Xu Hướng 9/2023 # Thuốc Biviantac: Thuốc Dùng Cho Các Rối Loạn Tiêu Hóa # Top 10 Xem Nhiều | Wchx.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Thuốc Biviantac: Thuốc Dùng Cho Các Rối Loạn Tiêu Hóa # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Thuốc Biviantac: Thuốc Dùng Cho Các Rối Loạn Tiêu Hóa được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Wchx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thành phần hoạt chất:

Mỗi gói 10 ml chứa Nhôm hydroxyd 612 mg (tương đương Nhôm oxyd 400mg), Magnesi hydroxyd 800 mg, Simethicon 80 mg.

Mỗi viên nén nhai chứa: Bột dập thẳng Codried (Nhôm oxyd 200mg, magnesi hydroxyd 400 mg), bột simethicon 70% (simethicon 30 mg).

Thuốc có thành phần tương tự: Fumagate, Alumag-S, Hamigel-S…

Biviantac là sản phẩm kết hợp giữa hai chất kháng acid và một chất chống đầy hơi simethicon. Hai chất kháng acid là magnesi hydroxyd có tác dụng nhanh và nhôm hydroxyd có tác dụng chậm. Sự kết hợp này làm cho sản phẩm vừa có tác dụng nhanh, vừa có thời gian tác dụng đệm kéo dài. Magnesi hydroxyd có thể gây tiêu chảy, nhưng tác dụng này sẽ được cân bằng bởi nhôm hydroxyd có thể gây táo bón.

Thuốc Biviantac được chỉ định để điều trị các trường hợp do tăng tiết acid quá mức như:

Khó tiêu, nóng rát hay đau vùng thượng vị.

Trướng bụng, đầy hơi, ợ nóng

Tăng độ acid, đau rát dạ dày.

Các rối loạn thường gặp trong những bệnh lý loét dạ dày tá tràng, thực quản.

Bạn nên dùng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ.

3.1. Dạng gói

Người lớn: 10 g (1 gói) x 2 – 4 lần/ngày.

Trẻ em: 5 – 10 g (1/2 – 1 gói) x 2 – 4 lần/ngày.

Cách dùng: Lắc kỹ gói thuốc trước khi dùng. Dùng thuốc lúc đói hoặc sau khi ăn khoảng 20 phút đến 1 giờ, trước khi đi ngủ hoặc khi có triệu chứng.

3.1. Dạng viên nén nhai

Người lớn (cả người cao tuổi và trẻ em trên 12 tuổi): 2 – 3 viên, 3 – 4 lần mỗi ngày. Tối đa không quá 12 viên một ngày.

Trẻ em dưới 12 tuổi: Không nên dùng hoặc hỏi ý kiến bác sĩ.

Cách dùng: Viên nén nên được nhai kỹ trước khi nuốt. Dùng thuốc lúc đói hoặc sau khi ăn khoảng 20 phút đến 1 giờ hoặc trước khi đi ngủ.

Không dùng thuốc Biviantac cho người:

Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Suy nhược nặng.

Suy thận, tăng magne máu, giảm phosphat máu.

Trẻ em (đặc biệt là trẻ em mất nước

Bạn không nên dùng thuốc Biviantac quá 2 tuần mà không có ý kiến bác sĩ.

Liều cao thuốc Biviantac có thể làm nặng hơn tình trạng tắc ruột ở người có nguy cơ cao (suy thận, người cao tuổi…).

Dùng thuốc kéo dài, liều cao hoặc thậm chí dùng liều bình thường ở những người có nguy cơ thiếu hụt phospho, có thể làm giảm phosphat đi kèm tăng tiêu cơ xương và tăng calci niệu với nguy cơ loãng xương.

Ở người bệnh suy thận, nồng độ nhôm và magne trong huyết tương thường cao, có thể gây sa sút trí tuệ, thiếu máu hồng cầu nhỏ.

Nhôm hydroxyd có thể không an toàn cho người bệnh bị rối loạn chuyển hóa porphyria đang thẩm tách máu.

Không nên dùng thuốc Biviantac cho người bệnh có các vấn đề di truyền hiếm gặp không dung nạp fructose, giảm hấp thu glucose-galactose hoặc thiếu sucrose-isomaltase vì thuốc có chứa tá dược lactose monohydrat.

Một số tác dụng phụ do thuốc gây ra được ghi nhận như sau:

Tiêu hóa: tiêu chảy hoặc táo bón, đau bụng.

