Xu Hướng 9/2023 # Ô Môi: Công Dụng Chữa Bệnh Từ Loài Cây Của Ấu Thơ # Top 14 Xem Nhiều | Wchx.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Ô Môi: Công Dụng Chữa Bệnh Từ Loài Cây Của Ấu Thơ # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Ô Môi: Công Dụng Chữa Bệnh Từ Loài Cây Của Ấu Thơ được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Wchx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tên gọi khác: Cây cốt khí, Bồ cạp nước, Bọ cạp nước, Krêête, Brai xiêm, Aac phlê, May Khoum…

Tên khoa học: Cassia grandis L. F

Tên dược liệu: Quả, lá, vỏ – Fructus, Folium et Cortex Cassiae grandis.

Họ khoa học: Họ Vang (Caesalpiniaceae)

Đặc điểm sinh trưởng và thu hái

Theo các tài liệu, Ô môi có nguồn gốc từ Nam Mỹ để làm cảnh hay tạo bóng mát. Hiện này, loài đã di thực đến khắp nơi trên thế giới từ Nhật Bản, Trung Quốc… Tại Việt Nam, có thể bắt gặp cây ở các khu vực phía nam hoặc phía bắc để làm thuốc hoặc lấy bóng mát.

Đặc điểm sinh trưởng:

Thích hợp với khí hậu nóng ẩm,

Các tỉnh miền Tây và Đông nam bộ là nơi tập trung trồng Ô môi nhiều nhất.

Ra hoa quả nhiều hằng năm, thụ phấn nhờ gió và côn trùng.

Quả dài và nặng nên dễ bị rụng khi gặp gió bão.

Hạt nhiều, tỉ lệ nảy mầm cao lên đến 80%. Cây trồng từ hạt sau 3-4 năm là bắt đầu có quả.

Thu hái:

Thời điểm thích hợp là mùa thu, lúc này quả đã chín đều.

Trong năm, mùa quả là tháng 5-10, mùa hoa nở tháng 2-3.

Vỏ thân và lá có thể hái quanh năm.

Sau khi thu hái quả, loại bỏ phần vỏ và hạt, dùng phần cơm quả ngâm rượu uống. Rượu này có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, bồi bổ sức khỏe, kiện gân cốt,…

Mô tả toàn cây Ô môi

Thuộc loài thân gỗ, có thể cao tối đa 20 m, đường kính trung bình 50 cm, bề mặt nhẵn, sắc nâu đen. Phân thành nhiều cành to, mọc thẳng, vỏ nhẵn, rậm rạp. Khi cành còn non sẽ được bao phủ bởi lớp lông mịn.

Lá kép, dạng lông chim, dài trung bình 25 cm. Có khoảng 10-20 đôi lá chét, mỗi lá dày, dài, dài trung bình 5 cm, rộng 1-2 cm, gốc và ngọn đều tròn, cuống ngắn, có lông bao phủ. Phiến lá có gân rõ, sắc xanh bóng.

Cụm hoa, kích thước 12-15 cm, sắc hồng, mọc ở nách lá.

Quả cứng, hình trụ dài, sắc đen nâu, hơi cong lưỡi liềm, kích thước có thể dài tới 60 cm, được phân thành 50-60 ô, ngăn cách nhau bởi màng mỏng trắng. Mỗi ô chứa một hạt dẹt, bao quanh có lớp cơm màu nâu, mùi hắc, vị ngọt, lúc tươi hơn có vị chua nhẹ. Khi chín, lắc quả sẽ nghe tiếng lóc cóc, đặc biệt

Ô môi là loài cây quen thuộc với tuổi thơ của nhiều người Bảo quản

Bảo quản: Dược liệu nếu quả trải qua sơ chế cần để nơi khô ráo, thông thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp. Đặc biệt, nếu đã chế biến thành rượu Ô môi thì cần đậy nắp bình thật kín, tránh sâu bọ.

Thành phần hóa học

Theo nhiều tài liệu,  có thành phần hóa học khá đa dạng và phong phú:

Cơm quả: Đường glucose, fructose, tannin, saponin, chất nhầy, canxi oxalate, anthraglucosid, tinh dầu, chất nhựa, sáp…

Hạt: Chất béo

Lá: Anthraglucosid và flavonoid.

Vỏ cây: tannin

Tác dụng Y học hiện đại

Hỗ trợ hệ thống tiêu hóa: Giúp kích thích tiêu hóa, tăng sự thèm ăn, giảm khó tiêu, buồn nôn…

Giảm đau: Hỗ trợ các bệnh lý về xương khớp, giảm đau hiệu quả.

Nhuận tràng: Tốt cho những người bị táo bón, thông tiện.

Dùng ngoài da giúp sát trùng, trị các vết thương do rắn, rết cắn (Campuchia).

