Bạn đang xem bài viết Suy Dinh Dưỡng Độ 1 Và Chế Độ Ăn Phù Hợp được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Wchx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
2.1 4 nhóm thực phẩm cho bé ăn dặm (6 -8 tháng)
Bột gạo: 20g
Thịt, cá, tép, tôm, cua…: 20g (băm nhuyễn)
Rau, củ quả…: 20g
Dầu ăn cho bé : 5-10g
2.2 4 nhóm thực phẩm cho trẻ từ 9 tháng trở lên
Gạo: 25-30g
Thịt, cá, tép, trứng, tôm, cua…: 25-30g
Rau, củ quả: 20-25g
Dầu tinh luyện: 5-10g
Cho ăn 2 -3 bữa chính/ ngày, mỗi bữa 1 bát, thức ăn có thể là bột, cháo xay, súp
Ăn 3 -4 bữa phụ/ ngày, gồm sữa, sữa chua , váng sữa, phô mai, tổng lượng sữa trong ngày khoảng 600 -900ml
Trái cây, nước trái cây: 200g
Hồng xiêm (sa bô chê) thuộc nhóm trái cây năng lượng cao mẹ có thể cho bé ăn ở thời kỳ ăn dặm – Ảnh Internet
Ngoài ra, để giúp bé khỏe mạnh hơn, mẹ cần tắm nắng cho bé vào lúc sáng sớm khoảng 20 – 30 phút mỗi ngày và cho ánh nắng chiếu trực tiếp vào da để bổ sung vitamin D, cần thiết cho việc hấp thu canxi của cơ thể.
3. Thực đơn dinh dưỡng dành cho trẻ suy dinh dưỡng độ 1Thực đơn cho trẻ 8 đến 12 tháng suy dinh dưỡng cấp độ 1 hoặc có nguy cơ bị suy dinh dưỡng mẹ đều có thể tham khảo như sau:
3.1 Thực đơn 1: Hỗn hợp sữa với dầu ăn, tỉ lệ pha trong 1000ml dành cho bé chưa ăn dặm
Sữa bột tách bơ: 70g
Dầu ăn cho trẻ: 25g
Nước cháo loãng vừa đủ: 1000ml
Hoà hỗn hợp trên vào nước cháo loãng ấm (30 – 40 độ C) cho tan hết, sau đó đun với nhiệt độ phù hợp (theo loại sữa) rồi chia thành 7-8 bữa cho trẻ uống. Đây là hỗn hợp dùng xen kẽ với sữa, để bổ sung năng lượng cho bé.
3.2 Thực đơn 2: dành cho bé đã bắt đầu biết ăn dặm
6h: Hỗn hợp sữa dầu pha theo tỉ lệ (như trên thực đơn 1) trong khoảng 200ml nước cháo loãng ấm.
9h, 17h: Bột hỗn hợp 30 – 40g; thịt nạc hoặc tôm, hoặc cua, hoặc cá trắng/ cá hồi nghiền nát 30g; rau xanh 20g; dầu hoặc mỡ 7g (1 thìa cà phê); và 200ml nước.
Dinh dưỡng cho bé mỗi ngày- Ảnh Internet
12h: Hỗn hợp sữa dầu như trên 200ml.
14h: Cho trẻ ăn quả trái chín như chuối, hồng xiêm, dâu tây, kiwi,… (1 quả hoặc 1 miếng).
20h: nước ép hoặc sinh tố trái cây nhiều gluco.
Mẹ đừng quên cho trẻ uống sữa kể cả ban đêm, khi trẻ ngủ.
Mẹ cũng có thể cho trẻ dùng thêm các loại thuốc có tác dụng bổ sung vitamin , kích thích ăn cho trẻ, nhưng chỉ trong giai đoạn 2 tuần, không nên dùng kéo dài như kiddy pharmaton, kid grow,…(phải theo sự chỉ dẫn của bác sĩ điều trị hoặc chuyên khoa dinh dưỡng.)
Trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng nói chung và suy dinh dưỡng độ 1 nói riêng, dù mức độ nhẹ vẫn rất cần bổ sung thêm nhiều bữa ăn phụ kèm bữa chính. Đồng thời, mẹ cần lưu ý về môi trường sống thích hợp thích hợp, khỏe mạnh, thoáng đãng cho con. Với tình trạng suy dinh dưỡng nhẹ, chỉ cần điều trị tại nhà bằng cách điều chỉnh lại chế độ ăn cho hợp lý, và theo dõi sự tăng cân của trẻ dựa vào bảng cân nặng chuẩn. Việc cần thiết là bổ sung thêm các thực phẩm có giàu năng lượng như dầu, mỡ, protein động vật (thịt, cá, trứng, sữa… ) và các loại rau xanh, quả tươi giàu vitamin các chất khoáng. Chỉ cần mẹ kiên trì, áp dụng chế độ dinh dưỡng thật khoa học phù hợp, trẻ sẽ nhanh chóng lấy lại cân nặng chuẩn.
Mai Lê tổng hợp
Mẹo Nhỏ Trong Chế Độ Dinh Dưỡng Giúp Trẻ Tăng Cân Nhanh Chóng
Khi nuôi con, ai cũng mong muốn con mình khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Nhẹ cân, thấp còi và gầy còm luôn là vấn đề khiến nhiều bà mẹ phải đau đầu. Đã đến lúc chúng ta cần áp dụng một chế độ dinh dưỡng giúp trẻ tăng cân thông minh và khoa học.
Thực trạng suy dinh dưỡng ở trẻ
Việt Nam vẫn còn là một trong số 36 quốc gia có tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cao trên thế giới. Ở nước ta, cứ 4 trẻ thì có 1 trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi, nhẹ cân. Nguyên nhân chủ yếu là do trẻ thiếu hụt các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày. Dinh dưỡng rất quan trọng trong quá trình phát triển thể chất. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần quan tâm và lựa chọn các loại thực phẩm kịp thời bổ sung các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ.
Bạn có biết trong những năm đầu đời, 60% não của trẻ được cấu thành từ chất béo? Chất béo giữ vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất và cung cấp năng lượng. Bé cần được bổ sung đầy đủ chất béo trong quá trình tăng trưởng và khôn lớn. 31g chất béo mỗi ngày là nhu cầu đối với trẻ 6-12 tháng. Lượng chất béo phù hợp với trẻ 1-6 tuổi là dưới 50g. Nếu thiếu hụt, trẻ sẽ thiếu cân và kém thông minh.
Trên thực tế, có rất nhiều nguồn bổ sung chất béo cho trẻ. Các loại chất béo động vật như thịt mỡ, cá hồi, dầu cá… chứa nhiều axit béo bão hòa giàu năng lượng. Nguồn chất béo từ thực vật như dầu mè, dầu hướng dương, dầu ô liu, quả bơ…cũng rất tốt cho trẻ. Hàng ngày, mẹ có thể cho thìa nhỏ dầu thực vật vào món ăn của trẻ. Theo các chuyên gia, tỷ lệ phù hợp giữa chất béo động vật và thực vật là 7:3.
2. Bổ sung vi chất dinh dưỡng cần thiết
Vi chất dinh dưỡng là những chất đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, mặc dù chỉ cần một lượng nhỏ. Một trong những nguyên nhân chính của thực trạng suy dinh dưỡng là do thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng. Vì vậy, phụ huynh cần đưa bé đi khám và tuân theo lời khuyên của bác sỹ. Thiếu hụt vi chất nào, trẻ cần bổ sung vi chất đó kịp thời trong khẩu phần dinh dưỡng giúp trẻ tăng cân hàng ngày.
Các nhóm chất trẻ thường thiếu hụt như nhóm vitamin ( A, B, C, D, E,…); tiền chất vitamin như Lycopen, Beta- Carotene, nhóm khoáng chất ( phốt pho, canxi, sắt, kẽm, đồng…), axit béo như Omega-3,6,9. Các bậc phụ huynh cần hiểu đúng vai trò của các vi chất dinh dưỡng cũng như những loại thực phẩm trong thành phần có chứa các dưỡng chất đó.
3. Tăng cường cho trẻ uống sữa
Sữa luôn là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho những trẻ biếng ăn. Sữa cung cấp các viatamin, acid amin và khoáng chất thiết yếu cho trẻ. Trong các loại sữa, sữa nguyên kem là nguồn dinh dưỡng giúp trẻ tăng cân nhanh chóng. Loại sữa này có nhiều chất béo và calo hơn. Trẻ nên uống sữa nguyên kem vào buổi sáng, tránh uống buổi tối vì khó tiêu, dễ đầy bụng.
