Xu Hướng 9/2023 # Ngộ Độc Khi Ăn Hải Sản Và Cách Phòng Tránh Hiệu Quả # Top 16 Xem Nhiều | Wchx.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Ngộ Độc Khi Ăn Hải Sản Và Cách Phòng Tránh Hiệu Quả # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Ngộ Độc Khi Ăn Hải Sản Và Cách Phòng Tránh Hiệu Quả được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Wchx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hải sản là một món ăn ngon và phổ biến được nhiều người ưa chuộng, nhất là trong những chuyến đi chơi về vùng biển thì nhất định không thể thiếu các món ăn chế biến từ hải sản.

Tuy nhiên, loại thực phẩm này lại có thể gây ra những ảnh hưởng lớn tới sức khỏe nếu không lưu ý trong quá trình chế biến, đặc biệt là tình trạng ngộ độc. Vì thế mà bài viết sau sẽ chia sẻ tới bạn cách nhận biết cũng như phòng tránh ngộ độc khi ăn hải sản.

1. Nguyên nhân gây ra ngộ độc khi ăn hải sản

Một số loại hải sản có chứa độc tố như cá nóc, bạch tuộc vòng xanh, sam biển… nhưng lại được ưa chuộng trong các món ăn. Nếu qua quá trình chế biến đúng cách thì có thể lại bỏ độc tố tuy nhiên có một số dạng không thể bị phá hủy bởi nhiệt nóng khi qua các quy trình chế biến thông thường. Điều này dẫn tới việc độc tố vẫn còn được lưu giữ và không thể phát hiện bằng mắt thường gây ra ngộ độc. Thêm nữa, những dạng hải sản chết cũng có thể gây ra tình trạng ngộ độc vì các vi khuẩn hoạt động mạnh khiến độc tố tiết ra nhanh hơn. Do đó, khi ăn hải sản cần lưu ý tới những loại này và tránh dùng thử vì có thể gây ra hiểm họa khôn lường.

2. Triệu chứng ngộ độc khi ăn hải sản

Những người bị ngộ độc hải sản nhẹ thì thường gặp phải các vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, nôn mữa, tiêu chảy, vã mồi hôi, sốt… Tình trạng bệnh nặng có thể dẫn tới co giật, tê môi lưỡi, liệt, mờ mắt, lẫn lộn, hôn mê, rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp, khó thở, thậm chí có thể dẫn tới tử vong. Vì thế khi thấy các dấu hiệu bị ngộ độc thì cần phải tới bác sĩ ngay lập tức để có cách chuẩn đoán cũng như xử lý kịp thời. Tránh để bệnh kéo dài gây ành hưởng nguy hiểm cho sức khỏe cũng như tính mạng.

3. Nên làm gì khi bị ngộ độc hải sản

Nếu người bệnh nhẹ thì cần phải loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể nhanh chóng bằng cách cho nôn, tốt nhất là 1-2 tiếng đồng hồ sau khi ăn phải hải sản có độc tố. Sau đó nên cho người bịn ngộ độc uống nước trà đường loãng để bổ sung lại nước cũng như phân giải, hòa loãng chất độc. Tuy nhiên cũng cần đưa người bệnh tới bác sĩ chuyên khoa để có cách chữa trị đúng đắn và hiệu quả nhất. Tránh việc tự ý uống thuốc hay dùng các bài thuốc dân gian mà không có ý kiến của bác sĩ vì có thể khiến tình trạng bệnh trầm trọng thêm.

4. Phòng tránh ngộ độc khi ăn hải sản

Cần tránh tuyệt đối các loại hải sản có chứa chất độc cũng như không nên ăn những loại hải sản lạ, nhất là trẻ nhỏ. Bạn có thể hỏi người dân địa phương về những loại thực phẩm có thể ăn để an toàn hơn cho sức khỏe. Thêm nữa, bạn cũng không nên sử dụng những loại hải sản đã chế biến từ lâu vì có thể đã bị các loại vi khuẩn xâm nhập. Đặc biệt là cá thu, cá ngừ khi để lâu có thể bị vi khuẩn biến thành chất độc. Các loại hải sản động lạnh chỉ an toàn khi được bảo quản bằng cách này từ khi còn sống cho tới lúc chế biến.

Đồng thời, các hiện tượng ô nhiễm biển cũng có thể làm ô nhiễm hải sản và khi ăn vào sẽ dẫn tới việc ngộ độc. Điển hình nhất là thủy triều đỏ do các loại tảo biển phát triển bất thường gây ra, những hải sản thông thường không có độc khi ăn phải các loại tảo chứa độc tố cũng sẽ gây ngộ độc cho người ăn phải. Ngoài ra, món gỏi hải sản được nhiều người ưa thích cũng có khả năng dẫn tới ngộ độc bất kỳ lúc nào. Những hải sản tái hay còn sống có trong gỏi có thể chứa rất nhiều vi khuẩn và gây tình trạng tiêu chảy cấp. Do đó, tốt nhất là nên ăn hải sản đã được nấu chín sẽ an toàn hơn.

Ngộ độc khi ăn hải sản là một dạng ngộ độc không nên coi thường vì có thể dẫn tới tử vong nếu không có cách xử lý kịp thời. Vì thế nếu nhận thấy các triệu chứng ngộ độc thì bạn nên tới ngay bác sĩ để được chữa trị hiệu quả.

Theo Dinhduong.online tổng hợp

Mụn Nhọt: Cách Xử Trí Và Phòng Tránh Hiệu Quả

Mụn nhọt là tình trạng nhiễm trùng da rất thường gặp. Nhọt ở da là bệnh lý lành tính và nhìn có vẻ đơn giản. Tuy nhiên không ít tai biến đã xảy ra vì chủ quan trong cách chăm sóc và điều trị bệnh. Trong bài viết này, YouMed sẽ chia sẻ đến bạn đọc phương pháp điều trị mụn nhọt hiệu quả.

Đây là bệnh lý lành tính nên chúng ta có thể tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên, mụn nhọt có thể trở nên trầm trọng và gây nguy hiểm cho người bệnh. Vì vậy, mọi người nên nhận biết những dấu hiệu xấu và nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Bạn cần phải gặp bác sĩ khi nhọt da có các triệu chứng sau:

Nhọt da khiến bạn đau không thể chịu nổi. Cơn đau làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày hoặc giấc ngủ.

