Bạn đang xem bài viết Y Học Thường Thức: Bệnh Máu Khó Đông (Hemophilia) được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Wchx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Máu khó đông, hemophilia hay một số tài liệu còn gọi với cái tên là bệnh ưa chảy máu, là một tình trạng rối loạn đông máu do thiếu hụt các yếu tố đông máu trong cơ thể. Tìm hiểu rõ hơn về bệnh thông qua bài viết bên dưới.
Khi bị tổn thương, mạch máu sẽ bị lộ ra lớp collagen và giải phóng một số chất giúp kích hoạt quá trình đông máu. Kế tiếp, một loạt các quá trình sẽ xảy ra để đảm bảo cơ thể không mất quá nhiều máu:
Các mạch máu tại chỗ và lân cận sẽ co lại, giảm tốc độ dòng chảy của máu, giảm thiểu mất máu và tạo điều kiện cho các tiểu cầu bám vào vị trí tổn thương.
Các tiểu cầu bình thường lưu thông tự do trong máu sẽ dần bám vào vị trí trên, biến đổi hình dạng và liên kết với nhau hình thành các nút chặn tiểu cầu. Bệnh lý gây giảm chức năng tiểu cầu hay giảm số lượng tiểu cầu đều có thể gây chảy máu.
Các yếu tố đông máu, những protein vốn lưu hành liên tục trong máu ở trạng thái ngủ yên, không hoạt động sẽ bắt đầu được kích hoạt theo kiểu dòng thác (tức là kiểu phản ứng dây chuyền, ví dụ yếu tố mô (III) sẽ kích hoạt yếu tố VII, phức hợp yếu tố VII sẽ lại kích hoạt yếu tố X…). Kết quả hoạt động của các yếu tố đông máu là hình thành cục máu đông, yếu tố tiên quyết ngăn chặn sự chảy máu.
Sự tham gia của các chất tiêu sợi huyết làm ly giải cục máu đông và đưa cơ thể trở về hoạt động sinh lý bình thường.
Đây là bệnh lý di truyền. Đột biến gen sẽ làm cơ thể giảm hoặc ngưng tổng hợp yếu tố đông máu, gây ra sự thiếu hụt nghiêm trọng yếu tố đông máu trong cơ thể.
Hemophilia A (Thường găp nhất): Chiếm 75 – 80%, là đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể giới tính X. Đây là thiếu hụt yếu tố đông máu số VIII.
Hemophilia B: Chiếm từ 15 đến 20%, đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể giới tính X, gây thiếu hụt yếu tố đông máu số IX.
Hemophilia C (Hiếm gặp): Đột biến gen trên nhiễm sắc thể thường, gây thiếu hụt yếu tố đông máu số XI.
Bệnh máu khó đông được phân mức độ dựa vào nồng độ nền của yếu tố đông máu bị ảnh hưởng trong cơ thể:
Nhẹ: Nồng độ yếu tố đông máu từ 5% đến 40%.
Trung bình: Nồng độ yếu tố đông máu từ 1% đến 10%.
Nặng: Nồng độ yếu tố đông máu < 1%.
Như tên gọi, bệnh biểu hiện triệu chứng là chảy máu khó cầm, có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào, thường xuất hiện sau va chạm. Đối với hemophilia nặng, sự chảy máu có thể tự phát hoặc chỉ cần một va chạm nhẹ.
Khớp: Là vị trí điển hình và thường gặp nhất. Các vị trí khớp chịu lực nhiều nhất như khớp khuỷu, khớp gối… biểu hiệu sưng, đau và hoạt động của khớp đó bị giới hạn. Vị trí khớp nếu đã bị xuất huyết thì khả năng tái diễn cùng chỗ là rất cao.
Cơ: Biểu hiện là sưng đau các cơ. Nếu để tình trạng chảy máu ở cơ tiếp diễn không xử trí kịp thời có thể dẫn đến chèn ép và hoại tử chi.
