng hằng ngày của trẻ như tã lót, đồ chơi, bình sữa… qua nước sôi và đem phơi ngoài nắng để diệt khuẩn.

Thường xuyên rửa tay cho bé và cả nhà bằng xà phòng, đặc biệt khi nấu ăn, khi cho trẻ ăn, khi bế trẻ, sau khi đi vệ sinh hay sau khi thay tã, làm vệ sinh cho bé.

Cho bé ăn chín, uống chín, không nên móm thức ăn cho bé, không cho bé bốc tay khi ăn và không cho bé ngậm mút đồ chơi,…

Tham khảo chi tiết: Cách xử trí khi phát hiện trẻ mắc tay chân miệng

Mặc dù bệnh tay chân miệng thông thường không phải là bệnh quá nguy hiểm, nhưng một số trường hợp hiếm thì cũng có thể gây ra các biến chứng không mong muốn. Trong trường hợp bé xuất hiện các biểu hiện nặng thì nên liên hệ ngay với bên cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.

Nguồn: Vinmec

Đánh Giá Hiệu Quả Và Cách Dùng Dung Dịch Chấm Mụn Mario Badescu Drying Lotion

Mario Badescu là một thương hiệu mỹ phẩm lâu đời và nổi tiếng tại Mỹ, được thành lập vào năm 1967. Hơn 50 năm phát triển, thương hiệu đã khẳng định được thế mạnh riêng của bản thân và trong lòng người tiêu dùng.

Các sản phẩm của Mario luôn được nhiều người tin dùng vì sản phẩm luôn hướng đến 3 tiêu chí: đơn giản, nhẹ dịu và hiệu quả, cùng với các nguyên liệu hoàn toàn từ thiên nhiên và kỹ thuật chăm sóc da an toàn. Đặc biệt là các sản phẩm về dung dịch chấm mụn và chống lão hóa.

Về bao bì, thiết kế

Dung dịch chấm mụn Mario Badescu Drying Lotion có bao bì đơn giản, trang nhã nhưng lại vô cùng bắt mắt và thu hút. Sản phẩm được thiết kế với 2 chất liệu là thủy tinh và nhựa. Lọ thủy tinh sẽ thể hiện được sự sang trọng và trông chắc tay hơn. Trong khi đó, lọ nhựa sẽ mang lại tính an toàn và thuận tiện hơn trong việc di chuyển.

Trên thân chai luôn được in đầy đủ các thông tin về sản phẩm như: tên sản phẩm, thương hiệu, công dụng, thành phần,… để người dùng có thể nắm bắt được thông tin cũng như an tâm hơn khi sử dụng sản phẩm. Nhà sản xuất còn tâm lý khi cho một hộp tăm bông đi kèm với sản phẩm để người tiêu dùng dễ dàng sử dụng, thể hiện rõ sự tinh tế.

Về thành phần

Calamine: Giúp làm dịu da và kháng khuẩn, không làm cho vết mụn lây sang các vùng da khác.

Bột Talc: Hấp thụ dầu nhờn và giúp thoáng mát cho làn da. Tuy nhiên, đây là một thành phần không tốt cho sức khỏe nên vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi.

Isopropyl Alcohol (cồn khô): Hỗ trợ làm khô cồi mụn và ngăn ngừa các loại vi khuẩn xâm nhập lên da. Do tính chất là cồn nên có thể gây kích ứng lên da.

Sulfur, Zinc Oxide, Salicylic Acid: Giảm sưng tấy, thúc đẩy quá trình làm khô bề mặt vết mụn.

Titanium dioxide: Làm sạch sâu cho da.

Về công dụng

Sản phẩm dung dịch chấm mụn Mario Badescu Drying Lotion có nhiều công dụng tuyệt vời cho làn da. Hỗ trợ gom cồi mụn, làm khô bề mặt và giảm sưng tấy cho da. Tiêu diệt các loại mụn dai dẳng như mụn đầu trắng, mụn bọc, mụn viêm. Có tác dụng trên cả các vùng cơ thể khác như lưng, cổ, ngực và phù hợp cho mọi loại da.

Về ưu nhược điểm

Ưu điểm: Thiết kế ấn tượng với 2 lớp dung dịch riêng biệt, giảm sưng tấy và trị mụn nhanh chóng, hiệu quả sau vài ngày sử dụng. Dùng được trên nhiều vùng da khác nhau.

Nhược điểm: Mùi khá khó chịu, gây ra tình trạng khô da và bong tróc sau khi sử dụng. Không có hiệu quả với các loại mụn đầu đen, mụn trứng cá. Chứa thành phần có thể gây kích ứng cho làn da nhạy cảm. quá trình sử dụng và bảo quản cũng khá phức tạp.

Về cảm nhận khi sử dụng

“Shop đóng gói cẩn thận. Giao hàng nhanh. Lúc mới chấm lên nốt mụn hơi châm chích nhưng 1 lúc là hết, sau thấy mát và nhanh xẹp mụn.” phản hồi từ người dùng có tài khoản tranbong9296 trên Shopee.