Mụn nhọt to nhanh và lan rộng tạo thành một khối sưng viêm lớn ở da. Kích thước nhọt to hơn 5 cm là dấu hiệu đáng báo động.

Bạn bị sốt khi bị nhọt. Thông thường một mụn nhọt đơn giản sẽ không gây sốt. Nếu xuất hiện triệu chứng sốt kèm lạnh run có khả năng cao bị nhiễm trùng máu hoặc ảnh hưởng đến cơ quan khác.

Bạn bị nổi hạch khi bị nhọt cũng là dấu hiệu xấu cho thấy mụn nhọt có thể trở nên nghiêm trọng.

Mụn nhọt tồn tại kéo dài hơn hai tuần. Thông thường những mụn nhọt đơn giản sẽ lặn và lành trong vòng hai tuần chỉ với những cách xử trí đơn giản tại nhà. Nếu nhọt da vẫn hiện diện và có triệu chứng sưng đau kéo dài hơn hai tuần, tình huống có thể sẽ nghiêm trọng.

Những người mắc bệnh tiểu đường, bệnh thận, ung thư có hệ miễn dịch bị suy yếu. Khi bị nổi nhọt da, những đối tượng này nên nhanh chóng đến cơ sở y tế trong thời gian sớm để tránh biến chứng nặng có thể xảy ra.

Mụt nhọt thường mọc ở mặt, tay, thậm chí ở cả trong tai hay lỗ mũi… Cách điều trị mụn nhọt như thế nào

Nhọt da là tình trạng nhiễm trùng nang lông do một loại vi khuẩn tên Staphylococus aureus (tụ cầu vàng). Khi bi nhọt da người bệnh sẽ có các triệu chứng sưng đau và có mủ. Các phương pháp giúp xử trí mụn nhọt là giảm đau, giảm viêm và ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng.

Giảm đau

– Cơn đau có thể rất tồi tệ và làm ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Thậm chí nhọt da còn khiến cho người bệnh không thể ngủ được. Các phương pháp giúp giảm đau bao gồm đắp gạc ấm và sử dụng thuốc giảm đau.

– Sử dụng gạc y tế với nước sạch được làm ấm đắp lên vùng bị nhọt khoảng 10 phút. Lặp lại động tác này vài lần trong ngày sẽ có hiệu quả. Chườm ấm không chỉ giúp giảm đau mà còn làm lành vùng nhọt nhanh chóng.

– Thuốc giảm đau có thể hiệu quả đẩy lùi cơn đau do nhọt da gây ra. Lưu ý, người bệnh nên nhanh chóng đến cơ sở y tế khi cơn đau không thuyên giảm với thuốc giảm đau.

Giảm viêm

Nhọt có thể tự lặn trong vòng 10 ngày đến hai tuần mà không cần dùng thêm thuốc gì. Tuy nhiên trong trường hợp nặng, bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh để đẩy lùi nhiễm trùng. Điều này có ích giúp ngăn chặn biến chứng nặng xảy ra.

Chống nhiễm trùng

– Rửa sạch tay bằng xà phòng khi chăm sóc vùng da bị nhọt để hạn chế lây nhiễm thêm vi khuẩn.

– Vệ sinh vùng da bị nhọt bằng nước sạch hay nước muối sinh lý.

– Nếu nhọt da quá to, có thể rạch nhọt để thoát mủ ra ngoài giúp nhanh lành vết thương. Tuy nhiên, tuyệt đối không tự ý nặn nhọt tại nhà vì có nguy cơ làm nhiễm trùng lan rộng hơn. Bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ y tế vô khuẩn để rạch mủ từ nhọt.

Nhọt da là một bệnh lý lành tính và có thể chữa khỏi. Tuy nhiên nó cũng có thể diễn tiến nặng hơn và gây biến chứng. Vì vậy chúng ta cần có những thói quen chăm sóc thật tốt để hạn chế bị mụn nhọt.

Các cách ngăn ngừa mụn nhọt bao gồm:

Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

Duy trì chế độ ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi khoa học.

Tránh sử dụng chung vật dụng cá nhân để ngăn ngừa lây nhiễm nhọt da và các bệnh lý khác.

Chăm sóc tốt vết thương ở da hay vết côn trùng cắn.

Kiểm soát tốt các bệnh lý mạn tính ở da như bệnh vảy nến.

Kiểm soát tốt bệnh tiểu đường, bệnh thận và các bệnh lý khác có hệ miễn dịch bị suy giảm.

Mụn nhọt là tình trạng nhiễm trùng da cấp tính gây ra bởi vi khuẩn. Tuy là bệnh lý lành tính nhưng người bệnh cần thận trọng trong chăm sóc và điều trị để hạn chế xảy ra những tai biến không mong muốn.

Dấu Hiệu Bệnh Tay Chân Miệng: Cách Điều Trị Và Phòng Tránh

Bệnh tay chân miệng là một bệnh thường thấy trên trẻ em, nhưng không phải ai cũng có kiến thức đúng về căn bệnh này. Vậy bệnh tay chân miệng và dấu hiệu để nhận biết bệnh này là gì?

Bệnh tay chân miệng được xem là một bệnh phổ biến trên trẻ em, và thi thoảng bạn sẽ nghe các thông tin bùng dịch tại một số địa phương trên các phương tiện truyền thông. Vậy bạn đã hiểu đúng về căn bệnh này cũng như dấu hiệu nhận biết ở trẻ sơ sinh hay chưa?

Tìm hiểu bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng thường thấy trên các em nhỏ và dấu hiệu nhận biết ở trẻ sơ sinh có một số biểu hiện đặc trưng như là sốt và người nổi mụn nước chủ yếu ở vùng lòng bàn tay, chân và bên trong miệng. Đây là một bệnh gây ra bởi virus thuộc họ enterovirus, và thông thường là virus Coxsackie A-16. Một số trường hợp bệnh nhân lại bị nhiễm enterovirus 71 và nó gây ra nhiều biến chứng cho bệnh nhân hơn như tổn thương cơ tim hay viêm màng não.

