Bạn đang xem bài viết Tháng 12 Nhật Bản Có Gì Thú Vị? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Wchx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thời tiết ở Nhật Bản tháng 12 như thế nào?Tháng 12 là thời điểm khách du lịch đến Nhật Bản khá nhiều. Đây cũng là dịp thuận tiện cho các gia đình đi nghỉ dưỡng. Sắp tới đây là kỳ nghỉ ở Nhật, ngay cả người Nhật cũng đi tham quan tại đất nước của chính mình. Bên cạnh đó, tháng 12 ở Nhật thường diễn ra rất nhiều các bữa tiệc cuối năm. Không khí đông vui, nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Vậy tháng 12 ở đất nước mặt trời mọc có những điều thú vị gì lại hấp dẫn du khách đến vậy?
Nhật Bản mùa đông thường nắng, ít mưa. Nhiệt độ buổi sáng khoảng 12 độ C và đêm là 5 độ C. Tuyết cũng dễ xuất hiện trong khoảng thời gian này. Tuy nhiên nhược điểm duy nhất ở mùa đông Nhật Bản là ngày ngắm và đêm dài.
Vì vậy, bạn nên chuẩn bị cho mình thật nhiều quần áo và phụ kiện ấm. Một đôi găng tay, một chiếc khăn và áo khoác dày sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong chuyến đi chơi.
Đến Nhật Bản tháng 12 nên đi đâu? Hakuba, NaganoTại Hakuba, Nagano có một khu trượt tuyết nổi tiếng. Khách đổ về mùa đông ở đây rất lớn, từ trẻ nhỏ đến người lớn đều có dịch vụ trượt tuyết khác nhau. Bạn có thể đến tham quan khu Jigokudani gần đó. Đây là nơi sinh sống của nhiều chú khỉ người tuyết.
TokyoTuyết dường như trải dài khắp mọi con phố ở Tokyo. Đến đây, mọi người nên ghé qua núi Phú Sĩ, trượt tuyết tại Gala Yuzawa, tắm nước nóng,… Chắc chắn du khách sẽ có một trải nghiệm đáng nhớ khi tới Tokyo trong thời gian này.
Cảnh đẹp trên núi Phú Sĩ phủ đầy tuyết
Hokkaido GeroĐến Gero bạn nhất định phải trải nghiệm tắm nóng Onsen. Ở đây có những suối nước nóng tự nhiên tốt cho sức khỏe, không gian thích hợp để ngâm mình. Cảm giác vừa được ngâm mình trong nước nóng vừa được ngắm tuyết rơi còn gì tuyệt vời hơn.
ShirakawagoĐây là một ngôi làng cổ ở tỉnh Gifu. Đến đây bạn sẽ như lạc vào một thế giới cổ tích bởi những thứ hoang sơ của nó. Ngôi làng Shirakawago còn được UNESCO công nhận nằm trong những di sản văn hóa thế giới.
Nên ăn gì khi đến Nhật Bản tháng 12?
Kyoto – Yudofu: Thực chất đây là món “đậu phụ luộc” quen thuộc. Nhưng nó được chế biến một cách cầu kỳ và hài hòa trong nước hầm và gia vị đặc biệt.
Osaka – Takoyaki: Takoyaki được làm từ bạch tuộc, hành lá và bột tẩm gừng ngâm. Những viên bánh tròn ngậy là món ăn đường phố được rất nhiều người ưa chuộng.
Hokkaido – Lẩu Ishikari nabe: Sau khi khám phá cảnh đẹp và trượt tuyết xong, còn gì tuyệt vời hơn khi có nồi lẩu gồm cá hồi, củ cải Nhật, hành tây, đậu hũ,… nghi ngút khỏi nhỉ?
Tokyo: Edo-mae zushi: Món ăn không thể không thử khi tới Nhật Bản. Vương quốc của những loại sushi vừa đẹp mắt, vừa ngon miệng ắt hẳn làm hài lòng du khách.
Vương quốc sushi với nhiều loại hấp dẫn
Takamatsu – Sanuki udon: Quả là một thiếu sót nếu không kể đến udon ở Nhật. Bát mì gồm những sợi to bản cùng các nguyên liệu hải sản hoặc thịt vẫn luôn là lựa chọn số 1 với du khách.
Một số lưu ý khác
Bạn nên mang theo quần áo ấm, găng tay, mũ len, khăn len. Thời tiết ở Nhật tháng 12 rất lạnh.
Mang theo kem dưỡng ẩm để tránh khô da.
Mua sẵn các loại thuốc cảm cúm, sổ mũi đề phòng dị ứng thời tiết.
Đăng bởi: Tùng Bùi Thanh
Từ khoá: Tháng 12 Nhật Bản có gì thú vị?
Mùa Thu Nhật Bản Tháng 9, 10, 11 Tháng 12 Có Gì Hay?
Mùa thu Nhật Bản vào tháng 9, 10, 11, tháng 12 đang được nhiều du khách lựa chọn, hàng năm nhiều du khách đã lựa chọn Nhât Bản là điểm đến số một vào mùa thu. Cảnh thu nơi đây được cho là độc nhất vô nhị, khắp nơi đâu đâu cũng thấy các tán lá vàng, lá đỏ.