“Sản phẩm sẽ thích hợp với các mụn đã có dấu hiệu gom cồi hoặc mụn đầu trắng, giúp việc nặn ra dễ dàng hơn.” theo Beauty Blogger Chieu Dip.

Bước 1 Sử dụng cuối cùng trong quá trình skincare.

Bước 2 Dùng tăm bông sạch nhúng xuống phần dung dịch màu hồng và chấm nhẹ nhàng lên vị trí mụn.

Bước 3 Rửa lại thật sạch bằng nước vào sáng hôm sau do thành phần của sản phẩm có khả năng bám dính rất tốt.

Advertisement

Chỉ sử dụng khi 2 phần dung dịch hoàn toàn tách biệt, không hòa lẫn vào nhau.

Không sử dụng cho các vết thương hở và chỉ nên thoa một lớp mỏng lên da, không chà xát mạnh gây tổn thương cho da.

Không bôi ra các vùng da khác gây bít tắc lỗ chân lông.

Bạn có thể dễ dàng mua được sản phẩm dung dịch chấm mụn Mario Badescu Drying Lotion tại các trung tâm thương mại, siêu thị hoặc tiệm mỹ phẩm nổi tiếng. Bạn cũng có thể dễ dàng mua trên các trang web uy tín như Hasaki, Mariobadescu,… với giá sản phẩm khoảng 400.000 VNĐ.

Khay Nước Tủ Lạnh Bị Tràn ⚡️ Nguyên Nhân &Amp; Cách Xử Lý Hiệu Quả

Tủ lạnh là một trong những thiết bị quan trọng nhất trong mỗi gia đình. Việc đảm bảo tủ lạnh luôn hoạt động trơn tru là điều tối quan trọng đối với mọi nhà, vì đây là nơi bảo quản thực phẩm tươi sống và trữ đá viên để giải nhiệt trong mùa hè. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng sẽ không thể tránh khỏi những sự cố xảy ra như khay nước sau tủ lạnh bị tràn. Tại sao tủ lạnh nhà bạn lại gặp phải sự cố này? Liệu có cách khắc phục tình trạng khay nước tủ lạnh bị tràn không? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này!

Đôi nét về khay nước tủ lạnh Chức năng của khay nước tủ lạnh

Khay nước tủ lạnh các các khay đựng nước được đặt ở khoang phía sau tủ lạnh. Đặc điểm nhận dạng của khay nước này là nằm ngay dưới dàn nónh.

Chức năng của khay chứa nước này là để đựng nước dư thừa trong tủ lanh, và chống nóng cho lốc máy phía sau.

Thông thường, nước ở phía sau tủ lạnh sẽ tự bay hơi do nhiệt tỏa ra từ mô tơ của tủ lạnh, và cũng do hầu hết các tủ lạnh ngày nay đều có lượng nước thoát ra rất ít.

Có cần đổ hết nước trong khay nước không?

Về cơ bản, bạn không cần phải đổ hết nước trong khay nước phía sau tủ lạnh, vì đó nước lạnh trên ngăn đá chảy xuống khi xả tuyết, và khi máy nén nóng, khay chứa nước cũng sẽ nóng và tự bốc hơi nước, vì vậy nước sẽ không tràn.

Nhưng nếu bạn thấy có mùi hôi ở phía sau tủ lạnh, khay hứng nước quá nhiều hoặc nước bẩn, bạn có thể đổ nước đi và vệ sinh lại khay.

Nước trong khay sau tủ lạnh từ đâu ra?

Dàn lạnh của tủ lạnh được đặt trong ngăn mát tủ lạnh để làm lạnh không khí đến nhiệt độ mong muốn, trong quá trình làm lạnh hơi nước sẽ ngưng tụ trên dàn lạnh và chảy theo đường ống thoát ra bên ngoài. Có thể thấy hơi nước trong tủ lạnh là một phần hơi ẩm trong thực phẩm như trái cây,… được thoát ra trong quá trình bảo quản trong tủ lạnh.

Trên ngăn đông, dàn lạnh thường xuyên bị đóng đá, bám tuyết nhiều nên các bộ phận xả đá chạy luân phiên nhau để làm tan đá. Nhờ đó, quá trình làm lạnh và rã đông diễn ra liên tục, giúp nước chảy ra ngoài liên tục. Nước mà từ quá trình xả đá trên dàn lạnh ở ngăn làm đá thì cũng đều được dẫn ra ngoài qua đường ống thoát nước. 

Nước bay hơi hay nước trong quá trình xả đá sẽ được chảy xuống khay nước phía sau tủ lạnh. Do đó, khay hứng nước ở phía sau tủ lạnh đóng vai trò rất quan trọng.

Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, tủ lạnh bị rò rỉ nước nhiều khiến khay chứa nước bị tràn khiến nước chảy ra sàn. Vậy nguyên nhân là do đâu?

Nguyên nhân khay nước tủ lạnh bị tràn

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng nước trong khay nước phía sau tủ lạnh bị tràn thì bạn cần tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục ngay.

Khay nước của tủ lạnh bị bám cặn bẩn, bít các lỗ thoát nước khiến nước đọng lại gây chảy ra sàn.

Đôi khi, khay hứng nước ở phía sau tủ lạnh có thể bị nứt, gây rò rỉ nước.

Điều này cũng có thể do đường cấp nước của tủ bị hỏng hoặc do kết nối đường cấp nước lỏng

Việc khay bị đầy nước thường xuyên xảy ra cũng là do cảm biến nhiệt độ thấp mà chức năng cảm biến nhiệt độ bị lỗi. Điều này sẽ làm cho tủ lạnh làm đá không nghỉ và sẽ tốn rất nhiều điện năng cho nhà bạn.

Cách khắc phục tình trạng khay nước tủ lạnh bị tràn

Đầu tiên, bạn phải rút phích cắm của tủ lạnh trong quá trình sửa chữa để đảm bảo an toàn.

Tháo khay nước và xác định vị trí đường ống thoát nước. Kiểm tra ống xem có bị gấp khúc, tắc nghẽn hoặc lỗ thủng không và thay ống cấp nước mới.

Nếu không có vấn đề gì, bạn cần kiểm tra khay nước để tìm các vết nứt, vết lõm hoặc lỗ. Nếu vậy, bạn sẽ cần gọi trung tâm bảo hành để thay thế.

Nếu bạn đã làm mọi cách mà tủ lạnh vẫn bị rò rỉ, hãy gọi kỹ thuật viên bảo hành để khắc phục. Vì khay chứa nước phía sau tủ lạnh có chức năng chứa lượng nước thừa của tủ lạnh, đồng thời có tác dụng chống nóng cho lốc máy phía sau. Tình trạng nước luôn đầy, thậm chí tràn có thể là do hỏng hóc của cảm biến nhiệt độ lạnh. Mặc dù chức năng cảm biến nhiệt độ không bị hỏng hoàn toàn nhưng sẽ khiến tủ lạnh không được nghỉ ngơi và tiêu tốn nhiều năng lượng.

Cách để bảo quản tủ lạnh không bị tràn nước

Nên giữ thói quen vệ sinh tủ lạnh thường xuyên, việc vệ sinh tủ lạnh giúp tủ luôn sạch sẽ nhất có thể. Những điều này không chỉ giúp tủ lạnh chạy tốt hơn mà còn hạn chế tình trạng rò rỉ nước, hư hỏng theo thời gian, bảo vệ sức khỏe của cả gia đình bạn.

Nên sắp xếp đồ ăn một cách thật ngăn nắp, khoa học, đặc biệt là bảo quản đúng cách.

Nên kiểm tra tủ lạnh định kỳ để có thể phát hiện ra sự cố kịp thời và có biện pháp khắc phục, xử lý ngay.

Nên chọn tủ lạnh có công nghệ không đóng tuyết sẽ hạn chế tình trạng tủ lạnh bị xả đá và hiện tượng tủ lạnh bị chảy nước.

Đơn vị bảo dưỡng tủ lạnh uy tns & chuyên nghiệp

Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ đáng tin cậy để gửi gắm sửa tủ lạnh tại Hải Phòng, hãy đến ngay với Điện Lạnh Bách Khoa.

Điện Lạnh Bách Khoa tự hào là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ sửa chữa điện lạnh như sửa điều hòa, sửa máy giặt, sửa chữa và bán bình nóng lạnh Hải Phòng,… Điện tử Điện lạnh Bách Khoa luôn đặt chữ Tín lên hàng đầu. Đơn vị cam kết không lừa gạt hay lừa dối khách hàng để thu lợi trước mắt.

Với triết lý kinh doanh “lợi ích của khách hàng chính là đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển thành công của Công ty”, Điện lạnh Bách Khoa luôn sẵn sàng phục vụ khách hàng giải quyết các vấn đề về đồ điện gia dụng. Chỉ cần khách hàng nhấc máy lên và liên hê ngay với đơn vị, đội ngũ kỹ thuật viên sẵn sàng đến tận nhà để kiểm tra và khắc phục sự cố nhanh chóng vfa hiệu quả!

Thông tin liên hệ Điện lạnh Bách Khoa – Trung tâm Hồ Sen

Địa chỉ:

Số 8 Hồ Sen – Lê Chân – Hải Phòng

Hotline:

0942 428 428

Thời gian làm việc:

T2 – CN / 9:00AM – 8:00PM

Cập nhật thông tin chi tiết về Mụn Nhọt: Cách Xử Trí Và Phòng Tránh Hiệu Quả trên website Wchx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!