Bạn đang xem bài viết Tiêm Phòng Khi Đang Mang Thai Có An Toàn Không? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Wchx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tiêm phòng khi đang mang thai là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Đặc biệt là các mẹ bầu luôn chú trọng đến việc này. Vậy khi đang mang thai, người mẹ có nên tiêm phòng hay không? Có thể tiêm những loại vắc-xin nào? Những vắc-xin ấy có an toàn cho cả mẹ và thai nhi hay không? Tất cả sẽ được YouMed giải đáp qua bài viết sau đây.
Tiêm phòng là một vấn đề nên làm và có lợi cho sức khỏe của mọi người. Tiêm phòng giúp phòng chống được rất nhiều bệnh, kể cả những bệnh nguy hiểm. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), việc tiêm phòng giúp chúng ta tiết kiệm hơn rất nhiều so với điều trị bệnh.
Không phải tất cả loại bệnh khi chúng ta mắc bệnh đều có sự đề kháng với bệnh ấy. Hiện nay vẫn còn rất nhiều bệnh mà con người có thể bị tái đi tái lại nhiều lần. Vì vậy, tiêm phòng giúp cơ thể tạo được hàng rào bảo vệ đối với tác nhân gây hại. Tác nhân đó bao gồm vi khuẩn và virus.
Trong số các đối tượng cần được tiêm phòng, phụ nữ mang thai là một đối tượng cũng rất cần được quan tâm. Việc tiêm phòng không những giúp thai phụ bảo vệ sức khỏe cho chính mình. Đồng thời còn bảo vệ cho thai nhi đang phát triển trong bụng.
So với trước đây thì việc tiêm phòng khi đang mang thai ngày càng phổ biến hơn. Qua đó, một số vắc-xin đã được các nhà khoa học, các tổ chức y tế nghiên cứu. Đồng thời phát hành ra thị trường, đảm bảo an toàn cho phụ nữ có thai.
Vắc-xin phòng bệnh viêm gan BViêm gan B là một bệnh do siêu vi viêm gan tuýp B gây nên. Loại virus này có ái tính rất mạnh với tế bào gan. Chúng sẽ tấn công vào gan của con người. Đồng thời phá hủy dần các tế bào gan, dẫn đến xơ gan và ung thư gan.
Theo thống kê chung trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc bệnh viêm gan B ở Việt Nam rất cao, dao động từ 18 đến 20% dân số. Vì vậy, nếu người mẹ không tiêm ngừa viêm gan B sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh viêm gan B.
Tỷ lệ tiến triển thành viêm gan B mạn tính ở người lớn chỉ khoảng 10%. Trong khi con số ấy ở trẻ em lên đến 90%. Chính vì vậy, thai phụ nếu bị viêm gan B sẽ có nguy cơ cao truyền bệnh cho thai nhi. Từ đó, thai nhi sẽ có những tiến triển nặng hơn so với người lớn.
Vắc-xin phòng viêm gan B lưu hành ở Việt Nam hiện nay gồm có:
Engerix B (Bỉ)
Hepavax (Hàn Quốc)
Euvax (Hàn Quốc)
Heberbiovac (Cu Ba)
Văc xin 6 trong 1 có phòng viêm gan B dành cho trẻ em: Infanrix Hexa (Bỉ), Hexaxim (Pháp).
Văc xin 5 trong 1 có phòng viêm gan B: Pentaxim, Quinvaxem, CombeFive.
Vắc-xin phòng bệnh Uốn vánTheo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính, trong những năm cuối của thế kỷ XX, mỗi năm có khoảng 500.000 trẻ bị chết vì uốn ván sơ sinh tại các nước đang phát triển. Tỷ lệ chết/mắc của uốn ván sơ sinh rất cao, lên đến hơn 80%. Đặc biệt là những trường hợp có thời gian ủ bệnh ngắn. Tỷ lệ chết/ mắc của uốn ván dao động từ 10 đến 90%. Tỷ lệ tử vong cao nhất ở trẻ em và người cao tuổi.
Ở phụ nữ mang thai, vi khuẩn uốn ván xâm nhập dễ dàng trong quá trình sinh nở và gây uốn ván tử cung. Nguy cơ mắc bệnh uốn ván khi mang thai là một trong những vấn đề đáng lo ngại. Bởi vì sự sự lây truyền từ mẹ sang con có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ.
Vì vậy, bà bầu cần tiêm ngừa uốn ván để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh uốn ván khi sinh nở. Đồng thời phòng được bệnh uốn ván cho thai nhi khi em bé được chào đời. Vắc-xin phòng uốn ván có tên là V.A.T do Việt Nam sản xuất. Vắc-xin này đảm bảo an toàn, được Bộ Y tế công nhận.
Theo nhiều bác sĩ chuyên khoa Sản, vắc-xin phòng bệnh uốn ván nên được tiêm vào 3 tháng giữa thai kỳ. Khi ấy, thai nhi đã ổn định và người mẹ cũng giảm các triệu chứng nghén.
Vắc-xin phòng bệnh CúmTheo nghiên cứu của nhiều chuyên gia trên thế giới, tiêm phòng cúm khi đang mang thai là an toàn. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh và Trường Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ nhấn mạnh rằng:
Tất cả phụ nữ mang thai nên tiêm phòng Cúm.
Đặc biệt cần phải tiêm phòng trong mùa cúm, mùa lạnh.
Vắc-xin Cúm là an toàn cho thai kỳ và có thể tiêm bất kỳ lúc nào khi mang thai.