NHẬT BẢN MÙA THU
THÁNG 9, 10, 11, 12
Mùa thu ở Nhật Bản thường được diễn ra vào các tháng 10, 11, đây là thời điểm tuyệt vời nhất để khám phá đất nước Nhật Bản.
Vào tháng 9,10,11,12 cảnh mùa thu Nhật Bản thât là đẹp
Hàng năm, rất nhiều du khách đến Nhật Bản vào mùa thu. Điều này cũng không đáng ngạc nhiên vì đây là một đất nước có cảnh sắc mùa thu tuyệt vời nhất, nó đã được công nhận là một trong số rất ít quốc gia trên thế giới nơi mà cảnh thu có một không hai trên thế giới.
Cảnh mùa thu dưới chân núi Phú Sĩ Nhật Bản
Tìm hiểu thông tin du lịch Nhật Bản:
Nhật Bản được mệnh danh là thiên đường của mùa thu
Mùa thu, mùa lễ hội, mùa các thiếu nữ khoe dáng với trang phục Kimono
3. Lưu ý rằng rất nhiều khách du lịch đến Nhật Bản vào mùa thu. Bới vậy mà việc khách sạn / nhà nghỉ trước là điều quan trọng khi tới đây. Nếu bạn không đặt phòng trước bạn sẽ phải chi trả nhiều hơn mức đã dự trù.
4. Thưởng lãm mùa thu không phải là điều đầu tiên hay cuối cùng bạn có thể làm ở Nhật Bản. Nếu bạn thích chuyến đi phiêu lưu, hãy tham gia các chương trình tour leo lên một số ngọn núi ở Nhật Bản. Rất nhiều nhóm du khách đã thực sự thích thú khi trải nghiệm những chặng đường dài trên núi, khám phá những tán lá rơi dọc theo con đường. Những nơi mang lại những trải nghiệm tuyệt vời nhất là bạn có thể đến Hokkaido, Nikko, Hakone, Kamakura, Aomori, Miyajima, Fukushima, Takayama, Tokyo, Nara, Osaka và Kyoto.
Mùa thu tại Nhật Bản luôn thu hút nhiều lượt khách du lịch
5. Thời tiết Nhật Bản vào mùa thu là thuận lợi nhất để thăm hầu hết các địa điểm du lịch trên cả nước. Bạn không còn cảm thấy nóng như mùa hè thay vì thời tiết mát mẻ sẽ làm cho bạn cảm thấy thật tuyệt vời để trải nghiệm cảnh sắc mùa thu nơi đây. Có thể thỉnh thoảng có mưa, bạn hay mang theo chiếc ô, áo mưa, sẽ rất tiện dụng khi leo núi ngắm cảnh.
Mùa thu cũng là mùa diễn ra lễ hội Matsuri tại Nhật Bản
6. Nhật Bản là một quốc gia của lễ hội (Matsuri). Lễ hội Mùa thu như: Takayama, Kichijoji Aki Matsuri, lễ hội mùa thu Sapporo, lễ hội mùa thu Morioka, Lễ hội Mùa Thu Mùa lễ hội Shuki Taisai, Meguro Sanma Matsuri được coi là những lễ hội mùa thu nổi tiếng nhất tại Nhật Bản.
10 Điều Thú Vị Ít Biết Về Ẩm Thực Nhật Bản
Cũng như nghệ thuật gấp giấy Origami, mặc Yukata hay vẽ mặt nạ Manga, ẩm thực Nhật Bản được thế giới mê mẩn, ngưỡng mộ về sự trau chuốt, tỉ mỉ và tinh tế. Nhưng trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản vẫn còn nhiều điều thú vị mà có thể bạn chưa biết.
1. Quy tắc “tam ngũ”
Các món ăn Nhật Bản đều tuân theo quy tắc “tam ngũ”: ngũ vị, ngũ sắc, ngũ pháp. Ngũ vị bao gồm: ngọt, chua, cay, đắng, mặn. Ngũ sắc có: trắng, vàng, đỏ, xanh, đen. Ngũ pháp là: sống, ninh, nướng, chiên và hấp. So với những nước khác, cách nấu nướng của người Nhật hầu như không sử dụng đến gia vị. Thay vào đó, người ta tập trung vào các hương vị tinh khiết của các thành phần món ăn: cá, rong biển, rau, gạo và đậu nành. Ngoài ra, người Nhật còn có quy tắc go kan (5 giác quan) và go kan mon (luật 5 quy tắc khi thưởng thức món ăn). Go kan nghĩa là món ăn cần kích thích không chỉ ở vị giác, mà còn cả ở khứu giác, thị giác, thính giác và xúc giác, vì vậy việc trình bày món ăn trên đĩa hài hòa là cực kì quan trọng. Còn quy tắc Go kan mon bắt nguồn từ đạo Phật của Nhật: Một, cần kính trọng và biết ơn người đã nuôi trồng thực phẩm và chuẩn bị món ăn đó. Hai, cần làm những việc tốt để xứng đáng được hưởng món ăn đó. Ba, ngồi vào bàn ăn với một tâm thái bình an. Bốn, thưởng thức món ăn để nuôi dưỡng tinh thần bên cạnh việc nuôi dưỡng cơ thể. Năm, cần nỗ lực để duy trì trạng thái tinh thần vui vẻ.