Da, niêm: Dễ bầm da, dễ xuất hiện các bướu máu.
Nội tạng: Tiêu phân đen, tiêu máu, tiểu máu, rong kinh…
Não: Xuất huyết não biểu hiện từ đau đầu, nôn ói và nặng có thể yếu liệt và hôn mê. tuy tương đối hiếm gặp nhưng đây là một tình trạng nguy hiểm.
Đối tượng mắc bệnh đại đa số là nam, rất hiếm nữ. Đặc biệt, tỉ lệ mắc cao trên những nam giới có người trong họ ngoại mắc máu khó đông (ví dụ như ông ngoại, cậu).
Tất cả bệnh nhân máu khó đông nếu có bất kỳ dấu hiệu chảy máu nào đều cần đến bệnh viện.
Các thao tác xử lý tại nhà theo khuyến cáo bao gồm:
Cho bệnh nhân nghỉ ngơi tại chỗ, ngưng vận động.
Chườm đá vị trí sưng đau khớp, có thể giảm đau và giảm sưng.
Băng ép vị trí sưng đau.
Kê cao chi.
Cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện có chuyên khoa Huyết học để giải quyết dứt điểm tình trạng chảy máu.
Là một bệnh lý thiếu hụt yếu tố đông máu, nguyên tắc của điều trị đơn giản là bổ sung yếu tố đông máu thiếu hụt cho bệnh nhân. Các chế phẩm được sử dụng thường có:
Kết tủa lạnh: Là một chế phẩm được ứng dụng rất nhiều, bổ sung yếu tố VIII trong hemophilia A.
Huyết tương tươi đông lạnh: Chế phẩm có thể bồi hoàn nhiều yếu tố đông máu khác nhau cho cơ thể, nên có thể dùng trong nhiều loại hemophilia.
Yếu tố aVIII, yếu tố IX cô đặc: Chế phẩm mới, hiệu quả cao và giá thành đắt.
Bệnh nhân cần tránh các hoạt động va chạm.
Bệnh nhân nên được thăm khám, theo dõi và quản lý cố định ở cơ sở y tế. Luôn đảm bảo có phiếu theo dõi và thẻ bệnh hemophilia để tiết kiệm thời gian cũng như chi phí điều trị.
Nên kiểm tra sức khỏe răng miệng định kì mỗi 3 – 6 tháng.
Cần tham vấn chuyên khoa cơ xương khớp hoặc phục hồi chức năng trong các trường hợp bị xuất huyết khớp tái diễn.
Khi trong gia đình có người được chẩn đoán là máu khó, tham vấn di truyền là rất cần thiết để nhận diện và phòng ngừa bệnh.
Báo Động: Thực Trạng Đông Y “Bẩn” Kết Hợp “Thần Y” Dởm Làm Vấy Bẩn Hai Chữ Đông Y
2023-11-28 14:45:51
1. Bát nháo “ma trận” thuốc Đông y trên mạng xã hội.
Tuy nhiên, địa chỉ của những vị “lương y gia truyền” này thường không có mà chỉ có số điện thoại liên hệ mua thuốc mà không cần thăm khám.
2. Mua “niềm tin” của khách hàng bằng danh tiếng của KOLs.
Nữ nghệ sĩ sử dụng tờ bệnh án giả, nói theo kịch bản đã được dàn dựng sẵn để PR sản phẩm tiêu tan u xơ, u nang một cách bất chấp
Mỗi tháng, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung Ương có khoảng 20 bệnh nhân nhập viện trong tình trạng suy thận, suy gan, men gan tăng cao, vàng da, vàng mắt, thậm chí có trường hợp suýt ngừng tim vì sử dụng thuốc Đông y không rõ nguồn gốc.
