Bạn đang xem bài viết Thồm Lồm: Cây Thuốc Chữa Bệnh “Thồm Lồm Ăn Tai” được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Wchx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1.1. Mô tảThồm lồm có tên khoa học Polygonum sinense L (hoặc Polygonum chinense L), thuộc họ Rau răm (Polygonaceae). Đây là loại cây thân thảo, sống dai. Thân cây đứng, có khi mọc ra dài tới 2 – 3m rồi bò hay leo. Thân nhẵn, nhỏ, màu đỏ nâu, có rãnh dọc trên thân.
Lá Thồm lồm là dạng lá nguyên, mọc so le. Kích thước dài 3 – 7cm, rộng 3 – 5cm. Cuống lá bo hơi bầu bầu, ngọn lá nhọn hẹp lại tạo hình bầu dục hay hơi thuôn. Các lá phân bố ở phía trên nhỏ hơn lá bên dưới. Gần như không có cuống và ôm vào thân. Bẹ mỏng, ôm lấy 2/3 đốt.
Trên lá có gân chính và 3 – 4 cặp gân phụ, nổi rõ. Lá màu xanh, không lông. Chúng ta cũng cần phân biệt cây Thồm lồm với Thồm lồm gai. Thồm lồm gai là một loài khác cũng thuộc họ Rau răm (Polygonaceae), nhưng trên thân có gai và lá hình tam giác khá dễ nhận biết.
Hoa Thồm lồm mọc thành cụm hình xim. Tập trung ở đầu cành, dài 5 – 7cm, có nhiều hoa nhỏ, màu trắng sữa. Cuống hoa phủ rất nhiều lông có hạch tiết. Quả nhỏ, có 3 cạnh thuôn dài, mang hạch cứng ở giữa, khi chín màu đen. Mùa hoa quả vào tầm tháng 7 – 11.
1.2. Phân bốThồm lồm phổ biến tại Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia và Việt Nam. Tại nước ta, cây mọc hoang khắp nơi ở bờ ruộng, ven đường, rừng thưa,… Cây rất dễ sống và phát triển. Cây thường được người dân hái về làm thuốc.
Người ta sử dụng toàn cây từ dây, đến lá tươi, rễ, quả để làm thuốc.
Cây này có thể thu hái quanh năm. Nhưng rễ và dây nên lấy trên cây đã trưởng thành để có được lượng hoạt chất dồi dào. Các bộ phận khi thu hái về có thể dùng tươi hay rửa sạch phơi sấy khô để dùng dần.
Hiện chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu về cây Thồm lồm (Polygonum chinense L). Tuy nhiên theo nghiên cứu đã công bố, thành phần hóa học của các loài thuộc chi Polygonum gồm: flavonoid, anthraquinon, coumarin, lignan, napthaquinon, polyphenol, terpenoid. Cây có nhiều tác dụng dược lý đáng chú ý như chống khối u, chống oxy hóa, chống viêm, chống HIV, chống suy giảm miễn dịch và chống côn trùng.
Ngoài ra người ta còn xác định được trong cây Thồm lồm chứa một số chất như: rubin, rheum emodin, oxymethylanthraquinon, glucosid, myricyl alcol, caroten, vitamin C.
Tuy chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về cây Thồm lồm được công bố. Nhưng đã có một số công trình thử nghiệm cây này để chữa bệnh trên lâm sàng. Cụ thể, bác sỹ Nguyễn Xuân Hiều công tác tại Khoa da liễu Quân y 108 (Sức khỏe, 79-7/1968), dựa vào kinh nghiệm nhân dân, đã thử áp dụng chữa những bệnh ngoài da nhiễm liên cầu khuẩn như chốc đầu, chốc mép, chốc da thường, eczema nhiễm khuẩn v.v… và đạt được những kết quả rất khả quan.
Tại Indonesia, người ta dùng nước ép Thồm lồm để cải thiện triệu chứng của một số bệnh về mắt.
Theo Đông y, Thồm lồm là vị thuốc có tính bình, vị ngọt hơi chua, có công dụng: giải nhiệt, tiêu độc, tán ứ, sát trùng. Thường được sử dụng để chữa:
Viêm vành tai chảy nước do nhiễm liên cầu khuẩn (bệnh “Thồm lồm ăn tai”).