2. Được UNESCO công nhận về ý nghĩa văn hóa ẩm thực
Tháng 12/2013, Tổ chức văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) đã thêm ẩm thực Nhật Bản vào danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể. Đây là ẩm thực của quốc gia thứ 2 vinh dự được lọt vào danh sách này, sau ẩm thực Pháp.
3. Nguyên liệu mùa nào thức ấy
Trong khi chúng ta chỉ nghĩ có 4 mùa trong năm, nhưng các đầu bếp Nhật cân nhắc đến hàng chục mùa và kỹ lưỡng chọn các nguyên liệu tốt nhất có hương vị đại diện cho khoảng thời gian cụ thể đó. Khi hoàn tất, thức ăn được cẩn thận đặt vào bát, đĩa. Các món ăn khi hoàn tất thường trông giống như một tác phẩm nghệ thuật.
4. Sự đơn giản
Các món ăn bao gồm những phần nhỏ, hương vị thường tươi và đơn giản. Các đầu bếp Nhật lựa chọn các nguyên liệu chất lượng tốt nhất và chia nhỏ thức ăn đến mức có thể để làm nổi bật hương vị và màu sắc.
5. Nhiều nguyên tắc và nghi thức
Có nhiều phép tắc được áp dụng trong mọi khía cạnh của đời sống tại Nhật Bản, trong đó có ẩm thực. Bạn sẽ thấy rất ngạc nhiên khi thấy người Nhật cho là lịch sự khi “phát ra âm thanh xì xụp” khi ăn súp mì, tuy nhiên khi ăn súp gạo thì bạn không nên làm vậy. Theo người Nhật, việc cắm đôi đũa thẳng đứng trong bát cơm hay đặt đôi đũa lên bát bạn đang ăn là hành động thô lỗ. Vì vậy, hãy giữ đũa đứng, hoặc nếu không dùng nữa thì bạn gấp tờ giấy bọc ngoài đôi đũa thành hình cái lều và đặt đầu của đôi đũa lên đó…
6. Chọn bát đĩa ăn
Các đầu bếp Nhật có xu hướng sử dụng bát đĩa với nhiều màu sắc, hình dạng và hoa văn. Theo họ, việc chọn bát đĩa là rất quan trọng và theo mùa trong năm. Các nhà hàng Nhật thường sử dụng đồ gốm cổ và sơn mài. Khi phục vục mang món ăn đến cho bạn, sau câu hỏi về món ăn, họ sẽ sẵn lòng khi bạn hỏi về chiếc bát đựng thức ăn đó.
7. Thức uống đi kèm
Bạn có thể uống bia, rượu shochu hoặc sake – loại rượu nhẹ truyền thống có tên là Nihonshu.
8. Đa dạng món ăn
Bản đồ ẩm thực đa dạng của đất nước mặt trời mọc còn nhiều món thú vị như món chay truyền thống Oyakodon, bánh xèo Okonomiyaki, bánh Kabocha chiffon, món ăn đường phố Takoyaki, bánh Wagashi, cơm nắm Onigiri…. Hãy nhớ dùng súp miso vào đầu bữa ăn, không phải cuối, vì nó giúp tiêu hóa tốt.
9. Thứ tự một bữa ăn Nhật Bản
Thứ tự một bữa ăn Nhật Bản thường được sắp xếp theo: Món khai vị với sashimi gồm mực, tôm, sò, cá hồi, cá ngừ sống thái lát, được xếp trên khay gỗ thật đẹp mắt và nhiều màu sắc với củ cải trắng và lá tía tô; Tiếp đó là các món chiên hoặc nướng; Kế đến là sushi, món ăn trứ danh của Nhật Bản.
10. Trà là nghệ thuật
Pha trà tuyền thống (chado) được xem là một trong các hình thức nghệ thuật cao nhất của Nhật Bản, bên cạnh thư pháp, âm nhạc và sân khấu thì trà xanh là phổ biến nhất trong các loại trà, và khi người Nhật chỉ nói chung chung về trà, điều đó có nghĩa là trà xanh. Cuối cùng, bạn hãy nhớ nói “Itadakimasu” để bắt đầu một bữa ăn Nhật Bản và kết thúc bằng câu “gochiso sama deshita” cảm ơn vì bữa ăn ngon.
Theo Nhu Nguyen (Wiki Travel)
Đăng bởi: Trần Văn An
Từ khoá: 10 điều thú vị ít biết về ẩm thực Nhật Bản
8 Điều Thú Vị Cần Biết Khi Đi Ăn Ở Nhật Bản
Những nguyên tắc, thói quen ăn uống cần lưu ý này sẽ giúp bạn nhanh chóng “hội nhập” với người bản địa khi du lịch Nhật Bản.