Ở Việt Nam, 2 loại vắc-xin phòng bệnh Cúm có thể tiêm cho phụ nữ đang mang thai đó là:
Vaxigrip (do Pháp sản xuất).
Influvac (do Hà Lan sản xuất).
Trong khi hai loại vắc-xin Ivacflu S (Việt Nam) và GC Flu (Hàn Quốc) chưa được chứng minh là an toàn cho thai phụ.
Đau Bụng Dưới Rốn Có Phải Mang Thai Không?
Chắc hẳn có nhiều người thắc mắc liệu đau bụng dưới rốn có phải có thai không? Câu trả lời của câu hỏi này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Đặc biệt là tính chất cơn đau và kì kinh chót của bạn.
Ở những phụ nữ có thai, đau bụng thường diễn ra âm ỉ, đau nhiều khi đứng quá lâu… Mặt khác, họ thường có cảm giác đau lệch về một bên. Vùng bụng dưới luôn cảm thấy căng tức mặc dù không có nhu cầu tiểu tiện. Bên cạnh đó, đau bụng thường đi kèm với buồn nôn, nôn ói và trễ kinh hơn thường ngày.
Để xác định xem khả năng bạn có thai hay không, các bác sĩ thường sẽ hỏi về ngày cuối cùng bạn ra kinh. Nếu có hiện tượng trễ kinh, họ có thể yêu cầu bạn làm thêm một số xét nghiệm như que thử thai, xét nghiệm máu…
Do đó, nếu cơn đau bụng dưới của bạn diễn ra bất chợt, kinh nguyệt bình thường và không kèm theo các triệu chứng nào khác. Thì khả năng có thai của bạn rất thấp. Rất có thể đợt đau bụng này là do các loại bệnh lý khác gây nên.
Đau bụng sinh lý do thai phát triển1Khi mới bắt đầu mang thai, đa số phụ nữ sẽ có cảm giác đau bụng dưới rốn nhẹ, kéo dài liên tục trong ngày. Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể. Nguyên nhân là do lúc này thai đang bắt đầu làm tổ. Chúng bắt đầu bám vào thành tử cung và phát triển, lấy chất dinh dưỡng từ các mạch máu của người mẹ.
Quá trình này có thể làm cho bạn cảm thấy hơi đau nhẹ vùng bụng dưới. Đôi khi gây ra nôn ói và khó chịu. Bạn không cần quá lo lắng vì quá trình này thường không kéo dài. Chúng thường chỉ xuất hiện trong khoảng 3 – 4 ngày rồi biến mất.
Mặt khác, khi thai đã phát triển gần như hoàn toàn. Lúc này các cử động của thai nhi như đạp,… cũng có thể gây ra khó chịu và đau bụng cho thai phụ. Điều này chứng tỏ thai đang phát triển rất tốt trong bụng mẹ.
Thai phụ thiếu dinh dưỡng2Nếu chế độ ăn hằng ngày không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng. Thai phụ có thể bị đau bụng dưới. Do đó, các bác sĩ thường khuyên phụ nữ có thai nên bổ sung đầy đủ vitamin, chất xơ và các khoáng chất để em bé phát triển tốt nhất. Chất xơ còn giúp hoạt động đại tiện diễn ra thuận lợi, hạn chế tình trạng táo bón ở phụ nữ đang trong thai kì.
Thai ngoài tử cung1Thai ngoài tử cung là một loại bệnh lý hết sức nguy hiểm. Bình thường, thai nhi sẽ phát triển và làm tổ trong buồng tử cung. Tuy nhiên, đôi khi phôi có thể làm tổ ở ngoài buồng tử cung. Khi đó sẽ gây ra bệnh lý thai ngoài tử cung. Loại bệnh lý gây ra đau bụng dữ dội kèm theo chảy máu rất nhiều. Nếu nghi ngờ bản thân đang mắc phải, bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh gây nguy hiểm đến tính mạng.
Đau bụng dưới rốn khi mang thai có thể do hiện tượng sinh lý hoặc bệnh lý. Vì vậy, trước khi điều trị, các bác sĩ thường sẽ cho bạn làm một số loại xét nghiệm. Điển hình như siêu âm tử cung, xét nghiệm máu…
Nếu nghi ngờ bạn đang ở đầu thai kì, thường thì các bác sĩ sẽ không chỉ định điều trị gì thêm. Mặt khác, nếu bạn đang có các bệnh lý đường tiêu hóa, phụ khoa… Các bác sĩ thường sẽ cân nhắc sử dụng thuốc ở liều rất thấp để tránh gây nguy hại đến thai nhi.
Khi đang có thai, bạn nên chủ động khai báo với bác sĩ để tránh làm X quang hoặc CT-scan. Bạn cần lưu ý không nên tự điều trị để tránh những rủi ro nguy hiểm có thể xảy ra trên thai nhi và bản thân người mẹ.
Xây dựng một chế độ ăn đầy đủ và lành mạnh. Bữa ăn nên bổ sung đầy đủ rau củ, trái cây và các khoáng chất cần thiết.
Uống đủ nước. Thường xuyên uống nước sẽ giúp bạn tăng cường sức khỏe, tránh mắc các bệnh nguy hiểm.
Tập thể dục nhẹ, điều độ và nhịp nhàng.
Không làm các công việc nặng có thể ảnh hưởng đến thai kì.