Chữa mụn nhọt, chốc lở.
Chữa viêm nang lông, viêm da đầu tiết bã.
Trị lỵ, viêm ruột.
Trị các chứng Viêm amygdal, viêm họng, bạch hầu, ho gà.
Chữa viêm gan.
Cải thiện vấn đề đục giác mạc.
Chữa nấm âm đạo, bạch đới, viêm vú.
Làm tiêu sưng giảm đau các vết thương đòn đánh, té ngã bầm dập.
Trị rắn cắn (nhai nát lá đắp ngoài vết thương).
5.1. Bài thuốc trị mụn nhọtLá Thồm lồm 20gr, Lá khổ sâm 10gr. Đem sắc nước uống, dùng ngày 2 lần. Dùng thêm lá cây rửa sạch giã nát đắp nơi mụn nhọt ngày 2 lần. Sau vài ngày mụn sẽ xẹp.
5.2. Bài thuốc chữa chứng lở ngứaChuẩn bị 20g Lá cây thồm lồm, 15g Rau sam, 15g Cây kinh giới và 8g Kim ngân hoa. Tất cả đem nấu nước và tắm. Mỗi ngày tắm 2 lần. Sử dụng liên tục cho đến khi ngứa thuyên giảm và khỏi hẳn.
5.3. Bài thuốc điều trị lỵDùng 12 gram Thồm lồm rửa sạch và sao nóng, rồi sắc uống. Uống liên tục 2 – 3 ngày, triệu chứng bệnh sẽ được cải thiện.
Nên bảo quản dược liệu nơi khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ. Cần tránh những chỗ ẩm thấp, hay bị ánh mặt trời chiếu trực tiếp sẽ làm mốc, hư hại, giảm chất lượng thuốc.
Thồm lồm là một loại cây chữa bệnh dân gian. Trên thực tế đã có những hiệu quả. Tuy nhiên nếu muốn sử dụng Thồm lồm để chữa bệnh, người bệnh nên có sự tham khảo ý kiến từ những người có chuyên môn. Rất mong nhận được những phản hồi cũng như sự đồng hành của các bạn ở những bài viết kế tiếp. YouMed luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!
Bệnh Viêm Xoang Và Bài Thuốc Chữa Trị
Theo y học cổ truyền, viêm xoang mãn tính là một dạng hư hỏa. Do đó, điều trị viêm xoang không chỉ nhằm giải quyết việc viêm nhiễm tại chỗ mà chủ yếu là phải bổ âm để tàng dương.
TRIỆU CHỨNG:
Hai dấu hiệu chủ yếu của viêm xoang là đau nhức và tăng tiết dịch mũi. Nhức đầu, căng nặng đầu từng cơn hoặc thường xuyên xảy ra ở vùng xoang bị viêm. Dịch tiết chạy xuống họng hoặc ra mũi. Dịch mũi thường đặc, vàng hoặc xanh, đôi khi có cả máu, chứ không trong và loãng như dịch mũi ở chứng cảm cúm thông thường.
ĐIỀU TRỊ:
Việc điều trị viêm xoang mãn tính phải nhằm vào hai yêu cầu: Bổ thận âm và Nạp khí về thận. Đối với những trường hợp viêm xoang cấp, hoặc khi có những triệu chứng sưng nhức khó chịu hay bội nhiễm do phong nhiệt cần giải tỏa gấp, có thể dùng thêm các biện pháp tiêu viêm, tiêu độc hoặc khu phong bài nùng. Tuy nhiên, những phương dược điều trị triệu chứng chỉ là phụ và tạm thời. Bệnh kéo dài chừng nào thì âm hư càng nặng, càng phải chú trọng đến gốc ở thận. Khi sự cân bằng âm dương đã được thiết lập, hỏa sẽ tự yên vị. Mặt khác khi chính khí đã vững, sức đề kháng vươn lên, tà khí sẽ tự lui.