Tác dụng Y học cổ truyền

Tính vị: Vị ngọt, hơi đắng, mùi hăng hắc.

Công dụng: Giảm đau, nhuận tràng, thông tiện, kích thích tiêu hóa, lành vết thương…

Chủ trị: Các vấn đề tiêu hóa, ăn không ngon, buồn nôn, táo bón, đau nhức xương khớp…

Tùy mục đích sử dụng có thể dùng dược liệu với nhiều cách và liều lượng khác nhau. Ô môi có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, dùng ngoài, hoặc phần quả của dược liệu này có thể ăn sống hoặc ngâm rượu uống…

Liều dùng:

Trị táo bón: Quả 4-6g, tối đa 20g.

Bồi bổ sức khỏe: Rượu 2 chén nhỏ x 2 lần/ ngày, trước bữa ăn.

Vỏ thân và lá: 15-20g/ ngày.

Dùng ngoài không kể liều lượng cố định.

Kiêng kỵ:

Mẫn cảm hay dị ứng với bất kỳ thành phần nào của dược liệu.

Phụ nữ có thai và cho con bú không nên sử dụng dược liệu.

Người mắc bệnh lý đặc biệt về gan, thận cần thận trọng.

Hỗ trợ đau nhức xương khớp, viêm khớp

Ô môi (vỏ), dây đau xương, Cốt toái bổ, mỗi vị 100g, Quế nhục 30g, ngâm tất cả vào 1 lít rượu nếp 30 độ, ngâm trong 20 ngày, mỗi lần dùng 30 ml, ngày dùng 2-3 lần.

Trị táo bón, nhuận tràng

Lá Ô môi 10g đun sôi với 1 lít nước, chia 3 lần uống sau khi ăn, dùng liên tục trong 1 tháng

Quả Ô môi có vị ngọt, hơi đắng, mùi đặc trưng Dùng ngoài da, viêm da, lở ngứa

Ô môi (lá) rửa sạch, giã nát tươi hoặc ngâm với một ít rượu, sau đó đắp vào vùng da bị bệnh, vết thương sẽ được sát trùng, nhanh lành

Ô môi không chỉ là loài cây quen thuộc, mà từ lâu đã được sử dụng trong dân gian. Với sự đa dạng và phong phú về tác dụng mà dược liệu này được dùng nhiều để điều trị bệnh. Tuy nhiên, để có thể tận dụng hết giá trị của vị thuốc đối với sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến người có chuyên môn, y bác sĩ để kiểm soát rủi ro và những tác dụng không mong muốn

Ô Tặc Cốt: Vị Thuốc Có Nhiều Công Dụng Từ Loài Mực

Tên khoa học

Ô tặc cốt còn có tên khác là mai mực, hải phiêu tiêu

Tên khoa học Sepia esculenta Hoyle, Sepia andreana Steem-Strup.

Thuộc họ Cá mực Sepiidae

Ô tặc cốt (Os Sepiae) là mai rửa sạch, phơi khô của con mực nang hay mực ván (Sepia esculenta Hoyle). Người ta ít dùng mai của con mực ống, mực cơm (Sepia andreana) vì mai của loài này nhỏ, mỏng.

Mô tả dược liệu

Ở nước ta có nhiều loại mực; mực ống. mực cơm, mực nang, … Mực là loài động vật thân mềm, không xương sống, sống ở vùng nước biển có độ mặn cao, vùng đáy có cát pha bùn, nhất là vùng đáy biển có hình dạng lòng chảo lõm xuống giữa 2 cồn cát.

Mực thường sống thành từng đàn, ở tầng nước đáy. Mực chỉ nổi lên tầng nước trên khi kiếm mồi. Hầu hết khi bơi trong nước, màu da mực luôn thay đổi theo màu môi trường xung quanh để ngụy trang, lẩn tránh kẻ thù và săn bắt con mồi. Lúc bị tấn công, mực bơi giật lùi và phun mực ra làm vùng nước đen lại, kẻ địch không nhìn thấy, rồi lẩn trốn.

Mực thích ánh sáng và màu trắng. Gặp ánh sáng là mực tập trung rất đông. Mực rất thích ăn các loại trứng cá, tôm cá, phù du trong nước.

Phân bố, đánh bắt

Miền biển nước ta nơi nào cũng có mực nhưng nhiều nhất là vùng Khánh Hòa, Quảng Ninh, Hải Phòng (mực nang); Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa (mực ống)

Mùa khai thác mực từ các tháng 3 đến tháng 9 là lúc mực bơi vào gần bờ để sinh sản, cao điểm từ tháng 4 đến tháng 6.

Người ta thu hoạch mai mực từ mực đã đánh bắt và mai các con mực to bị chết ngoài khơi.