Phản ứng quá mẫn: ngứa, mày đay, phù mạch, phản ứng phản vệ.

Chuyển hóa:

Tăng magne máu (ở người bệnh suy thận dùng thuốc kéo dài).

Tăng lượng nhôm trong máu.

Giảm phosphat máu (liều cao, kéo dài, hoặc ở người ăn thiếu phospho) kèm tiêu cơ xương, loãng xương.

Nếu xuất hiện bất kỳ tác dụng không mong muốn nào khi dùng sản phẩm, thông báo ngay cho bác sĩ, dược sĩ. Trong trường hợp nghiêm trọng cần đến trung tâm y tế gần nhất để được hỗ trợ.

Thuốc Biviantac có thể làm cản trở hấp thu các thuốc khác (đặc biệt là một số loại thuốc kháng sinh như tetracyclin, ciprofloxacin, ketoconazol, chloroquin, cefpodoxim, các vitamin…). Nên uống các thuốc cách xa khoảng 2 giờ trước hoặc sau khi dùng Biviantac.

Magnesi hydroxyd trong thuốc cũng có thể làm thay đổi sự đào thải của một số thuốc, như tăng thải trừ các salicylat.

Thông báo cho bác sĩ những thuốc (bao gồm cả thuốc kê đơn, không kê đơn, vitamin, thuốc dược liệu…) và thực phẩm mà bạn đang sử dụng. Nếu thấy có dấu hiệu bất thường khi dùng sản phẩm, hãy thông báo ngay cho dược sĩ, bác sĩ.

Khi dùng thuốc quá liều, các triệu chứng nghiêm trọng ít xảy ra. Bạn có thể bị tiêu chảy, đau bụng, nôn mửa. Liều cao có thể gây hoặc làm nặng hơn tình trạng tắc ruột, tắc hồi tràng.

Tính an toàn của thuốc trên phụ nữ có thai và cho con bú chưa được thiết lập. Tuy nhiên, simethicon không hấp thu qua đường tiêu hóa và rất ít lượng muối nhôm và magnesi bài tiết vào sữa mẹ khi dùng ở liều khuyến cáo. Ảnh hưởng của thuốc đối với trẻ bú mẹ là không đáng kể.

Trước khi sử dụng bất cứ thuốc nào trong thời kỳ này, bạn cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ để đảm bảo an toàn.

Bảo quản thuốc Biviantac ở nơi khô ráo, bảo quản ở nhiệt độ phòng, dưới 30oC.

Nên tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào sản phẩm.

Cất trữ sản phẩm ở nơi an toàn, cách xa tầm tay của trẻ em và vật nuôi.

Dược sĩ Trần Vân Thy

Các Bệnh Lý Rối Loạn Tiêu Hóa Trong Thai Kỳ Và Cách Chữa Trị

Các bệnh lý rối loạn tiêu hóa trong thai kỳ và cách chữa trị

1Táo bón

Đây là một căn bệnh vô cùng phố biến của các thai phụ. Hầu như hơn 90% phụ nữ khi mang thai đều sẽ mắc phải căn bệnh này. Bệnh táo bón sẽ khiến cho cơ thể của mẹ rất là mệt mỏi, bụng sẽ luôn cảm giác đau, đi lại, cử động rất khó chịu.

Nguyên nhân

Thực ra đây là một bệnh lý do khi cơ thể mẹ mang thai sẽ tiết ra một Hormone giới tính duy trì sức khỏe của thai nhi. Hormone này chính là nguyên nhân làm cho hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động chậm hơn bình thường.

Nếu như lượng thức ăn của cơ thể bình thường sẽ tiêu hóa hết trong vòng 1 giờ, thì cơ thể phụ nữ mang thai phải mất gấp đôi thời gian. Điều này đồng nghĩa với việc lượng chất thải được bài tiết ra ngoài chậm hơn, gây ra bệnh táo bón.

Cách chữa trị

Cách chữa trị đơn giản nhất mà không phải dùng đến thuốc đó là các mẹ nên bổ sung nhiều thức ăn giàu chất xơ (cam, chanh, các cây họ đậu). Nên trung bình bổ sung 25g – 30g chất xơ cho mỗi ngày. Chất xơ sẽ hấp thụ nước làm mềm các chất thải rắn trong ruột, giúp cho mẹ giảm được chứng bệnh táo bón.