CÁC BÀI THUỐC:
– Lục vị địa hoàng:
Một số người không tiện “sắc thuốc” thì có thể dùng lục vị hoàn mua sẵn ở thị trường Đông dược. Trường hợp này dùng thêm cao Ban long bằng cách cắt nhỏ nấu cháo hoặc hấp cơm để ăn.
– Bổ âm tiếp dương:
Với những đợt viêm mũi và viêm xoang cấp tính hoặc viêm mũi phát triển do phong nhiệt, có thể dùng những bài thuốc sau, thiên về khu phong tiêu độc:
– Hoàng liên giải độc thang:
Đổ 3 chén nước, sắc còn một chén, chia làm hai lần uống trong ngày.
– Điều trị không dùng thuốc:
Có không ít trường hợp viêm xoang dai dẳng nhiều năm, tái đi tái lại sau nhiều lần điều trị khiến người bệnh nghĩ mình sẽ phải sống chung với bệnh suốt đời. Sau đó, vì những lý do khác nhau (chẳng hạn để điều trị một bệnh khác hoặc để tăng cường sức khỏe), người bệnh gia nhập một nhóm tập dưỡng sinh. Điều không ngờ là sau vài tháng, người bệnh chợt nhận ra những triệu chứng khó chịu của viêm xoang đã tự biến mất. Kết quả này không có gì lạ nếu ta hiểu rằng, tất cả những phương pháp dưỡng sinh, ngoài tác dụng nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng – thì hiệu ứng sớm nhất, trực tiếp nhất mà người tập đạt được là sự thư giãn, an tĩnh. Y học hiện đại cho rằng sự an tĩnh có thể điều hòa được thần kinh giao cảm, phục hồi tính tự điều chỉnh vốn có của hệ thần kinh trung ương, qua đó điều hòa nội tiết và cải thiện hoạt động của cơ quan. Điều hòa thần kinh giao cảm cũng có vai trò cân bằng hai yếu tố âm và dương trong cơ thể. Hơn nữa, theo quy luật “Thần tĩnh tất âm sinh”, sự thư giãn và nhập tĩnh có tác dụng sinh âm và bổ âm. Ngoài ra, hầu hết các bài tập dưỡng sinh từ tư thế, động tác đến ý thức như thượng hư hạ thực, hư kỳ tâm thực kỳ phúc… giúp cứng chắc phần hạ bộ, buông lỏng phần vai, mang trung tâm lực của cơ thể dồn xuống hạ tiêu đều nhằm làm cho khí trầm Đan điền, chính là yêu cầu dẫn hỏa quy nguyên hoặc nạp khí về Thận để trừ hư Hỏa trong việc điều trị viêm xoang. Do đó, việc kiên trì tập luyện đúng phương pháp các bài tập dưỡng sinh, thái cực quyền, khí công, ngồi thiền… cũng là những cách điều trị hiệu quả đối với bệnh viêm xoang mãn tính.
Cây Lược Vàng Và Những Công Dụng Chữa Bệnh Tuyệt Vời
Cây lược vàng và những công dụng chữa bệnh tuyệt vời – Tác dụng của cây lược vàng
Vài nét về cây lược vàngCây lược vàng là tên gọi quen thuộc của một loại cây cảnh được trồng khá phổ biến ở nước ta. Ở một số địa phương, loài cây này còn được biết đến với các tên gọi khác là địa lan vòi hay giả khóm.
Cây thích hợp với kiểu khí hậu nhiệt đới, tương đối dễ trồng và dễ chăm sóc. Ngoài tác dụng làm cảnh, lược vàng còn được sử dụng nhiều trong việc đẩy lùi một số bệnh thông thường.
Cây lược vàng hay còn gọi là địa lan vòi – Tac dung cua cay luoc vang
Tác dụng chữa bệnh của cây lược vàngMặc dù chưa có một công trình nghiên cứu khoa học cụ thể, chính xác nào về tác dụng của cây lược vàng tuy nhiên theo Đông y cũng như những kiến thức dân gian truyền lại thì cây lược vàng được sử dụng trong các trường hợp như sau.