Thành phần hóa học

Trong mai mực có các muối canxi cacbonat, canxi photphat, muối natri clorua, các chất hữu cơ và chất keo.

Tác dụng dược lý theo Y học hiện đại

Ô tặc cốt có chứa canxi cacbonat (CaCO3) là chất trung hòa axit dạ dày, giảm các triệu chứng ợ nóng, loét mà còn thúc đẩy, cầm máu, giảm đau tại chỗ. Nó có thể sử dụng như thuốc kháng acid.

 Ô tặc cốt có vai trò đối với xương, thúc đẩy quá trình chu chuyển xương và lành xương.

Tác dụng dược lý theo Y học cổ truyền

Theo y văn, ô tặc cốt có vị mặn, tính ôn. Quy vào 2 kinh can, thận.

Có tác dụng thông huyết mạch, trừ hàn thấp, cầm máu dùng chữa ho ra máu, máu cam, đại trường xuất huyết, phụ nữ băng huyết, kinh bế, phụ nữ khí hư có màu đỏ, mắt mờ.

Ngoài ra, ô tặc cốt còn được sử dụng theo kinh nghiệm để chữa viêm loét dạ dày xuất huyết, trẻ em chậm lớn, phụ nữ băng huyết, dùng bột rắc lên vết thương để cầm máu. Đây là kinh nghiệm ghi chép lại, chúng tôi không khuyến cáo quý độc giả tự ý thực hiện thay cho phương pháp điều trị hiện tại như sơ cấp cứu ban đầu trong cầm máu, chăm sóc vết thương v.v…

Sau khi bắt mực về, người ta mổ lấy thịt, giữ lại phần mai mực. Rửa sạch phần muối trong nước biển, rồi phơi khô. Khi dùng, ta cạo sạch vỏ cứng, tán nhỏ, hoặc cắt thành những thỏi nhỏ

Ngày dùng ô tặc cốt từ 4 đến 8 gram, dạng thuốc bột hoặc thuốc viên.

Thang cố xung: ô tặc cốt, xuyến thảo, tông thán, ngũ bội, long cốt, mẫu lệ, địa du, bạch truật, hoàng kỳ, bạch thược, cam thảo. Dạng thuốc sắc uống. Có tác dụng chữa đại tiểu tiện ra máu, trĩ ra máu, phụ nữ băng huyết, chảy máu dạ dày, ho ra máu.

Bài thuốc Tứ Ô Tặc Cốt Huệ Nhự Hoàn (Hoàng Đế Nội Kinh Tố Vấn) Huệ như, Ô tặc cốt tỉ lệ 1:4. Có tác dụng ích tinh, bổ huyết, chỉ huyết, hóa ngưng, trị ho ra máu, tiêu ra máu, tiểu ra máu, kinh nguyệt ít, kinh nguyệt bế.

Ho ra máu: Ô tặc cốt tán nhỏ. Ngày uống 4 đến 5 lần, mỗi lần 1 đến 2 gram cùng với nước sắc 10 – 20 gram bạch cập sắc với 300ml nước.

Kiêng kị: Người âm hư nhiều nhiệt không dùng được. Uống thuốc quá lâu, nhiều, dễ bị táo bón.

Ô tặc cốt là vị thuốc dễ tìm kiếm, phương pháp bào chế bảo quản đơn giản. Tuy nhiên, quý độc giả không tự ý sử dụng khi chưa tham vấn ý kiến bác sĩ.

Cây Lược Vàng Và Những Công Dụng Chữa Bệnh Tuyệt Vời

Cây lược vàng và những công dụng chữa bệnh tuyệt vời – Tác dụng của cây lược vàng

Vài nét về cây lược vàng

Cây lược vàng là tên gọi quen thuộc của một loại cây cảnh được trồng khá phổ biến ở nước ta. Ở một số địa phương, loài cây này còn được biết đến với các tên gọi khác là địa lan vòi hay giả khóm.

Cây thích hợp với kiểu khí hậu nhiệt đới, tương đối dễ trồng và dễ chăm sóc. Ngoài tác dụng làm cảnh, lược vàng còn được sử dụng nhiều trong việc đẩy lùi một số bệnh thông thường.

Cây lược vàng hay còn gọi là địa lan vòi – Tac dung cua cay luoc vang

Tác dụng chữa bệnh của cây lược vàng

Mặc dù chưa có một công trình nghiên cứu khoa học cụ thể, chính xác nào về tác dụng của cây lược vàng tuy nhiên theo Đông y cũng như những kiến thức dân gian truyền lại thì cây lược vàng được sử dụng trong các trường hợp như sau.