Một số cơ sở thuốc Đông y đã trộn tân dược vào để cho tác dụng nhanh hơn bất chấp nguy hiểm cho bệnh nhân. Chẳng hạn, “xương khớp gia truyền” hay được trộn thêm corticoid vào. Corticoid là nhóm hoạt chất chống viêm, giảm đau rất tốt, nên khi dùng sản phẩm trộn chất này ban đầu bệnh nhân sẽ giảm viêm, đau rất nhanh nên nghĩ sản phẩm có hiệu quả do đó phấn khởi mua thêm.
Tuy nhiên, việc sử dụng sản phẩm trộn corticoid trong thời gian dài có thể gây suy tuyến thượng thận, tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm loét dạ dày tá tràng….làm cho bệnh nhân ngày càng suy kiệt.
Phenformin, một chất đã bị cấm, được trộn vào các sản phẩm gắn mác Đông y trị tiểu đường cũng là một vấn đề đáng báo động trong thời gian gần đây vì dùng lâu dài các sản phẩm Đông y trộn chất này gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khoẻ người dùng, thậm chí đã có vài trường hợp tử vong.
Thuốc Đông Y hiệu quả đối với các bệnh, đặc biệt là các bệnh mạn tính
Thuốc Đông y được biết đến từ ngàn năm như là một liệu pháp tự nhiên, an toàn, phù hợp với cơ địa của người Việt và hiệu quả đối với nhiều căn bệnh, đặc biệt là các bệnh mạn tính lâu năm.
Tuy nhiên không phải cứ sản phẩm Đông y là đảm bảo chất lượng, khi mà thị trường tràn lan các sản phẩm tác dụng không rõ rệt, sản xuất ra chỉ với mục đích kiếm tiền chứ không phải chữa bệnh, các sản phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc.
Người dân chỉ nên tin tưởng, lựa chọn những sản phẩm đã có thương hiệu, uy tín, có nguồn gốc từ những công ty, phòng khám uy tín sản xuất, bào chế để có được hiệu quả thực sự.
DS. Hoàng Giang
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Chảy Máu Chân Răng Là Bệnh Gì? 7 Nguyên Nhân Gây Chảy Máu Chân Răng
Chảy máu chân răng là gì?
Viêm lợi là hiện tượng lợi bị kích ứng, đỏ và sưng lên. Nguyên nhân chính gây chảy máu chân răng khi mắc viêm lợi là do sự tích tụ các mảng bám ở đường viền nướu.
Hiện tượng chảy máu sẽ nghiêm trọng hơn nếu các mảng bám không được loại bỏ và tạo cao răng. Trong một vài trường hợp, nha sĩ có thể khuyến cáo sử dụng nước muối sinh lý hay nước súc miệng kháng khuẩn thiết kế cho điều trị viêm nướu.
Viêm nướu gây sưng tấy và chảy máu chân răng
Viêm lợi không được điều trị gây tổn thương mô và xương nâng đỡ răng, dẫn tới viêm nha chu. Triệu chứng chảy máu sẽ nghiêm trọng hơn, tình trạng tụt nướu và lộ chân răng có thể xảy ra. [1]
Viêm nha chu không điều trị gây chảy máu chân răng nghiêm trọng
Bệnh bạch cầu là một trong những nguyên nhân gây ra chảy máu chân răng. Số lượng bạch cầu giảm do các yếu tố như nhiễm virus, ung thư tủy xương, mắc các bệnh truyền nhiễm (HIV, lao), thiếu vitamin B12, vitamin B9,…
Giảm bạch cầu không có triệu chứng cụ thể nhưng sức đề khác của cơ thể giảm, rất dễ bị lây nhiễm các bệnh phổ thông khác. Lượng bạch cầu trong máu sụt giảm ảnh hưởng đến chức năng cầm máu ở bất kì cơ quan nào của cơ thể trong đó có nướu. [2]
Chảy máu chân răng là một triệu chứng của bệnh bạch cầu
Tiểu cầu có vai trò chính trong đông máu và cầm máu. Giảm tiểu cầu do cơ thể nhiễm virus (quai bị, viêm gan B, viêm gan C, HIV), một số bệnh lý ác tính như ung thư máu, ung thư lách…, do thuốc hay do mang thai. Giảm tiểu cầu cũng gây ra hiện tượng chảy máu chân răng đặc biệt khi chải răng mạnh hoặc có va chạm.