Mẩn ngứa, nổi mề đayMẩn ngứa, nổi mề đay thường gặp phải ở những trường hợp thường xuyên bị nóng trong hoặc khi thời tiết trở nên oi nóng vào những ngày hè. Đối với trường hợp này, bạn có thể sử dụng cây lược vàng theo những cách sau:
Cây lược vàng trong điều trị mẩn ngứa, nổi mề đay – tac dung cay luoc vang
Cách 1: Lấy lá lược vàng rửa sạch sau đó nhai lấy nước và bỏ bã. Tuy nhiên cách làm này không được khuyến khích nhiều lắm bởi một số hoạt chất có trong lá có thể gây dị ứng ngược trở lại cho người bệnh.
Cách 2: Vắt bỏ nước của lá lược vàng sau đó lấy bã chà xát nhẹ và đều ở khu vực bị mẩn ngứa, nổi mề đay. Chà xát liên tục từ 3 – 5 lần cho đến khi khỏi hẳn.
Bị côn trùng cắnĐối với trường hợp bị côn trùng cắn như sâu róm, muỗi hay các loại bọ thông thường thì cách dùng lược vàng để loại bỏ các vết sưng tấy, mẩn ngứa cũng tương tự như cách bạn làm như khi bị nổi mẩn ngứa, mề đay. Lưu ý là nên chọn những lá lược vàng dày, to bản và không bị sâu bệnh để vắt lấy nước.
Cây lược vàng sẽ làm giảm vết sưng tấy do giời leo – cây lược vàng trị bệnh gì
Ngoài ra, ở một số trường hợp bị “giời leo” gây sưng, ngứa, phồng rộp và có mụn nước thì bạn cũng có thể dùng nước ép của loại cây này để bôi lên vết thương. Bạn cũng có thể lấy bã sau khi đã vắt nước để chà sát lên vết thương, tuy nhiên cần tránh chà sát mạnh vì khi đó sẽ có thể làm tổn thương lan rộng hơn.
Chữa bênh đau lưngTheo kinh nghiệm dân gian, trong trường hợp bạn bị đau lưng thì có thể sử dụng lược vàng để hạn chế những cơn đau như sau:
Cách 1: Dùng lá cây ép lấy nước sau đó đem phơi khô bã thu được. Tiếp theo bạn bóp vụn phần bã đã phơi khô, trộn chung với phần nước đã ép và dầu oliu và hòa tan đều. Tiếp tục lọc lấy phần dung dịch tinh và để kín trong lọ thủy tinh trong vong 3 tuần. Sau 3 tuần bạn có thể lấy ra và xoa bóp vào những dùng xương khớp bị đau nhức.
Cây lược vàng cũng được dùng trong điều trị căn bệnh đau lưng – cong dung cua cay luoc vang
Cách 2: Xay nhỏ phần lá lược vàng sau đó trộn đều với vaselin theo tỉ lệ 1 – 3. Cho phần hỗn hợp vừa tạo thành vào lọ đậy kín để bảo quản. Dùng hợp chất này để bôi trực tiếp vào các vết sưng, đau khơp, lưng mà bạn gặp phải.
Đăng bởi: Não Cá Vàng
Từ khoá: Cây lược vàng và những công dụng chữa bệnh tuyệt vời
Thuốc Chữa Bệnh Hoang Tưởng Và Những Chú Ý Khi Sử Dụng
Có khá nhiều loại thuốc chữa bệnh hoang tưởng. Do đó, khi lựa chọn thuốc chữa bệnh cho bệnh nhân, các bác sĩ cần dựa trên các yếu tố sau:1
Chỉ định của thuốc có phù hợp với tình trạng sinh lý hiện tại của bệnh nhân?
Thuốc đó hoạt động như thế nào với các triệu chứng của bệnh nhân?
Thời gian dùng thuốc.
Phản ứng phụ của loại thuốc đó ra sao?
Có tương tác thuốc nào quá nghiêm trọng không?
Người bệnh có thể tìm kiếm loại thuốc đó dễ dàng như thế nào?
Giá cả của từng loại thuốc.
Bác sĩ sẽ đưa ra những điều chỉnh về liều lượng tùy theo thời gian và tình trạng bệnh. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể phải uống nhiều hơn một loại thuốc chữa bệnh loạn thần.