Thông thường, đối tượng bị mắc bệnh tay chân miệng là những bé dưới 5 tuổi, và các cơ sở mẫu giáo hay nhà trẻ thường là môi trường phù hợp cho việc lây lan bệnh này. Tuy nhiên, đối với những người lớn chưa có kháng thể cho virus này thì cũng có khả năng mắc bệnh.

Bệnh tay chân miệng thường thì sẽ không cần điều trị đặc hiệu và có thể tự vượt qua trong vòng 2 tuần bởi nó không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như bại liệt, viêm màng não hay nghiêm trọng hơn là tử vong.

Nguyên nhân trẻ bị bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng do vi rút Coxsakie gây nên là một dạng bệnh khá phổ biến ở trẻ dưới 3 tuổi, do một loại vi rút đường ruột gây ra. Bệnh tay chân miệng lây nhiễm chủ yếu qua đường tiếp xúc, đường miệng, nước bọt, nước mũi, phân, trẻ lành có thể bị nhiễm trực tiếp thông qua việc sờ, cầm nắm tay, chân hoặc thậm chí gián tiếp qua việc cầm nắm đồ chơi của trẻ bệnh…

Tham khảo chi tiết: Nguyên nhân bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng

Theo bác sĩ Trần Thị Linh Chi thuộc Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng cho biết thông thường giai đoạn đầu thì bệnh nhân sẽ không có triệu chứng gì cả, và nó diễn ra từ 3 – 7 ngày.

Đến giai đoạn tiếp theo là khởi phát thì trẻ sẽ có những biểu hiện như chán ăn, đau họng, sốt nhẹ, tiêu chảy nhiều lần trong ngày, và nó sẽ diễn ra từ 1 – 2 ngày. Trong tất cả thì hai triệu chứng thường gặp nhất là đau họng và sốt.

Ở giai đoạn tiếp diễn là toàn phát thì cơ thể bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng đặc trưng của bệnh tay chân miệng và dấu hiệu nhận biết ở trẻ sơ sinh trong 3 – 10 ngày như:

Cơ thể bé bị phát ban ở dạng phỏng nước trong thời gian ngắn ở một số vị trí như lòng bàn tay, chân, mông, gối,… và khi hết thì sẽ tạo ra các vết thâm trên da. Một số trường hợp thì thay vì xuất hiện mụn nước thì lại xuất hiện dạng dát sẩn có kích thước giao động từ 2 – 10mm. Chúng thường có màu hồng, ẩn hoặc nổi cộm trên da và có hình bầu dục hoặc hình tròn.

Bên trong miệng của bé sẽ xuất hiện các chấm hồng phát ban và phát triển thành mụn nước sau khoảng 24 giờ, khiến cho bé cảm thấy đau nhức, dẫn đến tình trạng kém ăn, chảy nước miếng. Sau đó, bên trên niêm mạc trong sau khoang miệng, lưỡi gà, cột trước amidan hay nếp sau hầu họng sẽ xuất hiện các phỏng nước hay vết loét đỏ và đôi khi cần vài tuần để vết thương lành lại.

Sốt nhẹ là một trong những biểu hiện phổ biến khác, và có thể đi kèm với các triệu chứng như ho, nôn hay tiêu chảy. Bé có thể gặp một số biến chứng nguy hiểm đến thần kinh, hô hấp, tim mạch trong trường hợp nôn nhiều và sốt cao.

Cuối cùng, trong trường hợp bé không gặp một biến chứng gì thì thường chỉ cần từ 3 – 5 ngày là bé đã có thể hồi phục hoàn toàn sau bệnh.

3 dấu hiệu trở nặng bệnh tay chân miệng cần nhập viện ngay lập tức

Tay chân miệng nếu không chữa trị kịp thời sẽ để lại vô số biến chứng nguy hiểm như: Viêm màng não virus kèm theo một số triệu chứng đau đầu, sốt, đau cứng cổ, đau lưng…

Một số biến chứng nặng hơn như: Bại liệt, tê liệt hoặc viêm não, khi này trẻ hay khó ngủ, quấy khóc, dễ giật mình khi thức hoặc lúc bắt đầu ngủ trẻ hay nói lảm nhảm đôi lúc méo miệng, sốt cao kèm co giật…

Những biến chứng này nếu không được chữa trị kịp thời có thể tử vong trong vài giờ.

Trẻ quấy khóc liên tục

Vào ban đêm trẻ hay quấy khóc hoặc cứ ngủ được 15-20 phút trong lúc bị tay chân miệng thì cha mẹ nên đưa trẻ đi bệnh viện đi khám gấp, bởi vì trường hợp này trẻ không khóc vì đau hay khó chịu, đây có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ rất có nguy cơ nhiễm độc thần kinh giai đoạn sớm.

Advertisement

Trẻ hay giật mình

Ngoài ra trẻ hay giật mình cũng là dấu hiệu của việc nhiễm độc thần kinh, cho nên cha mẹ cần quan sát trẻ, đếm xem số lần bé giật mình, có thường xuyên hay không, nếu giật mình liên tục ngay cả khi đang chơi đùa thì nên đưa bé đi khám ngay.

Trẻ sốt cao liên tục không giảm

Do nhiệt độ của trẻ nếu trẻ sốt trên 38.5 độ liên tục trong vòng 48 giờ dù cho uống thuốc hạ sốt vẫn không giảm thì nên cho bé nhập viện gấp, bởi vì sốt cao kéo dài là dấu hiệu cảnh báo đến mức độ viêm nghiêm trọng có thể nhiễm độc thần kinh.

Các biến chứng của bệnh tay chân miệng

Biến chứng dễ thấy nhất của bệnh tay chân miệng là tình trạng mất nước khiến trẻ bị loét miệng, đau họng khiến bé đau họng và khó nuốt.

Tuy nhiên, khi bệnh có dấu hiệu nặng thì có thể xảy ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm sau đây:

Viêm màng não do vi-rút: Đây là tình trạng nhiễm trùng khá hiếm gặp, tình trạng này do viêm màng não và dịch não tủy bao quanh não và tủy sống

Viêm não: Bệnh viêm não thường rất hiếm gặp tuy nhiên gây nguy hiểm nếu trẻ mắc phải.