Tóm lại, đau bụng dưới rốn có phải có thai hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Quan trọng nhất là tính chất cơn đau và kì kinh cuối của bạn. Đau bụng dưới ở thai kì có thể do nhiều loại nguyên nhân khác nhau. Nếu cơn đau ngày càng dữ dội, kéo dài đi kèm với ra máu lượng nhiều. Bạn nên đến phòng khám để được tư vấn và điều trị tốt nhất. Nên tránh tự ý điều trị vì có thể gây hại đến thai nhi và bản thân người mẹ.
Tiêm Thủy Đậu Có Sốt Không? Các Phản Ứng Có Thể Gặp Sau Khi Tiêm Vắc
Nguyên nhân gây bệnh1
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm dược gây ra bởi một loại virus thuộc họ Herpesviridae. Loài vi-rút này còn có tên khoa học là Varicella Zoster (VZV).
Bất cứ ai trong chúng ta cũng có khả năng nhiễm loại virus này, đặc biệt là ở trẻ em. Đối với người lớn, tỷ lệ mắc bệnh sẽ thấp hơn. Tuy nhiên, cũng đã ghi nhận nhiều trường hợp biến chứng nặng, thậm chí gây tử vong do thiếu kiến thức phòng ngừa và điều trị bệnh.
Bệnh lây lan chủ yếu do tiếp xúc gần với người bệnh, qua dịch tiết từ mũi/họng có chứa virus gây bệnh. Tiếp xúc qua quần áo hoặc drap trải giường có dính dịch từ những nốt ban ngứa hoặc từ mũi/họng của người bệnh cũng là nguyên nhân mắc bệnh.
Hiện nay, đã có vắc-xin phòng ngừa bệnh thủy đậu. Đây là cách phòng bệnh hữu hiệu nhất đối với căn bệnh truyền nhiễm này. Tuy nhiên, một số tác dụng phụ sau tiêm vắc-xin thủy đậu ở trẻ làm các bậc phụ huynh còn e ngại việc tiêm chủng cho bé.
Triệu chứng1Thông thường, thời gian ủ bệnh sẽ khoảng 2 – 3 tuần sau khi tiếp xúc với người bệnh. Sau đó, bệnh thường khởi phát đột ngột với những triệu chứng sau:
Ban ngứa có thể là dấu hiệu xuất hiện đầu tiên của bệnh. Các triệu chứng như sốt nhẹ, đau đầu và mệt mỏi sẽ thường gặp.
Nổi mụn nước ở vùng đầu mặt, thân mình và tứ chi.
Mụn nước mọc rất nhanh. Thường trong vòng khoảng 12 – 24 giờ là nổi toàn thân. Đường kính mụn nước từ 1 – 3mm. Thường chứa dịch trong. Tuy nhiên, trong trường hợp nặng hay khi nhiễm thêm vi khuẩn, mụn nước sẽ to và có màu đục do chứa mủ.
Trẻ nhỏ mắc bệnh thường kèm sốt nhẹ, biếng ăn. Ở người trưởng thành hay trẻ lớn sẽ kèm nôn ói, sốt cao, đau đầu, đau cơ.
Sau khi khởi phát, bệnh sẽ kéo dài từ 7 – 10 ngày (nếu không có biến chứng). Các nốt mụn nước sẽ khô dần, bong tróc, da nơi nổi mụn nước sẽ thâm lại và sẽ không để lại sẹo. Tuy nhiên, trường hợp bị nhiễm thêm vi khuẩn, những vết mụn nước có thể sẽ để lại sẹo.
Biến chứng1Nếu không được phát hiện sớm và được điều trị kịp thời, bệnh thủy đậu sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
Nhiễm trùng da: Đây là biến chứng nhẹ, không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu để bị nhiễm trùng, các bọng nước sẽ có mủ, lâu lành và để lại sẹo.
Nhiễm khuẩn huyết: đây là biến chứng nguy hiểm. Vi khuẩn sẽ từ những mụn nước di chuyển vào máu gây nhiễm trùng.
Viêm phổi, viêm não, viêm tiểu não: Các biến chứng gây nguy hiểm có thể để lại di chứng lâu dài cho người bệnh. Trường hợp nặng có thể tử vong.
Zona: Sau khi người bệnh đã khỏi bệnh, virus thủy đậu có thể vẫn còn tồn tại dưới dạng ngủ ở các hạch thần kinh. Thời gian tồn tại có thể lên đến 10, 20, hay 30 năm. Khi gặp được điều kiện thuận tiện (như cơ thể đang mắc bệnh, sức đề kháng suy yếu…), virus gây bệnh thuỷ đậu sẽ tái hoạt động trở lại. Đây là một yếu tố gây bệnh zona (dân gian còn gọi là bệnh giời leo).
“Tiêm thủy đậu có sốt không?” là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi nhắc đến vắc-xin thủy đậu.
Thông thường, sau khi tiêm vắc-xin thủy đậu, bạn có thể bị sốt nhẹ. Tuy nhiên, đây là triệu chứng cho thấy sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Tình trạng sốt thường không kéo dài quá lâu và không cần điều trị đặc biệt.2 Tuy nhiên, nếu có dấu hiệu sốt cao, kéo dài sau tiêm thì cần đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị phù hợp.
Hầu hết các tác dụng phụ sau tiêm vắc-xin thủy đậu cũng giống như sau khi tiêm các vắc-xin phòng bệnh khác. Ngoài sốt, các triệu chứng khác có thể bao gồm:3
Đau thoáng qua và đỏ ở vị trí tiêm ngừa.