Thuốc chữa hoang tưởng được sử dụng rộng rãi hiện nay được gọi là thuốc chống loạn thần. Chúng làm dịu các hiện tượng thường gặp như ảo tưởng và ảo giác. Loại thuốc này hoạt động dựa trên cơ chế của các chất hóa học trong não như dopamine và serotonin. Người bệnh có thể dùng thuốc trong một thời gian ngắn để giảm nhanh các triệu chứng. Tuy nhiên, cũng có trường hợp sẽ phải dùng suốt đời dù bệnh đã thuyên giảm. Hiện nay, thuốc chống loạn thần có ba dạng phổ biến là thuốc viên, chất lỏng hoặc dạng tiêm, bao gồm:
Thuốc chống loạn thần điển hìnhHay còn gọi là thuốc chống loạn thần thông thường hoặc thuốc chống loạn thần thế hệ đầu tiên. Chúng bao gồm một số cái tên phổ biến như: Chlorpromazine, Fluphenazine, Haloperidol, Perphenazine,…
Chúng hoạt động bằng cách ức chế dẫn truyền thần kinh dopaminergic. Hiệu quả tốt nhất khi thuốc ngăn chặn khoảng 72% thụ thể D2 dopamine trong não. Ngoài ra các thuốc này cũng có tác dụng ngăn chặn noradrenergic, cholinergic và histaminergic.2
Thuốc chống loạn thần không điển hìnhHay còn gọi là thuốc chống loạn thần thế hệ thứ hai. Có thể kể đến Aripiprazole, Aripiprazole lauroxil, Asenapine, Brexpiprazole, Cariprazine, Clozapine,…
Các loại thuốc chữa bệnh hoang tưởng khácBên cạnh thuốc chống loạn thần, bác sĩ còn có thể kê thêm một số loại thuốc khác để điều trị bổ sung. Trường hợp này thường gặp khi hoang tưởng là một phần của bệnh tâm thần phân liệt hoặc rối loạn lưỡng cực. Chúng thường bao gồm thuốc ổn định tâm trạng hoặc thuốc chống trầm cảm.
Bên cạnh tác dụng chữa bệnh, các loại thuốc chữa hoang tưởng cũng có những tác dụng phụ đáng kể. Người bệnh cũng như người chăm sóc cần biết điều này để có những biện pháp ứng phó kịp thời.1 2
Tác dụng phụ của thuốc chống loạn thần
Buồn nôn, khô miệng, táo bón.
Chóng mặt, buồn ngủ hoặc cảm thấy bồn chồn.
Huyết áp thấp.
Mờ tầm nhìn.
Co giật.
Ảnh hưởng đến ham muốn tình dục.
Tác dụng phụ của các loại thuốc chữa bệnh hoang tưởng bổ sungKhông chỉ riêng thuốc chống loạn thần, các loại thuốc bổ sung cho quá trình chữa trị cũng có thể có những tác dụng phụ đáng kể. Trong đó, thuốc bình ổn tâm trạng có thể khiến người bệnh cảm thấy ngứa, phát ban, khát nước, buồn tiểu… Đối với thuốc chống trầm cảm, tác dụng phụ của chúng cũng gần giống với thuốc chữa bệnh hoang tưởng. Chúng bao gồm các ảnh hưởng như làm cho người bệnh mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy, tăng cân,…
Bạn có thể cảm thấy tác dụng tích cực của thuốc ngay sau khi sử dụng. Tuy nhiên cũng có trường hợp chỉ thấy triệu chứng chuyển biến tích cực sau 4-6 tuần.
Người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ việc sử dụng thuốc theo các yêu cầu của bác sĩ. Trong đó bao gồm cả việc uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng. Người bệnh có thể sẽ khó tuân thủ điều này do đó họ cần có sự hỗ trợ chăm sóc của người thân.
Đảm bảo dùng thuốc đủ thời gian theo hướng dẫn của bác sĩ để có thể biết loại thuốc đó có hiệu quả hay không. Việc này có thể sẽ mất đến vài tuần. Việc thay đổi loại thuốc cũng có thể diễn ra theo chỉ định của bác sĩ.
Cần nói với bác sĩ về các tác dụng phụ của thuốc nếu như gặp phải để có những điều chỉnh kịp thời.