1. Không nhận tiền tip
Các nhà hàng ở Nhật Bản yêu cầu không trả tiền tip cho nhân viên, gây ra một sự bối rối với khách hàng phương Tây. Vì thông thường, giá niêm yết cho mỗi món ăn đã được tính đến phí dịch vụ rồi, ngoại trừ một số nhà hàng cao cấp có thể tính thêm chi phí khi bạn sử dụng dịch vụ bổ sung. Vậy nên, nếu bạn “lỡ” bỏ lại chút tiền trên bàn ăn thì cũng đừng ngạc nhiên khi thấy nhân viên đuổi theo trả lại vì họ nghĩ rằng bạn quên lấy tiền thừa.
2. Các bữa ăn đều có Otoshi
Otoshi hoặc tsukidashi là một món khai vị thường thấy ở các quán bar kiểu Nhật. Otoshi sẽ được mang ra dù cho khách có yêu cầu hay không. Và đôi khi bạn sẽ bị tính phí cho nó, nên nhiều khách du lịch thường không thích thói quen này, có người còn cảm thấy như bị “lừa” vì họ không thích món otoshi.
3. Nước khoáng luôn miễn phí
Khi bạn vào trong nhà hàng, thứ đầu tiên luôn được nhân viên mang ra là một cốc nước. Hầu như mọi trường hợp đều là nước mát và hiển nhiên là miễn phí. Tuy nhiên, sẽ có vài nơi sử dụng trà nóng thay vì nước lạnh.
4. Bia là món uống phổ biến ở Izakayas
Tuy đây không phải là một quy tắc bắt buộc, nhưng khi tới Izakaya – những quán nhậu vô cùng đặc trưng ở Nhật – hầu như mọi người đều chọn bia hơi là đồ uống “khai vị” cho bữa tiệc của mình. Nếu để ý, bạn sẽ thường nghe thấy cụm “Toriaezu bi-ru” – “Đầu tiên là bia”.
5. Dịch vụ buffet
Du khách thường sẽ tìm nhà hàng cung cấp dịch vụ buffet cho cả ăn và uống để có thể thưởng thức được tối đa những món ăn truyền thống của đất nước Nhật Bản với mức giá phải chăng. Và ở Nhật, những nhà hàng như vậy khá phổ biến. Bạn có thể tìm tới các quán izakaya, yakinuku(quán thịt nướng) hay các nhà hàng sushi.
6. Miễn phí Oshibori
Các nhà hàng ở Nhật Bản sẽ cung cấp oshibori – khăn ướt miễn phí cho khách hàng. Oshibori sẽ được nhân viên trao tận tay cho khách. Tùy thuộc vào nhà hàng, mà có thể là khăn ấm hoặc lạnh. Điều này cũng khiến các du khách rất ngạc nhiên khi tới Nhật.
7. Không được mang đồ ăn bên ngoài vào
Quy tắc này chủ yếu hướng tới các khách du lịch đến từ châu Á. Tuy nhiên, với những trung tâm mua sắm lớn, hay một số nhà hàng hiện nay, điều này không còn bị cấm nữa.
8. Tháo giày khi vào Zashiki
Tại Zashiki (phòng ăn trải chiếu tatami) và nhà hàng theo phong cách truyền thống Nhật Bản, bạn sẽ được yêu cầu tháo giày/ dép trước khi bước vào phòng.
Đăng bởi: Lãnh Đạm
Từ khoá: 8 điều thú vị cần biết khi đi ăn ở Nhật Bản
Ghé Thăm Những Ngôi Chùa Ở Nhật Bản Độc Đáo Và Thú Vị Nhất
Văn hóa Nhật Bản được thể hiện đậm nét qua kimono, kiếm đạo, trà đạo hay một nền ẩm thực phong phú. Bên cạnh đó, sự phát triển của du lịch tâm linh tại Nhật cũng thu hút một lượng lớn khách tham quan. Sức hút đó đến từ những ngôi chùa độc đáo, có một không hai trên thế giới.
Chùa ở Nhật Bản có gì đặc biệt? Hãy để Du lịch Việt Nam đưa bạn tới top 6 ngôi chùa, đền nổi tiếng sau đây:
Chùa Horyuji
Địa chỉ: 1 – 1 Horyuji Sannai , Ikaruga – cho, Ikoma – gun, Nara
Ngôi chùa nổi tiếng ở Nhật Bản đầu tiên phải kể đến chính là Horyuji tại tỉnh Nara. Horyuji xây dựng vào năm 607 và được mệnh danh là chùa dựng bằng gỗ cổ nhất thế giới. 100% kiến trúc, nội thất của chùa làm từ gỗ quý, Horyuji lưu trữ hàng tăm bức tượng phật, rất nhiều bảo vật, đồ cổ quý giá của hoàng thất Nhật ngày xưa.
Điểm độc đáo nhất khi đến thăm Horyuji chính là không gian mang đậm màu sắc hoài cổ. Đứng trong khuôn viên chùa, bạn sẽ cảm nhận được quá trình hình thành, phát triển của nước Nhật qua từng thế kỷ. Từng viên gạch, bức tườc đều mang hoa văn, họa tiết cổ đại, biểu trưng cho một nền văn hóa.