Triệu chứng chảy máu chân răng kèm các biểu hiện như dễ bị bầm tím nhiều nơi trên cơ thể, chảy máu mũi, nổi mề đay, phân hoặc nước tiểu xuất hiện máu, thường xuyên mệt mỏi,…. có thể là dấu hiệu của bệnh lý giảm tiểu cầu.
Giảm tiểu cầu khiến răng bị chảy máu
Bệnh máu khó đông (Bệnh Von Willebrand) do thiếu hụt hoặc giảm hoạt tính của yếu tố di truyền Von Willebrand trong máu gây ảnh hưởng đến chức năng của tiểu cầu. Khi mắc phải bệnh này, tình trạng chảy máu chân răng sẽ nhiều hơn do chức năng đông máu không còn tốt.
Chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu của bệnh máu khó đông
Vitamin C giúp tái tạo collagen và hình thành các phần mô liên kết. Vitamin K là vitamin thiết yếu tham gia vào quá trình đông máu, ngăn chặn chảy máu do tổn thương cả bên trong và ngoài cơ thể. Vì vậy, thiếu hụt vitamin C hoặc vitamin K dễ gây ra hiện tượng chảy máu chân răng.
Cần bổ sung đủ vitamin C và K để hạn chế tình trạng chảy máu chân răng
Triệu chứng chảy máu chân răng xuất hiện phổ biến nhất do vệ sinh răng miệng chưa đúng cách như dùng lực quá mạnh, thao tác đánh răng chưa đúng hay bàn chải quá cứng.
Những trường hợp mới bắt đầu dùng chỉ nha khoa hay dùng sai cách cũng gây chảy máu chân răng. Tuy nhiên việc dùng chỉ nha khoa đúng cách giúp loại bỏ các mảng bám hình thành cao răng, giảm nguy cơ chảy máu chân răng.
Chải răng quá mạnh gây chảy máu chân răng
Chảy máu chân răng là một triệu chứng của một số bệnh lý nghiêm trọng khác. Nếu tình trạng chảy máu chân răng không cải thiện, bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở nha khoa uy tín.
Dấu hiệu nên gặp bác sĩ
Tình trạng chảy máu nghiêm trọng và kéo dài trên 24h.
Nướu tiếp tục chảy máu mặc dù đã được điều trị.
Bạn có các triệu chứng khác với chảy máu như tụt nướu răng, răng lung lay không do va chạm, có mủ trong miệng, có nhiều vết bầm tím, khó cầm máu, thường xuyên mệt mỏi,…
Các bệnh viện nha khoa uy tínKhi mắc phải triệu chứng chảy máu chân răng bạn có thể đến thăm khám tại các cơ sở nha khoa uy tín sau:
Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Thành phố Hồ Chí Minh, Nha khoa Đông Nam,…
Advertisement
Hà Nội: Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội, Khoa Răng hàm mặt Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, Khoa Răng hàm mặt Bệnh viện Bạch Mai,…
Cách điều trị chảy máu chân răng hiệu quả
6 cách chữa viêm lợi (viêm nướu răng) tại nhà nhanh nhất bạn nên biết
Nguồn: MedlinePlus, Healthline, WebMD
Nguồn tham khảo
Bleeding Gums and Your Health
Leukemia
Ho Ra Máu Vì Sao? Người Bệnh Nên Làm Gì Khi Bị Ho Ra Máu?