Thuốc chữa bệnh hoang tưởng là một phần rất quan trọng trong việc điều trị căn bệnh này. Chính vì vậy, người bệnh cần tuân thủ đúng các hướng dẫn của bác sĩ khi sử dụng thuốc. Bên cạnh đó, các liệu pháp tâm lý cũng như sự hỗ trợ của người thân là rất cần thiết. Tất cả sẽ giúp người bệnh có những tiến triển tích cực hơn và sớm hồi phục.
Ô Môi: Công Dụng Chữa Bệnh Từ Loài Cây Của Ấu Thơ
Tên gọi khác: Cây cốt khí, Bồ cạp nước, Bọ cạp nước, Krêête, Brai xiêm, Aac phlê, May Khoum…
Tên khoa học: Cassia grandis L. F
Tên dược liệu: Quả, lá, vỏ – Fructus, Folium et Cortex Cassiae grandis.
Họ khoa học: Họ Vang (Caesalpiniaceae)
Đặc điểm sinh trưởng và thu háiTheo các tài liệu, Ô môi có nguồn gốc từ Nam Mỹ để làm cảnh hay tạo bóng mát. Hiện này, loài đã di thực đến khắp nơi trên thế giới từ Nhật Bản, Trung Quốc… Tại Việt Nam, có thể bắt gặp cây ở các khu vực phía nam hoặc phía bắc để làm thuốc hoặc lấy bóng mát.
Đặc điểm sinh trưởng:
Thích hợp với khí hậu nóng ẩm,
Các tỉnh miền Tây và Đông nam bộ là nơi tập trung trồng Ô môi nhiều nhất.
Ra hoa quả nhiều hằng năm, thụ phấn nhờ gió và côn trùng.
Quả dài và nặng nên dễ bị rụng khi gặp gió bão.
Hạt nhiều, tỉ lệ nảy mầm cao lên đến 80%. Cây trồng từ hạt sau 3-4 năm là bắt đầu có quả.
Thu hái:
Thời điểm thích hợp là mùa thu, lúc này quả đã chín đều.
Trong năm, mùa quả là tháng 5-10, mùa hoa nở tháng 2-3.
Vỏ thân và lá có thể hái quanh năm.
Sau khi thu hái quả, loại bỏ phần vỏ và hạt, dùng phần cơm quả ngâm rượu uống. Rượu này có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, bồi bổ sức khỏe, kiện gân cốt,…
Mô tả toàn cây Ô môiThuộc loài thân gỗ, có thể cao tối đa 20 m, đường kính trung bình 50 cm, bề mặt nhẵn, sắc nâu đen. Phân thành nhiều cành to, mọc thẳng, vỏ nhẵn, rậm rạp. Khi cành còn non sẽ được bao phủ bởi lớp lông mịn.
Lá kép, dạng lông chim, dài trung bình 25 cm. Có khoảng 10-20 đôi lá chét, mỗi lá dày, dài, dài trung bình 5 cm, rộng 1-2 cm, gốc và ngọn đều tròn, cuống ngắn, có lông bao phủ. Phiến lá có gân rõ, sắc xanh bóng.
Cụm hoa, kích thước 12-15 cm, sắc hồng, mọc ở nách lá.
Quả cứng, hình trụ dài, sắc đen nâu, hơi cong lưỡi liềm, kích thước có thể dài tới 60 cm, được phân thành 50-60 ô, ngăn cách nhau bởi màng mỏng trắng. Mỗi ô chứa một hạt dẹt, bao quanh có lớp cơm màu nâu, mùi hắc, vị ngọt, lúc tươi hơn có vị chua nhẹ. Khi chín, lắc quả sẽ nghe tiếng lóc cóc, đặc biệt
Ô môi là loài cây quen thuộc với tuổi thơ của nhiều người Bảo quảnBảo quản: Dược liệu nếu quả trải qua sơ chế cần để nơi khô ráo, thông thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp. Đặc biệt, nếu đã chế biến thành rượu Ô môi thì cần đậy nắp bình thật kín, tránh sâu bọ.