Phát ban dạng như thủy đậu tại khu vực xung quanh vết tiêm hay toàn thân. Thỉnh thoảng, trong vòng 1 tháng sau tiêm chủng, ban sẩn dạng nhẹ hoặc ban giống thủy đậu có thể xuất hiện.
Lịch tiêm chủng2Trẻ em từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi:
Mũi 1: Mũi tiêm đầu tiên (0.5ml).
Mũi 2: Cách mũi tiêm đầu tiên ít nhất 3 tháng (0.5ml) hoặc khi trẻ từ 4 đến 6 tuổi.
Trẻ em trên 13 tuổi (chưa từng mắc thủy đậu lần nào):
Mũi 1: Mũi tiêm đầu tiên (0.5ml).
Mũi 2: Cách mũi tiêm đầu tiên khoảng từ 4 – 8 tuần (0.5ml).
Những lưu ý khi tiêm vắc-xinNên hoãn tiêm vắc-xin phòng thủy đậu trong những trường hợp sau:
Trẻ đang sốt hoặc đang mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính.
Trẻ mắc các bệnh mạn tính đang tiến triển (như lao phổi, viêm thận).
Trẻ đã tiêm phòng những vắc-xin sống khác như vắc-xin phòng sởi – quai bị – rubella, vắc-xin BCG,… trong vòng 1 tháng trước đó.
Phụ Nữ Mang Thai Có Nên Ăn Óc Heo Không?
Như đã nói, óc heo chứa rất nhiều dinh dưỡng có lợi cho sự phát triển của mẹ và bé nên mẹ hoàn toàn có thể ăn óc heo được. Tuy nhiên nếu nắm kỹ càng hơn về những mặt lợi và mặt hại của món ăn này thì mẹ sẽ có cách ăn phù hợp và hiệu quả hơn.
Óc heo chữa đau đầu, chóng mặt
Đông Y cho rằng óc heo có vị ngọt, tính hàn nên có thể tận dụng để chữa bệnh đau đầu hiệu quả. Trong quá trình mang thai, mẹ bầu thường gặp các vấn đề về rối loạn tiền đình, đau nhức đầu óc. Việc bổ sung óc heo vào thực đơn sẽ giúp mẹ cải thiện tình trạng, chức năng tuần hoàn máu não, tăng cường bơm máu lên não giúp giảm nhức đầu.
Óc heo giúp cải thiện trí nhớ
Tiêu thụ một lượng óc heo ở mức vừa phải giúp mẹ bầu tránh khỏi nguy cơ suy nhược thần kinh – nguyên nhân chính của căn bệnh đau nửa đầu gây khó chịu. Các thành phần dinh dưỡng trong óc heo còn giúp cải thiện trí nhớ, giảm tình trạng hay quên trong suốt thai kỳ.
Óc heo cải thiện tuần hoàn máu, trí nhớ
Óc heo điều trị thiểu năng tuần hoàn máu, rối loạn tình đình
Tuần hoàn máu não sẽ hoạt động tốt hơn khi bạn ăn óc heo. Từ đây, các bệnh đau nửa đầu hay chóng mặt mẹ thường gặp trong thai kỳ sẽ được kiểm soát và giảm đáng kể. Mẹ có thể kết hợp óc heo và ngải cứu sẽ tăng hiệu quả điều trị rối loạn tuần hoàn máu nhiều hơn.
Trong 100g óc heo có chứa 123 kcal cùng nhiều chất dinh dưỡng có lợi:
9g đạm
9g protid
9,5g lipid
2,195mg cholesterol
0,4g glucid
1,6g sắt
311mg photpho
400mg tinh bột
Óc heo là thực phẩm giúp nuôi dưỡng tốt thai nhi. Thành phần dinh dưỡng trong óc heo là DHA, omega 3 và chất béo tốt là nguồn dưỡng chất cực dồi dào cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.
DHA là chất có thể làm giảm lượng triglycerid trong máu, ngăn loạn nhịp tim, cải thiện lưu thông máu và giúp tim mạch hoạt động tốt hơn. Omega 3 cần thiết cho sự phát triển não bộ, cải thiện sức khỏe mắt, giúp trị bệnh tăng động giảm trí nhớ.
Óc heo chưng ngải cứu
Nguyên liệu cần cho món ăn này là ngải cứu, óc heo và lá gừng. Khi sơ chế óc heo bạn lưu ý dùng muỗi và cây tăm để làm sạch và loại bỏ hết các mạch máu trên óc. Chỉ cần tẩm ướp gia vị và đưa óc heo lên chưng khoảng 30 phút là đã có ngay món óc heo ngải cứu với mùi ngải cứu hăng hăng, óc heo ngọt và mềm tốt cho sức khỏe.
Súp cua óc heo
Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu dễ tìm như xương heo, óc heo, trứng gà, cà rốt, nấm đông cô,… để thực hiện món ăn bổ dưỡng này. Món súp cua óc heo có màu cực đẹp mắt của cà rốt, nước óc, thịt cua. Súp rất ngọt nước, óc mềm thơm. Bạn có thể dùng món ăn lúc còn nóng, thêm một chút nước tương hoặc sa tế sẽ càng ngon hơn đó.
Cháo óc heo ăn dặm
Để nấu cháo óc heo, bạn chỉ cần gạo tẻ cùng những gia vị đơn giản. Kết cấu cháo sau khi nấu xong sẽ rất mềm, tơi xốp có vị ngọt của óc heo. Óc heo mềm và dễ ăn. Mùi thơm đặc trưng của hành lá giúp cân bằng vị béo của óc và giúp bé dễ ăn hơn.