2Bệnh trĩ trong thai kỳ

Nguyên nhân

Thật ra bệnh trĩ trong thai kỳ sẽ xuất hiện nếu như các mẹ bị chứng táo bón kéo dài. Việc gắng sức khi đi vệ sinh chính là một biểu hiện của bệnh trĩ. Khi mang thai, lượng máu lưu thông trong cơ thể bạn sẽ tăng lên làm giãn nỡ các tĩnh mạch. Ở hậu môn, các tĩnh mạch lại làm việc càng yếu ớt hơn, nên sẽ gây khó khăn nếu như gặp đúng vào lúc mẹ bị chứng táo bón.

Cách chữa trị

3Chứng ợ nóng

Nguyên nhân

Theo Cổng thông tin điện tử Sở Y tế tỉnh Nam Định, ợ nóng hay còn gọi là chứng trào ngược Axit. Do cơ thể của mẹ bị thay đổi về nội tiết tố, nên chứng ợ nóng sẽ thường hay xuất hiện hơn. Các triệu chứng như đắng miệng, ợ chua hay nóng rát phần ngực hoặc cuống họng là những biểu hiện của chứng ợ nóng.

Cách chữa trị

Các mẹ nên tránh những loại nước uống có ga (nước ngọt, coca cola, rượu bia), sô-cô-la, cà phê, các món ăn chế biến quá nhiều dầu, các loại kẹo hoặc nước uống có chiết xuất bạc hà, mù tạt, giấm,…

4Thai phụ nên chú trọng trong các bữa ăn

Để có được một hệ tiêu hóa tốt và không bị rối loạn tiêu hóa trong suốt thai kì các mẹ nên chú ý những đặc điểm sau:

– Nên chia các bữa ăn trong ngày thành các bữa ăn nhỏ, không nên ăn quá nhanh, nhai chậm và kỹ.

– Uống thật nhiều nước và các loại nước ép trái cây.

– Nên nhai kẹo cao su trước các bữa ăn để kích thích tuyến nước bọt và trung hòa lượng axit trong dạ dày.

– Không nên ăn quá gần giờ đi ngủ, thích hợp nhất là nên ăn 2 – 3 tiếng trước khi đi ngủ.

– Giữ cân nặng ở mức hợp lý với thai phụ, không nên để cân nặng tăng quá nhanh.

– Nên mặc quần áo rộng rãi.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Sở Y tế tỉnh Nam Định

Bách hóa XANH

Lồng Ruột Ở Trẻ Em Dễ Nhầm Với Rối Loạn Tiêu Hóa

Trẻ dưới 24 tháng tuổi bị lồng ruột cấp tính với biểu hiện khóc thét vì đau bụng đột ngột dữ dội, quấy khóc từng cơn, bỏ bú. Bệnh thường xảy ra lúc trẻ đang ăn nhưng bỗng khóc thét lên, báo hiệu khúc ruột bắt đầu lồng vào nhau. Sau đó trẻ tạm thời nín khóc, bú trở lại nhưng sẽ khóc từng cơn khi cơn đau tái phát.

Sau khi quấy khóc, trẻ bắt đầu nôn. Ở giai đoạn đầu, trẻ nôn ra thức ăn chưa kịp tiêu hóa; giai đoạn muộn trẻ có thể nôn ra mật vàng mật xanh. Giai đoạn muộn hơn, khoảng 24 tiếng, trẻ có thể đi cầu ra máu tươi hoặc lẫn chút nhầy.

Khi trẻ nằm yên, sờ tay vào dưới bụng bên phải hoặc trên rốn có thể cảm nhận một khối nổi lên, trơn nhẵn, không cứng, đó là khối ruột bị lồng… Đôi khi rất khó khám trên thực tế do bé đau, giãy giụa nhiều. Lúc đó, siêu âm bụng sẽ đóng vai trò rất quan trọ ng trong việc chẩn đoán bệnh, khả năng phát hiện lồng ruột qua siêu âm có thể đạt 95-98%.

BS Trương Anh Mậu cho biết, tùy cơ địa từng trẻ mà biểu hiện lồng ruột khác nhau. Ở trẻ hai – bố n tuổi, thường bị lồng ruột mạn tính với triệu chứng đau bụng kéo dài từng đợt, các cơn đau thưa, chỉ xuất hiện cơn đau nhanh, thoáng qua, sau đó trẻ lại chơi đùa bình thường.