Thành phần hóa họcTheo nhiều tài liệu, có thành phần hóa học khá đa dạng và phong phú:
Cơm quả: Đường glucose, fructose, tannin, saponin, chất nhầy, canxi oxalate, anthraglucosid, tinh dầu, chất nhựa, sáp…
Hạt: Chất béo
Lá: Anthraglucosid và flavonoid.
Vỏ cây: tannin
Tác dụng Y học hiện đạiHỗ trợ hệ thống tiêu hóa: Giúp kích thích tiêu hóa, tăng sự thèm ăn, giảm khó tiêu, buồn nôn…
Giảm đau: Hỗ trợ các bệnh lý về xương khớp, giảm đau hiệu quả.
Nhuận tràng: Tốt cho những người bị táo bón, thông tiện.
Dùng ngoài da giúp sát trùng, trị các vết thương do rắn, rết cắn (Campuchia).
Tác dụng Y học cổ truyềnTính vị: Vị ngọt, hơi đắng, mùi hăng hắc.
Công dụng: Giảm đau, nhuận tràng, thông tiện, kích thích tiêu hóa, lành vết thương…
Chủ trị: Các vấn đề tiêu hóa, ăn không ngon, buồn nôn, táo bón, đau nhức xương khớp…
Tùy mục đích sử dụng có thể dùng dược liệu với nhiều cách và liều lượng khác nhau. Ô môi có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, dùng ngoài, hoặc phần quả của dược liệu này có thể ăn sống hoặc ngâm rượu uống…
Liều dùng:
Trị táo bón: Quả 4-6g, tối đa 20g.
Bồi bổ sức khỏe: Rượu 2 chén nhỏ x 2 lần/ ngày, trước bữa ăn.
Vỏ thân và lá: 15-20g/ ngày.
Dùng ngoài không kể liều lượng cố định.
Kiêng kỵ:
Mẫn cảm hay dị ứng với bất kỳ thành phần nào của dược liệu.
Phụ nữ có thai và cho con bú không nên sử dụng dược liệu.
Người mắc bệnh lý đặc biệt về gan, thận cần thận trọng.
Hỗ trợ đau nhức xương khớp, viêm khớpÔ môi (vỏ), dây đau xương, Cốt toái bổ, mỗi vị 100g, Quế nhục 30g, ngâm tất cả vào 1 lít rượu nếp 30 độ, ngâm trong 20 ngày, mỗi lần dùng 30 ml, ngày dùng 2-3 lần.
Trị táo bón, nhuận tràngLá Ô môi 10g đun sôi với 1 lít nước, chia 3 lần uống sau khi ăn, dùng liên tục trong 1 tháng
Quả Ô môi có vị ngọt, hơi đắng, mùi đặc trưng Dùng ngoài da, viêm da, lở ngứaÔ môi (lá) rửa sạch, giã nát tươi hoặc ngâm với một ít rượu, sau đó đắp vào vùng da bị bệnh, vết thương sẽ được sát trùng, nhanh lành
Ô môi không chỉ là loài cây quen thuộc, mà từ lâu đã được sử dụng trong dân gian. Với sự đa dạng và phong phú về tác dụng mà dược liệu này được dùng nhiều để điều trị bệnh. Tuy nhiên, để có thể tận dụng hết giá trị của vị thuốc đối với sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến người có chuyên môn, y bác sĩ để kiểm soát rủi ro và những tác dụng không mong muốn
10 Bài Thuốc Chữa Nước Ăn Chân Cực Hiệu Quả
Chuyển tới tiêu đề chính trong bài
[xem]
Websosanh – Những ngày mưa kéo dài, khiến bạn thường xuyên tiếp xúc với nước bẩn, đặc biệt là những người đi xe máy, xe đạp và đi bộ. Việc tiếp xúc lâu với nước bẩn khiến chân bạn có thể bị nước ăn chân (tình trạng chân bị nứt, ngứa khó chịu và có khi bị tróc da, da bị ăn sâu khiến lớp thịt dưới da bị lộ ra…) đặc biệt là vùng kẽ chân, rất dễ bị nước ăn chân.