Óc heo chưng bí đỏ
Bí đỏ chứa nhiều axit glutamine tốt cho não bộ, tăng cường sức sống thai nhi. Trong bí đỏ cũng có beta carotene giúp thị lực của bé phát triển. Thêm thành phần óc heo gấp đôi lượng dưỡng chất cho cơ thể và bộ não của bé, tăng thị lực và trí nhớ hiệu quả. Bí đỏ và óc heo đều rất nhừ, vị ngọt tự nhiên kích thích vị giác bé yêu.
Óc heo là nơi dễ nhiễm bẩn cũng như vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây bệnh. Để đảm bảo an toàn cho bé, bạn cần tìm mua óc ở những nơi uy tín, đảm bảo chất lượng. Óc heo phải còn tươi, không có vết nứt, lấy tay sờ vào sẽ thấy óc đàn hồi, không bị quá mềm hay úng nước. Khi mua về bạn cần sơ chế cẩn thận và kỹ càng để óc không bị tanh và khiến trẻ khó ăn.
Advertisement
Bác sĩ Ngô Thị Phi Yến (Trung tâm Dinh dưỡng) cho biết bạn không được lạm dụng óc heo vì có thể gây tác dụng ngược, ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé nếu ăn quá thường xuyên. Món ăn này không chứa vitamin nhưng lại chứa lượng lớn cholesterol nên nếu ăn quá nhiều cũng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe 2 mẹ con.
Mẹ chỉ nên ăn óc heo tối thiểu 1 lần mỗi tuần, mỗi lần 30-50g nếu có những triệu chứng về đau nửa đầu, rối loạn chức năng tuần hoàn máu não,… Mẹ bầu có tiền sử bệnh tim mạch, huyết áp hoặc bị cảm thì tốt nhất nên hạn chế ăn món này.
13 Điều Kiêng Kỵ Khi Mang Thai Các Mẹ Cần Lưu Ý
Chăm sóc sắc đẹp là điều không thể thiếu ở phụ nữ, tuy nhiên việc làm đẹp trong thời kỳ mang thai cần lưu ý những nguyên tắc nhất định để đảm bảo sức khỏe cho thai nhi. Các mẹ bầu cần tránh tiếp xúc với hóa chất và mỹ phẩm chẳng hạn như:
Thuốc nhuộm tóc hay các loại thuốc làm tóc khác có thể chứa một số chất hóa học rất gây hư thai.[1] [2]
Hạn chế sử dụng sơn móng tay vì dibutyl phathalate chứa trong sơn móng tay sẽ gây tổn thương cơ quan sinh dục của trẻ sơ sinh, đặc biệt là bé trai.[3]
Son môi chứa chì gây độc hại cho cơ thể mẹ bầu và thai nhi.
Sức khỏe thai nhi vẫn là ưu tiên hàng đầu so với nhu cầu làm đẹp
Sức khỏe thai nhi vẫn là ưu tiên hàng đầu so với nhu cầu làm đẹp
Mẹ bầu thường xuyên thức khuya có thể khiến bé có xu hướng ngủ đêm ít hơn và khó tính hơn vì đồng hồ sinh học của bé đã được thiết lập từ khi còn là bào thai. Hãy dành thời gian nghỉ ngơi đủ giấc và đúng giờ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày và có thêm 1 tiếng nghỉ trưa.
Mẹ bầu nên tham khảo ý kiến từ chuyên gia nếu bị mất ngủ thường xuyên
Các nghiên cứu cho thấy tâm trạng của phụ nữ mang thai thường xuyên căng thẳng và cáu gắt có thể ảnh hưởng rất lớn đến tính cách và tâm trạng của thai nhi.[4] [5]
Để cải thiện tâm trạng, mẹ bầu nên dành thời gian đi bộ hay tập yoga theo đúng hướng dẫn của chuyên gia sức khỏe và phù hợp với các giai đoạn của thai kỳ. Bên cạnh đó thì các cách massage giúp cho bà bầu giảm căng thẳng mệt mỏi cũng có tác động tốt đến tâm trạng.
Do sự thay đổi hormon đã tác động đến tâm sinh lý của chị em phụ nữ khi mang thai
Rượu và thuốc lá là hai “gương mặt” được đưa vào danh sách “đen” đối với mẹ bầu. Nguyên nhân vì rượu sẽ làm ảnh hưởng lớn đến mẹ cũng như sự phát triển thần kinh, vận động, giấc ngủ, khả năng tập trung của thai nhi.
Một nghiên cứu khoa học đã chứng minh các tác hại mà rượu gây ra cho phụ nữ mang thai vô cùng lớn, bao gồm:[6]
Sinh non.
Rối loạn phổ rượu thai nhi.
Tổn thương não.
Gây tổn thương và dị tật ở thai nhi đang phát triển.
Sẩy thai.
Thai chết lưu.
Rượu, bia là các chất cấm kỵ dành cho phụ nữ có thai
Cà phê hay những thức uống chứa cafein sẽ làm tăng huyết áp, nhịp tim tác động qua nhau thai và ảnh hưởng đến thai nhi. Ở các bé không có các enzym cần thiết để chuyển hóa caffeine. Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc sử dụng 200mg caffeine trở lên mỗi ngày có nguy cơ sảy thai cao gấp đôi so với người không dùng đến bất kỳ caffeine nào.[7] [8]
Trà, cà phê, socola có thể chứa cafein và ảnh hướng xấu đến mẹ bầu
Hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc có thể gây hại cho sức khỏe nhất là phụ nữ đang mang thai. Thuốc lá chứa 4000 hóa chất độc hại và một số chất gây ung thư không chỉ ở người hút mà còn dẫn tới những nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi chẳng hạn như:
Sẩy thai.