Viêm cơ tim: Hiếm khi xảy ra nhưng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến trẻ.

Cách điều trị và chăm sóc trẻ bị tay chân miệng

Bệnh này do nhiều loại virus gây nên và hiện chưa có thuốc đặc trị.

Tùy vào từng cấp độ của bệnh, sẽ có những cách chăm sóc trẻ hợp lí và tránh việc lây lan. Nếu trẻ đang mắc bệnh ở cấp độ 1, mẹ có thể chăm sóc và theo dõi con ở nhà.

Khi thấy các dấu hiệu con trẻ mắc bệnh tay chân miệng, bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám, nếu triệu chứng nhẹ, bạn có thể tự chăm sóc cho bé theo chỉ dẫn của bác sĩ và kết hợp một số cách như:

Dùng thuốc giảm đau, sát trùng niêm mạc miệng như nước muối 0,9%, Kamistad… để tránh nhiễm trùng cho bé

Chú ý chế độ dinh dưỡng: Ưu tiên cho bé ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo loãng, sữa…

Thường xuyên vệ sinh để tránh nhiễm khuẩn: Bạn có thể tắm cho bé bằng các loại nước dân gian như nước lá chè,… sau đó dùng dung dịch Betadin bôi lên da cho bé sau khi tắm.

Cách phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ

Hiện bệnh tay chân miệng không có vắc xin để phòng ngừa, nên cha mẹ cần vệ sinh tay chân và tắm cho trẻ bằng xà phòng để  loại bỏ hết vi khuẩnngăn ngừa bệnh lây lan.

Vệ sinh, khử trùng các vật dụng hằng ngày của trẻ như tã lót, đồ chơi, bình sữa… qua nước sôi và đem phơi ngoài nắng để diệt khuẩn.

Thường xuyên rửa tay cho bé và cả nhà bằng xà phòng, đặc biệt khi nấu ăn, khi cho trẻ ăn, khi bế trẻ, sau khi đi vệ sinh hay sau khi thay tã, làm vệ sinh cho bé.

Cho bé ăn chín, uống chín, không nên móm thức ăn cho bé, không cho bé bốc tay khi ăn và không cho bé ngậm mút đồ chơi,…

Tham khảo chi tiết: Cách xử trí khi phát hiện trẻ mắc tay chân miệng

Mặc dù bệnh tay chân miệng thông thường không phải là bệnh quá nguy hiểm, nhưng một số trường hợp hiếm thì cũng có thể gây ra các biến chứng không mong muốn. Trong trường hợp bé xuất hiện các biểu hiện nặng thì nên liên hệ ngay với bên cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.

Nguồn: Vinmec

6 Cách Khử Mùi Tanh Của Hải Sản Cực Kỳ Đơn Giản Mà Hiệu Quả

1. Cách khử mùi tanh cho mực

Mùi tanh của mực khá mạnh, nếu như không làm sạch được mùi tanh này thì quá trình thưởng thức sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.

Cách khử mùi tanh cho mực vô cùng đơn giản

Để khử mùi tanh cho mực, chúng ta có thể áp dụng một trong hai cách sau:

Đun sôi lá trà với nước (Có thể dùng lá trà khô hoặc tươi tùy ý). Khi nước đã sôi thì thả mực vào chần qua khoảng 2 phút rồi vớt mực ra để ráo nước trước khi chế biến thành các món ăn.

Cách khử mùi tanh cho mực thứ hai đó là ướp mực cùng dầu mè hoặc cho rượu vào chảo mực đang xào vài giọt rượu trắng. Như thế, mùi tanh ở mực sẽ được loại bỏ hoàn toàn.

2. Cách khử mùi tanh cho cá biển

Trong số cách khử mùi tanh của hải sản chúng ta không thể bỏ qua phương pháp khử mùi tanh của cá biển. Mùi tanh đặc trưng từ cá biển sẽ khiến không ít người e dè khi thưởng thức, tuy nhiên, với cách làm sạch mùi này bạn sẽ có món ăn ngon như ý:

Khi sơ chế cá cần làm sạch, nhất là phần máu đông và màng đen ở trong bụng cá. Với những loại cá có mùi tanh nặng thì dùng chanh để làm sạch sau đó rửa lại với nước lần nữa. Nếu không có chanh thì ngâm cá trong nước vo gạo hoặc nước muối pha loãng 10 phút.

3. Cách khử mùi tanh cho rong biển

Rong biển cũng là một món ăn ngon và cung cấp rất nhiều nước, i ốt cũng như vitamin. Vì rong biển sống dưới nước nên cũng sẽ có mùi tanh, chúng ta không thể loại bỏ mùi tanh đó hoàn toàn mà chỉ làm giảm bớt đi mà thôi.

Dùng gừng đập dập làm cho mùi tanh của rong biển giảm bớt

Để khử mùi tanh cho rong biển, bạn làm theo một trong hai phương pháp sau:

Pha một bát nước với gừng tươi đập dập, để rong biển vào bát khoảng 3 đến 5 phút rồi vớt ra rửa sạch lại một lần nữa.

Khi chế biến rong biển bạn có thể thêm vào đó một chút dầu mè. Với cách làm này, mùi tanh từ rong biển cũng được giảm đi khá nhiều.

4. Cách khử mùi tanh cho tôm

Đối với cách khử mùi tanh của hải sản, chúng ta sẽ tận dụng tối đa lợi ích của rượu trắng và muối. Khi làm sạch tôm, bạn hãy dùng nước muối pha loãng để ngâm tôm từ 5 đến 7 phút. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng rượu trắng để rửa tôm một lượt, sau đó tiếp tục làm sạch tôm với nước lọc như thông thường.

Muốn để tôm không tanh, chúng ta nên để cho tôm thật ráo nước trước khi chế biến. Tôm là loại hải sản cung cấp lượng canxi, chất đạm rất lớn, tốt cho sức khỏe nên bổ sung đều đặn.