Cân nhắc khi chọn sữa cho trẻ suy dinh dưỡng
Một số mẹ khi phát hiện con mình bị suy dinh dưỡng thì vội vàng ra ngay cửa hàng sữa và chọn lấy một sản phẩm để bổ sung dinh dưỡng cho con. Thế nhưng các mẹ đâu biết rằng nếu chọn sữa cho trẻ suy dinh dưỡng không đúng cách chỉ…
Phomat cũng là một trong những chế phẩm từ sữa giúp tăng cân nhanh chóng. Món phomat kẹp bánh mì, trộn phomat với salad rau củ luôn là mẹo để các mẹ vỗ béo trẻ. Phomat chứa nhiều đạm và chất béo lý tưởng. Đây được xem là món ăn vặt không thể thiếu trong chế độ ăn cho trẻ tăng cân mà các mẹ cần ghi nhớ.
Theo Dinhduong.online tổng hợp
Chế Độ Ăn Kiêng Hợp Lý Sau Cắt Mí Mắt
Cắt mí mắt là một dạng tiểu phẫu đơn giản được thực hiện nhanh chóng và không gây ảnh hưởng gì đến thị lực. Tuy nhiên kết quả sau cắt mí có như mong muốn hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chế độ chăm sóc và ăn kiêng hợp lý giúp đạt hiệu quả thẩm mỹ cao, không để lại sẹo.
Chế độ ăn uống sau phẫu thuật cắt mí
Để vết thương nhanh lành, bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu protein như: thịt lợn nạc, đậu phụ, các loại đậu hạt, sữa, phô mai…
Tăng cường các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất bởi những chất này có tác dụng nâng cao sức đề kháng, làm giảm nguy cơ viêm nhiễm và làm lành vết thương sau phẫu thuật cắt mí nhanh chóng. Một số loại thực phẩm giàu vitamin A và C bạn nên ăn như rau xanh, chanh, cam, bưởi, đu đủ, cà rốt, bí đỏ, khoai lang…
Uống đủ nước, 2 lít mỗi ngày.
Dinh dưỡng sau phẫu thuật thẩm mỹ nên ăn gì và kiêng gì?
Việc ăn uống giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì kết quả của ca phẫu thuật thẩm mỹ. Sau khi “tút” lại nhan sắc, bạn cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Dinh dưỡng cho người phẫu thuật thẩm mỹ Phẫu thuật thẩm…
Cắt mí mắt kiêng ăn gì?
1. Rau muống
Rau muống kích thích tăng sinh các sợi collagen lấp đầy vùng da bị tổn thương. Tuy nhiên sự tăng sinh collagen quá mức lại khiến cho vết thương nhô cao hơn bề mặt da thông thường. Bởi vậy, rau muống là một trong những tác nhân làm tăng nguy cơ để lại sẹo lồi sau phẫu thuật.
Kể cả khi vết thương đã lành, vết sẹo vẫn có thể phát triển. Sau cắt mí mắt, bạn nên kiêng ăn rau muống cho đến khi vết thương ổn định hoàn toàn, không còn dấu vết sẹo trên mí mắt (khoảng 3 – 4 tháng).
2. Thịt bò
Thịt bò giàu chất đạm. Tuy nhiên, thịt bò dễ gây co kéo da, lại khiến cho sắc tố da vùng vết mổ trở nên đậm màu hơn các vùng da lân cận. Vì vậy, sau phẫu thuật cắt mí, bạn nên kiêng ăn thịt bò.
Loại thực phẩm này cần kiêng ăn trong thời gian dài (khoảng 3 tháng), kể cả khi vết thương đã khô, lành.
3. Thịt gà, hải sản
Thịt gà (cụ thể là da gà) và hải sản là 2 thực phẩm dễ gây dị ứng và khiến vết thương ngứa ngáy, khó chịu.
Bạn nên tránh ăn thịt gà và hải sản khoảng 2 – 3 tuần cho đến khi vết thương cắt mí lành lặn trở lại.
4. Trứng
Trứng ảnh hưởng đến quá trình hình thành sẹo sau phẫu thuật, khiến vùng da vết thương loang lổ như lang ben. Do đó, để đảm bảo kết quả cắt mí mắt đẹp tự nhiên, không lộ sẹo, bạn nên kiêng ăn trứng cho đến khi đường lằn mí lành lặn, ổn định hoàn toàn (thời gian khoảng 1 tháng đầu).
5. Món ăn từ gạo nếp
Lý do là bởi ăn nhiều đồ nếp sẽ khiến vết thương bị mưng mủ và lâu lành hơn, thậm chí gây nhiễm trùng vết thương.