Tình trạng nước ăn chân kéo dài khiến bạn rất khó chịu, nếu để lâu có thể gây mưng mủ và nhiều biến chứng khác. Vì thế bạn nên dùng thuốc chuyên chữa nước ăn chân chuyên dụng. Tuy nhiên, trong thực tế, các loại thuốc bôi thường không được hiệu quả, và gây dị ứng với những làn da nhạy cảm. Vì thế, việc dùng các dược thảo sẽ giúp bạn chữa nước ăn chân hiệu quả mà không gây dị ứng phụ tỏ ra thích hợp hơn rất nhiều.
Bài 1: Dùng lá trầu không
Lấy 10 lá trầu không đun sôi với nửa lít nước, để nguội, cho một cục phèn chua to bằng đầu ngón tay cái, đánh tan. Dùng nước này rửa kỹ các kẽ ngón chân bị loét ngứa. Sau đó có thể kết hợp bôi thêm các loại thuốc mỡ sát khuẩn.
Bài 2: Dùng phèn chua
Dùng một cục phèn chua nhỏ ngâm với một ít nước cho tan ra rồi ngâm chân, sau đó lau khô. Phèn chua có tác dụng làm khô, chống ngứa và sát trùng.
Bài 3: Dùng lá kim ngân
Lá kim ngân 1 nắm, sắc đặc với nước rồi ngâm rửa chân. Mỗi ngày làm từ 2-3 lần.
Bài 4: Dùng rau sam
Rau sam tươi lấy phần cây trên mặt đất, khoảng 50-100g tươi, rửa sạch, để ráo nước, cắt nhỏ, giã nát, thêm chút muối ăn, trộn đều, rồi cho tất cả vào mảnh vải gạc sạch, chấm nhẹ vào nơi tổn thương, khô lại chấm. Mỗi ngày làm một lần. Làm nhiều lần, chỗ loét khô se lại và hết ngứa.
Bài 5: Dùng cây cóc
Bài 6: Dùng lá chè xanh và phèn đen
Lá chè xanh và lá phèn đen, mỗi thứ 30g, nấu nước đặc, ngâm rửa chân trong 5-10 phút. Rồi lấy quả cà dại hoa trắng, lá lốt, mỗi thứ 20 g, giã nát, thêm ít nước, dùng bông thấm thuốc bôi vào những kẽ nứt nẻ.
Bài 7: Dùng chè khô
Bài 8: Sử dụng dấm
Cách làm thật đơn giản, bạn chỉ cần trộn lẫn 1 hoặc 2 cốc nước dấm vào trong một chậu nước nhỏ, rồi dùng nước có pha lẫn dấm đó để ngâm chân trong vòng từ 10 – 15 phút. Sau đó dùng khăn vải sợi mềm để lau khô chân.
Bài 9: Sử dụng muối
Là một loại gia vị khó có thể vắng mặt trong các món ăn, thêm vào đó, muối còn được sử dụng vào mục đích sát khuẩn vết thương. Không khó chút nào, bạn chỉ cần ngâm chân 15 phút trong một chậu nước ấm có pha lẫn muối. Sau đó lau khô chân và dùng kem trị nước ăn chân thoa vào vùng da bị tổn thương.
Bài 10: Sử dụng gừng
Gừng cũng là một “vị thuốc” rất hữu hiệu trong việc điều trị chứng nước ăn chân. Hãy đun sôi một nồi nước, và đập nhỏ một nhánh gừng cho vào nồi nước sôi, đun tiếp 20 phút nữa. Đợi cho nước nguội, dùng nước đó để ngâm chân 2 lần/ngày.
Ngoài ra, một số thuốc bôi ngoài ra cũng trị nước ăn chân cực hiệu quả đó là Miconazole (dạng bột, kem) 2%; Ketoconazol dạng kem 1% để bôi ngoài. Nếu bị bội nhiễm bàn ngón chân (sưng, nóng), cần điều trị kháng sinh toàn thân kết hợp thuốc dùng ngoài theo chỉ định của bác sĩ.
O.N
Nguồn: Tổng hợp
Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam
Cập nhật thông tin chi tiết về Thồm Lồm: Cây Thuốc Chữa Bệnh “Thồm Lồm Ăn Tai” trên website Wchx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!