5. Cách khử mùi tanh cho ốc

Rửa ốc nhiều lần cho hết bẩn bên ngoài, ngâm ốc vào nước và cắt vào đó vài trái ớt. Cần ngâm ốc ít nhất 2 giờ đồng hồ mới có kết quả như ý muốn.

Luộc ốc với sả đập dập hoặc lá ổi cũng là cách khử mùi tanh từ hải sản cực kỳ hữu hiệu.

Ngâm ốc với ớt có thể khử mùi tanh hiệu quả

6. Cách khử mùi tanh cho cua

Cua biển đặc biệt ngon, bổ dưỡng nhưng mùi tanh của nó khiến nhiều người khó chịu. Khi chế biến cua, hãy dùng sả, gừng để át đi mùi tanh của nó. Còn giai đoạn sơ chế cua, cố gắng làm sạch tất cả bùn đất, cát, rong rêu, mảng bám bên ngoài. Đây chính là yếu tố gây mùi tanh ở cua phổ biến nhất.

Đăng bởi: Nguyễn Khánh Ngọc

Từ khoá: 6 cách khử mùi tanh của hải sản cực kỳ đơn giản mà hiệu quả

Các Chấn Thương Khi Tập Cardio Và Cách Phòng Ngừa Hữu Hiệu

Chấn thương khi tập luyện cardio và cả trong tập luyện thể hình là điều thường gặp phải. Để tránh các chấn thương, tập luyện đúng kỹ thuật là điều đòi hỏi tiên quyết.

Vì vậy tất cả các nhóm cơ, xương khớp trên toàn cơ thể đều có nguy cơ bị tổn thương nếu bạn tập luyện sai phương pháp hoặc cố tình vượt quá giới hạn chịu đựng của cơ bắp. Mức độ nghiêm trọng của chấn thương sẽ tỷ lệ thuận với mức độ bạn vận động cơ thể như thế nào.

Vì vậy, đừng chủ quan với những tác động dù là nhỏ nhất. Bởi chúng có thể tiềm tàng một mối nguy khôn lường trong các chấn thương của bạn. chúng mình sẽ cùng bạn điểm qua những chấn thương khi tập cardio và thể hình phổ biến nhất để tìm ra cách đề phòng và chữa trị hợp lý.

Cơ chế xuất hiện chấn thương

Theo cơ chế chấn thương phần lớn các trường hợp đều do va đập. Sự va đập này chủ yếu diễn ra khi vận động viên bị ngã xuống đất, sân hoặc sàn tập, số còn lại là do vận động viên tự va chạm vào nhau hoặc đối phương tạo ra.

Do hoạt động vượt quá biên độ cho phép, nghĩa là chấn thương xảy ra theo cơ chế kéo giãn hay xoắn vặn. Đặc biệt hiện tượng này càng dễ xảy ra với người mới tập gym. Trong trường hợp này chấn thương thường xảy ra là giãn cơ, dây chằng nhất là ở các khớp.

Do quá tải chịu đựng của cơ thể vận động viên như trong cử tạ…

Các chấn thương khi tập cardio và cách phòng ngừa 1. Đau thắt lưng

Đau thắt lưng có thể là kết quả của việc căng cơ xung quanh cột sống, phồng hoặc làm tổn thương nghiêm trọng đến đĩa đệm. Tình trạng này thường gây nhức ở phần thắt lưng, cản trở trong di chuyển và khó vận động ở những động tác nặng cần sử dụng sức phần thân dưới.

Đau thắt lưng có thể là kết quả của việc căng cơ xung quanh cột sống

Nếu nghiêm trọng hơn, chấn thương này có thể gây liệt toàn bộ chi dưới của cơ thể. Đau thắt lưng có khả năng đến từ những nguyên nhân khác nhau như việc tập luyện sai tư thế, ngồi sai tư thế hoặc tập các động tác ảnh hưởng nặng đến cột sống như squat hoặc deadlift.

Theo các nghiên cứu của đại học thể thao Hoa Kỳ, tình trạng gãy xương cột sống từ cử tạ thường không phổ biến, tuy nhiên cũng không phải là không xảy ra. Nếu gặp phải những triệu chứng như đau dưới thắt lưng dai dẳng, khó chịu khi xoay trở thân dưới, đau nhức đến mức không thể gập lưng, bạn nên đến ngay bác sĩ để được chẩn đoán.

Phương pháp đề phòng: Giai đoạn ổn định của chấn thương thường khoảng 5 – 7 ngày. Trong thời gian này, tuyệt đối tránh các động tác nặng như deadlift, squat và các bài tập chuyển động xoắn.

Người bị chấn thương có thể mất từ 2 đến 4 tháng để phục hồi hoàn toàn ở mức độ tương đối. Vì vậy, bạn nên  hạn chế tối đa các bài tập quá nặng so với sức của bản thân. Người tập có thể kết hợp những bài tập tăng độ dẻo dai cho cơ thể như yoga. Nếu cảm thấy đau thắt lưng, bạn vẫn nên đến ngay bác sĩ.

2. Đau đầu gối

Đau đầu gối hay còn được gọi là hội chứng xương bánh chè. Tình trạng này xảy ra khi sự liên kết giữa các khớp ở gối có vấn đề và mấu chốt nằm ở gân bánh chè.

Viêm gân thường khiến các cơn đau ngắt quãng và gây khó chịu cho người bị chấn thương. Khi đó, đầu gối không còn đủ sức chịu lực, có thể xuất hiện tình trạng sưng tấy.

Chấn thương xảy ra khi sự liên kết giữa các khớp ở gối có vấn đề và mấu chốt nằm ở gân bánh chè

Chấn thương này thường phổ biến ở những bộ môn sử dụng phần khớp gối nhiều như đạp xe đạp, điền kinh và cử tạ. Việc thúc ép khớp gối hoạt động ở một cường độ quá cao sẽ khiến gân bánh chè bị viêm hoặc theo thuật ngữ chuyên môn là viêm gân patellar.

Các hoạt động dùng lực đẩy nặng ở khớp gối cũng có nguy cơ dẫn đến tình trạng này như cử tạ hoặc đạp chân dưới trên máy ở người tập tạ.