Tương tự như thịt gà, hải sản, với đồ nếp bạn cũng nên kiêng ăn trong 2 – 3 tuần sau phẫu thuật cắt mí để vết thương nhanh chóng ổn định, lành lặn.
Theo Dinhduong.online tổng hợp
Quan Điểm Sai Lầm Cần Tránh Trong Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Người Ung Thư
Tại Việt Nam hiện nay có rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh ung thư không được chăm sóc đúng cách. Trong chế độ dinh dưỡng cho người ung thư vẫn có rất nhiều những quan điểm sai lầm, khiến bệnh nhân ngày càng suy kiệt sức khỏe và bệnh tình càng trầm trọng hơn.
Ung thư luôn là vấn đề toàn cầu đe dọa tính mạng của mỗi người. Nghiệt ngã hơn, khi vấn đề này chưa bao giờ ngừng “nóng” trên thế giới. Hàng năm, số lượng người mắc bệnh và điều trị ung thư gia tăng chóng mặt. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm Việt Nam có đến 95.000 bệnh nhân tử vong vì ung thư. Trong số đó phải kể đến 70% bị sụt cân và 30% chết vì suy yếu sức khỏe bởi khối u. Dinh dưỡng chiếm vai trò quan trọng trong việc điều trị ung thư. Thế nhưng không phải ai cũng quan tâm thực sự đến yếu tố này. Thực tế vẫn còn rất nhiều những quan niệm không được hiểu đúng về chế độ dinh dưỡng cho người ung thư.
Cắt giảm ăn uống
Khoa học chưa hề có bất cứ chứng minh nào khẳng định rằng “bỏ đói khối u” là cách để điều trị ung thư. Ấy vậy mà vẫn có rất nhiều người nghĩ rằng nếu ăn uống quá tốt thì khối u cũng sẽ phát triển nhanh. Một khi cơ thể không được cung cấp thức ăn đầy đủ, cơ thể sẽ tự lấy protein có sẵn để tạo năng lượng. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến khối nạc cơ thể bị suy giảm trầm trọng. Các bác sĩ gọi đấy là quá trình “tự thực”. Nó được hiểu là quá trình tự lấy đi những dưỡng chất của cơ thể.
Còn về phần các tế bào ung thư, chúng có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn các tế bào bình thường. Nếu bệnh nhân không cung cấp đầy đủ dưỡng chất, chúng vẫn có thể tự lấy năng lượng của mình. Do đó, việc ăn uống kiêng giảm chỉ càng làm bạn rơi vào hoàn cảnh suy mòn dần sức lực. Vì vậy, trong chế độ dinh dưỡng cho người ung thư cần đảm bảo đầy đủ “số lượng” cũng như “chất lượng”.
Bồi bổ quá nhiều
Hầu hết chức năng dạ dày của người ung thư sau điều trị đều suy giảm rõ rệt. Nếu ăn quá nhiều cơ thể sẽ không hấp thu hết. Điều này sẽ hình thành nên chu kỳ ác tính trong khi dạ dày chưa phục hồi kịp. Do đó tích cực bồi bổ quá mức không hề có lợi cho sức khỏe bệnh nhân.
Các chuyên gia đã khuyên rằng, khẩu phần dinh dưỡng cho người ung thư cần thanh đạm. Quan trọng hơn hẳn là nó phải hợp khẩu vị và đủ những chất dịnh dưỡng có lợi cho cơ thể. Nên nhớ rằng, điều trị ung thư là cả quá trình lâu dài. Vì thế, trong một thời gian ngắn bạn không nên bồi bổ quá nhiều. Những loại thảo dược như: nấm linh chi, đông trùng hạ thảo, nhân sâm…khi sử dụng cũng cần tuân theo lời chỉ dẫn của bác sĩ điều trị.
Chế độ dinh dưỡng vô phương hướng
Có nhiều người lo lắng rằng sau khi ăn uống thì tình trạng khối u sẽ tái phát. Thế nên trong chế độ dinh dưỡng cho người ung thư, nhiều cá nhân đã đi lệch phương hướng. Đó là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm và phản khoa học. Theo khuyến nghị, bạn cần ăn uống căn cứ vào từng loại bệnh khác nhau. Nếu đang mắc bệnh ung thư thực quản, bạn cần tránh xa thức ăn thô hoặc bị mốc. Còn đang bệnh ung thư gan, bạn nên nói “không” với thực phẩm hun khói, đồ ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ. Trường hợp bệnh nhân xơ gan cổ chướng cần hạn chế nước và muối tránh tình trạng phù nề.