Ho ra máu thường là biểu hiện của một số bệnh như lao phổi, ung thư phổi, nhiễm trùng đường hô hấp, giãn phế quản,….Nhiều người thường nhầm lẫn ho ra máu với ói ra máu hoặc khạc ra máu đường mũi họng. Ho ra máu có thể nguy hiểm đến tính mạng, vì thế cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Ho ra máu thật sự là tình trạng khạc ra máu khi cố gắng ho, máu sẽ có màu đỏ tươi, thường có bọt. Trước khi bị ho ra máu thường có một số triệu chứng như: nóng rát sau xương ức, ngứa cổ, đau ngực.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần phân biệt ho ra ra máu với ói ra máu và khạc ra máu từ đường mũi họng:
Ói ra máu: Trước khi ói thường bị đau bụng, hoặc do bị bệnh xơ gan, loét dạ dày tá tràng, dùng thuốc giảm đau trong thời gian dài. Khi ói thường có lẫn thức ăn, không thấy xuất hiện bọt lẫn trong máu.
Khạc ra máu từ đường mũi họng: Máu dễ dàng khạc ra mà không gắng sức ho, kèm các bệnh lý như chảy máu cam, bệnh răng lợi, polype mũi,…
Do lao phổiĐây là nguyên nhân phổ biến, một số triệu chứng của bệnh này là ho khạc đờm trên 2 tuần, có thể kèm máu tươi hoặc đàm bị vướng máu,… Gây mệt mỏi, sốt nhẹ, đau ngực, ăn uống kém,… tình trạng nặng sẽ gây khó thở.
Do giãn phế quảnGiãn phế quản thường do di chứng của bệnh lao phổi hoặc nhiễm trùng mạn tính như áp xe phổi, viêm phổi,… Thường có biểu hiện là ho ra máu ít, tự giảm bệnh trong 3-5 ngày và tái đi tái lại nhiều lần. Hoặc trường hợp nặng là ho ra máu nhiều có thể dẫn đến tử vong.
Do ung thư phổiUng thư phổi là bệnh ác tính, hay xảy ra ở người hút thuốc lá nhiều. Giai đoạn đầu thường có ít triệu chứng. Giai đoạn sau sẽ có biểu hiệu như ho kéo dài khó thở, sụt cân, đau ngực, ho ra máu ít.
Do bệnh lý nhiễm trùng hô hấpCó thể do viêm phổi hoại tử, áp xe phổi, nấm phổi, viêm phế quản cấp, u nấm phổi,… Bệnh nhân thường có triệu chứng như sốt, đau ngực khi ho, ho khạc đờm mủ,..
Ho ra máu có nhiều nguyên nhân, trường hợp nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không điều trị kịp thời. Bệnh khi khám cận lâm sàng thường là xét nghiệm máu, chụp X-quang, soi cấy đàm, nội soi phế quản, siêu âm,….
Nếu bị ho ra máu nhẹ: Nếu không có biểu hiện của suy hô hấp, người bệnh thường nằm nghỉ trên giường, ăn thức ăn lỏng, uống nước mát và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Khi bệnh nhân chảy máu nhiều, sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật cấp cứu. Ho máu nặng sau khi gây bít tắc động mạch phế quản ảnh hưởng tới huyết động, gây suy hô hấp.
Ho ra máu là một bệnh lý nguy hiểm, dù nặng hay nhẹ cũng không nên điều trị tại nhà. Khi gặp tình trạng ho ra máu hãy đến ngay cơ sở ý gần để được được bác sĩ thăm khám kịp thời.
Nguồn: Báo Sức Khoẻ & Đời Sống, Bệnh Viện 115
7-Dayslim
Dùng Mật Ong Chữa Những Bệnh Thường Gặp
Bạn có biết hũ mật ong trong nhà mình là một phương thuốc kì diệu, chữa được nhiều bệnh khác nhau không? Có vô số cách để sử dụng mật ong làm các bài thuốc tại gia. Và đây là những bài thuốc phổ biến nhất, chữa những bệnh thường gặp.