Phương pháp đề phòng: Luôn khởi động trước khi thực hiện các động tác, đặc biệt là đối với người chạy bộ và đạp xe. Nếu đang phải đối mặt với tình trạng viêm, ở giai đoạn đầu, người bị chấn thương tuyệt đối không thực hiện các động tác sử dụng sức ở đầu gối và hạn chế co duỗi chân.

Các động tác như squat, ngồi xổm, gánh tạ sẽ khiến tình trạng chấn thương của bạn trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, bạn sẽ cần một chiếc băng gối và sự tư vấn từ bác sĩ đấy!

3. Đau khuỷu tay

Đau khuỷu tay là chấn thương thường gặp khi tập cardio và tập thể hình. Tình trạng chấn thương này có thể đến từ nhiều nguyên nhân. Trong đó, phổ biến nhất là viêm tầng sinh môn bên hay viêm ống khuỷu tay hoặc viêm gân khuỷu tay.

Đau khuỷu tay là chấn thương thường gặp khi tập cardio và tập thể hình

Chấn thương này thường xuất hiện do bạn tác động một lực quá lớn lên khuỷu tay. Chính điều này vô tình gây viêm gân tức thì hoặc dần dần hình thành viêm ống khuỷu tay.

Các động tác như hít xà, cuốn tạ đơn hay cả hít đất cũng có nguy cơ gây ra chấn thương này cho bạn. Đây là một dạng chấn thương tương tự hoặc có thể nghiêm trọng hơn bong gân cổ tay.

Phương pháp đề phòng: Sử dụng chườm đá khi có hiện tượng sưng và đau cổ tay khi đang tập luyện. Cố định tay và không được sử dụng sức, đến ngay trung tâm y tế gần nhất để được hỗ trợ.

Ngoài ra, bạn có thể đề phòng chấn thương này bằng cách làm nóng khuỷu tay trước khi tập luyện, hạn chế tập quá nặng trên khuỷu tay và sử dụng băng cố định nếu cần thiết.

4. Đau hông

Vấn đề đau hông ở vận động viên còn được gọi là bệnh viêm gân. Các vấn đề về hông thường xảy ra khá thường xuyên chủ yếu do các nguyên nhân như tập luyện quá nhiều, chạy quá nhiều, căng cứng cơ và mất cân bằng cơ bắp.

Tình trạng này sẽ gây cảm giác căng cứng và khó chịu ở phần hông, sốc hông cũng có thể là một dấu hiệu nhận biết. Các chấn thương về hông thường bị xem nhẹ và chủ quan.

Đau hông là hệ quả của việc phải tập luyện quá nhiều và quá nặng

Tuy nhiên, nếu tình trạng biến chuyển nặng, bạn có khả năng sẽ đối mặt với những ảnh hưởng tiêu cực đến tư thế và cột sống. Vì vậy, người tập nên cảnh giác trước các chấn thương ở hông

Phương pháp đề phòng: Như đã nói, đau hông là hệ quả của việc phải tập luyện quá nhiều và quá nặng. Giảm cường độ tập luyện và tập luyện đúng phương pháp sẽ là cách hiệu quả nhất để đề phòng chấn thương này. Ngoài ra bạn sẽ cần đến bác sĩ để thăm khám và sử dụng nẹp hông nếu cần thiết.

5. Căng cơ vai

Tình trạng này có thể xảy ra do các tác động không tốt từ việc tập luyện thể thao, chấn thương do va chạm hoặc sai tư thế khi tập luyện. Chấn thương dễ xảy ra ở những động tác tác động lực quá nhiều hoặc phải chịu một khối lượng quá nặng trong thời gian dài hình thành. Để tránh hiện tượng này, tập thêm các bài tập gym tăng cơ bắp là một giải pháp để bạn có thể trụ lâu hơn khi tập, cũng như giảm bớt thiệt hại do các chấn thương gây ra.

Căng cơ vai khác với việc bị trật khớp vai. Các động tác như gánh tạ, hít xà đơn, hít đất, thậm chí là tập yoga cũng có khả năng gây căng cơ vai. Chấn thương sẽ khiến cơ vai nhức mỏi và không thể sử dụng lực ở phần vai do gân bị viêm và có thể ảnh hưởng đến cơ cổ của người gặp chấn thương.

6. Trật mắt cá

Trật mắt cá chân là chấn thương khá dễ thấy trong tập luyện cardio. Chúng ta thường quen gọi chấn thương này bằng nhiều tên gọi khác như lật sơ-mi, bong gân mắt cá…

Chấn thương này xảy ra khi có một lực tác động bất ngờ đến phần gân và các sợi cơ bao quanh phần mắt cá chân. Từ đó, chúng vô tình làm cho gân bị tổn thương và dẫn đến tình trạng sưng đau và không thể di chuyển cổ chân

Trật mắt cá chân là chấn thương khá dễ thấy trong tập luyện cardio

Chấn thương này không phải là một chấn thương nghiêm trọng. Tuy nhiên, đây lại là một chấn thương dễ tái lại. Các bộ môn như bóng đá, chạy bộ, đá cầu hoặc nhảy cao… đều có nguy cơ bị chấn thương này.

Phương pháp đề phòng: Bạn nên khởi động trước khi tập luyện, tránh thực hiện các động tác quá mạnh và quá nhanh, hạn chế tập luyện ở những địa hình gồ ghề. Ngoài ra, bạn nên đến bác sĩ để được theo dõi và băng bó cố định cổ chân hợp lý.

7. Đau cổ tay

Đau cổ tay cũng tương tự như việc bị đau khuỷu tay. Chấn thương này còn được gọi là viêm khớp cổ tay. Có nhiều nguyên nhân gây đau cổ tay như bệnh thấp khớp, vận động thể thao quá nhiều, va chạm gây chấn thương…

Các nguyên nhân này thường làm bong gân, giãn dây chằng hoặc viêm bao hoạt dịch khiến cổ sưng và đau nhức rất khó chịu. Một số bệnh lý về xương khớp như viêm đa khớp hoặc bệnh gout cũng có thể dẫn đến tình trạng đau cổ tay.