Mẩn ngứa, nổi mề đay

Mẩn ngứa, nổi mề đay thường gặp phải ở những trường hợp thường xuyên bị nóng trong hoặc khi thời tiết trở nên oi nóng vào những ngày hè. Đối với trường hợp này, bạn có thể sử dụng cây lược vàng theo những cách sau:

Cây lược vàng trong điều trị mẩn ngứa, nổi mề đay – tac dung cay luoc vang

Cách 1: Lấy lá lược vàng rửa sạch sau đó nhai lấy nước và bỏ bã. Tuy nhiên cách làm này không được khuyến khích nhiều lắm bởi một số hoạt chất có trong lá có thể gây dị ứng ngược trở lại cho người bệnh.

Cách 2: Vắt bỏ nước của lá lược vàng sau đó lấy bã chà xát nhẹ và đều ở khu vực bị mẩn ngứa, nổi mề đay. Chà xát liên tục từ 3 – 5 lần cho đến khi khỏi hẳn.

Bị côn trùng cắn

Đối với trường hợp bị côn trùng cắn như sâu róm, muỗi hay các loại bọ thông thường thì cách dùng lược vàng để loại bỏ các vết sưng tấy, mẩn ngứa cũng tương tự như cách bạn làm như khi bị nổi mẩn ngứa, mề đay. Lưu ý là nên chọn những lá lược vàng dày, to bản và không bị sâu bệnh để vắt lấy nước.

Cây lược vàng sẽ làm giảm vết sưng tấy do giời leo – cây lược vàng trị bệnh gì

Ngoài ra, ở một số trường hợp bị “giời leo” gây sưng, ngứa, phồng rộp và có mụn nước thì bạn cũng có thể dùng nước ép của loại cây này để bôi lên vết thương. Bạn cũng có thể lấy bã sau khi đã vắt nước để chà sát lên vết thương, tuy nhiên cần tránh chà sát mạnh vì khi đó sẽ có thể làm tổn thương lan rộng hơn.

Chữa bênh đau lưng

Theo kinh nghiệm dân gian, trong trường hợp bạn bị đau lưng thì có thể sử dụng lược vàng để hạn chế những cơn đau như sau:

Cách 1: Dùng lá cây ép lấy nước sau đó đem phơi khô bã thu được. Tiếp theo bạn bóp vụn phần bã đã phơi khô, trộn chung với phần nước đã ép và dầu oliu và hòa tan đều. Tiếp tục lọc lấy phần dung dịch tinh và để kín trong lọ thủy tinh trong vong 3 tuần. Sau 3 tuần bạn có thể lấy ra và xoa bóp vào những dùng xương khớp bị đau nhức.

Cây lược vàng cũng được dùng trong điều trị căn bệnh đau lưng – cong dung cua cay luoc vang

Cách 2: Xay nhỏ phần lá lược vàng sau đó trộn đều với vaselin theo tỉ lệ 1 – 3. Cho phần hỗn hợp vừa tạo thành vào lọ đậy kín để bảo quản. Dùng hợp chất này để bôi trực tiếp vào các vết sưng, đau khơp, lưng mà bạn gặp phải.

Đăng bởi: Não Cá Vàng

Từ khoá: Cây lược vàng và những công dụng chữa bệnh tuyệt vời

Đặc Điểm Cây Bần Và Những Công Dụng Chữa Bệnh Tuyệt Vời Bất Ngờ

Cây bần hay còn được gọi là Bần sẻ, Bần chua, thuộc họ Bần (Sonneratiaceae), có tên khoa học là Sonneratia caseolaris.

Cây bần có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á và Nam Á, nhưng hiện nay đã được di thực ở nhiều khu vực trên Thế Giới như Châu Đại Dương, Châu Phi và Châu Á. Ở Việt Nam, cây bần thường xuất hiện ở các tỉnh bến biển từ Hải Phòng đến Cà Mau, nhưng nhiều nhất là ở khu vực Tây Nam Bộ.

Cây Bần là một loài thực vật thân gỗ, có chiều cao trung bình từ 10-15m. Một số cây có thể cao đến 25m nếu phát triển trong điều kiện lý tưởng. Thân cây được chia thành nhiều cành, cành non thường được phân thành nhiều đốt phình to và có màu đỏ. Chất gỗ của cây bần rất bở và xốp nên hầu như không được sử dụng để sinh hoạt.

Rễ của cây bần khá phát triển, mọc sâu xuống dưới bùn đất, mọc từ thân rễ thành từng khóm quanh gốc rất đặc trưng. Lá mọc đối xứng, có hình trái xoan hoặc bầu dục, dày nhưng khá giòn. Lá bần dài từ, 5-10cm, rộng 35-45mm, cuống lá có gân giữa nổi rõ.

Hoa của cây bần thường mọc thành cụm ở đầu cành, cuống dài từ 0.5-1.5cm, cụm hoa dài 5cm và chứa từ 2-3 bông nhỏ. Đài hoa xòe mặt ngoài màu lục, mặt trong màu tím hồng. Mỗi hoa có 6 cánh, thuôn ở 2 đầu, màu trắng lục.