1. Siro chanh đào mật ong: chữa cúm và đau họngHỗn hợp tuyệt vời của mật ong, gừng và chanh đào sẽ giúp giảm ho, đau họng cực kỳ hiệu quả. Gừng và một số loại thảo dược khác có thể giúp giảm triệu chứng viêm nhiễm của cổ họng, trong khi mật ong làm dịu và loại bỏ vi khuẩn. Bạn có thể pha thêm với nước trà để tăng hiệu quả sát khuẩn, chống sưng, giảm viêm của hỗn hợp này, đặc biệt khi uống nóng.
Siro chanh đào mật ong
2. Mật ong – chanh tươi: trị cảmTất cả những gì bạn cần là một cốc mật ong, một muỗng canh vỏ chanh xắt nhỏ, 2 lát chanh tươi vắt lấy nước.
Cách làm: Cho cốc mật ong vào chảo, thêm muỗng vỏ chanh tươi mới xắt nhỏ vào, vắt hai lát chanh để tăng hương vị (nếu thích). Đun nóng hỗn hợp trong khoảng 10 phút. Sau đó, để nguội trong 1-2 tiếng rồi cho vào lọ thủy tinh bảo quản. Bạn có thể sử dụng hỗn hợp này trong vòng 1-2 tuần, với điều kiện bình được đậy nắp chặt.
Đây là công thức cổ xưa để làm dịu cơn sốt và các triệu chứng thường đi kèm với cảm lạnh thông thường.
3. Mật ong – quế: cải thiện sức khỏe toàn diệnĐây là phương thuốc tăng cường sức khỏe một cách tự nhiên, bởi cùng với nhau, quế và mật ong có thể chống lại sự căng thẳng quá sức cũng như bệnh tim mạch rất hiệu quả. Ngoài ra, mật ong quế còn có tác dụng giảm cân.
4. Mật ong – gừng: chống đau dạ dàyGừng có tác dụng giảm viêm nhiễm tương tự như các loại thuộc chống viêm NSAIDs trong y học. Ngoài ra, nó còn kích thích lưu thông khí huyết. Kết hợp gừng với mật ong sẽ tạo thành hỗn hợp lý tưởng để làm dịu dạ dày.
Nước gừng mật ong
5. Ngũ vị hương – mật ong: chữa đau răngCông thức này sử dụng ngũ vị hương vì trong ngũ vị hương có chứa một hóa chất gây mê, giảm đau rất mạnh là Eugenol. Ngũ vị hương đã được khoa học chứng minh là chứa hàm lượng eugenol cao hơn 20 lần so với các loại thực phẩm/gia vị khác. Sự kết hợp của mật ong và ngũ vị hương sẽ giúp kháng viêm và giảm hẳn cảm giác đau răng.
6. Mật ong và giấm táo: chữa trào ngược axit dạ dàyMột sự kết hợp bất ngờ giữa mật ong và giấm táo sẽ có tác dụng ngăn chặn hiện tượng trào ngược axit dạ dày, nhất là khi giấm táo đã được chứng minh là cải thiện tiêu hóa, hấp thụ khoáng chất. Hãy uống hỗn hợp này hàng ngày đều điều hòa và phòng ngừa bệnh.
7. Mật ong, sữa, cam: chữa gót chân khô, nứt nẻMột công thức kết hợp 3 thành phần nói trên sẽ giúp bạn nói lời tạm biệt với gót chân khô, nứt. Sữa rất giàu vitamin A, một chất cơ bản cho làn da khỏe mạnh nhờ khả năng khôi phục và tái tạo. Cam lại là chất tẩy da chết hóa học tự nhiên giúp loại bỏ vùng da khô, còn mật ong vừa kháng viêm, vừa có tác dụng dưỡng ẩm hiệu quả.