Tới chùa Horyuji, đừng bỏ qua tượng Phật quan âm đứng – bảo vật quốc gia Nhật, tháp chuông có niên đại ngàn năm và các khu điện thờ đẹp mắt. Người Nhật thường tới Horyuji vào mùa thu và xin một chiếc quẻ may mắn vào mùa xuân. Năm 1993, chùa Horyuji được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Chùa Horyuji. Nguồn: Nhật Bản tours
Chùa Sensoji (Tokyo)
Địa chỉ: 2 – 3 – 1 Asakusa, Taito – ku – Tokyo
Giữa Tokyo ồn ào, náo nhiệt, vẫn có một điểm tham quan yên bình cho du khách dừng chân. Đó chính là chùa Sensoji. Được xây dựng vào năm 608, Sensoji là ngôi chùa cổ nhất Tokyo và mang đậm phong cách Edo (tên gọi cũ của Tokyo) thời kỳ Samurai vàng son, huy hoàng.
Sensoji có chiếc cổng nổi tiếng với tên gọi Furaijinmon – có nghĩa là thần gió, thần sét. Theo nhiều truyền thuyết, đây là hai vị thần bảo hộ cho Sensoji lúc nào cũng đươc bình yên. Furaijinmon còn là nơi check in tuyệt vời cho khách du lịch bởi kiến trúc độc đáo, nhiều màu sắc, các cửa hàng lưu niệm bán nhiều lá bùa bình an, may mắn.
Đi sâu vào chùa Sensoji là khuôn viên rộng rãi với nhiều ao cá, hồ sen cùng những bức tượng quý giá. Du khách có thể tham quan từ phải sang trái, hoặc từ trái sang phải. Ngắm nhìn những quyển kinh ngàn năm tuổi và thắp một nén nhang lên Đức Phật tổ. Sensoji cũng là một trong những ngôi chùa ở Nhật Bản được UNESCO công nhận là di sản văn hóa.
Chùa Sensoji. Nguồn: Thể thao & Văn hóa
Chùa Kinkakuji – Chùa ở Nhật Bản nổi tiếng vùng Kyoto
Địa chỉ: 1 Kinkakuji – cho, Kita – ku, Kyoto
Khuôn viên chùa rộng tới 92.400 mét vuông, là nơi lưu giữ hàng ngàn pho tượng Phật và những quyển kinh sư quý giá. Chùa cũng là nơi phát tích những câu chuyện thần thoại nổi tiếng như Bà chúa tuyết, nàng tiên mùa xuân, con kỳ lân thần tại Nhật.
Chùa Kinkakuji nhìn từ xa. Nguồn: Báo mới
Vẻ đẹp lộng lẫy của chùa Kinkakuji vào mùa đông. Nguồn: Du lịch Nhật Bản
Chùa Todaiji (Nara)
Địa chỉ: 406 – 1 – Zoshicho – Nara – shi, Nara
Tiếp tục là một ngôi chùa tại Nhật Bản ở vùng Nara có tên gọi là Todaiji – nơi ngự tọa của tượng Đại Phật Như Lai ngồi nổi tiếng. Bức tượng bằng gỗ lớn nhất nước Nhật này có chiều cao 14.98 mét, hoàn thành trong 9 năm từ 743 – 752 với sức lao động của hơn 260 vạn người.
Theo truyền thuyết, nếu bạn đi qua lỗ mũi của Đại Phật, con đường phía trước sẽ ngập tràn hạnh phúc và may mắn. Tuy nhiên, do số lượng người tham dự quá đông, từ những năm 1995, chùa Todaiji nghiêm cấm du khách di chuyển qua khu vực này.
Ngoài điện chính, các điện phụ và vườn cây bonsai, đừng quên ghé qua bảo tàng chùa Todaiji, kho tư liệu, lưu trữ rất nhiều sách cổ quốc gia. Du khách sẽ được ngắm chúng ở cự ly gần và tìm hiểu phần nào những nét cơ bản nhất của văn hóa Nhật. Các biển chỉ dẫn đều được dịch ra 5 ngữ liệu, trong đó có tiếng Anh giúp bạn tiếp cận một cách nhanh nhất.
Chùa Todaiji. Nguồn: Nhật Tours
Chùa Chusonji (Iwate)
Địa chỉ: 202 – Koromonoseki Hiraizumi, Hiraizumi – cho, Nishiiwai – gun, Iwate
Chusonji cùng Iwate xây dựng khoảng năm 1200 với sự góp sức của gần 300 vạn người. Ngôi chùa ở Nhật Bản nổi tiếng này được ví von là “kho báu mỹ thuật” khi lưu giữ hơn 3000 bức tượng điêu khắc, kinh sự cổ và nhiều bức thư họa nổi tiếng của châu Á. Cũng giống Kinkakuji, Chusonji cũng được dát vàng một mặt, kiến trúc Nhật cổ sang trọng và toát lên vẻ đẹp kỳ bí.
Trong khuôn viên chùa Chusonji, tập trung đông du khách nhất là điện Konjikido, nơi phát tích của câu chuyện Yumekan – Oshu Fujiwara huyền thoại. Khu vực tháp chuông Chubonri được nhiều đôi nam nữ lựa chọn cầu tình duyên.