Tình trạng này có thể kéo dài hàng tháng làm phụ huynh chủ quan. Hoặc nếu trẻ có đau bụng, tiêu chảy sẽ dễ nhầm với rối loạn tiêu hóa. Đã có trường hợp thấy trẻ quấy khóc, nôn ói, đi cầu ra máu… phụ huynh liền nghĩ con bị tiêu chảy, kiết lỵ rồi tự ý cho trẻ uống thuốc tiêu chảy hoặc uống nước mát dẫn đến nhiều trường hợp cấp cứu trễ.

Theo BS Trương Anh Mậu, lồng ruột diễn tiến rất nhanh, trong vòng 24 giờ không đưa trẻ cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến ứ trệ thức ăn phía trên khối lồng. Ngoài ra, trong các đoạn ruột đều có mạch máu nuôi dưỡng.

Khi lồng ruột các mạch máu bị tắc nghẽn, đưa đến tình trạng mạch máu bị ứ trệ gây thiếu máu ruột dẫn đến viêm nhiễm, phù nề, xuất huyết, hoại tử ruột. Khi ruột hoại tử dẫn đến nhiễm trùng nhiễm độc nặng, một số trường hợp có thể thủng ruột gây viêm phúc mạc, sốc nhiễm khuẩn khiến bệnh nhi tử vong.

Trẻ lồng ruột sẽ được xử trí bằng cách đặt một ống thông nhỏ vào lòng trực tràng (hậu môn) và bơm hơi với áp lực chuẩn tùy lứa tuổi vào ruột, tạo áp lực đẩy, khiến khối lồng được hơi đẩy tháo ra hoàn toàn.

Những trường hợp trẻ nhập viện muộn (thường sau 24 tiếng) với các triệu chứng nặng như bụng chướng, lừ đừ, tiêu phân máu, sốc… bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật để tháo khối ruột lồng ruột. Nếu đoạn ruột lồng vào nhau bị hoại tử, cần phải phẫu thuật cắt bỏ đoạn ruột.

Một số trường hợp lồng ruột sau khi điều trị vẫn có nguy cơ tái phát và khó biết được khi nào bệnh sẽ xảy ra và không có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu. Vì vậy, phụ huynh cần theo dõi, nếu thấy trẻ quấy khóc, nôn ói cần lập tức đưa đến BV. Những trường hợp lồng ruột tái đi tái lại nhiều lần sẽ được chỉ định nội soi hoặc mổ thám sát để tìm hiểu có polyp, ruột đôi hay vấn đề gì bất thường trong ổ bụng không.

Một số trẻ sau khi điều trị lồng ruột có thể bị rối loạn tiêu hóa như đi phân lỏng, nhiều lần, chán ăn… Nhiều bệnh nhi phải mất một thời gian dài để các chức năng tiêu hóa trở về bình thường.

Do nguyên nhân lồng ruột ở trẻ không rõ ràng nên không có biện pháp phòng tránh. Tuy nhiên, không nên để trẻ vừa ăn vừa chạy nhảy, lúc đổi sữa theo độ tuổi nên cho ăn với liều lượng từ ít sang nhiều, tránh cho ăn nhiều một cách đột ngột.

Theo PNO

Thuốc Arcoxia Là Gì? Cách Dùng Của Thuốc Arcoxia

Thuốc Arcoxia là một loại thuốc được chỉ định để điều trị cấp tính và mạn tính các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp (osteoarthritis-OA) và viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis-RA).

Thuốc Arcoxia

Tên gốc của thuốc là Etoricoxib, thuộc nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAID). Mỗi viên có thành phần Etoricoxib 30mg, 60mg, 90mg hoặc 120mg.

Arcoxia thường được dùng với các trường hợp như:

+ Dùng để điều trị cấp tính và mạn tính các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp

+ Dùng để điều trị viêm cột sống dính khớp

+ Dùng để điều trị viêm khớp gút cấp tính.

Ngoài ra, thuốc cũng được dùng để giảm các cơn đau cấp tính như đau bụng kinh nguyên phát, điều trị tạm thời các cơn đau mức độ vừa trước hoặc sau phẫu thuật răng.

Arcoxia thường được dùng để điều trị viêm khớp

Trong trường hợp viêm xương khớp và đau xương khớp mạn tính: Nên sử dụng Arcoxia 60mg, dùng 1 lần/ ngày.

Trường hợp viêm đa khớp dạng thấp hoặc viêm cột sống dính khớp: Nên sử dụng với liều lượng 90mg, 1 lần/ ngày.

Trường hợp gút cấp tính: Nên sử dụng với liều 120mg, 1 lần/ ngày.

Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng

 Đối với trẻ em thì hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu, chỉ định chính thức về liều dùng cụ thể. Liên hệ với bác sĩ để xin ý kiến trước khi cho trẻ sử dụng thuốc Arcoxia.

Các bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Khi có thắc mắc về cách dùng thuốc, nên liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ để được giải đáp.

Trong trường hợp sử dụng thuốc quá liều nên gọi ngay đến Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến các trạm y tế gần nhất để được giúp đỡ, hỗ trợ kịp thời. Bạn cũng cần đem theo danh sách các loại thuốc đã dùng bao gồm các loại thuốc kê toa hoặc không kê toa.

Lưu ý, nếu gặp trường hợp quên uống một liều thì hãy sử dụng sớm nhất có thể. Trong trường hợp đã đến gần thời điểm dùng thuốc kế tiếp thì không sử dụng 2 liều cùng một lúc, mà chỉ sử dụng liều của thời điểm kế tiếp.

Không dùng 2 liều cùng một lúc

Khi gặp các tác dụng phụ sau nên báo ngay cho bác sĩ:

+ Nôn, buồn nôn

+ Ợ nóng, khó tiêu, khó chịu hoặc đau ở vùng bụng

+ Tiêu chảy

+ Sưng bàn chân, gót chân, cẳng chân

+ Tăng huyết áp

+ Đau đầu, chóng mặt.

Ngoài ra, một số triệu chứng sau cũng được ghi nhận:

+ Dị ứng (nổi mẩn, phát ban,…)

+ Vị giác thay đổi

+ Mất ngủ, thở khò khè

+ Lo lắng

+ Nhiệt miệng

+ Buồn ngủ kéo dài

+ Giảm tiểu huyết cầu.

Hầu hết các tác dụng phụ được nêu trên chỉ ở mức độ nhẹ.

Arcoxia có thể gây buồn nôn

Nếu ở 1 trong các trường hợp sau, bạn không được sử dụng thuốc Arcoxia:

+ Dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc

+ Thuốc giả, không bao bì nhãn mác rõ ràng, thuốc đã hết hạn sử dụng

+ Có tiền sử bệnh tim, nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực, đột quỵ, bệnh nhân đã trải qua các cuộc phẫu thuật ghép bắc cầu động mạch vành, bệnh động mạch ngoại biên

+ Bị cao huyết áp nhưng không được kiểm soát tốt bằng thuốc

+ Chuẩn bị phẫu thuật tim mạch

+ Có nguy cơ bị xơ vữa động mạch.

Người bị cao huyết áp không nên sử dụng Arcoxia

Đối với các trường hợp khác như phụ nữ mang thai và cho con bú, nên liên hệ với các chuyên gia y tế để được tư vấn trước khi sử dụng thuốc vì chưa có đầy đủ căn cứ để xác định rủi ro và mức độ an toàn khi sử dụng thuốc Arcoxia cho các trường hợp trên.

Arcoxia có khả năng tương tác với một số loại thuốc, làm thay đổi cơ chế hoạt động của những loại thuốc đang dùng hoặc làm gia tăng tác dụng phụ. Nên trước khi sử dụng hãy trình bày với bác sĩ tất cả các loại thuốc khác mà bản thân đang dùng, bao gồm những loại thuốc được kê toa hoặc không.

Một số loại thuốc có khả năng tương tác với Arcoxia

+ Warfarin: thuốc chống đông máu

+ Rifampicin: thuốc kháng sinh dùng trong điều trị bệnh lao và các bệnh nhiễm trùng khác

+ Thuốc lợi tiểu

+ Thuốc ức chế men chuyển và thuốc ức chế thụ thể angiotensin sử dụng để điều trị bệnh suy tim và chứng cao huyết áp

+ Lithium: sử dụng trong điều trị bệnh trầm cảm

+ Thuốc tránh thai

+ Liệu pháp thay thế hormone

+ Methotrexate: thuốc ức chế hệ miễn dịch.

Ngoài ra nên tham khảo ý kiến bác sĩ về một số loại thuốc khác đang sử dụng cũng như thức ăn, rượu và thuốc lá trước khi sử dụng Arcoxia.

Tham khảo ý kiến bác sĩ về một số loại thức ăn, rượu và thuốc lá

Chống Say Xe Không Cần Dùng Thuốc

Chống say tàu xe bằng gừng tươi

Theo y học cổ truyền gừng có vị cay, tính âm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị. Có tác dụng phát biểu, tán hàn ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc. Trong các bài thuốc đông y dù bệnh nhân nhiệt, hư hay thực các thầy thuốc vẫn thường dùng từ 3 đến 5 lát gừng sống.