Quả cây bần cao khoảng 2-3cm, đường kính 5-10cm, bên trong chứa rất nhiều hạt.

Trong ẩm thực quả bần chín được làm chất chua để nấu canh chua hoặc lẩu chua. Quả bần non (bần chát) và bần giá (bần chua) thường được cắt mỏng để làm rau ghém.

Cây bần còn có tác dụng làm bột giấy, gỗ cây bần có thể dùng để chế biến để làm giấy kraft. Được biết ở Philippines sản lượng khai thác trắng cây bần qua luân kỳ 10 năm được 157 tấn chất khô/ha, trong đó gỗ bần chiếm 74.4 tấn/ha và sản lượng bột giấy được thu hồi là 30 tấn/ha.

Việt Nam chúng ta nên chú tâm đến việc khai thác và thâm canh gỗ bần làm bột giấy để giúp công nghiệp phát triển giấy nước ta ngày một phát triển hơn.

Theo báo Phụ Nữ, được biết các thành phần hoá học trong cây bần bao gồm: Vỏ cây chứa 10-20% tannin, archinin, archin, chất màu. Gỗ bần chứa 17,6% pentosan có màu nâu và 8.5% lignin. Quả bần chứa chất màu, archicin, archin, 11% pectin và 2 chất flavonoid có tác dụng tiêu viêm và giảm đau, trị bong gân và chảy máu do vết thương hở rất hiệu quả.

Bài thuốc chữa bí tiểu tiện: Bạn cần phải có cơm quả bần và lá bần, đem đi giã nát rồi đắp vào bụng dưới, bài thuốc này chữa bí tiểu tiện rất hiệu quả.

Bài thuốc trị viêm tấy và bong gân: Bạn lấy quả bần non đem đi rửa sạch rồi giã nát đắp lên các vùng bị sưng tấy, có thể dùng băng cố định thay 1 lần/ ngày.

Vì quả bần có vị chua nên tránh ăn khi bụng đói và những trường hợp bị viêm loét dạ dày cần phải cân nhắc trước khi sử dụng.

Tham khảo: Cây an xoa và tác dụng chữa bệnh của cây an xoa

Nguồn: báo Phụ Nữ

Cây Ngải Tiên – Loại Thảo Dược Quý Và Công Dụng Chữa Bệnh Cực Hay

Cây ngải tiên – loài hoa biểu tượng của đất nước Cuba được biết đến như một loại thảo dược quý và có công dụng chữa nhiều bệnh rất hay.

Tên gọi của cây ngải tiên

Cây ngải tiên có những tên gọi khác là cây bạch điệp, cây bạch yến, cỏ tai cọp, sa nhơn, bobo hay cây sẹ theo cách gọi của người Dao vùng Tả Phìn Hồ. Tên khoa học của cây ngải tiên là Hedychium coronarium Koenig và thuộc họ gừng (Zingiberaceae).

Nguồn gốc và phân bố địa lý

Cây ngải tiên có xuất xứ từ các vùng nhiệt đới châu Á bởi nó là loài cây ưa ẩm, phát triển tốt ở những nơi có khí hậu mát mẻ. Vì vậy, cây ngải tiên thường phân bổ và được tìm thấy nhiều nhất ở các nước như Ấn Độ, phía nam Trung Quốc, Malaysia, Úc và Việt Nam.

Ở Việt Nam, cây ngải tiên thường được trồng ở các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Phú Thọ, Bắc Cạn… nơi có những vùng núi cao từ 1400 mét đến 1800 mét.

Đặc điểm của cây ngải tiên

Đặc điểm hình thái của cây ngải tiên

Cây ngải tiên cũng có hình dáng tương tự như các loại thuộc họ gừng khác, đặc biệt là cây gừng ta. Nhưng ta có thể phân biệt cây ngải tiên với các loại họ gừng khác từ các đặc điểm của thân, lá, hoa, quả và rễ của cây ngải tiên.

– Thân cây: Cây ngải tiên có thể cao lên tới 1.5 mét, thuộc loại cây thân thảo có thân xốp và được bao bọc bởi các bẹ lá xanh dài.

– Lá cây: Lá cây có màu xanh, không có cuống, rộng khoảng 10cm và dài khoảng 40cm, hình dải mũi mác và mọc xen kẽ nhau trên thân, mặt trên lá nhẵn bóng còn mặt dưới có những lông nhỏ.

– Hoa: Cây ngải tiên mọc hoa màu trắng thành từng cụm ở phần ngọn cây, hoa có bốn cánh xòe ra như những cánh bướm rất đẹp. Ở giữa hoa sẽ thấy những nhụy hoa, một hoa có khoảng 1-2 nhụy. Đài hoa không có răng cưa, giống với tràng hoa có dạng ống dài, nhị hoa màu trắng.