Sinh non.
Ảnh hưởng cân nặng của thai nhi.
Các vấn đề về thần kinh, tư duy, tập trung học tập hoặc vận động khi bé được sinh ra.
Gia tăng nguy cơ gây tử vong đột ngột cho trẻ sơ sinh.
Khói thuốc lá, kẻ hủy diệt sức khỏe thầm lặng
Phụ nữ mang thai có những cột mốc quan trọng và ứng với các cột mốc đó là những lưu ý giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Trong 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ bầu có nước ối nhiều nên tư thế nằm nghiêng là phù hợp nhất giúp mẹ bầu thoải mái hơn, tránh gây áp lực lên bào thai và có thể kết hợp kê chân lên gối nếu cảm thấy phần chân nặng nề.
Trong 3 tháng cuối thai kỳ, nằm nghiêng bên trái sẽ giảm bớt áp lực cho các động mạch và vùng xương chậu vì lúc này tử cung thường xoay về phía bên phải. Điều này, đồng thời làm tăng quá trình lưu thông máu, cung cấp dưỡng chất cho thai nhi.
Mẹ bầu hay nằm sấp hoặc ôm gối ngủ sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và thai nhi
Chế độ ăn không đủ chất hoặc ăn uống thất thường của thai phụ sẽ ảnh hưởng đến sở thích ăn uống của bé, khiến mẹ đau dạ dày và bé thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết.
Mẹ bầu cần cố gắng ăn đủ bữa, đúng giờ, sinh hoạt điều độ và kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phòng và điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Việc ăn uống không đúng bữa sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi
Phụ nữ mang thai cần được nghỉ ngơi nhưng điều đó không có nghĩa là thai phụ không vận động chỉ nằm hay ngồi một chỗ. Ít vận động có thể khiến em bé cũng sẽ lười biếng, kém phát triển trí não vì suy nghĩ đầu óc hay vận động chân tay của mẹ bầu như sợi dây vô hình kết nối với thai nhi.
Việc vận động nhẹ nhàng cũng góp phần giúp mẹ bầu tránh nguy cơ tiểu đường tiền thai kỳ và quá trình giữ dáng nhưng bé vẫn phát triển cũng dễ hơn.
Mẹ bầu có thể nghe nhạc, làm việc, vận động nhẹ nhàng để thúc đẩy sự phát triển trí tuệ của thai nhi
Cơ thể mẹ bầu có thể bị mất nước và ngất xỉu khi sử dụng phòng xông hơi, bể sục, bồn tắm nước nóng do cơ chế đổ mồ hôi khi nhiệt độ tăng lên.
Điều này cũng khiến máu chảy đến các cơ quan nội tạng và não sẽ ít hơn và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, nhất là thời điểm 12 tuần đầu mang thai, mẹ bầu phải hết sức lưu ý.
Phụ nữ có thai nên tắm nước ấm với nhiệt độ vừa phải thay vì phòng xông hơi
Toxoplasmosis là một bệnh nhiễm trùng có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng trong thai kỳ do loại ký sinh trùng có tên Toxoplasma gondii ( T. gondii ) gây ra. Loài ký sinh trùng thường được tìm thấy trong phân mèo hoặc đất nhiễm phân mèo chứa bệnh.
Mẹ bầu nhiễm toxoplasmosis trong giai đoạn đầu của thai kỳ có nguy cơ sảy thai, thai chết lưu hoặc gây mù và tổn thương não ở thai nhi.Các triệu chứng của bệnh toxoplasmosis khá giống cảm cúm nhẹ: cơ thể nóng, đau họng và đau nhức các cơ,…
Advertisement
Phụ nữ mang thai thường không được tầm soát bệnh toxoplasmosis định kỳ nên bạn cần cách ly mèo, con vật có thể gây nhiễm bệnh toxoplasmosis
Khi mang thai mẹ bầu có thể siêu âm để kiểm khám thai định kỳ tuy nhiên việc chụp X – quang sẽ cần nên tránh thực hiện. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy các tác hại tiềm tàng bức xạ X như:
Sẩy thai (sẩy thai, thai chết lưu).
Dị dạng.
Ảnh hưởng đến sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi (Rối loạn tăng trưởng).
Gây ra những bất thường và nguy cơ gây ung thư. [9] [10]
Bức xạ tia X có thể gây tăng nguy cơ bị dị tật bẩm sinh và ảnh hưởng về phát triển thể chất lẫn tinh thần
Dinh dưỡng trong thai kỳ vô cùng quan trọng, những thực phẩm nên tránh để đảm bảo sức khỏe thai nhi bao gồm:
Thịt sống và động vật có vỏ: Thịt sống và hải sản chưa nấu chín bao gồm hàu, sushi trai và trai có thể bị nhiễm toxoplasmosis hoặc salmonella.
Thịt nguội: Thịt nguội có thể bị nhiễm vi khuẩn listeria lây nhiễm sang thai nhi đang phát triển gây nhiễm độc máu và đe dọa tính mạng.
Cá có hàm lượng thủy ngân cao: Các loại cá chẳng hạn như cá thu, cá kiếm và cá ngói, cá ngừ đại mà bạn nên cân nhắc hạn chế trong thực đơn hàng ngày.