Gừng sống còn gọi là sinh khương có tác dụng phát tán phong hàn, chống nôn ói. Vì thế việc sử dụng gừng trong điều trị chống say xe vừa dễ vừa đảm bảo hiệu quả, không gây các tác dụng phụ.

Nếu không sử dụng được trà gừng sống thì có thể dùng kẹo gừng. Ngậm kẹo gừng rất tốt vì trong kẹo gừng có chất ngọt sẽ giúp người đi xe ô tô tăng cường tuần hoàn não bớt chóng mặt, đau đầu.

Cách 1:

Theo đông y, để trị chứng nghịch lên, trước khi khởi hành khoảng 30 phút, nên dùng một khúc gừng tươi bằng cỡ ngón tay cái, gọt bỏ vỏ, rửa sạch, giã nát hoặc nhai nát rồi uống với một cốc nước ấm. Trong suốt hành trình, thỉnh thoảng nên ngậm trong miệng một lát.

Cách 2:

Cắt một lát gừng tươi cầm trên tay, lúc ngồi trên xe ô tô đặt ở dưới lỗ mũi để cho mùi vị hăng, cay bay vào trong mũi.

Cũng có thể cắt một miếng gừng dán vào rốn, lấy băng bông dính lại là được.

Ăn nhẹ trước khi lên xe

Trước khi đi tàu xe, bạn hãy ăn một bữa ăn nhẹ, cố gắng đừng ăn no hoặc uống rượu. Đi xe với cái bụng rỗng hoặc một cái bụng quá no sẽ khiến bạn khó chịu và rất dễ bị say xe. Bạn có thể ăn nhẹ các đồ ăn khô như bánh mì, bánh ngọt, xôi… tránh những thức ăn có nhiều nước như phở, mì, bún hay các loại đồ uống có ga.

Dùng bánh mì

Hãy mang theo chiếc bánh mì nóng giòn khi bạn đi tàu xe. Nếu bạn thấy có triệu chứng bị say hãy ngửi mẩu bánh mì đó, chắc chắn sẽ có tác dụng.

Bánh mì cũng giúp bạn chống say xe hiệu quả khi bạn ăn chúng để giảm cảm giác say xe vì khi ăn bánh mì, tuyến tụy sẽ tiết ra trypsin. Men này trao đổi chất với axit amin trong bánh mì có tác dụng trấn tĩnh thần kinh.

Cam, quýt

Cam và quýt là những loại quả rất tốt cho sức khoẻ. Tinh dầu quýt giúp an thần nhẹ làm cân bằng hệ thống thần kinh, chống co thắt dạ dày, ruột, nên bạn có thể ăn cam, quýt khi đi đường. Vỏ cam, vỏ quýt cũng có tác dụng chống say tàu xe.

Khi có cảm giác say xe, bạn hãy dùng vỏ cam, quýt tươi hướng thẳng vào mũi rồi gập đôi vỏ về phía trong, để dầu vỏ cam, quýt bắn ra, rồi hít vào trong mũi. Cách này chống say xe rất tốt.

Theo LA (T/h)

Top 6 Cách Dùng Thuốc Sát Khuẩn Betadine

Hướng dẫn cách dùng Betadine

Betadine súc miệng (màu xanh lá): Có thể sử dụng trực tiếp hoặc pha loãng với tỷ lệ 1:2 nước ấm. Mỗi lần súc miệng khoảng 10ml và súc trong khoảng 30 giây, không được nuốt. Có thể súc miệng 4 lần/ngày.

Betadine sát khuẩn (màu vàng): Với loại này, bạn cũng có thể dùng trực tiếp hoặc pha loãng tùy từng trường hợp và mục đích sử dụng. Bôi dung dịch lên vùng da bị tổn thương, một ngày có thể bôi nhiều lần và băng bó vết thương nếu cần thiết.

Betadine phụ khoa (màu xanh dương): Được dùng để vệ sinh và thụt rửa phụ khoa.

Vệ sinh ngoài âm hộ: Pha loãng 1 – 2 thìa với nước ấm để vệ sinh. Ngày dùng một lần vào buổi sáng (kể cả ngày kinh nguyệt).

Thụt rửa âm đạo: Trường hợp này chỉ sử dụng khi có sự đồng ý từ bác sĩ và nên được thực hiện bởi nhân viên y tế.