– Quả: Quả của cây ngải tiên có màu vàng sậm khi chín.

– Rễ (củ): Củ cây ngải tiên nhỏ có vị cay và thơm, màu trắng, nhiều nhánh và nhìn giống như củ riềng.

Phân loại cây ngải tiên

– Cây ngải tiên trắng (cây bạch điệp): Đây là loại cây được sử dụng phổ biến nhất trong các bài thuốc để chữa bệnh.

– Cây ngải tiên hoa đỏ: Là cây ngải tiên có hoa màu đỏ, sống ở những nơi có vùng núi cao vừa khoảng 500 mét đến 600 mét như Hòa Bình…

– Cây ngải tiên hoa vàng: Cây có hoa màu vàng, thân và rễ màu đỏ, được tìm thấy nhiều ở các vùng núi phía Bắc nước ta.

– Cây ngải tiên lông hoa trắng: Mọc nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên như Lâm Đồng và Kon Tum.

– Cây ngải tiên lá bắc rộng: Cây có lá to hơn nhiều so với các loại khác, tìm thấy nhiều ở Sa Pa và có hình dáng rất giống với cây bạch điệp.

Theo chúng tôi Bá Thị Châm của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết. trong thân, rễ và hoa của cây ngải tiên là những bộ phận được sử dụng nhiều nhất để làm thuốc trong y học, có các công dụng sau:

– Thân rễ và quả cây ngải tiên có tác dụng chữa đau bụng lạnh, đầy chướng bụng, tiêu hóa kém, viêm lợi, viêm amidan. Nước được ép từ thân rễ và quả cây chữa hôi miệng, cảm sốt, đau nhức người, phong thấp, nhức mỏi gân xương. Có thể uống và đắp thân rễ cây tươi để trị rắn cắn, các tổn thương do va chạm.

– Hoa được sử dụng để chiết xuất tinh dầu, có giá trị cao trong hương liệu.

– Rễ tươi chứa eucalyptol, là chất thường được sử dụng như một loại thuốc trừ sâu và xua đuổi côn trùng.

– Quả cây ngải tiên được dùng để trị chứng dạ dày, chướng bụng, ăn uống không tiêu.

Chữa viêm đại tràng

Sử dụng cây ngải tiên để điều trị bệnh viêm đại tràng với liều lượng như sau:

Sắc 6gr – 12gr thân rễ cây ngải tiên khô cùng với 500ml nước, đun để lửa nhỏ cho đến khi còn 200ml nước thuốc.

Sử dụng để uống hằng ngày trong 2-3 tháng.

Điều trị viêm lợi, viêm amidan, hôi miệng

Tinh dầu có trong cây ngải tiên có tác dụng chữa các bệnh về tai – mũi – họng và hôi miệng:

Rửa sạch và thái nhỏ phần thân và rễ của cây để sắc cùng với nước.

Nước thuốc nấu được lấy dùng để súc miệng hàng ngày, ngậm nước thuốc trong cổ họng và súc họng 5 phút khi súc miệng.

Hơi thở sẽ luôn thơm tho nếu sử dụng cách này để súc miệng và sau 1 tuần tình trạng viêm lợi, viêm amidan sẽ giảm rất nhanh.

Chữa bệnh xương khớp

Sử dụng các bài thuốc sau để chữa trị xương khớp, ngăn ngừa để bệnh xương khớp chuyển biến nặng hoặc thành bệnh mãn tính:

Ngâm rượu

Ngâm 20gr thân và củ cây ngải tiên khô với rượu khoảng 1 tháng.

Uống một chén nhỏ rượu thuốc mỗi ngày sẽ làm giảm các triệu chứng của nhức mỏi xương khớp.

Sắc nước uống

Lấy thân và rễ của cây ngải tiên, sau đó sắc với nước và uống từ 2-3 lần một ngày.

Sử dụng nước sắc hàng ngày trong 10-20 ngày sẽ thấy các triệu chứng bệnh thuyên giảm.

Cách sắc nước khác là pha 2 muỗng cà phê bột thân, rễ cây ngải tiên với 1 cốc nước lọc để dùng uống hàng ngày.

Lưu ý: Các bài thuốc trên chỉ mang lại hiệu quả cao với các triệu chứng bệnh còn nhẹ và nên sử dụng trong thời gian dài, còn với các tình trạng bệnh nặng chỉ có tác dụng hỗ trợ.

Trị bệnh về tiêu hóa

Các bài thuốc thường được sử dụng để điều trị là:

Phơi khô thân rễ cây ngải tiên rồi lấy 6 -12g đem sắc với 500ml nước, sắc đến khi lượng nước thuốc còn lại một nửa thì uống được, dùng để uống hằng ngày.