Theo Dinhduong.online tổng hợp.
5 Lưu Ý Trong Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Bé 3 Tuổi Giúp Tăng Cân
Các bậc làm cha mẹ nên lưu ý nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng bé 3 tuổi. Vì trong độ tuổi này bé thường hay chán ăn, dễ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng.
Chiều cao chuẩn của bé trai 3 tuổi từ 87,7-102,5cm và cân nặng từ 10,9-17kg. Chiều cao chuẩn của bé gái là 90,2-98,1 cm, cân nặng 12,6-16,1kg. Nếu bé nhà bạn có chỉ số thấp hơn 20% giá trị chuẩn này, có thể bé đang có dấu hiệu suy dinh dưỡng. Vì vậy cần chú trọng nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng bé 3 tuổi khoa học và hợp lý.
Ăn đầy đủ 3 bữa
Khẩu phần dinh dưỡng của bé nên chia làm 3 bữa trong ngày. Điều này sẽ giúp dễ tiêu hóa, dễ hấp thụ hơn những dưỡng chất cần thiết. Đối với những bé suy dinh dưỡng, nên hạn chế cho bé ăn quà vặt. Hơn nữa, các mẹ cũng cần tránh nấu những món khó tiêu. Do ở độ tuổi này, dạ dày của bé vẫn còn khá non nớt.
Ăn đầy đủ chất
Trên thực tế có nhiều bà mẹ có quan điểm sai lầm rằng cho bé ăn nhiều cơm là không bị suy dinh dưỡng. Nhưng thực chất theo các chuyên gia nên cho ăn bé đủ chất. Bé không cần phải ăn quá nhiều một loại thực phẩm nào đó. Điều quan trọng là trong bữa ăn phải đầy đủ các nhóm chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Những nhóm chất này phải bảo đảm đủ lượng calo cho bé hoạt động trong ngày.
Mua đồ ăn theo ý của con
Có bao giờ bạn gặp phải trường hợp bé nhà bạn đòi ăn một món nào đó nhưng bạn lại từ chối. Theo các chuyên gia, tâm lý cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc ăn uống. Bé sẽ ăn ngon miệng hơn khi ăn đúng món mà bé thích. Do đó, nên cân nhắc và đôi khi cũng cần lựa chọn món ăn theo ý của con. Không nên lấy suy nghĩ cá nhân của mình mà áp đặt chế độ ăn nghiêm khắc với bé.
Bổ sung những chất con thiếu
Khi bé lên 3 tuổi, các bậc phụ huynh cần đưa bé đi kiểm tra thường xuyên để xác định rõ tình trạng thiếu hụt chất ở con. Nếu bé thiếu kẽm, nên bổ sung thịt, trứng, đậu phộng, ngũ cốc, hàu. Trường hợp bé thiếu canxi, nên bổ sung ngay những thực phẩm từ sữa (sữa tươi, sữa chua, phomat), rong biển, đậu nành, sữa đậu nành. Nếu bé thiếu sắt, trong khẩu phần dinh dưỡng bé 3 tuổi cần bổ sung gấp thịt bò, cá, tôm, trứng gà và các loại họ đậu.
Giúp con thông minh nhờ những thực phẩm chứa DHA
DHA là acid béo giúp nuôi dưỡng não và chất này đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ bé phát triển trí tuệ. Ngoài ra, chất DHA cũng có thể giúp cải thiện tầm nhìn và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ em. DHA giúp phát triển…
Ngủ đủ giấc, tập thể dục đều đặn
Khi bé vận động sẽ kích thích dạ dày, khiến bé thèm ăn. Kể cả sau khi ngủ cũng vậy, một giấc ngủ ngon giúp bé tăng thêm vị giác. Hơn nữa, việc tập thể dục đều đặn, ngủ đúng giờ còn giúp tạo thành thói quen tốt cho bé sau này.
Con Nhà Giàu Cũng Suy Dinh Dưỡng
Tại các phòng khám dinh dưỡng, không chỉ con nhà nghèo mà những bệnh nhi con nhà khá giả cũng bị suy dinh dưỡng rất nhiều.
Nhiều bé trông thể trạng to béo, thừa cân nhưng vẫn bị thiếu vi chất trầm trọng, trong y khoa gọi là suy dinh dưỡng thể béo phì. Vì sao lại có tình trạng đó?