8. Mặt nạ mật ong – sữa chua: chữa mụnRất giàu lợi khuẩn, sữa chua có thể giúp giảm viêm nhiễm và khôi phục độ pH tự nhiên của da. Trộn chung sữa chua với mật ong sẽ giúp tăng khả năng kháng khuẩn lên gấp đôi để trị mụn hiệu quả.
Đăng bởi: Sơn Sơn
Từ khoá: Dùng mật ong chữa những bệnh thường gặp
2023] Bệnh Tim Thiếu Máu Cục Bộ Là Thế Nào? Cách Phòng Tránh
Bệnh tim thiếu máu cục bộ là tình trạng xảy ra do hẹp (tắc) động mạch vành
Theo tính chất của bệnh, bệnh tim thiếu máu cục bộ có thể phân ra làm hai dạng: Bệnh tim thiếu máu cục bộ cấp, bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính.
Đối với bệnh tim thiếu máu cục bộ cấp tính thì đây là một tình trạng gây ra do tắc nghẽn một trong những động mạch nuôi dưỡng cho tim. Đây là một tình trạng cấp tính, xảy ra đột ngột, có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim, rối loạn tuần hoàn tim, cơn đau thắt ngực cấp tính.
Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính hay còn được gọi là cơn đau thắt ngực ổn định. Triệu chứng cơn đau xuất hiện ở ngực thường xuất hiện khi gắng sức, xúc động đột ngột,… Tính chất cơn đau cũng xuất hiện trong thời gian ngắn, giảm dần khi được nghỉ ngơi hợp lý hoặc dùng thuốc chống cơn (có chứa nitrat hoặc nitrit).
2. Nguyên nhân gây bệnh tim thiếu máu cục bộ
Bệnh tim thiếu máu cục bộ là tình trạng xảy ra khi lượng máu di chuyển qua một hoặc một số động mạch vành giảm sút. Từ đó làm tăng nhu cầu oxy của cơ tim trong khi động mạch vành lại bị tắc khiến cung cấp không đủ. Bệnh động mạch vành gây nên có thể do một hoặc một số nguyên nhân sau:
Bệnh xơ vữa động mạch: Mảng xơ vữa hình thành do các mảng cholesterol tích tụ bám trên thành động mạch, làm cản trở hoạt động lưu thông dòng máu của động mạch cho cơ tim. Hiện tượng mảng xơ vữa gây bít tắc động mạch vành được xem là nguyên nhân thường gặp nhất của thiếu máu cơ tim cục bộ. Một nguyên nhân khác là do các mảng xơ vữa hình thành trong động mạch có thể nứt vỡ, gây ra cục máu đông. Cục máu đông trong lòng mạch cũng là nguyên nhân gây tắc nghẽn động mạch.
Nguyên nhân không do xơ vữa động mạch: Co thắt động mạch có thể là nguyên nhân làm giảm dòng máu lưu thông trong lòng mạch. Tuy nhiên ít gặp. Một số nguyên nhân khác có thể kể đến như bệnh động mạch trong một số bệnh tạo keo trong lòng mạch, dị dạng bẩm sinh khiến lòng mạch bị hẹp bẩm sinh…
Một số nguyên nhân do thói quen của mỗi người cũng có thể gây nên tình trạng hẹp lòng mạch vành như khi gắng sức gây tăng nhu cầu oxy của cơ tim đột ngột, căng thẳng về cảm xúc, stress, lạm dụng các chất kích thích,…
Căng thẳng về cảm xúc, stress lâu ngày… có thể là những yếu tố gây nên bệnh tim thiếu máu cục bộ
3. Dấu hiệu nhận biết bệnh tim thiếu máu cục bộ
Bệnh tim thiếu máu cục bộ gặp ở một số người thường không có dấu hiệu nhận biết rõ ràng. Người mắc bệnh song không có bất kỳ triệu chứng nhận biết nào. Đây được gọi là bệnh tim thiếu máu cục bộ âm thầm (diễn biến thầm lặng).