Để di chuyển tới Chusonji, du khách có thể thuê ô tô, đi máy bay hoặc bắt tàu điện Shinkansen Tokyo mất khoảng 2.5 tiếng. Bù lại, không gian tuyệt vời của nơi đây chắc chắn sẽ khiến bạn thảnh thơi và thư giãn.
Chùa Kotoku – in (Kamakura) – ngôi chùa ở Nhật Bản có tượng phật 121 tấn
Địa chỉ: 3241, Kamakura – cho
Chùa Kotoku được xem là bảo vật của thành phố Kamakura khi hàng năm, lượng khách du lịch đổ về đây ước tính từ 1 – 1.2 triệu lượt người. Không chỉ đến chiêm ngưỡng bức tượng nổi tiếng, chùa Kotoku với nhiều thắng cảnh tự nhiên đẹp mắt, các làng nghề truyền thống vùng lân cận và những món ăn chay trứ danh.
Chùa Kotoku với bức tượng khổng lồ. Nguồn: Yêu nước Nhật
Vào mùa xuân hàng năm, tại Kotoku tổ chức du xuân, cầu an và hoạt động ngắm hoa anh đào, rút bùa may mắn rất náo nhiệt. Đây là điểm đến cho những gia đình, khách thập phương muốn tìm hiểu văn hóa, lịch sử vùng Kamakura đầy quyến rũ và thơ mộng.
Bức tượng được hoàn thành trong nhiều năm. Nguồn: Yêu nước Nhật
Hiền Lương
Đăng bởi: Lê Thiên Quốc
Từ khoá: Ghé thăm những ngôi chùa ở Nhật Bản độc đáo và thú vị nhất
Hà Nội Vào Đông Có Gì Thú Vị?
“Mùa đông Hà Nội” – cụm từ chỉ cần nhắc đến thôi cũng đủ khiến cả những người đang sinh sống ở Hà Nội, và cả những người đem lòng yêu Hà Nội thổn thức. Nếu bạn đã trót dành tình cảm cho mùa đông Hà Nội thì nhanh nhanh chuẩn bị cho chuyến đi của mình thôi nào, bởi mùa đông năm nay được dự báo sẽ đến sớm hơn mọi năm đấy.
1. Mùa đông Hà Nội tháng mấy?
Mùa đông Hà Nội thường bắt đầu từ cuối tháng 11 kéo dài đến tháng 3 Dương lịch. Tuy nhiên theo dự báo, mùa đông Hà Nội năm nay sẽ đến sớm hơn, nhiệt độ trung bình ở mức xấp xỉ hoặc thấp hơn so với trung bình nhiều năm trước. Nhiệt độ trung bình vào khoảng 14 – 19 độ, giảm dần về đêm còn khoảng 11 độ.
Thời tiết Hà Nội mùa đông có kiểu khí hậu đặc trưng của vùng nhiệt đới gió mùa, mưa phùn, nhưng cái lạnh lại khô và hắt đến tê tái cả người khi có sự xuất hiện của gió mùa Đông Bắc. Tuy nhiên, giữa những ngày đông với vô vàn cơn gió lạnh rét buốt, bạn vẫn sẽ có cơ hội được đắm mình trong những ngày nắng vàng dìu dịu, vô cùng ấm áp.
Du lịch Hà Nội mùa đông bạn cần chuẩn bị những trang phục thật ấm như áo khoác dạ, áo phao, áo lông, quần skinny, quần jeans, chân váy dạ dáng dài,…. kèm với đầy đủ phụ kiện như khăn quàng cổ, găng tay, mũ len, giày thể thao, boot,… bởi vì gió mùa có thể ùa đến bất cứ lúc nào đấy.
2. Mùa đông Hà Nội nên đi đâu, làm gì?
2.1. Dạo bộ hồ Gươm vào sáng sớm
Hà Nội vào mùa đông đón bình minh bằng cái lạnh buốt đầu ngày, sương mù phủ kín khắp các đường phố như lạc vào xứ sở thần tiên. Nếu bạn thực sự mê đắm và muốn một lần trải nghiệm cái cảm giác mùa đông Hà Nội từ từ ngấm vào da thịt, hãy gắng thức thật sớm và dạo bộ quanh hồ Gươm.
Hồ Gươm vào sáng sớm mùa đông. Hình: @nganshuu
Những ngày mùa đông, mặt hồ Gươm bao phủ bởi một làn sương mỏng mảnh, khiến không gian nơi đây tĩnh lặng, êm đềm, trái ngược với sự hối hả, nhộn nhịp của phố xá thường nhật. Đi dạo ở hồ Gươm vào sáng sớm, bạn cũng sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh những cụ già tập dưỡng sinh, chạy bộ trong màn sương, hay những quán cóc khiêm nhường nép bên vỉa hè đã kín người ngồi bên chén trà nóng trong sáng sớm. Tất cả sẽ khiến bạn thấy mùa đông Hà Nội đáng yêu đến nhường nào.