Hải sản hun khói: Hải sản hun khói hoặc nướng có thể bị nhiễm vi khuẩn listeria ẩn chứa mầm bệnh nguy hiểm.
Trứng sống: Trứng sống có thể gây nguy cơ nhiễm khuẩn salmonella.
Phô mai mềm: Một số loại phô mai mềm nhập khẩu có thể có vi khuẩn listeria mà bạn nên hạn chế sử dụng trong thời kỳ mang thai.
Sữa chưa qua giai đoạn tiệt trùng: Những sản phẩm này có thể chứa vi khuẩn listeria gây hại cho sức khỏe mẹ bầu.
Một vài thực phẩm có thể ảnh sức khỏe thai nhi mà mẹ bầu nên tránh
Mang thai mấy tuần thì biết trai hay gái?
Thai bao nhiêu tuần được xem là đủ tháng để sinh?
Thuốc điều trị buồn nôn ở phụ nữ mang thai.
Vì sao bà bầu cần vitamin D? Bổ sung vitamin D cho bà bầu đúng cách.
Lịch siêu âm và khám thai định kỳ cho bà bầu.
Bà bầu mang thai bao nhiêu tuần thì có thể uống nước dừa?
Cách sử dụng que thử thai cho kết quả chính xác nhất
Nguồn: healthline, pregnancybirthbaby
Nguồn tham khảo
Safety of dermatologic medications in pregnancy and lactation: Part I. Pregnancy
Safety of dermatologic drugs used in pregnant patients with psoriasis and other inflammatory skin diseases
Dibutyl phthalate: maternal effects versus fetotoxicity
Prenatal stress and its effects on the fetus and the child: possible underlying biological mechanisms
Prenatal anger effects on the fetus and neonate
Alcohol’s Impact on the Fetus
Caffeine During Pregnancy
Radiation Effects On The Fetus
Radiation Risk of Medical Imaging During Pregnancy
Radiation Risk of Medical Imaging During Pregnancy
8 Điều Cần Lưu Ý Ngay Cả Khi Bạn Đang Ở Một Đất Nước An Toàn Như Nhật Bản
1. Nạn trộm ô để bên ngoài cửa hàng tiện lợi rất phổ biến
Ô là một trong những món đồ dễ bị ăn cắp ở Nhật. Một lí do là vì ô ở đây khá rẻ, bạn có thể mua với giá khoảng 300 ~ 500 yên. Cũng vì rẻ và có sẵn ở mọi nơi (và cũng bởi chất lượng những chiếc ô này không quá cao) nên người ta không cảm thấy có tội khi “nẫng” chiếc ô của người khác.
Một lí do khác nữa là ô bán ở cửa hàng tiện lợi đều khá giống nhau nên nhiều khi bạn không thể nhận ra đâu là ô của mình giữa một loạt ô được đặt trước cửa hàng hay tòa nhà. Chính điều này khuyến khích nạn trộm cắp ô vì khi bị phát hiện, họ chỉ cần nói vô ý cầm nhầm ô của người khác là xong.
Đặc biệt, cửa hàng tiện lợi ở Nhật là nơi phổ biến của nạn trộm ô. Người ta nói rằng người lấy trộm ô có những động cơ rất dễ hiểu như họ bất ngờ gặp cơn mưa rào và ô của họ bị hỏng; hoặc là họ vô ý lấy nhầm ô; thậm chí có nhiều người có những lí do bất chính hơn.
Khi ở Nhật, sử dụng các biện pháp phòng tránh việc bị trộm ô là điều rất quan trọng. Một mẹo nhỏ cho bạn là hãy sử dụng những chiếc ô có thể gập gọn và luôn mang theo mình. Nếu bạn buộc phải sử dụng chiếc ô theo kiểu cổ điển thì một cách khôn ngoan là đánh dấu chiếc ô theo các riêng của mình như dán nhãn, dùng bút đánh dấu hoặc thậm chí là buộc vài chiếc dây quanh cán ô. Mọi người có xu hướng lấy trộm chiếc ô không có dấu hiệu đặc biệt thay vì những chiếc ô được đánh dấu riêng.
2. Đừng cho tiền các “nhà sư giả”Nếu bạn ở Shinjuku, Asakusa, Akihabara, Ginza hay một vài quận nổi tiếng khác ở Tokyo, bạn có thể sẽ bắt gặp hình ảnh “nhà sư giả” (tiếng Nhật gọi là “nise-soryo”), là những kẻ đóng giả nhà sư và đi xin tiền du khách. Nhiều người nói rằng họ quyên tiền để xây chùa, còn nhiều người khác thì bán rong những tràng hạt cầu nguyện và bùa bùa hộ mệnh giả. Nhiều du khách nước ngoài cho rằng đây là một phần trong văn hóa Nhật Bản và họ thường cho tiền những người sư giả này.
Khi nhìn vào mục đích và ý đồ của họ, bạn sẽ dễ dàng nhận diện những sư giả giữa đám đông trên phố. Bạn không nên đến gần những người mà bạn cảm thấy nghi ngờ.
3. Cẩn thận hơn khi qua đường ở nơi không có đèn giao thôngTheo nghiên cứu năm 2023 của Hiệp hội ô tô Nhật Bản ở 94 điểm giao nhau trên toàn nước Nhật, tỉ lệ ô tô không dừng xe khi có người đi bộ chờ qua đường ở nơi không có đèn giao thông là 92,4%. Tỉ lệ này đặc biệt nổi bật ở những thành phố lớn như Tokyo và Osaka. Không chỉ những lái xe cá nhân mà rất nhiều lái xe taxi và xe buýt cũng đi ngay qua giao lộ không có đèn giao thông để có thể đến đích nhanh chóng.