Thuốc mỡ Betadine bôi ngoài da: Rửa sạch và để khô hoàn toàn vùng da bị tổn thương, sau đó bôi trực tiếp thuốc mỡ lên vùng da đó. Sử dụng 1 – 2 lần/ngày.

Hướng dẫn cách dùng Betadine

Betadine được sử dụng trong trường hợp nào?

Hướng dẫn cách dùng BetadineHướng dẫn cách dùng Betadine

Như đã nói ở trên, Betadine có tác dụng sát trùng với khả năng tiêu diệt vi khuẩn, virus và nấm:

Vi khuẩn: Tụ cầu vàng, liên cầu thường có trong hầu hết các vết thương ngoài da

Nấm: Bao gồm cả nấm men và nấm mốc. Đặc biệt, Betadine nhạy cảm với trùng roi Trichomonas và nấm candida albians gây bệnh đường âm đạo

Virus: Virus herpes gây loét miệng, virus gây bệnh thủy đậu, bệnh zona,…

Như vậy, nhờ vào hiệu quả sát trùng tốt mà Betadine thường được sử dụng trong nhiều trường hợp, ví dụ như:

Sát trùng tổn thương trên da: Vết trầy xước da, vết bỏng, vết loét, vết thương bị nhiễm trùng, niêm mạc,…

Dự phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuật: Sát trùng da trước khi mổ, sát khuẩn dụng cụ mổ,… trước khi thực hiện thủ thuật, phẫu thuật để dự phòng nhiễm trùng.

Vệ sinh răng miệng: Sử dụng làm nước súc miệng để tiêu diệt nấm miệng, vết loét miệng.

Phòng ngừa bệnh viêm nhiễm phụ khoa: Viêm âm đạo, cổ tử cung,…

Vệ sinh các tổn thương của bệnh ngoài da do virus: Bệnh chốc, herpes, chàm (eczema), thủy đậu, tay chân miệng, tổn thương do viêm da cơ địa, hắc lào,…

Lưu ý khi sử dụng Betadine

Betadine được sử dụng trong trường hợp nào?Betadine được sử dụng trong trường hợp nào?

Để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả cao khi sử dụng thuốc Betadine, người dùng cần lưu ý một số vấn đề sau:

Tránh để dung dịch tiếp xúc với mắt. Trong trường hợp không may để bị dính vào mắt, hãy rửa mắt bằng nước sạch nhiều lần và đến cơ sở y tế ngay lập tức.

Không nên dùng Betadine trên vết thương rộng hoặc vết bỏng nặng trong thời gian dài.

Có thể dùng nước muối sinh lý để súc miệng lại và rửa lại vết thương sau khi dùng Betadine để hạn chế hấp thu iod.

Không nên đeo trang sức bằng vàng trắng khi sử dụng Betadine bởi dung dịch này có thể làm mất màu trang sức.

Tránh sử dụng rượu, bia, đồ ăn cay nóng bởi những thực phẩm này có thể làm giảm tác dụng của thuốc, đồng thời khiến vết thương lâu khỏi hơn.

Bảo quản thuốc ở nhiệt độ không quá 30 độ C và tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào. Tránh xa tầm tay và đảm bảo trẻ không uống thuốc.

Ngoài ra, nếu sử dụng Betadine cùng với một số loại thuốc bôi ngoài da khác có thể làm thay đổi tác dụng của thuốc. Một số thuốc gây tương tác với Betadine bạn cần lưu ý như: Các chế phẩm chứa enzyme, hydrogen peroxide, bạc, taurolidine; các loại dung dịch có tính kiềm và xà phòng; thuốc bôi chứa Hg, Ag,…

Lưu ý khi sử dụng BetadineLưu ý khi sử dụng Betadine

Betadine là gì?

Lưu ý khi sử dụng BetadineLưu ý khi sử dụng Betadine

Betadine là nhãn hiệu được sản xuất tại công ty Mundipharma. Đây là một loại dung dịch sát khuẩn thường được sử dụng trực tiếp trên da, có tác dụng ngăn ngừa và làm giảm các nguy cơ nhiễm trùng. Betadine có tên chung quốc tế là Povidone iodine.

Các dòng sản phẩm Betadine được phân biệt bằng màu sắc, mỗi dòng sản phẩm sẽ có thành phần, bao bì, màu sắc và mục đích sử dụng khác nhau. Tuy nhiên, điểm chung là đều chứa Povidone Iodine với nồng độ khác nhau. Đây là hoạt chất có tác dụng diệt vi khuẩn, nấm, virus,… để ngăn ngừa nhiễm trùng vết thương được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Khi tiếp xúc với da, iod này sẽ được giải phóng dần dần. Do vậy, Betadine có tác dụng sát khuẩn tốt và thời gian tác dụng kéo dài. Bên cạnh đó, thành phần của Betadine không chứa cồn hoặc oxy già nên khi sử dụng sẽ không gây cảm giác châm chích trên da và niêm mạc.