Tán mịn thân rễ phơi khô thành bột rồi pha với nước sôi, uống nhiều lần trong ngày.

Dùng thân rễ ngải tiên khô, ý dĩ và hoài sơn với tỷ lệ bằng nhau. Sau đó đem sắc với nước rồi uống hàng ngày để trị bệnh.

Kết hợp uống thuốc với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để đem lại hiệu quả cao.

Giảm sốt bằng cây ngải tiên

Hạ sốt nhanh chóng từ cây ngải tiên bằng các cách sau:

Cách 1 Giã nát thân và lá ngải tiên tươi, lá ngải cứu tươi mỗi loại 1 nắm nhỏ và 1 củ hành. Sau đó bọc vào khăn sạch và đắp lên trán.

Cách 2Giã nát thân, rễ ngải tiên cùng củ hành, thì là với liều lượng bằng nhau rồi bọc vào vải mỏng để đắp lên trán. Thực hiện đắp thuốc thường xuyên giúp giảm nhiệt độ nhanh chóng.

Giảm chấn thương và điều trị rắn cắn

Sử dụng cây ngải tiên để điều trị vết thương do rắn cắn như sau:

Lấy rễ tươi của cây ngải tiên, sau đó đem giã nát rồi tách riêng phần bã và phần thuốc.

Sau khi sơ cứu vết thương thì dùng bã thuốc đắp lên và dùng gạc băng bó lại.

Phần nước thuốc còn lại dùng để uống. Áp dụng từ 2 – 3 lần vết thương sẽ nhanh liền và có thể loại hết độc tố ra khỏi cơ thể.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng cây ngải tiên

Dù cây ngải tiên có rất nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh nhưng khi sử dụng nó cũng cần phải lưu ý những điều sau:

Khi điều trị bệnh bằng bài thuốc này không nên kết hợp chung với nhiều loại thuốc, vì có thể bị tương tác với các loại thuốc khác.

Thuốc phải sử dụng kiên trì trong thời gian nhất định mới có tác dụng thấy rõ.

Vì cây ngải tiên có hình dáng rất giống với các cây họ gừng khác nên trước khi sử dụng làm thuốc phải xác định chính xác đó là cây ngải tiên.

Ngưng sử dụng và đến gặp bác sĩ để giải quyết kịp thời nếu cơ thể nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong quá trình sử dụng thuốc.

Cây ngải tiên được sử dụng phổ biến trong bài thuốc Đông y, do đó rất dễ tìm được cây hoa ngải tiên trong những hàng thuốc đông dược, phòng khám Đông y hay phòng chẩn trị y học cổ truyền…

Trên thị trường hiện nay bán cây ngải tiên khô có giá dao động từ 250.000 đồng đến 300.000 đồng/1kg sấy khô.

Nguồn: suckhoedoisong

7-Dayslim

Soạn Bài Thời Thơ Ấu Của Hon

Soạn bài Thời thơ ấu của Hon-đa

Mong rằng tài liệu sẽ sẽ giúp ích cho các bạn học sinh lớp 6, mới tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.

Soạn bài Thời thơ ấu của Hon-đa – Mẫu 1 1. Chuẩn bị

– Đoạn trích kể về thời thơ ấu của tác giả Hon-đa Sô-i-chi-rô.

– Mục đích: Khắc họa lại những kỉ niệm về thời thơ ấu của Hon-đa.

– Tính xác thực:

Ngôi kể chuyện thứ nhất, người kể chuyện xưng tôi.

Thời gian, không gian được xác định rõ ràng: sinh năm 1906, ở làng Kô-mi-ô…

– Cảm xúc, thái độ được tác giả bộc lộ một cách chân thực.

2. Đọc hiểu

Câu 1. Các thông tin ở phần (1) thể hiện đặc điểm của hồi ký?

Ghi lại những sự việc có thật trong thực tế, tôn trọng tính chân thực của tác phẩm với thời gian, địa điểm chính xác.

Câu 2. Nêu ý nghĩa của việc nhân vật tôi nhớ lại sở thích chơi với máy móc, động cơ hồi nhỏ.

Ý nghĩa của việc nhân vật “tôi” nhớ lại sở thích chơi với máy móc, động cơ hồi nhỏ: Cho thấy niềm đam mê của “tôi” với máy móc, động cơ được hình thành từ khi còn nhỏ.

Câu 3. Cậu bé Hon-đa học kém môn nào và thích thú điều gì?

Cậu học kém môn thực vật và sinh vật, thích thú hơn khi bắt đầu thấy xuất hiện pin, cân, ống nghiệm và máy móc.

– Các từ mượn có trong phần (3): pin, ti vi, tuốc nơ vít, ô tô.