Những quán cóc bên vỉa hè cũng kín người ngồi bên chén trà nóng sáng sớm. Hình: Sưu tầm
2.2. Tận hưởng gió mùa ở hồ Tây
Cái rét của mùa đông Hà Nội rất lạ, nó không phải kiểu gió đồng hun hút, cũng không buốt thấu xương như Sa Pa mùa sương muối đọng thành băng giá, nó là một cái rét rất lạ, lạnh đó mà cũng ấm đó, khiến mỗi lần gió mùa về, ai cũng muốn lao ra hồ Tây để tận hưởng, để hít hà cái không khí đặc biệt này.
Hồ Tây trong những ngày gió mùa về. Hình: Dương Hải Ly
Nếu may mắn đến hồ Tây vào buổi chiều trong một ngày nắng ấm áp của mùa đông, bạn vẫn có cơ hội được chiêm ngưỡng hoàng hôn tuyệt diệu ở đây. Bầu trời hoàng hôn mùa đông tuy không rực rỡ như mùa hạ, chỉ để lại những tia sáng màu cam lóe lên trên nền trời màu xanh tím của đêm, nhưng cũng đủ để mang đến cho bạn những cảm xúc tuyệt vời.
Hoàng hôn mùa đông ở hồ Tây. Hình: @nganshuu
2.3. Chìm đắm trong mùa cúc họa mi
Không biết từ bao giờ mà cúc họa mi trở thành “đặc sản mùa đông Hà Nội”, chỉ cần một buổi sáng thức giấc, bước xuống đường thấy đóa cúc họa mi được bọc cẩn thận trên những chiếc xe đạp là biết đông sang thật rồi. Những cánh hoa trắng ngần, nhỏ xinh ấy khiến mùa đông Hà Nội dịu dàng không lẫn vào đâu được.
Những chiếc xe đạp chở đầy cúc họa mi. Hình: Sưu tầm
Du lịch Hà Nội mùa đông, đặc biệt là vào tháng 11, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những xe cúc họa mi trắng muốt trên các con phố như Giảng Võ, Yên Phụ, Phan Đình Phùng, Trần Nhật Duật,…Ngoài ra, bạn có thể tìm thấy cúc họa mi ở những địa điểm quen thuộc như làng hoa Nhật Tân, bãi đá sông Hồng, làng hoa Tây Tựu.
Vườn cúc họa mi trắng ngần. Hình: Sưu tầm
2.4. Check-in ở vườn hoa cải
Mùa đông Hà Nội đến, không chỉ có cúc họa mi, mà những vườn hoa cải vàng rực rỡ nở rộ ngút ngàn cũng là điều khiến dân tình đứng ngồi không yên. Nếu như với cúc họa mi, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những gánh hoa ven đường, len lỏi trong từng ngóc ngách của Hà Nội, thì với hoa cải, để chiêm ngưỡng trọn vẹn vẻ đẹp của loài hoa này, bạn phải đến tận vườn, mà những vườn càng xa trung tâm thành phố thì lại càng đẹp.
Vườn cải vàng rực rỡ. Hình: Sưu tầm
2.5. Thưởng thức cốc cafe nóng
Người ta nói “Hà Nội không vội được đâu” và trong văn hóa cà phê Hà Nội cũng vậy “Uống cà phê Hà Nội thì không được vội đâu”, đặc biệt là những ngày mùa đông lạnh rét buốt. Khi gió mùa về, còn gì tuyệt vời hơn được vùi mình trong một không gian ấm áp bỏ lại bên ngoài bao gió rét, nhâm nhi từng giọt đắng rơi tí tách trong ly cafe thơm lừng, nóng hổi.
Thưởng thức cốc cafe nóng ngày đông. Hình: Sưu tầm
Đó có thể là một ly “nâu nóng” được pha chuẩn theo tỷ lệ 2 cà phê và 1 sữa đặc mang hương vị rõ ràng và đậm đà; đó cũng có thể là một cốc cafe trứng nóng hổi, đựng trong chiếc cốc đơn sơ, giản dị mà ngọt bùi, beo béo và ngào ngạt hương thơm; hay đơn giản chỉ là một cốc cacao nóng cũng đủ để bạn sưởi ẩm bụng và cảm nhận hơi thở mùa đông Hà Nội.
Cốc cafe trứng nóng hổi. Hình: Sưu tầm
3. Ăn gì ở Hà Nội mùa đông?
3.1. Bánh đúc nóng
Gương mặt vàng trong làng ẩm thực Hà Nội mùa đông dĩ nhiên thuộc về món bánh đúc nóng huyền thoại. Bát bánh đúc lúc nào cũng nóng hổi, đầy đặn với màu trắng muốt mịn của miếng bánh đúc sánh dẻo, màu nâu của thịt băm, mộc nhĩ xào thơm, màu vàng rộm của đậu rán, hành phi và màu xanh của rau thơm, rau mùi. Tất cả cùng được chan trong nước chấm đậm đà, hòa quyện cùng các nguyên liệu khác tạo nên một hương vị đặc trưng của mùa đông mà bạn khó lòng có thể quên được. Mùa đông Hà Nội về mà được ngồi “húp sùm sụp” một bán bánh đúc nóng thì đúng là không còn gì bằng luôn nha.