Chấn thương này còn được gọi là viêm khớp cổ tay

Phương pháp đề phòng: Người tập nên khởi động xoay cổ tay trước mỗi bài tập, hạn chế ép bản thân thực hiện những động tác quá khó. Nếu bị đau cổ tay, bạn cần phải ngay lập tức ngừng tập luyện, hạn chế di chuyển cổ tay rồi đến gặp bác sĩ ngay khi có thể.

8. Đau ống chân

Xương ống chân hay còn gọi là xương ống đồng, xương ống khuyển. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này như tập luyện thể thao quá nhiều, người mới tập thể thao cũng có khả năng gặp chấn thương này, do va chạm hoặc mang vác vật nặng.

Một số bộ môn như chạy bộ, đi bộ hoặc bóng đá và các bộ môn sử dụng phần thân dưới nhiều đều có khả năng gặp chấn thương này. Tình trạng chấn thương thường không quá nghiêm trọng và có thể dễ dàng phát hiện.

Khi gặp chấn thương này, sau buổi tập, bạn sẽ thấy ống chân đau nhức và khó chịu khi dùng tay ấn vào. Đây là tình trạng viêm ống cổ chân do các lớp cơ bao quanh xương ống đồng bị dãn quá nhiều và gây ra tình trạng viêm.

Phương pháp đề phòng: Bạn nên khởi động trước khi tập luyện. Người tập nên áp dụng những bài tập cho toàn cơ thể hơn là chỉ chú trọng phần thân dưới, dồn các bài tập thân dưới quá nhiều có thể gây viêm xương ống chân.

Bên cạnh đó, bạn có thể ngâm chân trong nước ấm nếu gặp tình trạng đau nhức hoặc đến ngay bác sĩ khi chấn thương trở nên nghiêm trọng.

Những lưu ý để tránh chấn thương  khi tập thể hình Không bỏ qua việc khởi động

Nếu chủ quan bỏ qua bài khởi động có thể dẫn đến các chấn thương về dây chằng, dãn cơ… Ngoài ra nếu vận động nhu cầu oxy tăng cao mà cơ thể chưa được khởi động để cung cấp đầy đủ lượng oxy cũng dễ dẫn đến đuối sức, chấn thương.

Ngoài ra, khởi động sơ sài, khởi động quá sớm trước khi tập hay không đúng trình tự là điều tối kỵ. Thời tiết lạnh thì bạn cần khởi động, làm ấm cơ thể kỹ càng hơn để nóng cơ bắp và linh hoạt khớp xương.

Tránh tập quá sức

Khi thực hiện các bài tập tạ nặng, bạn nên có người hỗ trợ để nâng đỡ tạ. Nên tập từ bài nhẹ đến nặng để hệ cơ, xương, khớp dần thích nghi. Đừng cố vượt qua giới hạn bản thân, lắng nghe cơ thể để có điểm dừng phù hợp. Nghỉ ngơi đủ 2-3 ngày sau thời gian tập luyện cho những nhóm cơ chính.

Chống mệt mỏi

Bí quyết để ngăn chấn thương là cơ thể sung sức để lâu mệt mỏi. Các huấn luyện viên thể hình chia sẻ, cách tốt nhất để ngăn chặn thương tích là tránh thiếu ngủ. Ngoài ra, dinh dưỡng đầy đủ và uống đủ nước cũng quan trọng khi tập luyện. Bổ sung các thực phẩm giàu protein, nước ép rau củ quả, vitamin C, canxi… để cơ thể luôn tràn đầy năng lượng.

Tìm tần suất tập luyện phù hợp

Tần suất luyện tập thể hình phải phù hợp để giúp cơ thể được nghỉ ngơi, cơ phục hồi tốt để không bị chấn thương đáng tiếc. Đừng ngần ngại cho cơ thể nghỉ sớm hơn hay nghỉ một buổi tập khi có dấu hiệu không khỏe. Việc luyện tập thể hình một cách cứng nhắc sẽ có nguy cơ cao xảy ra chấn thương.

Luyện tập nhẹ nhàng vào ngày nghỉ

Vào ngày xả cơ ở nhà vẫn có thể tập nhẹ nhàng những động tác khởi động chạy bộ làm ấm cơ thể hoặc yoga. Tuy nhiên việc luyện tập quá sức không được khuyến khích. Nếu bạn lạm dụng những bài cardio nặng vào ngày nghỉ có thể khiến cơ thể chấn thương.

Đăng bởi: Nhài Vũ Thị

Từ khoá: Các chấn thương khi tập cardio và cách phòng ngừa hữu hiệu

Top 10 Món Ăn Đặc Sản Hải Phòng “Ngon Quên Lối Về”

Nội dung chính

Không phải ngẫu nhiên mà Hải Phòng được mệnh danh là “đất ăn chơi”. Đến với thành phố Cảng, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng những cảnh đẹp mỹ lệ mà còn được lạc vào thiên đường ẩm thực với vô vàn món đặc sản Hải Phòng độc đáo.

1.Bánh đa cua – Đặc sản Hải Phòng khó lòng cưỡng lại

Bánh đa cua là một trong những món ăn gợi nhớ đến tên tuổi mảnh đất Cảng. Bánh đa cua Hải Phòng để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng thực khách bởi hương vị đậm đà ngọt thịt của nước dùng và độ dai dai của sợi bánh đa đỏ để lâu cũng không sợ nát. Khi dùng có hai cách ăn: bánh đa trộn và bánh đa nước, mỗi kiểu lại đem đến cho người thưởng thức một cảm nhận độc đáo riêng.

Bánh đa cua Hải Phòng (Ảnh: ST)

– Địa chỉ: Số 179 Cầu Đất, số 195 Cầu Đất

– Giá: Từ 30.000đ- 40.000đ/ bát

2.Lẩu cua

Đi du lịch Hải Phòng du khách nhất định phải ghé thưởng thức lẩu cua thơm ngon mà giá thành lại cực kỳ hợp lý. Lẩu cua ở đây có hương vị đặc trưng riêng mà khó có nơi nào sánh được, nước dùng đậm đà đặc gạch cua, ngọt thơm hương vị tôm, bề bề, khi dùng có thể ăn kèm với nhiều loại rau khác. Đến Hải Phòng vào một ngày tiết trời mát mẻ được quây quần cùng đám bạn bên nồi lẩu nóng hổi cay cay thì còn gì tuyệt bằng.