– Chi tiết “tôi” dí mũi xuống đất ngửi mùi dầu màu nói lên: sự tò mò, thích thú của cậu bé với chiếc ô tô.

– Cậu bé Hon-đa đã làm được những việc gì để xem được máy bay thật biểu diễn:

Lén lấy 2 xu làm lộ phí, rồi lén lấy xe đạp của cha đạp một mạch đến Ha-ma-mát-su.

Không đủ tiền vào bãi huấn luyện quân đội, liền leo lên cây thông lớn để xem.

– Nhân vật “tôi” đã chọn bắt chước những trang bị của phi công: một chiếc mũ kết, một cặp kính đeo mắt.

3. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Những chi tiết nào chứng tỏ nhân vật “tôi” thời thơ ấu đã rất yêu thích máy móc?

Thích thú với công việc đập búa “chùm cheng”, sửa chữa đồ dùng và làm ra công cụ làm nông.

Chưa được đi học nhưng tôi rất thích chơi đùa với máy móc và động cơ.

Chỉ cần nhìn máy móc chuyển động, tôi cùng thấy sung sướng không diễn tả được.

Thích thú khi thấy xuất hiện pin, cân, ống nghiệm và máy móc.

Cảm phục những chú thợ điện với túi nghề gồm kìm, tuốc nơ vít cột ngang lưng trèo lên cột điện nối dây cáp.

Chạy bám theo sau xe một quãng dài, gí mũi xuống mặt đất, ngủi khịt khịt như chó ngửi…

Trốn học, một mình đi xem máy bay rồi về nhà bắt chước phi công.

Câu 2. Trong nhiều sự việc được nhân vật “tôi” kể lại, em có ấn tượng nhất với sự việc nào? Vì sao?

– Sự việc ấn tượng nhất: Chỉ cần nhìn máy móc chuyển động, tôi cùng thấy sung sướng không diễn tả được.

– Nguyên nhân: Điều đó cho thấy niềm say mê của cậu bé Hon-đa với động cơ, máy móc.

Câu 3. Đặc điểm của thể hồi ký được thể hiện ở văn bản này như thế nào? Hãy chỉ ra một số biểu hiện cụ thể.

– Các số liệu, địa điểm cụ thể chính xác: năm 1906, mùa thu năm 1914, làng Ko-mi-rô (Komyo), quận I-qua-ta (Iwata) nay là thành Ten-ri-u (Tenryu), thuộc thành phố Ha-ma-mát-su (Hamamatsu), tỉnh Si-dư-ô-ca (Shizuoka).

– Truyện được kể lại theo ngôi kể thứ nhất, giúp những sự kiện được kể trở nên chân thực hơn.

– Niềm say mê với máy móc từ khi còn rất nhỏ.

– Không ngại khó khăn để đạt được mong muốn: vượt mọi khó khăn để được tận mắt nhìn thấy máy bay.

Soạn bài Thời thơ ấu của Hon-đa – Mẫu 2 1. Tác giả

Hon-đa Sô-i-chi-rô sinh năm 1906, mất năm 1991.

Quê: tỉnh Si-dư-ô-ca, Nhật Bản.

Ông là người sáng lập hãng xe Hon-đa của Nhật Bản.

2. Tác phẩm

Thể loại: hồi kí

Xuất xứ: Trích từ Biến giấc mơ thành sức mạnh đi tới.

3. Đọc – hiểu văn bản

a. Gia đình

Cha là Gi-hai, làm nghề thợ rèn.

Gia cảnh nghèo khó

Ông là trưởng nam trong gia đình, hàng ngày phải cõng em gái đến trường, giúp cha đạp ống thổi lửa.

Sự quan tâm, hứng thú của Hon-đa với kỹ thuật

Advertisement

b. Thuở thơ ấu:

Thích thú với công việc đập búa “chùm cheng”, sửa chữa đồ dùng và làm ra công cụ làm nông.

Chưa được đi học nhưng tôi rất thích chơi đùa với máy móc và động cơ.

Chỉ cần nhìn máy móc chuyển động, tôi cùng thấy sung sướng không diễn tả được.

– Khi đi học:

Thích thú khi thấy xuất hiện pin, cân, ống nghiệm và máy móc.

Cảm phục những chú thợ điện với túi nghề gồm kìm, tuốc nơ vít cột ngang lưng trèo lên cột điện nối dây cáp.

Chạy bám theo sau xe một quãng dài, gí mũi xuống mặt đất, ngủi khịt khịt như chó ngửi…

Trốn học, một mình đi xem máy bay rồi về nhà bắt chước phi công.

Cập nhật thông tin chi tiết về Ô Môi: Công Dụng Chữa Bệnh Từ Loài Cây Của Ấu Thơ trên website Wchx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!