Trên đa số bệnh nhân khác, khi bệnh xảy ra thường gặp phải các triệu chứng điển hình như cơn đau thắt ngực trái với đặc tính co thắt, lo âu, khó chịu trong ngực.
Tính chất của cơn đau thắt ngực điển hình là thường đau vùng sau xương ức, đau ngang ngực, lan lên vai trái ra phía mặt trong của tay và bàn tay trái. Có khi cơn đau lan lên cổ, đau răng. Thời gian của cơn đau thường kéo dài vài chục giây đến vài phút. Đối với một cơn đau ngực trái kéo dài quá 20 phút cần phải nghi ngờ nhồi máu cơ tim. Tần suất cơn đau cũng thay đổi tùy vào bệnh nhân. Có khi cơn đau rất thưa (1 – 2 lần/năm) nhưng có khi lại rất mau, xảy ra liên tiếp không ngừng. Tuy nhiên, tùy từng bệnh nhân mà cơn đau có thể khác nhau.
Triệu chứng kinh điển của bệnh tim thiếu máu cục bộ là cơn đau thắt ngực
Ngoài triệu chứng kinh điển của bệnh là cơn đau thắt ngực, bệnh nhân còn có thể gặp một số triệu chứng khác như: đau vai hoặc cánh tay, tăng nhanh nhịp tim, khó thở nhiều khi hoạt động thể chất hoặc gắng sức, vã mồ hôi, cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn…
4. Phòng tránh bệnh tim thiếu máu cục bộ như thế nào?
Đối với một bệnh nhân mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ hoặc ngay cả đối với một người đang khỏe mạnh thì việc thay đổi (điều chỉnh) lối sống là quan trọng bậc nhất để phòng tránh và hỗ trợ điều trị bệnh này.
Để phòng tránh bệnh động mạch vành, bạn cần:
Ăn uống lành mạnh. Hạn chế tối đa việc sử dụng rượu bia, các chất kích thích. Ăn nhiều trái cây, rau xanh. Hạn chế chất béo bão hòa, đồ ăn nhanh.
Không hút thuốc lá, tránh môi trường có khói thuốc. Vì thuốc lá làm tăng tử vong cho bệnh nhân tim mạch lên tới 50%, cũng như tăng nguy cơ tương đối về biến chứng tim mạch.
Hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ tương đối về biến chứng tim mạch
Tăng cường hoạt động thể chất phù hợp với bản thân. Việc tập thể dục điều độ giúp trái tim được nuôi dưỡng, nâng dần sức chịu đựng của bản thân. Hơn nữa, hoạt động thể chất thường xuyên giúp bạn thư giãn, giải tỏa áp lực và giảm stress rất hiệu quả.
Theo dõi và điều chỉnh số cân nặng thường xuyên.
Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện các bệnh mạn tính không lây nhiễm như béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh mỡ máu. Bởi đây đều là những yếu tố nguy cơ của bệnh tim thiếu máu cục bộ. Việc khám sức khỏe định kỳ cũng sẽ phát hiện kịp thời những bất thường của tim cũng như sức khỏe toàn cơ thể.
Tăng cường đọc báo, cập nhật thông tin để có kiến thức về bệnh, từ đó điều chỉnh được một chế độ sống tốt hơn cho bản thân, giúp phòng ngừa mắc bệnh hiệu quả.
Như vậy, việc thay đổi lối sống có vai trò tích cực nhất để phòng ngừa các bệnh về tim mạch nói chung cũng như bệnh tim thiếu máu cục bộ nói riêng. Sống lành mạnh và sinh hoạt điều độ, đây chính là chìa khóa để giúp bạn có trái tim luôn khỏe mạnh.
DS Nguyễn Thị Sen
Cập nhật thông tin chi tiết về Y Học Thường Thức: Bệnh Máu Khó Đông (Hemophilia) trên website Wchx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!