Theo các chuyên gia, tồn tại một số sai lầm trong chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ dẫn đến tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng ở trẻ đặc biệt là vi chất dinh dưỡng:
Ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn
Hiện nay vẫn nhiều chị em quan niệm rằng cho trẻ ăn bổ sung sớm, trẻ sẽ cứng cáp hơn và trẻ không bị đói, vì vậy trẻ được ăn bổ sung từ tháng thứ 4, 5 thậm chí không ít trẻ còn được ăn bổ sung từ tháng tuổi thứ 3. Điều đó đã ảnh hưởng đến việc tận dụng nguồn sữa mẹ, trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa do thức ăn bổ sung thường khó tiêu, dẫn đến tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng đặc biệt là các vi chất. Không đủ chất dinh dưỡng, bé sẽ chậm tăng cân và dễ bị suy dinh dưỡng.
Ngược lại, khi cho trẻ ăn bổ sung muộn, sữa mẹ không đủ đáp ứng nhu cầu năng lượng thì trẻ sẽ chậm tăng cân, thiếu hụt chất dinh dưỡng để phát triển.
Hội chứng máy xay sinh tố
Theo thói quen các mẹ thường xay tất cả các thức ăn của trẻ, sau đó mới nấu lên. Chính khâu chế biến đó đã làm mất đi rất nhiều các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Theo nghiên cứu của viện dinh dưỡng, lượng kẽm mất đi trong quá trình chế biến của các bà mẹ có thể lên tới 90% dẫn đến tình trạng thiếu hụt kẽm phổ biến ở trẻ.
Bên cạnh đó, “hội chứng máy xay sinh tố” của các bà mẹ thành phố còn góp phần làm cho trẻ mất đi phản xạ nhai, dẫn đến khả năng phát triển răng rất kém. Nhiều khi thức ăn chỉ lợn gợn 1 chút cũng đã dẫn đến nôn trớ. Hay có những trẻ 4, 5 tuổi vẫn chưa biết ăn cơm.
Chế độ ăn không cân đối
Dạ dày của trẻ nhỏ, hệ tiêu hóa lại còn rất yếu, nếu mẹ bổ sung cùng lúc quá nhiều chất bổ dưỡng trẻ rất dễ bị tiêu chảy. Ví dụ nếu khẩu phần ăn quá nhiều chất đạm trẻ có thể rối loạn tiêu hóa, gây phân sống.. Trẻ suy dinh dưỡng thể thừa cân béo phì phần lớn là do ăn nhiều chất đạm, chất béo, ăn nhiều chất bột đường.
Một sai lầm khác cũng hay gặp là một số bà mẹ vẫn cho rằng nước thịt, nước hầm xương là đủ bổ, không cho trẻ ăn cái… trong khi các loại nước hầm này hầu như không chứa đạm. Các thức ăn cung cấp chất đạm vẫn còn được sử dụng đơn điệu. Nhiều bà mẹ không cho con ăn cá, cua, tôm, trứng,… sợ trẻ bị dị ứng với thức ăn, sợ chất tanh, … dễ gây chán ăn, thiếu hụt các vi chất như kẽm, sắt… đồng thời tạo thói quen ăn uống thiên lệch, khó thay đổi về sau.
Bên cạnh đó hầu hết trẻ em ăn ít rau và trái cây- là nhóm thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng. Theo nghiên cứu, hiện tại trẻ em Việt Nam chỉ đáp ứng khoảng 50% nhu cầu khuyến nghị về rau, trái cây, có tới 60% trẻ em tiểu học không thường xuyên ăn rau.
Vì vậy, các bà mẹ nên chú ý bổ sung các vi chất dinh dưỡng theo nhu cầu của bé, tránh ăn quá nhiều chất bổ dưỡng không hợp lý.
Quan niệm: nhỏ không được nuôi dưỡng/chăm sóc, lớn lên sẽ “nuôi dưỡng/chăm sóc bù”
Do tác động của lối sống hiện đại, các bậc cha mẹ thường không có điều kiện chăm sóc con từ bé, vì họ quan niệm rằng sau này con lớn lên, họ có thể chăm sóc “bù”. Đây là một quan điểm hết sức sai lầm, vẫn còn tồn tại ở không ít phụ huynh, nhất là những gia đình trẻ.
Cập nhật thông tin chi tiết về Suy Dinh Dưỡng Độ 1 Và Chế Độ Ăn Phù Hợp trên website Wchx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!