Lẩu cua đồng (Ảnh: ST)

– Địa chỉ: Dọc trên con đường Văn Cao

– Giá: Chỉ từ 150.000đ/ người

3.Hải Sản

Đất Cảng nổi tiếng hải sản phong phú đa dạng. Đến đây rồi mà chưa thưởng thức những món ngon này là coi như chưa nếm thử hương vị ẩm thực Hải Phòng. Nhờ nguyên liệu tươi ngon cộng thêm sự khéo léo tỉ mẩn của người dân địa phương đã cho ra đời nhiều món ăn thơm ngon lạ miệng, để lại nhiều dư vị trong lòng thực khách.

Các món hải sản hấp dẫn (Ảnh: ST)

– Địa chỉ: Số 30/263 Lạch Tray – Ốc Thủy Dương

– Giá: Từ 120.000đ – 150.000đ/ người

4.Bánh mỳ cay

Bánh mỳ cay là một trong những đặc sản Hải Phòng rất được lòng du khách. Bánh mỳ nhỏ xinh và thuôn dài, sau khi được nướng giòn sẽ được bỏ thêm pate, ruốc vào trong, khi dùng thì chấm cùng tương ớt cay cay rất hấp dẫn. Làm nên nét đặc trưng của món ăn này đó chính là nguyên liệu gia truyền, từ pate cho đến tương ớt chấm cùng đều được làm thủ công theo công thức riêng. Đây không chỉ là món ăn vặt hấp dẫn mà còn thích hợp để bạn mua về làm quà đó.

Bánh mỳ cay Hải Phòng (Ảnh: ST)

– Địa chỉ: Số 57 Lê Lợi – Bánh mỳ cay Bà Già / Số 192 Hàng Kênh – Bánh mỳ Khánh Nạp

– Giá: 2.000đ/ chiếc

5.Bánh đúc Tàu

Một bát bánh đúc Tàu gồm có bánh đúc cắt nhỏ, tôm và thịt chiên vàng giòn, đu đủ xắt hạt lựu rồi chan cùng nước mắm giấm tỏi, tùy theo khẩu vị mà có thể cho thêm cay. Đây là một món ăn lạ miệng mà lại rất mát, thích hợp ăn trong những ngày tiết trời oi nóng.

Bánh đúc Tàu (Ảnh: ST)

– Địa chỉ: Đoạn 186 Cát Dài

– Giá: 10.000đ/ bát

6.Nem cua bể

Nem cua bể (Ảnh: ST)

– Địa chỉ: Chợ Cố Đạo, chợ Cát Bì

– Giá: Từ 40.000đ – 70.000đ/ chiếc

7.Giá bể xào

Giá bể xào là một món đặc sản Hải Phòng chỉ những người sành ăn mới biết. Giá bể sống vùi mình dưới những lớp cát đáy bể, có hình dáng tựa như con trai nhỏ nhưng lại có phần chân khoằm lại như cọng giá đỗ. Có thể cũng chính vì lẽ đó mà chúng được đặt cho tên gọi như vậy.

Mới ăn lần đầu chắc các bạn sẽ cảm thấy “bất mãn” với món ăn này bởi đang thưởng thức hương vị chua ngọt của nước sốt, béo ngậy của phần chân giá bể thì lại bị cản lại bởi lớp vỏ, phải tách lớp vỏ đó bạn mới có thể tiếp tục thưởng thức hương vị hấp dẫn của phần thịt bên trong. Nhưng ăn nhiều một chút là bạn sẽ nghiện món này cho mà xem.

Giá bể xào (Ảnh: ST)

– Địa chỉ: Chợ Lương Văn Can

– Giá: 20.000đ/ bát

8.Bánh bèo

Không giống như bánh bèo miền Trung, bánh ở Hải Phòng được chế biến từ thịt thăn xay nhuyễn rồi xào cùng mộc nhĩ, hành phi, sau đó nhồi vào trong bột bọc lá chuối đem hấp cho đến khi chín. Khi dùng ăn cùng chả và nước chấm rất hấp dẫn.

Bánh bèo Hải Phòng (Ảnh: ST)

– Địa chỉ: Chợ Lương Văn Can, đường Lam Sơn

– Giá: 30.000đ/ suất

9.Sủi dìn

Sủi dìn là món ăn bắt nguồn từ Trung Hoa, có hình dáng và hương vị gần giống như bánh trôi nước nhưng vị cay nồng hơn. Viên bánh được làm từ bột nếp, bên trong có hai loại nhân chính là đậu xanh và mè đen. Sau khi nặn xong, bánh sẽ được mang đi nấu cùng nước gừng và đường, khi thưởng thức thì rắc thêm chút vừng và đậu phộng cho dậy mùi. Món ăn là sự kết hợp hoàn hảo giữa hương vị cay, ngọt, bùi, đem lại cho người ăn nhiều cung bậc cảm xúc.

Sủi dìn (Ảnh: ST)

– Địa chỉ: Đường Đinh Tiên Hoàng

– Giá: 10.000đ/ bát

10.Thạch găng

Thạch găng từ lâu đã trở thành một phần tuổi thơ của biết bao đứa trẻ. Những miếng thạch xanh mướt, mềm mại ăn cùng nước đường ngọt mát như tan chảy nơi đầu lưỡi.

Đặc biệt đây chính là món ăn giải nhiệt thanh lọc cơ thể rất tốt cho các bạn sau khi đã “đánh chén” nhiều đồ ăn dầu mỡ. Nếu muốn thêm chút lai rai thì bạn có thể gọi thêm trân châu và thạch đen.

Thạch găng (Ảnh: ST)

– Địa chỉ: Chợ Lương Văn Can, chợ Cát Bi, chợ Cố Đạo

– Giá: Từ 10.000đ – 20.000đ/ cốc

Đăng bởi: Lê Nhật

Từ khoá: Top 10 món ăn đặc sản Hải Phòng “ngon quên lối về”

Cập nhật thông tin chi tiết về Ngộ Độc Khi Ăn Hải Sản Và Cách Phòng Tránh Hiệu Quả trên website Wchx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!