Một số chế phẩm Betadine nổi bật trên thị trường hiện nay có thể kể đến như: Cồn thuốc 10%, nước súc miệng 1%, Bột phun xịt khí dung 2,5%, mỡ sát khuẩn 10%, dung dịch sát khuẩn ngoài da 7,5%, nước gội đầu 4%, dung dịch rửa vệ sinh âm đạo 10%, gel bôi âm đạo 10%, viên đặt âm đạo,…

Betadine là gì?Betadine là gì?

Chống chỉ định của Betadine

Betadine là gì?Betadine là gì?

Betadine mang đến nhiều công dụng, tuy nhiên, những trường hợp sau cần lưu ý không được sử dụng Betadine:

Mẫn cảm với iod hoặc povidone hoặc đang điều trị iod phóng xạ

Người có tiền sử chức năng tuyến giáp bất thường (tăng năng tuyến giáp) hoặc bướu cổ, các bệnh lý rõ ràng khác của tuyến giáp như: Nhân giáp keo, bướu giáp địa phương, viêm giáp Hashimoto, cũng như trước và sau khi trị liệu iod phóng xạ

Bệnh nhân bướu giáp, u tuyến giáp hoặc các bệnh tuyến giáp khác (đặc biệt người cao tuổi) có nguy cơ tăng năng tuyến giáp nếu sử dụng iodine liều cao

Phụ nữ đang mang thai và cho con bú vì Betadine có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển tuyến giáp, làm rối loạn tuyến giáp ở trẻ

Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, nhất là trẻ sơ sinh, thiếu tháng, trẻ nhẹ cân (dưới 1,5 kg) vì có thể gây nhược giáp

Người bị viêm da herpes mãn tính Duhring

Trường hợp bị màng nhĩ hoặc sử dụng trực tiếp lên màng não, khoang bị tổn thương nặng

Bên cạnh đó, cũng cần thận trọng khi sử dụng thường xuyên Betadine đối với người có tiền sử bị suy thận hoặc đang điều trị bệnh bằng lithium cũng nên cẩn trọng.

Tác dụng phụ của Betadine

Chống chỉ định của BetadineChống chỉ định của Betadine

Tuy rất quen thuộc và dễ dàng sử dụng nhưng trong một vài trường hợp, Betadine có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Một số tác dụng phụ thường gặp đó là:

Iod hấp thụ mạnh ở vết thương rộng, bỏng nặng có thể gây nhiễm toan chuyển hoá, tăng natri máu, tổn thương thận có thể gây suy thận.

Đối với tuyến giáp: Có thể gây suy giáp hoặc nhiễm độc giáp do thừa iod.

Trên máu: Có thể làm giảm bạch cầu trung tính (ở những người bị bỏng nặng), nồng độ osmol trong máu bất thường.

Đối với thần kinh: Gây co giật, động kinh (ở những người sử dụng kéo dài).

Bên cạnh những tác dụng phụ phổ biến thường gặp thì còn có một số tác dụng phụ hiếm gặp hơn như:

Kích ứng tại chỗ gây viêm da, xuất huyết dạng đốm, viêm tuyến nước bọt…

Các triệu chứng tiêu hoá: Nếu dùng dung dịch súc miệng mà không may nuốt phải thì có thể gây tổn thương đường tiêu hóa với các triệu chứng như: Có vị kim loại trong miệng, tăng tiết nước bọt, đau rát miệng, đau dạ dày, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy.

Nếu hấp thụ một lượng lớn iod vào vòng tuần hoàn thì có thể dẫn đến: Sốc, hạ huyết áp, nhịp tim nhanh.

Ngoài ra, còn có nghiên cứu chỉ ra rằng, iod có thể vào nước ối của mẹ khi mang thai gây suy giáp và bước giáp bẩm sinh ở trẻ em.

Đăng bởi: Chính Trần

Từ khoá: Top 6 Cách dùng thuốc sát khuẩn Betadine

Cập nhật thông tin chi tiết về Thuốc Biviantac: Thuốc Dùng Cho Các Rối Loạn Tiêu Hóa trên website Wchx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!