Bánh đúc nóng. Hình: @linhmoon
3.2. Bánh trôi tàu
Bánh trôi tàu. Hình: @khanhhuyenh2
Ăn bánh trôi không lùa một phát hết ngay được đâu vì bánh nóng lắm. Lúc nào cũng đun riu riu nồi bánh trên bếp để giữ lại sự ấm áp cho mùa đông. Dù mùa đông Hà Nội có lạnh đến mức nào mà chỉ cần được húp một xíu nước gừng quyện với bánh trôi là lại ấm ngay và luôn.
3.3. Ốc luộc
Trong những ngày lạnh tê tái của mùa đông Hà Nội, chỉ cần đi ngang hàng ốc luộc bạn nhất định sẽ phải dừng lại bởi những làn khói nghi ngút. Ốc luộc lúc nào cũng nóng hổi, con nào cũng vàng ươm, béo ngậy thơm phức mùi sả, ăn vừa có độ giòn và dai. Nước chấm thì chua, cay, mặn, ngọt đủ cả với gừng và ớt, quyện vào cái giòn giòn của con ốc nhỏ, chỉ cần chạm vào đầu lưỡi là hương thơm nồng nàn lan tận xuống đáy họng, ấm áp và tỉnh cả người.
Ốc luộc. Hình: Sưu tầm
3.4. Bún ốc, bún riêu
Bún ốc, bún riêu cũng là một trong những món ngon Hà Nội mùa đông đặc sắc, chế biến khá cầu kì, được “team sành ăn” yêu thích. Thực ra, đây chẳng phải là món ăn chỉ mùa đông mới có. Người Hà Nội ăn bún ốc, bún riêu,… quanh năm suốt tháng, tuy nhiên một khi đến mùa đông, món ăn này mới trở nên “không phải dạng vừa”.
Bún ốc Hà Nội. Hình: @bachuaviahe
Bún ốc, bún riêu ở Hà Nội có mùi vị khá ‘mạnh”, theo kiểu nhiều chua và hơi mặn một chút. Bún ốc nóng hổi, ốc thì giòn, bún thì mềm, rau thì thêm, nước dùng thì óng ánh sánh vàng, đúng là quá tuyệt cho một ngày lạnh.
3.5. Bánh khoai, bánh ngô, bánh chuối
Mùa đông tới, loại bánh rán như bánh khoai, bánh ngô, bánh chuối nghiễm nhiên mà lên ngôi. Bạn có thể bắt gặp trên những góc phố, cổng trường bắt đầu xuất hiện những cô dì bán bánh khoai, bánh chuối, bánh ngô rán – với những vạc dầu khổng lồ và từng chồng bánh vàng ruộm, giòn tan, thơm nức nóng hổi xếp chồng ngay ngắn trước mặt.
Các loại bánh chiên Hà Nội. Hình: Sưu tầm
3.6. Chè sắn
Chè sắn có lẽ là cái tên xứng đáng với danh hiệu “đặc sản Hà Nội mùa đông” nhất, bởi món chè này chỉ xuất hiện vào mùa đông, vào các mùa khác ở Hà Nội bạn sẽ rất khó để tìm một cửa hàng bán chè sắn. Chè sắn ăn ngon nhất là lúc vừa múc ra khỏi nồi, thật nóng với những miếng sắn được cắt vuông đều, nấu cùng nước gừng, thêm chút dừa tươi nạo sợi, dẻo quyện, hòa vào nước chè sánh vàng. Ăn chè sắn mùa đông phải ăn lẹ một chút nhen, để nguội sẽ mất đi phần nào hương vị thơm ngon đấy.
Chè sắn Hà Nội. Hình: Sưu tầm
3.7. Cháo sườn
Cháo sườn là một món ăn Hà Nội vào những chiều mùa đông rét buốt. Cháo sườn Hà Nội được nấu từ bột gạo xay, sánh và mịn hơn các loại cháo thông thường. Cháo sườn rất mịn, thịt sườn hầm kỹ xé nhỏ, càng nấu càng thơm. Cầm trên tay một bát cháo sườn nóng hổi, bạn sẽ cảm nhận được mùi thơm dịu dàng của gạo xay, quyện trong vị ngọt của nước ninh sườn và vị mặn, thơm nức mũi của thịt băm, ruốc và tiêu xay, tất cả sẽ đánh gục bạn ngay từ lần đầu đấy.
Cháo sườn Hà Nội. Hình: Sưu tầm
Mùa đông Hà Nội đang đến rất gần rồi đấy. Chờ gì nữa mà không cùng hội bạn lập một kế hoạch vi vu Hà Nội và khám phá tất tần tật những điều hay ho của mùa đông thôi nào!
Các khách sạn Hà Nội đang có giá rẻ nhất:
399 Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Giá từ83,054đ / đêm
Ngõ 28, Nguyễn Siêu, Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Giá từ85,500đ / đêm
Đăng bởi: Cường Phạm Ngọc
Từ khoá: Hà Nội vào đông có gì thú vị?
Cập nhật thông tin chi tiết về Tháng 12 Nhật Bản Có Gì Thú Vị? trên website Wchx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!