Mặc dù người đi bộ được coi là ưu tiên ở Nhật Bản, nhưng theo quy định của pháp luật thì ô tô không có nghĩa vụ phải dừng xe; bởi lẽ luật giao thông quy định đơn giản rằng “ô tô phải đi với tốc độ có thể dừng được”. Vì vậy, việc người lái xe có dừng xe nhường đường cho người đi bộ qua đường trước mũi xe của họ hay không hoàn toàn phụ thuộc vào sự suy xét chủ quan của họ.
Trong mọi trường hợp, bạn nên hết sức cẩn thận khi qua đường ở nơi không có đèn giao thông. Có nhiều ô tô dừng xe và nhường đường cho bạn, nhưng điều này cũng không phải là một sự đảm bảo.
4. Cẩn thận với các chiêu trò lôi kéo, dụ dỗ khách du lịchNgày càng có nhiều du khách nước ngoài trở thành nạn nhân của các vụ chèo kéo tại Nhật Bản, đặc biệt là ở khu mua sắm hoặc khu giải trí đông người. Kế sách chung của những người lôi kéo là thu hút du khách với những lời hứa về các chương trình ưu đãi và giảm giá đặc biệt, sau đó tính giá cắt cổ khi thanh toán. Các khu giải trí bận rộn có nhiều người chèo kéo đến mức bạn cảm thấy phiền phức vì cứ liên tục phải từ chối họ khi đi ngang qua. Nếu ở Tokyo, bạn nên cẩn thận ở các khu Shinjuku, Ikebukuro, và Roppongi; hoặc ở những khu như Namba, Shinsaibashi và Umeda nếu bạn ở Osaka.
Việc chèo kéo khách là hoàn toàn phi pháp ở Nhật Bản theo luật điều chỉnh kinh doanh giải trí dành cho người lớn; thậm chí nhiều chính quyền thành phố đã đề ra các biện pháp chống chèo kéo khách bổ sung trong quy định của thành phố. Mặc dù các quy định ngày càng được tăng cường mỗi năm nhưng những hoạt động chào mời vẫn tràn lan ở Nhật Bản.
5. Đừng hút thuốc khi đi bộ trên đườngQuy định hút thuốc ở Nhật ngày càng nghiêm khắc qua mỗi năm, đặc biệt là khi hút thuốc ngoài đường. Gần đây, hút thuốc lá khi đi bộ bên ngoài được xem là hành vi vi phạm bị phạt trên toàn nước Nhật và bạn có thể bị phạt khi hút thuốc bên ngoài khu vực được phép hút thuốc ở một số địa phương. Mức phạt phụ thuộc vào từng địa phương và dao động trong khoảng từ 2.000 yên (Chiyoda, Tokyo) đến 20.000 yên (Maebashi, Gunma).
Bạn cần lưu ý rằng luật cấm hút thuốc dự kiến sẽ nghiêm khắc hơn ở Tokyo khi thành phố này chuẩn bị đăng cai Thế vận hội mùa hè 2023. Vào tháng Sáu năm 2023, Tokyo đã ban hành qui định Phòng tránh hút thuốc thụ động và vào thời điểm Thế vận hội bắt đầu. Việc hút thuốc trong nhà sẽ bị cấm tại tất cả các cơ quan y tế, phương tiện giao thông công cộng (bao gồm cả taxi và xe buýt) và các quán ăn. Người vi phạm quy định này hoặc các cơ sở cố ý cho phép khách hàng hút thuốc có thể bị phạt lên đến 50.000 yên.
6. Nạn móc túi ở nơi đông người hoặc trên tàu điệnMặc dù đang hướng đến mục tiêu hạn chế sử dụng tiền mặt trong tiến trình chuẩn bị cho Thế vận hội mùa hè Tokyo 2023 và Expo 2025 ở Osaka, Nhật Bản vẫn là một xã hội “chuộng tiền mặt”. Vì vậy, bạn vẫn nên có chút tiền mặt trong túi. Tuy nhiên, cho dù tiền mặt rất quan trọng nhưng bạn chỉ nên mang theo một lượng giới hạn khi ra ngoài để tránh bị móc túi hay trộm cắp.
7. 3.000 vụ trộm xe mỗi năm ở Nhật BảnMỗi năm, Nhật Bản có khoảng 3.000 vụ mất xe được trình báo. Tuy con số này không phải là lớn so với các quốc gia khác nhưng bạn vẫn nên cẩn thận và có những cách đề phòng để không mất những đồ dùng giá trị cất trong xe. Bạn nhớ phải luôn khóa xe và cất kĩ đồ dùng tránh xa tầm nhìn từ bên ngoài.
Điều quan trọng là phải đảm bảo loại khóa bạn sử dụng chắc chắn và khó phá. Mặc dù khóa xe vào vật cố định là một trong những biện pháp chống trộm tốt nhưng bạn cũng cần lưu ý rằng có một số nơi ở Nhật Bản không cho phép để xe. Vì vậy, bạn cần phải chắc chắn về quy định ở khu vực để xe trước khi khóa xe ở đó.
Đăng bởi: Hoàng Duyên
Từ khoá: 8 Điều cần lưu ý ngay cả khi bạn đang ở một đất nước an toàn như Nhật Bản
Cập nhật thông tin chi tiết về Tiêm Phòng Khi Đang Mang Thai Có An Toàn Không? trên website Wchx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!